Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Minh Huy, pss
Bài Viết Của
Lm. Trần Minh Huy, pss
Tác phẩm: Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác
Bài Giảng LỄ KIM KHÁNH LINH MỤC Cha Stanislaô Nguyễn Đức Vệ
TRƯỚC ĐAU KHỔ VÀ THIỆT HẠI VÌ CÁC TỆ NẠN LẠM DỤNG, GIÁO HỘI VỮNG TIN VÀO CHÚA VÀ QUYẾT TÂM XÂY DỰNG TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN
Bài giảng LỄ AN TÁNG CHA LOUIS NGUYỄN VĂN BÍNH (Huế - Ngày 30.08.2021)
TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN TOÀN DIỆN & CÁC MỐI HIỆP THÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC HÔM NAY
BÀI GIẢNG LỄ KÉO NGƯỜI TA LẠI GẦN HAY ĐẨY NGƯỜI TA RA XA CHÚA VÀ GIÁO HỘI?
LỄ TẠ ƠN CỦA TÂN LINH MỤC MARTINÔ HỒ ĐÌNH HẢI - Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ngày 8/6/2018 tại Gx. Hương Lâm
LỄ KIM KHÁNH KHẤN DÒNG NỮ TU AGATA VÕ THỊ TRÚC Tại Tu Viện Phủ Cam sáng 16/6/2018
Thuyết Trình: YÊU NHAU, MÃI CÒN YÊU và THÊM YÊU
ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY
CÁC BẠO VƯƠNG HERODE THỜI ĐẠI MỚI (LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI, BỔN MẠNG CÁC CHÁU SƠN CA Ngày 28/12/2017)
HÃY CỨU LẤY VÀ BẢO VỆ GIA ĐÌNH CÙNG TRẺ THƠ
CHÚA GIÊSU ĐÃ THỰC SỰ SINH RA CHO CHÚNG TA CHƯA?
HÔN NHÂN VÀ SỰ SỐNG (Giới Trẻ Thanh Đức 20/9/2017)
 Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục
VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG HUYNH ĐỆ ĐỂ SỐNG HIỆP THÔNG LINH MỤC
GIẢNG LỄ TẠ ƠN 45 NĂM LINH MỤC
LỄ KIM KHÁNH HÔN PHỐI
GIẢNG LỄ THANH SINH CÔNG TẠI LAVANG (Ngày 21/6/2017)
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY - Thường Huấn Linh Mục Xuân Lộc 2-3/5/2017
BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ
QUAN NIỆM ĐÚNG ĐẮN TRONG QUAN HỆ NAM NỮ
Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương
NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY
ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÀO TẠO - NHÂN BẢN KITÔ GIÁO và ĐỜI TU
MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi
TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY
Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu
BÍ TÍCH GIẢI TỘI, PHƯƠNG THẾ TỐI ƯU ĐỂ SỐNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG
LINH MỤC SỐNG VÀ THỰC THI MỤC VỤ LÒNG THƯƠNG XÓT
Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016
GIỚI TRẺ HƯƠNG PHÚ SỐNG VÀ THỰC THI NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT - Lại Ân, ngày 4 Tết Bính Thân
XIN LỖI VÀ THA THỨ
NGHI THỨC SÁM HỐI CỘNG ĐỒNG (Sinh Viên Di Dân Thánh Tâm Tĩnh Tâm Mùa Vọng)
Đối mặt với các thách thức trong đời sống và sứ vụ Linh Mục của chúng ta hôm nay
SỐNG TRIỆT ĐỂ NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN (Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan - Tĩnh Tâm Năm 5-15/8/2015)
ĐTC MONG ĐỢI GÌ NƠI CHÚNG TA TRONG NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN ?
CHUỖI MÂN CÔI, PHƯƠNG TIỆN TUYỆT VỜI ĐỂ NÊN THÁNH

 

Chủng Viện Thánh Tâm Mỹ Đức Thái Bình

Tĩnh Tâm Tháng Mân Côi 11/10/2012

 

1. CÂU CHUYỆN DẪN NHẬP

Một nữ sinh viên kia than phiền người mẹ đạo đức của mình rằng “sao mẹ cứ mất thời giờ đọc đi đọc lại mãi cái xâu chuỗi ấy, có cái gì mới mẻ hay ho từ nơi kinh kính mừng này chứ?

