Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Minh Huy, pss
Bài Viết Của
Lm. Trần Minh Huy, pss
Tác phẩm: Thương cho đến cùng – Đời linh mục thừa tác
Bài Giảng LỄ KIM KHÁNH LINH MỤC Cha Stanislaô Nguyễn Đức Vệ
TRƯỚC ĐAU KHỔ VÀ THIỆT HẠI VÌ CÁC TỆ NẠN LẠM DỤNG, GIÁO HỘI VỮNG TIN VÀO CHÚA VÀ QUYẾT TÂM XÂY DỰNG TƯƠNG LAI TỐT ĐẸP HƠN
Bài giảng LỄ AN TÁNG CHA LOUIS NGUYỄN VĂN BÍNH (Huế - Ngày 30.08.2021)
TRƯỞNG THÀNH NHÂN BẢN TOÀN DIỆN & CÁC MỐI HIỆP THÔNG TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC HÔM NAY
BÀI GIẢNG LỄ KÉO NGƯỜI TA LẠI GẦN HAY ĐẨY NGƯỜI TA RA XA CHÚA VÀ GIÁO HỘI?
LỄ TẠ ƠN CỦA TÂN LINH MỤC MARTINÔ HỒ ĐÌNH HẢI - Lễ Thánh Tâm Chúa Giêsu - Ngày 8/6/2018 tại Gx. Hương Lâm
LỄ KIM KHÁNH KHẤN DÒNG NỮ TU AGATA VÕ THỊ TRÚC Tại Tu Viện Phủ Cam sáng 16/6/2018
Thuyết Trình: YÊU NHAU, MÃI CÒN YÊU và THÊM YÊU
ĐỜI SỐNG ĐỘC THÂN KHIẾT TỊNH TRONG BỐI CẢNH GIÁO HỘI VÀ XÃ HỘI HÔM NAY
CÁC BẠO VƯƠNG HERODE THỜI ĐẠI MỚI (LỄ CÁC THÁNH ANH HÀI, BỔN MẠNG CÁC CHÁU SƠN CA Ngày 28/12/2017)
HÃY CỨU LẤY VÀ BẢO VỆ GIA ĐÌNH CÙNG TRẺ THƠ
CHÚA GIÊSU ĐÃ THỰC SỰ SINH RA CHO CHÚNG TA CHƯA?
HÔN NHÂN VÀ SỰ SỐNG (Giới Trẻ Thanh Đức 20/9/2017)
 Hiệp Thông Trong Đời Sống và Sứ Vụ Linh Mục
VƯỢT LÊN KHỦNG HOẢNG HUYNH ĐỆ ĐỂ SỐNG HIỆP THÔNG LINH MỤC
GIẢNG LỄ TẠ ƠN 45 NĂM LINH MỤC
LỄ KIM KHÁNH HÔN PHỐI
GIẢNG LỄ THANH SINH CÔNG TẠI LAVANG (Ngày 21/6/2017)
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA LINH MỤC NGÀY NAY - Thường Huấn Linh Mục Xuân Lộc 2-3/5/2017
BAN HUẤN LUYỆN ĐAMINH TAM HIỆP - Thường Huấn 4-7/5/2017
ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN - XÂY DỰNG NHÂN CÁCH TU SĨ
QUAN NIỆM ĐÚNG ĐẮN TRONG QUAN HỆ NAM NỮ
Xây dựng Cộng Đoàn Cầu Nguyện và Yêu Thương
NHÀ ĐÀO TẠO TÂM HUYẾT HÔM NAY
ĐÀO TẠO NGƯỜI ĐÀO TẠO - NHÂN BẢN KITÔ GIÁO và ĐỜI TU
MỤC VỤ LINH HƯỚNG - Phân Định và Sống Ơn Gọi
TRỞ NÊN LINH MỤC ĐÍCH THỰC NHƯ LÒNG MONG ƯỚC.
TÌNH CẢM VÀ TÍNH DỤC TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ LINH MỤC NGÀY NAY
Đào Tạo Trưởng Thành Nhân Bản Kitô Giáo và Đời Tu
BÍ TÍCH GIẢI TỘI, PHƯƠNG THẾ TỐI ƯU ĐỂ SỐNG NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT
CẦU NGUYỆN CÁ NHÂN BÍ QUYẾT TÌNH YÊU VÀ VUI SỐNG
LINH MỤC SỐNG VÀ THỰC THI MỤC VỤ LÒNG THƯƠNG XÓT
Linh Mục Sống và Thực Thi Năm Thánh Lòng Thương Xót - Linh Mục Đoàn Ban Mê Thuột Thường Huấn 29/2 - 4/3/2016
GIỚI TRẺ HƯƠNG PHÚ SỐNG VÀ THỰC THI NĂM THÁNH LÒNG THƯƠNG XÓT - Lại Ân, ngày 4 Tết Bính Thân
XIN LỖI VÀ THA THỨ
NGHI THỨC SÁM HỐI CỘNG ĐỒNG (Sinh Viên Di Dân Thánh Tâm Tĩnh Tâm Mùa Vọng)
Đối mặt với các thách thức trong đời sống và sứ vụ Linh Mục của chúng ta hôm nay
SỐNG TRIỆT ĐỂ NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN (Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Châu Sơn Nho Quan - Tĩnh Tâm Năm 5-15/8/2015)
ĐTC MONG ĐỢI GÌ NƠI CHÚNG TA TRONG NĂM ĐỜI SỐNG THÁNH HIẾN ?
BÀI 1: CÁM ƠN, XIN LỖI VÀ CAM KẾT ĐỔI MỚI (TĨNH TÂM CUỐI NĂM HỌC 2011-2012 CHỦNG VIỆN THÁNH TÂM MỸ ĐỨC)

