Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Minh Huy, pss
Bài Viết Của
Lm. Trần Minh Huy, pss
Tác phẩm: Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác
Bài Giảng LỄ KIM KHÁNH LINH MỤC Cha Stanislaô Nguyễn Đức Vệ
TRƯỚC ĐAU KHỔ VÀ THIỆT HẠI VÌ CÁC TỆ NẠN LẠM DỤNG, GIÁO HỘI VỮNG TIN VÀO CHÚA VÀ QUYẾT TÂM XÂY DỰNG TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN
Bài giảng LỄ AN TÁNG CHA LOUIS NGUYỄN VĂN BÍNH (Huế - Ngày 30.08.2021)
TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN TOÀN DIỆN & CÁC MỐI HIỆP THÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC HÔM NAY
BÀI GIẢNG LỄ KÉO NGƯỜI TA LẠI GẦN HAY ĐẨY NGƯỜI TA RA XA CHÚA VÀ GIÁO HỘI?
LỄ TẠ ƠN CỦA TÂN LINH MỤC MARTINÔ HỒ ĐÌNH HẢI - Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ngày 8/6/2018 tại Gx. Hương Lâm
LỄ KIM KHÁNH KHẤN DÒNG NỮ TU AGATA VÕ THỊ TRÚC Tại Tu Viện Phủ Cam sáng 16/6/2018
Thuyết Trình: YÊU NHAU, MÃI CÒN YÊU và THÊM YÊU
ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY
CÁC BẠO VƯƠNG HERODE THỜI ĐẠI MỚI (LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI, BỔN MẠNG CÁC CHÁU SƠN CA Ngày 28/12/2017)
HÃY CỨU LẤY VÀ BẢO VỆ GIA ĐÌNH CÙNG TRẺ THƠ
CHÚA GIÊSU ĐÃ THỰC SỰ SINH RA CHO CHÚNG TA CHƯA?
HÔN NHÂN VÀ SỰ SỐNG (Giới Trẻ Thanh Đức 20/9/2017)
 Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục
VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG HUYNH ĐỆ ĐỂ SỐNG HIỆP THÔNG LINH MỤC
GIẢNG LỄ TẠ ƠN 45 NĂM LINH MỤC
LỄ KIM KHÁNH HÔN PHỐI
GIẢNG LỄ THANH SINH CÔNG TẠI LAVANG (Ngày 21/6/2017)
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY - Thường Huấn Linh Mục Xuân Lộc 2-3/5/2017
BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ
QUAN NIỆM ĐÚNG ĐẮN TRONG QUAN HỆ NAM NỮ
Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương
NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY
ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÀO TẠO - NHÂN BẢN KITÔ GIÁO và ĐỜI TU
MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi
TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY
Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu
BÍ TÍCH GIẢI TỘI, PHƯƠNG THẾ TỐI ƯU ĐỂ SỐNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG
LINH MỤC SỐNG VÀ THỰC THI MỤC VỤ LÒNG THƯƠNG XÓT
Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016
GIỚI TRẺ HƯƠNG PHÚ SỐNG VÀ THỰC THI NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT - Lại Ân, ngày 4 Tết Bính Thân
XIN LỖI VÀ THA THỨ
NGHI THỨC SÁM HỐI CỘNG ĐỒNG (Sinh Viên Di Dân Thánh Tâm Tĩnh Tâm Mùa Vọng)
Đối mặt với các thách thức trong đời sống và sứ vụ Linh Mục của chúng ta hôm nay
SỐNG TRIỆT ĐỂ NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN (Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan - Tĩnh Tâm Năm 5-15/8/2015)
ĐTC MONG ĐỢI GÌ NƠI CHÚNG TA TRONG NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN ?
BÀI 2: SỐNG SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2013 CỦA ĐTC BIỂN ĐỨC XVI

(ĐCV. Thánh Tâm Mỹ Đức Thái Bình - Tĩnh Tâm sau Tết Nguyên Đán 18-20/2/2013)