Người mẹ dừng tay ở những mũi khâu ráp cuối cùng của chiếc áo len mà bà khởi đầu đan từ mùa hè cho con gái bà khỏi cái rét cắt da của mùa đông khi đi học, bà ôn tồn nói với con: “Con yêu ạ, trời đã trở lạnh, mẹ rất vui vì đang hoàn thành chiếc áo ấm mẹ đan cho con. Con biết không, mẹ đã nghĩ đến con khi đan từ mũi đan này đến mũi đan khác, mẹ đã đặt vào từng mũi đan biết bao tình yêu cho con, có những lúc mỏi mệt và buồn ngủ mẹ vẫn đan, lòng rộn vui vì nghĩ đến con sẽ khỏi lạnh, dù có khi phải tháo đi đan lại những mũi đan lỗi. Giá trị vật chất của chiếc áo len này không bao nhiêu nhưng chở đầy tình yêu của một người mẹ cho con gái mình. Mẹ mong ước khi con mặc chiếc áo mẹ đan, con cảm nhận được tình cảm mẹ dành cho con, dường như mẹ đang ôm con vào lòng sưỡi ấm cho con như hồi con còn bé thơ, dường như lúc nào mẹ cũng ở bên con, bảo vệ con, che chở con… Cho dù đến một ngày nào đó con không còn có mẹ trên cõi đời này nữa, nhưng mẹ sẽ không bao giờ quên con, bỏ con, như bà mẹ kia đã nói ‘dù con lớn bao nhiêu tuổi, con vẫn là con của mẹ; dù con có đi tới cùng trời cuối đất, thì lòng mẹ vẫn hằng theo con.’ Những kinh Kính Mừng mà mẹ không ngớt lặp đi lặp lại là tình yêu của mẹ đối với Mẹ Maria, người mẹ trên trời của chúng ta. Mẹ cảm nhậm Mẹ Maria luôn gần gũi yêu thương mẹ. Những kinh Kính Mừng ấy kết dệt nên cuộc đời và tình yêu của mẹ đối với Mẹ Maria, cũng như những mũi đan kết dệt nên tấm áo này là tình mẹ đối với con…

Người con gái tràn trào nước mắt thưa với mẹ: “Mẹ ơi, con đã hiểu, con xin lỗi mẹ, con cám ơn mẹ, con yêu mẹ lắm…” Cô nghẹn ngào ôm chặt lấy mẹ. 

Có ai trong chúng ta lại không cảm nhận được tình yêu của Mẹ Maria mà Chúa Giêsu đã trăn trối cho chúng ta (Ga 19, 26-27)? Và có ai trong chúng ta lại không muốn tỏ lộ lòng yêu mến Mẹ Maria bằng việc lần hạt Mân Côi? 

       

2. Ý NGHĨA VÀ CẤU TRÚC CỦA KINH MÂN CÔI

Nhưng chúng ta hiểu thế nào ý nghĩa và cấu trúc của Kinh Mân Côi? Mở đầu Tông thư Rosarium Virginis Mariae, ĐTC Gioan-Phaolô II viết: “Kinh Mân Côi kính Đức Trinh Nữ Maria dần dần được hình thành trong ngàn năm thứ II dưới sự hướng dẫn của Thánh Thần Thiên Chúa, là lời kinh được vô vàn các vị thánh yêu thích, và được huấn quyền khuyến khích. Đơn sơ nhưng sâu sắc, lời kinh này vẫn là lời kinh có ý nghĩa lớn lao vào buổi hừng đông của ngàn năm thứ ba này, vì mang lại hoa qủa thánh thiện. Nó dễ dàng hoà nhập vào cuộc hành trình thiêng liêng của đời sống Kitô hữu, sau hai ngàn năm vẫn không đánh mất sự tươi trẻ của buổi ban đầu, và cảm thấy được Thánh Thần Thiên Chúa lôi kéo chèo ra chỗ sâu (duc altum) để một lần nữa loan báo, và cả đến hô to lên trước thế gian rằng Đức Giêsu Kitô là Chúa và Đấng Cứu độ, là đường, sự thật, và sự sống, mục tiêu và đích điểm mà các khát vọng của lịch sử và văn minh hướng về.