I. CÁM ƠN

Trong mọi hoàn cảnh, anh em cứ đem lời cầu khẩn, van xin và tạ ơn, mà giãi bày trước mặt Thiên Chúa những điều anh em thỉnh nguyện. Và bình an của Thiên Chúa vượt lên trên mọi hiểu biết sẽ giữ cho lòng trí anh em được kết hợp với Đức Kitô Giêsu” (Phil 4,6-7).

 Chuyện kể rằng có hai thiên sứ được sai xuống thế gian để thu nhặt những lời cám ơn và những lời than vãn. Vị thiên sứ nhặt lời than vãn nhìn xuống thế gian và nói rằng: “Thế gian tuyệt diệu dường bao, nó đẹp như thế này thì làm sao có lời nào để than vãn. Chắc mình sẽ không có việc gì để làm đâu, mình sẽ giúp bạn mình.” Nhưng sự thật đã không như thế. Khi kết thúc công việc, hai vị thiên sứ trở về, một người chỉ có vỏn vẹn vài lời cảm ơn ở dưới đáy giỏ; còn người kia thì đầy ắp giỏ và thêm cả một túi to nặng trĩu lời than vãn.

 Anh em thân mến,

Còn chúng ta thì sao? Trong cuộc sống, lắm khi chúng ta nhận lãnh quá nhiều mà quên những lời cảm ơn, nhưng lại không thiếu những lời than vãn. Vậy trong kỳ tĩnh tâm kết thúc năm học 2011-2012 này, tâm tình đầu tiên của chúng ta phải là những lời Cám Ơn. Cám ơn Chúa đã ban cho chúng ta sự sống và cuộc sống, nhất là sự sống làm con Chúa và cuộc sống ơn gọi. Cám ơn Cha Mẹ và gia đình đã dày công sinh thành dưỡng dục chúng ta khôn lớn rồi quảng đại hiến dâng chúng ta cho Chúa và Giáo Hội. Cám ơn Mẹ Giáo Hội Công Giáo đã tiếp nối lời kêu mời của Chúa Cứu Thế mà mở rộng cánh cửa ơn gọi linh mục cho chúng ta. Cám ơn Đức Cha giáo phận và giáo phận, cha Giám đốc và ban giám đốc cùng các nhà đào tạo đã tiếp nhận, nuôi dưỡng và quan tâm đào luyện chúng ta nên người chủng sinh/linh mục tương lai. Cám ơn các ân nhân xa gần và mọi người đã luôn cầu nguyện và hy sinh nâng đỡ tinh thần lẫn vật chất cho chúng ta, trong đó có những người rất nghèo nhưng rất quảng đại, kể cả một số em bé hy sinh tiền quà đóng góp vào quỹ ơn gọi. Cám ơn các xơ và ban hậu cần đã vất vả chăm lo cho việc ăn uống hằng ngày. Cám ơn tất cả các anh em chủng sinh đã cùng đáp lại ơn Chúa gọi qui tụ lại thành một gia đình thiêng liêng là Chủng viện Thánh Tâm Mỹ Đức thân yêu, người lớn tuổi đáng bằng cha bằng ông, người nhỏ tuổi đáng bằng con bằng cháu, người đồng tuổi bằng vai bằng vế là bạn hữu, nhưng tất cả mọi người cùng sánh vai nhau để được đào luyện và tự đào luyện hầu mai ngày trở nên những mục tử như lòng Chúa và Giáo Hội mong muốn, trần gian chờ đợi: chấp nhận những khác biệt tính tình, tuổi tác, hoàn cảnh và trình độ, tích cực cảm thông chia sẻ nâng đỡ nhau vượt qua những khó khăn, khủng hoảng để mạnh mẽ tiến bước hơn lên trên con đường lý tưởng ơn gọi.