Mt 9,14-15: Bấy giờ, các môn đệ ông Gio-an tiến lại hỏi Đức Giê-su rằng: ‘Tại sao chúng tôi và các người Pha-ri-sêu ăn chay, mà môn đệ ông lại không ăn chay?’ Đức Giê-su trả lời: ‘Chẳng lẽ khách dự tiệc cưới lại có thể than khóc, khi chàng rể còn ở với họ? Nhưng khi tới ngày chàng rể bị đem đi rồi, bấy giờ họ mới ăn chay’. 

Trong sứ điệp Mùa Chay Tin trong Đức Ái khơi dậy lòng Bác Ái”  tại Vatican ngày 15/10/2012 và ban hành ngày 1/2/2013 nhân dịp Năm Đức Tin, ĐTC mời gọi chúng ta suy tư về mối liên hệ chặt chẽ giữa đức tin và đức mến. Ngài nhấn mạnh sự kiện Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước (x. 1, Ga 4,10), và tình yêu không chỉ là “một giới răn” song là lời đáp trả hồng ân tình thương, qua đó Thiên Chúa đến gặp gỡ chúng ta (x. Deus caritas est, số 1).  

Theo Ngài, đời sống Kitô như một cuộc lên núi gặp gỡ Thiên Chúa, để rồi xuống núi mang theo tình thương và sức mạnh từ cuộc gặp gỡ ấy mà phục vụ anh chị em. Nếu chúng ta mở lòng ra cho tình yêu Thiên Chúa, chúng ta sẽ “yêu thương cùng với Thiên Chúa, yêu thương trong Thiên Chúa và yêu thương giống như Thiên Chúa... Đức Tin mời gọi chúng ta hướng tới tương lai với niềm trông cậy, tin tưởng rằng cuối cùng tình yêu của Chúa Kitô sẽ chiến thắng.”  

Sau đây là bốn điểm chính của sứ điệp:

a) Đức tin và sự đáp trả tình yêu của Thiên Chúa

Trong Thông điệp đầu tiên Thiên Chúa là Tình Yêu (Deus Caritas Est), số 1, ĐTC đã viết: “Là Kitô hữu không phải là kết quả của một sự lựa chọn đạo đức hay một ý tưởng cao cả, nhưng là cuộc gặp gỡ với một biến cố, với một con người mang đến cho cuộc sống một chân trời mới và một hướng đi quyết định... Vì Thiên Chúa đã yêu thương chúng ta trước (x.1 Ga 4,10), nên tình yêu không còn chỉ là một “mệnh lệnh” nhưng là sự đáp lại món quà tình yêu...” Cuộc gặp gỡ không chỉ liên hệ đến con tim mà cả trí tuệ: “Việc nhìn nhận Thiên Chúa hằng sống là con đường dẫn đến tình yêu, và câu trả lời ‘xin vâng’ của ý chí chúng ta theo Ý Chúa kết hợp trí tuệ, ý chí và tình cảm của chúng ta trong hành động bao quát của tình yêu. Tuy nhiên, tiến trình này luôn luôn chuyển động: tình yêu không bao giờ ‘hoàn thành’ hoặc xong” (ibid., số 17).

“Cuộc gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Kitô đánh thức tình yêu của tín hữu và mở tâm trí của họ ra cho tha nhân, để tình yêu của họ dành cho những người lân cận không còn là một mệnh lệnh bị áp đặt từ bên ngoài, nhưng là kết quả phát sinh từ đức tin của họ, một đức tin trở nên tích cực qua đức ái” (ibid., số 31a). Thái độ này phát sinh từ ý thức rằng mình được yêu thương, tha thứ, và thậm chí được Chúa Giêsu phục vụ như khi Ngài cúi xuống rửa chân cho các Tông Đồ và hiến mình trên Thánh Giá để thu hút nhân loại vào tình yêu của Thiên Chúa. Như thế, “tình yêu dựa trên đức tin và hình thành bởi đức tin” (ibid., số 7) là thái độ chủ yếu phân biệt và đặc trưng cho người Kitô hữu, và còn đặc biệt hơn nữa cho chúng ta, những người môn đệ muốn được nên đồng hình đồng dạng với Thầy mình: “Cứ dấu này mà người ta nhận biết các con là môn đệ của Thầy, là các con yêu thương nhau”.  