Kinh Mân Côi, dẫu rõ ràng gắn liền với Đức Maria, chủ yếu là một lời kinh lấy Đức Kitô làm trung tâm. Qua vẻ giản dị của các yếu tố, lời kinh có được chiều sâu của toàn bộ sứ điệp Tin Mừng, mà ta có thể gọi là một bản tóm lược.[1] Qua lời kinh ấy vang vọng lại lời kinh Magnificat của Đức Maria, ca ngợi việc Nhập thể cứu chuộc đã khởi sự trong cung lòng trinh khiết của ngài. Với Kinh Mân Côi, Dân Kitô giáo theo học tại ngôi trường của Đức Maria và được dẫn đến chiêm ngưỡng vẻ đẹp trên dung nhan của Đức Kitô và trải nghiệm chiều sâu thẳm tình yêu của Người. Qua Kinh Mân Côi, các tín hữu lãnh nhận vô vàn ơn thiêng qua chính đôi tay của Mẹ Đấng Cứu Thế.[2]

Phần đầu của Kinh Mân Côi gồm 2 đoạn Kinh Thánh, vốn là lời của thiên sứ Gabriel và bà Elizabeth nói với Đức Maria: “Kính mừng Maria đầy ơn phúc, Thiên Chúa ở cùng bà” (Lc 1,28) và “Em được chúc phúc hơn mọi người phụ nữ, và người con em đang cưu mang cũng được chúc phúc” (Lc 1,42). Phần còn lại là lời kêu xin của con cái Giáo Hội: “Thánh Maria Đức Mẹ Chúa Trời, cầu cho chúng con là kẻ có tội, khi này và trong giờ lâm tử. Amen.”  

Lời Kinh Kính Mừng này được lặp đi lặp lại mười lần sau một Kinh Lạy Cha và kết thúc với một Kinh Sáng Danh. Mỗi chục kinh được gắn liền với một mầu nhiệm tương liên với một đoạn Kinh Thánh. Ngày 16/10/2002, qua Tông Thư Rosarium Virginis Mariae, Đức Giáo hoàng Gioan-Phaolô II thêm vào Năm Sự Sáng nữa[3] là ta có 20 mầu nhiệm được phân chia làm 4 nhóm: Vui, Sáng, Thương, Mừng. 

·       Các mầu nhiệm VUI là Truyền Tin (x. Lc 1,26-38), Đức Mẹ thăm viếng bà Elisabeth (x. Lc 1,39-56), Sinh nhật Chúa Giêsu (x. Lc 2,1-20), dâng Chúa Giêsu vào Đền Thánh (x. Lc 2,22-38), và tìm được Chúa Giêsu trong Đền Thánh (x. Lc 2,41-52).

·       Các mầu nhiệm SÁNGChúa Giêsu chịu phép rửa tại sông Giođan” (Mt 3, 16-17), làm phép lạ hóa nước thành rượu tại Cana (Ga 2,1-2), rao giảng Nước Trời và ơn thống hối (Mc 1,15), biến hình trên núi Taborê (Lc 9, 35), và lập Phép Thánh Thể (Ga 13,1)

·       Các mầu nhiệm THƯƠNG là Chúa Giêsu hấp hối trong vườn Giếthsêmani (x. Lc 22,39-53), chịu đánh đòn (x. Ga 19,1; Is 53,5), đội mão gai (x. Mc 15,17-20), vác thánh giá (x. Mc 15,20-22), và chịu đóng đinh thập giá (x. Ga 19,18-30).

·       Các mầu nhiệm MỪNG là Chúa Giêsu Phục Sinh (x. Ga 20,1-29), Thăng Thiên (x. Cv 1,6-12), Chúa Thánh Thần hiện xuống (x. Cv 2,1-13), Đức Mẹ lên trời (x. Kh 12,12), và Đức Mẹ đăng quang trên trời (x. Kh 12,1-2.5).

 

3. CHUỖI MÂN CÔI ĐI VÀO CUỘC SỐNG

a. Giáo Hội cổ vũ

Tương truyền rằng Đức Mẹ đã trao chuỗi Mân Côi cho Thánh Đaminh (1170-1221) phổ biến vào năm 1213. Rồi chính Mẹ Maria đã hiện ra tại Fatima vào năm 1917 dạy “hãy siêng năng lần hạt Mân Côi, cải thiện đời sống và tôn sùng Mẫu Tâm.”