 

II. XIN LỖI

Tuy nhiên khi nhìn lại một năm học qua, chúng ta cũng có những điều phải xin lỗi Chúa, xin lỗi nhiều người khác và xin lỗi nhau.  

Xin lỗi Chúa vì những tội lỗi đã làm mất lòng Chúa, dù những tội lỗi rất thầm kín chẳng ai hay biết. Xin lỗi Chúa vì đã không dùng ơn Chúa cho nên, thậm chí còn phí phạm ơn Chúa, nhất là về thời gian đã không sử dụng đúng từng việc bổn phận thiêng liêng, mục vụ tông đồ, học hành, ăn ngủ, giải trí như chương trình chủng viện đề ra: thời gian không sử dụng hết sẽ bị xóa bỏ và coi như mất, không có phép để dành mà cũng không được phép bội chi. Không có chuyện quay lại ngày hôm qua, cũng không có chuyện để dành cho ngày mai, việc nào có thời giờ của nó. Đồng hồ vẫn chạy và thời gian vẫn qua đi. Vậy mà lắm khi chúng ta đã không cố dùng thời gian Chúa ban để có thể đạt được nhiều thành quả tốt nhất trong việc học hành tu tập hướng tới lý tưởng linh mục. Thời gian đã qua đi không bao giờ lấy lại được, có tiếc nuối thì cũng đã quá muộn. 

Xin lỗi các đấng bậc vì đã không mau mắn vui lòng tuân giữ tất cả các giáo huấn của các ngài, cũng như Chỉ Nam và Nội quy của Chủng viện, những lời huấn đức của Đức Cha và cha Giám đốc, mà còn miễn cưỡng, có khi càm ràm than trách, bằng mặt mà không bằng lòng, không hiểu rằng các ngài luôn nhằm lợi ích của Giáo Hội và của chính các ứng sinh, như chưa giữ thinh lặng đủ trong những nơi và những lúc cần sự thinh lặng; còn luồn lách trong việc sử dụng điện thoại di động và 3G vào internet hay hút thuốc (có nguy cơ bị coi như là cả dám thách thức lại quyền bính); thiếu trung thực trong việc ghi sổ đi Mục vụ một nơi mà nhằm đi những nơi khác, v.v…  

Xin lỗi vì đã phụ lòng tin tưởng của các nhà đào tạo: các ngài không có thì giờ hoặc cố tình không có mặt hay theo sát để ứng sinh tự giác trưởng thành thì chúng ta lại lạm dụng để sống không thật thà ngay thẳng trong việc tuân giữ kỷ luật, chơi đùa thiếu bác ái và nhân bản kitô giáo, lại ma manh làm mặt khéo che đậy giả hình như kiểu ‘tắc kè đổi màu’ để đánh lừa các ngài. Còn đáng trách hơn nữa là đã vào chủng viện chuẩn bị làm linh mục mà còn mang theo tật xấu gian dối của xã hội bên ngoài qua việc quay cóp bài và mang tài liệu vào lớp thi! Cũng đáng buồn là những người không quay cóp chỉ trăn trở vì mất mát thua điểm người xem tài liệu, mà không cảm nhận được niềm vui và hảnh diện đã vượt thắng chính bản thân để chọn làm điều tốt và đúng đắn. 