b) Đức ái là đời sống trong đức tin

Toàn thể đời sống Kitô là một lời đáp lại tình thương của Thiên Chúa, và Đức Tin chính là lời đáp trả đầy ngỡ ngàng và biết ơn đối với sáng kiến đi bước trước của Thiên Chúa. Ngài kêu gọi và lời xin vâng đức tin của chúng ta đánh dấu một câu chuyện kỳ diệu: Chúa không chỉ yêu mà còn muốn kéo chúng ta đến với Ngài, biến đổi chúng ta cách sâu xa đến đỗi có thể nói cùng Thánh Phaolô rằng“không còn là tôi sống nữa, nhưng là Đức Kitô sống trong tôi” (x. Gl 2, 20). Mở lòng ra cho tình yêu Chúa là để cho Ngài dẫn chúng ta đến với Ngài, ở trong Ngài và nên giống như Ngài. Chỉ khi ấy đức tin của chúng ta mới thực sự “hoạt động qua đức ái” (x. Gl 5, 6) và Chúa mới thực sự ở trong chúng ta (x. 1 Ga 4, 12).

Đức tin đưa chúng ta vào tình bằng hữu với Chúa, còn đức ái giúp chúng ta sống và nuôi dưỡng tình bằng hữu ấy (x. Ga 15,14tt). Đức tin giúp chúng ta đón nhận mệnh lệnh của Chúa, và đức ái làm cho chúng ta cảm thấy hạnh phúc khi thực hành mệnh lệnh ấy (x. Ga 13,13-17). Đức tin cho chúng ta làm con cái Thiên Chúa (x. Ga 1,12tt), còn đức ái làm cho chúng ta kiên trì sống địa vị làm con Chúa nhờ Chúa Thánh Thần (x. Gl 5,22). Đức tin giúp chúng ta nhận ra những hồng ân Thiên Chúa nhân lành và đại lượng đã ban cho chúng ta, còn đức ái làm cho những hồng ân ấy sinh hoa kết quả trong chúng ta và qua chúng ta (x. Mt 25, 14-30). 

c) Sự liên kết chặt chẽ giữa đức tin và đức ái

Chúng ta không bao giờ có thể tách rời hoặc đối nghịch đức tin và đức ái, vì hai nhân đức đối thần này liên hệ mật thiết với nhau. Thật là sai lầm khi cho đức tin quyền ưu tiên và tính quyết định, trong khi đánh giá thấp và coi các công cuộc của đức ái như là những việc làm nhân đạo thuần tuý nói chung. Cũng chẳng lành mạnh khi quá đề cao các công việc của đức ái và coi chúng có thể thay thế đức tin (x. Thái độ sống của người công giáo Âu châu hiện nay). Một đời sống tâm linh lành mạnh phải tránh cả chủ thuyết duy tín (fideism) lẫn chủ thuyết hiếu động đạo đức (moral activism). Cv 6,1-4[1] minh chứng sự liên kết chặt chẽ việc rao giảng Lời Chúa và việc phục vụ người nghèo, cũng như sự bổ túc giữa hoạt động và chiêm niệm qua hình ảnh Matta và Maria (Lc 10,38-42)[2].