Sứ mạng của chúng ta là học biết và yêu mến Chúa Giêsu, rồi nỗ lực làm cho người khác nhận biết và yêu mến Ngài. Nhưng ngoài Chúa Cha ra (Lc 10,22), không ai biết rõ Chúa Giêsu cho bằng Đức Mẹ, nên chúng ta phải nhờ Mẹ qua việc siêng năng suy niệm chuỗi Mân Côi mà học biết và đến với Chúa Giêsu. Và để việc đạo đức này thực sự đem lại lợi ích phần hồn phần xác, chúng ta phải vừa đọc, vừa suy gẫm những mầu nhiệm kinh Mân Côi gợi lên, nhất là phải sống tinh thần kinh Mân Côi, thực hiện những nhân đức chúng ta xin ở mỗi mầu nhiệm.

Chúng ta hăng hái sốt sắng lần chuỗi Mân Côi với tinh thần hiếu thảo và vâng phục, vì chính Giáo Hội hằng cổ vũ mọi người lần chuỗi Mân Côi. Thực vậy các Đức Thánh Cha không ngừng khuyến khích chúng ta siêng năng lần chuỗi:

·       Đức Giáo Hoàng Piô V đã kêu gọi con cái mình chung sức bảo vệ Giáo Hội trước sức mạnh đe dọa của Hồi Giáo, năm 1571. Các vua chúa Công Giáo Châu Âu đáp lời. Đạo binh Thánh Giá lên đường ra tiền tuyến. Hậu phương yểm trợ bằng Kinh Mân Côi và ngày 7 tháng 10, kết thúc binh lửa ở vịnh Lépante.

·       Đức Thánh Cha Piô IX khuyên lần hạt tại gia đình trong những giờ kinh tối sớm và coi Kinh Mân Côi là một kho tàng quý giá của Giáo Hội công giáo.

·       Đức Thánh Cha Lêô XIII còn đi xa hơn nữa và được coi là Giáo Hoàng của kinh Mân Côi. Ngài đã công bố 12 thông điệp và 8 văn kiện khác nữa bàn về kinh Mân Côi. Chính ngài đã thiết lập tháng Mân Côi để thúc đẩy việc lần chuỗi, và đã thêm vào kinh cầu Đức Bà câu Nữ Vương Rất Thánh Mân Côi.

·       Đức Thánh Cha Piô X nhắn nhủ: Nếu các con muốn cho gia đình mình được bình an và hạnh phúc thì hãy lần chuỗi với nhau mỗi buổi tối.

·       Đức Thánh Cha Piô XII huấn dụ: Ta khuyên nhủ những người cha, những người mẹ trong gia đình hãy tập cho con cái thói quen lần chuỗi, chính Ta vẫn lần chuỗi mỗi ngày. Trong một thông điệp năm 1951, ngài đã tha thiết hêu gọi những người công giáo hãy lần chuỗi gấp đôi trong tháng Mân Côi để cầu xin những ơn lành cho Giáo Hội và nhân loại. Chính ngài khi đã 80 tuổi, mặc dù bận rộn nhiều công việc nhưng mỗi tối đều lần chuỗi trước khi đi ngủ.

·       Đức Thánh Cha Gioan XXIII, Đức Thánh Cha Phaolô VI và Đức Thánh Cha Gioan-Phaolô II cũng đều đề cao giá trị của kinh Mân Côi và khuyên nhủ chúng ta hãy siêng năng lần chuỗi, nhất là ĐTC Gioan-Phaolô II với Tông Thư Rosarium Virginis Mariae mà chúng ta sẽ đề cập chi tiết hơn vào một dịp khác.