Xin lỗi anh em vì thiếu tự trọng và tôn trọng anh em, làm phiền lòng anh em khi cần thinh lặng để học hành, nghỉ ngơi và cầu nguyện. Tinh thần hài hước vui đùa làm cho cuộc đời bớt căng thẳng và bi quan là tốt, nhưng không đùa cho ra đùa, chơi cho ra chơi, làm cho người khác hiểu như là thật, làm mất hết ý nghĩa và mục đích của tính hài hước. Nhiều khi còn vui đùa quá trớn và quá dai, chọc tức mang tính chất ác ý không thích hợp với tư cách chủng sinh khiến anh em bực bội, nóng giận và cũng có những cư xử tiêu cực tương tự. Nếu người bị đùa không làm chủ được phản ứng nóng giận tìm cách trả đũa là chưa trưởng thành tình cảm và nhân bản, thì người cố tình đùa làm cho người ta thiệt hại và đau khổ là bất nhân và lỗi đức ái kitô giáo. Nếu người bàng quang nghe biết như thế thì sẽ đánh giá thế nào về chủng sinh, về việc đào luyện của chủng viện, về phẩm chất của linh mục tương lai? Và liệu giáo dân cũng như các Đấng bậc trong Giáo Hội có chấp nhận được không? Như thế có những thứ vui đùa được phép, có những thứ vui đùa không thích hợp với chủng sinh trong môi trường đào tạo, cần phải chừa bỏ, mà nếu cứ ngoan cố không chịu chừa bỏ thì không nên ở lại trong chủng viện làm chi! 

Tuy nhiên, cái gì cũng có nguyên nhân của nó và như người Miền Trung hay nói “là tại cả anh, tại cả ả, tại cả và hai:” chẳng lẽ khi không mà người ta chọc mình, phải xét lại bản thân trước, chắc mình cũng có sao đó người ta mới chọc, và nhiều khi mình còn quá quắt hơn người ta nữa! Khi tôi còn đi dạy học cấp II, những đôi bạn nào hay kiện cáo đánh nhau, tôi thường đánh mỗi người ba roi, rồi sau đó mới phân xử ai lỗi ai phải, người không có lỗi cho về, người có lỗi bị đánh thêm ba roi nữa: ai thưa kiện nhau đều bị đánh, thế là thôi, từ đó không còn phải nhức óc nghe thưa kiện và phải phân xử nữa. Một trường hợp khác là cậu học sinh kia có lối cư xử làm các bạn ghét, khi thì bị đứa này đánh, khi lại bị đứa khác đánh, và cậu cứ luôn luôn chạy đến thưa thầy giáo “trò này đánh em, trò kia đánh em” làm thầy giáo cũng bực mình buông câu hỏi “thì trò ăn ở thế nào đó người ta mới đánh trò chứ?!” Từ đó cậu cũng im luôn và cố thay đổi cách ăn ở, rồi các bạn cũng không còn chòng ghẹo dai nữa. Có trường hợp nào tương tự như thế trong Chủng viện chúng ta không nhỉ?!

  

III. CAM KẾT ĐỔI MỚI

Cha ông chúng ta thường nói rằng ‘đã là người thì không ai mà không có lầm lỗi nào cả, nhưng hễ có lầm lỗi thì sửa, mà sửa được rồi thì coi như không có lỗi.” Chúng ta cũng thường nghe nói “Tội thì tha lỗi thì sửa, vì mỗi vị thánh đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai.” Vậy, trước Thánh Thể Chúa Giêsu mà lát nữa chúng ta sẽ chầu khai mạc kỳ tĩnh tâm cuối năm học, chúng ta sẽ tự kiểm điểm lại một năm học qua, thật lòng xin lỗi Chúa, xin lỗi các đấng bậc hữu trách, và xin lỗi nhau, cam kết giúp nhau đổi mới, hy vọng sau kỳ hè trở lại chủng viện, cộng đoàn giáo dục chủng viện chúng ta sẽ có một bầu khí bình an trong tình bác ái huynh đệ, thuận lợi cho việc chuẩn bị làm linh mục, thi đua nên thánh. Tôi xin đưa ra hai tư tưởng gợi ý hữu ích cho chúng ta. 