Nhưng công trình bác ái lớn nhất mà chúng ta được mời gọi thi hành là việc rao giảng Tin Mừng: “Không có hoạt động nào hữu ích và bác ái hơn đối với tha nhân cho bằng bẻ Bánh Lời Chúa, giúp tha nhân được tham dự vào Tin Mừng, dẫn họ đi vào trong tương quan với Thiên Chúa. Rao giảng Tin Mừng là sự thăng tiến nhân bản cao cả và đầy đủ nhất.” Quả thế, ĐGH. Phaolô VI đã viết trong Thông điệp Phát triển các dân tộc (Populorum Progressio) ban hành ngày 26/3/1967 số 16 rằng “ việc tháp nhập vào Chúa Kitô là Đấng đã làm cho con người được sống và còn tiến tới một sự phát triển khác, một nền nhân bản siêu việt khiến con người được sống sung mãn.”  

Chúng ta phải mở rộng cuộc đời ra để đón nhận tình yêu Chúa và làm cho việc phát triển trọn vẹn của nhân loại cũng như của mỗi người có thể xảy ra (x. Caritas in Veritate, số 8). Đức tin không có việc làm cũng giống như một cây không có quả: hai nhân đức này bao hàm nhau. Mùa Chay mời gọi chúng ta nuôi dưỡng đức tin của mình bằng cách lắng nghe Lời Chúa nhiều hơn, tham dự các bí tích, và lớn lên trong tình yêu dành cho Thiên Chúa và tha nhân qua các việc cụ thể ăn chay, sám hối và bố thí. 

d) Tính ưu tiên của đức tin và tính ưu việt của đức ái

Đức tin và đức ái bắt nguồn từ tác động của một Thánh Thần duy nhất (x. 1 Cor 13), Đấng kêu lên trong chúng ta “Abba! Cha ơi” (Gl 4,6), và làm cho chúng ta tuyên xưng “Đức Giêsu là Chúa” (1 Cr 12, 3) cùng khẩn cầu Ngài đến mau “Maranatha!” (1 Cr 16,22; Kh 22,20).

Đức tin mời gọi chúng ta nhìn về tương lai với niềm hy vọng chắc chắn rằng tình yêu của Đức Kitô cuối cùng sẽ chiến thắng viên mãn. Còn đức ái dẫn chúng ta vào tình yêu của Thiên Chúa trong Đức Kitô và giúp chúng ta sống gắn kết một cách cá nhân với việc tự hiến hoàn toàn và vô điều kiện của Chúa Giêsu dành cho Chúa Cha và cho mọi người. Như bí tích Rửa Tội đi trước và hướng về bí tích Thánh Thể, đức tin đi trước đức ái: đức tin (biết rằng mình được Thiên Chúa yêu thương, x.1 Ga 4, 16) phải đi đến chân lý của đức ái (biết cách yêu mến Thiên Chúa và yêu thương người lân cận) là điều sẽ còn tồn tại như là việc kiện toàn tất cả các nhân đức (x. 1 Cor 13,13).

Chúng ta có thể cô động bốn điểm chính của sứ điệp Mùa Chay 2013 của ĐTC Biển Đức XVI lại trong lời mời gọi chia sẻ cuộc khổ nạn cứu thế của Chúa Giêsu và sự đói khát các linh hồn. Quả thế, Chúa Giêsu nói rằng các môn đệ của Ngài sẽ ăn chay khi chàng rể là chính Ngài bị đem đi, đi tới cuộc khổ nạn cứu thế trên thập giá. Và ăn chay hãm mình lúc ấy là “bổ khuyết trong thân xác mình phần còn thiếu sót trong cuộc khổ nạn cứu thế của Chúa Kitô” như thánh Phaolô nói ở Cl 1,24: “tôi vui mừng được chịu đau khổ vì anh em. Những gian nan thử thách Đức Ki-tô còn phải chịu, tôi xin mang lấy vào thân cho đủ mức, vì lợi ích cho thân thể Người là Hội Thánh.” Chúng ta hội nhập những hy sinh của chúng ta vào với hy tế của Chúa Giêsu để nên giống Ngài hầu mang lại ân sủng cho chúng ta và cho tha nhân.