b. Chia sẻ của ĐTC Gioan-Phaolô II

Từ thuở niên thiếu, lời kinh này đã có chỗ đứng quan trọng trong đời sống thiêng liêng của tôi. Tôi đã được gợi nhớ cách mãnh liệt về điều đó qua chuyến công du về Ba Lan. Kinh Mân Côi đã đồng hành với tôi trong những lúc vui sướng, cũng như trong những giai đoạn khó khăn. Tôi đã giao phó cho lời kinh ấy biết bao lo âu. Nơi lời kinh ấy, tôi đã tìm được sự nâng đỡ. Vào ngày 29/10/1978, vừa mới 2 tuần sau khi được lựa chọn lên ngôi Tòa Phêrô, tôi đã thẳng thắn thừa nhận Kinh Mân Côi là lời kinh tôi ưa thích nhất, một lời kinh kỳ diệu!  Kỳ diệu qua vẻ đơn sơ và chiều sâu của nó. Có thể nói rằng Kinh Mân Côi là lời kinh chú giải chương cuối cùng của Hiến Chế Lumen Gentium của Công Đồng Vatican 2,  một chương đề cập đến sự hiện diện đáng thán phục của Mẹ Thiên Chúa trong mầu nhiệm Đức Kitô và mầu nhiệm Giáo Hội. Trên bối cảnh lời kinh Kính Mừng, những biến cố chính trong đời sống Đức Giêsu Kitô diễn ra trước con mắt của linh hồn, được quy lại thành những mầu nhiệm Vui, Sáng, Thương, Mừng, dẫn chúng ta đến thông hiệp cách sống động với Chúa Giêsu, qua con tim của Mẹ Người; đồng thời con tim của chúng ta có thể ký thác vào chục kinh Kính Mừng mọi biến cố của đời sống cá nhân, gia đình, quốc gia, Giáo Hội, và toàn thể nhân loại, mối quan tâm của riêng ta và của những người thân cận, đặc biệt những người gần gũi thân thiết nhất của ta. Vì thế lời kinh Mân Côi đơn sơ ghi dấu ấn lên nhịp sống của con người.”[4]

c. Thái độ và tiếng Xin Vâng của Đức Maria

Lịch sử cứu độ bước sang giai đoạn mới với một thái độ mới của Thiên Chúa: Ngài không thi thố quyền uy cao cả bằng kỳ công dấu lạ, nhưng tôn trọng ngỏ lời với một thiếu nữ khiêm hạ và chờ đợi lời đáp trả tự do và tự nguyện. Để đáp lại lời mời gọi của Thiên Chúa, Đức Maria đã vượt lên chính mình trong đức tin (Lc 1,34: “việc đó sẽ xảy ra thế nào được”), khiến bà Elizabeth phải kính phục khen ngợi sau này trong cuộc thăm viếng: “Em thật có phúc vì đã tin rằng Chúa sẽ thực hiện những gì Người đã nói với em” (Lc 1,45). Chính Đức Tin này là yếu tố căn bản trong thái độ của Mẹ Maria. Chúng ta đón lấy Năm Đức Tin mà Giáo phận Thái Bình chúng ta sẽ khai mạc vào ngày 27/10/2012 với lòng hân hoan và quyết tâm sống đức tin cao độ hơn nữa bằng những nỗ lực thiết thực trong đời sống hằng ngày, vì “đức tin không có việc làm là đức tin chết.”

Nhưng tin ở đây không phải chỉ là chấp nhận, mà còn là dấn thân vào con đường Thiên Chúa dẫn dắt, dấn thân vào nhiệm cục cứu độ của Thiên Chúa: “Này tôi là nữ tỳ của Chúa, Xin Vâng như lời sứ thần nói” (Lc 1, 38). Chính đức tin đã giúp trinh nữ Maria từ bỏ chương trình riêng của mình để dấn thân theo kế hoạch của Thánh ý Thiên Chúa trong suốt cả cuộc đời. Và với lời xin vâng ấy, Mẹ mở ra con đường căn bản để đi vào nhiệm cục cứu độ và nuôi dưỡng nó bằng thái độ “ghi nhớ tất cả và suy niệm trong lòng” (Lc 2, 19). Tiếng XIN VÂNG của Mẹ đã biến đổi tất cả, không những cuộc đời Mẹ, mà cả vận mệnh nhân loại và vũ trụ tạo thành, biến đổi cả tương quan Tạo Hoá và thọ tạo. Ta hãy suy nghĩ và tự hỏi “Nếu Đức Mẹ không chấp nhận lời đề nghị của Thiên Chúa, không thưa Xin Vâng thì cục diện sẽ thế nào?”