1.  Có những quyết định đúng đắn: Một thanh niên được đề bạt vào một chức vụ quan trọng tới gặp một vị tiền bối để hỏi điều quan trọng nhất nên làm là gì. Vị tiền bối bảo: - Phải có những quyết định đúng đắn. – Nhưng làm sao để có thể có những quyết định đúng đắn? – Nhờ kinh nghiệm. – Tôi muốn biết làm thế nào để có được những kinh nghiệm ấy. – Qua những quyết định sai lầm đã mắc phải. Quả thế, sự trưởng thành đòi hỏi phải có thời gian và thực tế, phải học và rút kinh nghiệm từ những sai lầm của mình. Rất nhiều người lo sợ thất bại, thế nhưng sự thất bại thường đem lại cho chúng ta những bài học rất quý giá và không có người thành công nào mà chưa có lần phải thất bại! Nguyễn Bá Học đã nói rất hay rằng “Ai từng chiến thắng mà không hề chiến bại, ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? Nhưng đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu.” Điều nầy rất thật đối với đời sống tu trì của chúng ta. Thánh Phaolô tâm sự “Tôi chẳng làm được điều mình muốn, nhưng lại làm điều mình ghét” (Rm 7,15). Vấn đề không phải ở chỗ chúng ta có từng mắc phải sai lầm nào hay không, nhưng là chúng ta đã học được gì từ những sai lầm, thất bại đó và trưởng thành trong đời sống tu luyện ra sao! Chúng ta soát xét lại bản thân về mọi mặt liên quan tới đời sống ơn gọi linh mục, nhất là khả năng sống độc thân khiết tịnh linh mục và tinh thần hợp tác làm việc chung, vận dụng mùa hè đang tới để lượng sức mình lấy những quyết định đúng đắn và dứt khoát, dốc toàn tâm toàn lực theo đuổi ơn gọi hoặc đổi hướng sớm xây dựng sự nghiệp tương lai, đừng để mất cả chì lẫn chài, soi bài học đau vào những ngày cuối đời chủng sinh của 16 anh em khoá 2004 ở nhiều giáo phận trong những ngày vừa qua.

2. Giá Trị Của Nghịch Cảnh: Vào một đêm tháng 12/1914, toàn bộ phòng thí nghiệm của Thomas Edison đã bị hoả hoạn thiêu rụi hoàn toàn. Hầu hết toàn bộ sự nghiệp nghiên cứu của ông đã đi theo đám cháy đêm đó. Trong lúc ngọn lửa đang bốc cao, cậu con trai 24 tuổi của Edison là Charles hoảng hốt đi tìm cha giữa những đổ nát và khói mịt mù thì thấy ông đang bình thản đứng nhìn toàn bộ quang cảnh, mái tóc bạc bay bay. Khi nhìn thấy con, ông hét lớn ‘Charles, mẹ con đâu? Đi tìm mẹ và đem mẹ lại đây ngay. Mẹ sẽ chẳng bao giờ có cơ hội nhìn thấy những thứ nầy trong suốt quãng đời còn lại của mẹ.” Sáng hôm sau, Edison nhìn đống đổ nát và nói “Có một giá trị lớn trong thảm kịch nầy, đó là tất cả những sai lầm của chúng ta đều đã được tiêu huỷ. Tạ ơn Chúa, chúng ta có thể bắt đầu làm mới lại.” Và ba tuần lễ sau trận hoả hoạn đó, Edison đã cho ra đời chiếc máy quay đĩa đầu tiên của ông!

Chúng ta đã có những sai lầm nào trong quá khứ? Trong năm học qua? Chúng ta có chịu thiêu huỷ những sai lầm đó, cương quyết can đảm đứng lên lật sang trang đời mới không? Biết bao lần khi gặp phải những cảnh khó khăn, chúng ta đã rầu rĩ than trách. Nhưng những nghịch cảnh trái ý đó có giá trị là dạy chúng ta nhẫn nại, chịu đựng và tin cậy nơi Chúa. Hãy khám phá giá trị của nghịch cảnh để tạ ơn Chúa và tín thác vào Ngài thay vì oán trách! Và điều quan trọng nhất đừng bao giờ quên khi phải ở trong những trái ý là nhớ lời thánh Phaolô dạy: “mọi sự hiệp lại làm ích cho những kẻ yêu mến Chúa” (Rm 8,28). Xin Chúa Giêsu Thánh Thể tăng thêm sức mạnh đổi mới cho chúng ta. Amen.

  

LƯU Ý:

Thưa Anh Em,

Bước qua ngày tĩnh tâm thứ hai, chúng ta cảm tạ Ba Đấng với nhận xét này là so với đầu năm học, mọi anh em đều có những tiến bộ đáng kể về mọi mặt, nhiều người rất đáng khen, một số thì cần phải cố gắng hơn nữa.

 Điều lưu ý thứ hai là tiếp nối đề tài tĩnh tâm lần trước, chiêm ngắm Chúa Kitô Phục Sinh, lần này chúng ta sẽ cùng nhau chiêm ngắm Chúa Giêsu lên trờiChúa Thánh Thần Hiện Xuống. Ngòai ra, lần tĩnh tâm cuối năm học này cũng diễn ra vào cuối tháng Đức Mẹ, nên chúng ta sẽ nói đến lòng yêu mến Đức Mẹ trong đời sống chủng sinh/linh mục chúng ta.

Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!