Sự đói bụng mà chúng ta cảm nhận lúc ăn chay là một biểu tượng cho cơn đói thiêng liêng sâu xa hơn về Thiên Chúa và Nước Trời. Những tiện nghi thoả mãn ở đời làm cho chúng ta quên rằng thế gian không phải là nhà thật của chúng ta. Chúng ta đang hành hương qua miền đất lạ, xa nơi an nghỉ cuối cùng của chúng ta. Việc chay tịnh trong đức tin qua đức ái nhắc nhở chúng ta hành trình hướng về Nước Trời, nơi chúng ta sẽ được an nghỉ với Chúa mãi mãi trong hạnh phúc đích thực; những điều thế gian dâng tặng chỉ là bóng mờ của những sự tuyệt vời mà Thiên Chúa dự liệu ban cho những ai yêu mến Ngài, như thánh Phaolô khẳng định: “Thiên Chúa làm cho mọi sự đều sinh lợi ích cho những ai yêu mến Người” (Rm 8,28).

Sự khát nước mà chúng ta cảm nhận nhắc chúng ta cơn khát của Chúa Giêsu trên thập giá: Chúa khát các linh hồn, mong cho tất cả mọi người được hoà giải với Thiên Chúa và được cứu độ. Sứ mệnh của chúng ta là tiếp tục tìm thoả cơn khát của Chúa Giêsu là làm cho các linh hồn quay trở về với tình yêu Thiên Chúa và tìm được con đường về Nước Trời. Nếu chúng ta dâng những hy sinh tự nguyện và từ bỏ những đam mê tật xấu của chúng ta (dưới ánh sáng và đòi hỏi của Chỉ Nam và Nội Quy Chủng viện) vì ơn trở lại của các linh hồn, Chúa sẽ ban cho họ ơn thánh họ đang cần để được biến đổi và trở về với Chúa. Chúng ta cần cầu bàu cho họ bằng lời cầu nguyện và hy sinh của chúng ta để họ nhận được các ơn siêu nhiên họ đang cần để vượt thắng các trở ngại của mình. Hoạt động bác ái lớn nhất mà chúng ta có thể thực hiện và niềm vui lớn nhất mà chúng ta có thể cảm nghiệm là đem được một linh hồn về cho Chúa. Biết bao linh hồn đang chờ đợi lời cầu nguyện và sự hy sinh của chúng ta. Anh em chúng ta nghĩ sao?


[1] Nhóm Mười Hai triệu tập toàn thể các môn đệ và nói: “Chúng tôi mà bỏ việc rao giảng Lời Thiên Chúa để lo việc ăn uống là điều không phải. Vậy, thưa anh em, anh em hãy tìm trong cộng đoàn bảy người được tiếng tốt, đầy Thần Khí và khôn ngoan, rồi chúng tôi sẽ cắt đặt họ làm công việc đó. Còn chúng tôi, chúng tôi sẽ chuyên lo cầu nguyện và phục vụ Lời Thiên Chúa.”

[2] Trong khi thầy trò đi đường, Đức Giê-su vào làng kia. Có một người phụ nữ tên là Mác-ta đón Người vào nhà. Cô có người em gái tên là Ma-ri-a. Cô này cứ ngồi bên chân Chúa mà nghe lời Người dạy. Còn cô Mác-ta thì tất bật lo việc phục vụ. Cô tiến lại mà nói: "Thưa Thầy, em con để mình con phục vụ, mà Thầy không để ý tới sao? Xin Thầy bảo nó giúp con một tay! " Chúa đáp: "Mác-ta! Mác-ta ơi! Chị băn khoăn lo lắng nhiều chuyện quá! Chỉ có một chuyện cần thiết mà thôi. Ma-ri-a đã chọn phần tốt nhất và sẽ không bị lấy đi."

Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!