(Từ lúc Mẹ nói lời Xin Vâng)

d. Thái độ và tiếng xin vâng của chúng ta

Nhờ kinh Mân Côi, chúng ta học sống thái độ “ghi nhớ tất cả và suy niệm trong lòng” của Mẹ Maria, nghĩa là sống những biến cố cuộc đời mình bằng cách sẵn sàng tìm kiếm, lắng nghe, chấp nhận ý muốn và kế hoạch của Thiên Chúa trên ý muốn và kế hoạch riêng của mình. Như thế, Kinh Mân Côi giúp chúng ta dấn thân bước theo chân Mẹ để có thể tìm thấy ý nghĩa siêu nhiên trong chính hành trình cuộc đời mình. Vì đời sống và ơn gọi của chúng ta là cả một hành trình, bao gồm lý trí, ý chí, tình cảm, lối sống, lý tưởng… mà các yếu tố ấy luôn tương tác, giằng co thúc đẩy lẫn nhau, có khi mâu thuẫn nhau nữa, như thánh Phaolô thao thức “sự thiện tôi muốn thì tôi không làm, nhưng sự ác tôi không muốn, tôi lại cứ làm” (Rm 7,19). Do đó, sự thành đạt trong đời sống và ơn gọi chúng ta diễn ra qua từng bước trăn trở, vượt qua… nghĩa là hành trình cùng với Chúa qua từng biến cố thăng trầm, vui buồn, trầy trật, vấp ngã trên đường đời, đến đỗi có thể khẳng định rằng một đời sống ơn gọi không có “đụng chạm” nào với Chúa và không được Chúa đụng chạm thì chẳng phải là một đời sống ơn gọi dấn thân đúng nghĩa và luôn vươn tới: can đảm hơn, quảng đại hơn, hăng hái hơn, quyết tâm hơn hầu làm cho cái trần tục trong chúng ta ngày càng nhỏ lại và cái thiêng liêng ngày càng lớn lên, hay nói theo ngôn từ của thánh Gioan Tẩy Giả là “Chúa Kitô ngày một lớn lên còn tôi phải nhỏ lại.”

Đó là sự vượt thắng cam go nhất, sự chiến thắng chính mình. Các nhà sư luôn cầm trong tay và lướt rất nhanh một chuỗi hạt, miệng lâm râm nam mô a di đà phật, mục đích là để tâm trí bớt căng thẳng và tập trung. Các ngài giải thích rằng nếu ta muốn tập trung vào một điều gì, thì trong tay phải có một cái gì. Quả thế, khi lần chuỗi Mân Côi, chúng ta không chỉ tập trung vào lời kinh, mà còn tập trung vào các mầu nhiệm của Chúa Giêsu và Đức Mẹ. Như thế, chúng ta phải đọc kinh Mân Côi với thái độ thiện chí, khao khát mỗi ngày bước thêm một bước mới trong hành trình “đọc, ghi nhớ, suy và niệm” liên lỉ với Mẹ Maria trong quá trình dài của cuộc sống, chuẩn bị sẵn sàng để nói lời xin vâng và dấn thân vào con đường Chúa muốn. Hãy noi gương Đức Mẹ, biết bỏ ý riêng để vâng theo ý Chúa: vâng khi vui, vâng khi buồn, vâng khi hạnh phúc, vâng khi đau khổ, vâng từng giây phút trong cuộc đời.  

Kinh Mân Côi là một vũ khí, nhưng là vũ khí hòa bình luôn đem lại hiệu quả tích cực: Ai yếu đuối, Kinh Mân Côi đem cho sức mạnh; ai tội lỗi, Kinh Mân Côi dắt về ơn thánh; ai bất hạnh, Kinh Mân Côi giúp bình tĩnh tìm ra định hướng vươn lên; ai khô khan, Kinh Mân Côi giúp khám phá ra lửa sốt mến vẫn còn ẩn giấu trong những đám tro. 

Chuỗi Mân Côi cũng là lời mời gọi chúng ta vâng phục Thiên Chúa theo gương Chúa Giêsu và Mẹ Maria. Vâng theo ý Thiên Chúa là con đường đã đưa Chúa Giêsu và Mẹ Maria vào cõi trời vinh hiển và cũng là con đường duy nhất dẫn chúng ta vào chốn hạnh phúc đời đời như lời Chúa Giêsu dạy: “Không phải cứ thưa với Thầy: ‘Lạy Chúa! lạy Chúa!’ là được vào Nước Trời đâu! Nhưng chỉ ai thi hành ý muốn của Cha Thầy là Đấng ngự trên trời, mới được vào mà thôi” (Mt 7,21). 

ĐTC Gioan-Phaolô II kết luận trong Tông Thư Rosarium Virginis Mariae số 39 rằng: “Những điều đã nói trên đây làm sáng tỏ khá đầy đủ sự phong phú của kinh nguyện truyền thống này, vốn có tính chất mộc mạc của lòng đạo đức bình dân, nhưng cũng có chiều sâu thần học của việc cầu nguyện thích hợp cho những ai cảm thấy nhu cầu chiêm ngưỡng thâm sâu hơn.” Vì vậy, đừng sai lầm coi thường việc lần hạt Mân Côi như chàng siên viên được kể dưới đây:  

Trên chuyến xe lửa từ Paris xuống mìền nam nước Pháp. Hành khách đông đúc, ồn ào, kẻ lên người xuống, hàng hóa ngổn ngang. Một chàng sinh viên khoa học đang cố gắng len lỏi tìm chỗ ngồi. Bất giác chàng thấy một ông cụ già đang ngồi lâm râm lần hạt Mân Côi. Chàng liền đến ngồi bên để cải hoá ông cụ già lẩm cẩm, thời buổi văn minh bây giờ mà còn ngồi đọc mấy cái kinh nhảm nhí. Chàng mở to tờ báo khoa học có đăng hình nhà bác học Louis Pasteur đang nghiên cứu đề tài bàn luận về vi trùng học. Cậu nói với ông cụ: Bác có cần sách báo gì để đọc, cho cháu điạ chỉ, cháu sẵn sàng gửi đến cho Bác. Thời nay văn minh rồi, ai còn tụng niệm như Bác nữa. Ông cụ gật đầu, đọc hết Kinh Kính Mừng, mở ví ra, rút tấm danh thiếp đưa cho chàng sinh viên. Chàng cầm tấm danh thiếp và đọc: “Bác Học Louis Pasteur, Giám Đốc Viện nghiên cứu vi trùng học quốc tế, Giáo sư chuyên khoa Đại Học hoá học và sinh vật học.” Chàng sinh viên bật ngửa nói với mình: thì ra đây là vị đại Giáo sư mà mình đang là học trò của ông ta. Chàng so sánh hình chụp trong tờ báo khoa học và ông cụ nhà quê đang ngồi lần chuỗi Mân Côi, thì đúng y chang. Chàng liền quỳ xuống bên cạnh ông cụ, xin lỗi, và cúi hôn chuỗi hạt Mân Côi cụ đang cầm trong tay. Rồi chàng trở về chỗ ngồi, nét mặt đăm chiêu, suy nghĩ, và hối hận… còn giáo sư bác học Pasteur vẫn tiếp tục lần chuỗi Mân Côi.  

Chúng ta nên giữ sống động thói quen lần chuỗi Mân côi và hãy khuyến khích nhau lần chuỗi, một mình khi đi tới lớp học, xuống nhà cơm, lên Nhà Nguyện, tới nơi công tác mục vụ, ra phố… hoặc lần chuỗi chung với người khác, theo nhóm hay hội đoàn trong giáo xứ, đặc biệt là lần chuỗi trong gia đình, vì chuỗi Mân côi sẽ đốt nóng và làm mạnh thêm mối giây ràng buộc giữa các thành viên trong gia đình. Lời cầu nguyện này sẽ giúp chúng ta được mạnh mẽ hơn trong đức tin, bền vững hơn trong đức ái, kiên trì hơn trong niềm vui và hy vọng. Xin Mẹ Maria giúp chúng ta biết bắt chước Mẹ: Fiat (Xin Vâng), luôn chấp nhận không dè giữ với ý muốn và kế hoạch của Chúa; Magnificat (linh hồn tôi ca ngợi), luôn ca ngợi và cảm tạ về mọi ơn lành lớn nhỏ phần hồn phần xác Chúa đã ban cho, và Stabat (Đứng thẳng dưới chân thập giá), luôn sống nhẫn nại và bền đỗ trong những thách đố và khó khăn của cuộc sống ơn gọi hằng ngày cho đến hơi thở cuối cùng: một lần Xin Vâng, Xin Vâng mãi mãi.

 (Tình hoa Mân Côi) 

Micae-Phaolô Trần Minh Huy pss

Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!