Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Bài Viết Của
Jerome Nguyễn Văn Nội
MỤC TỬ TỐT LÀNH HY SINH MẠNG SỐNG CHO ĐOÀN CHIÊN [CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH Cầu cho Ơn Thiên Triệu Linh Mục và Tu Sĩ]
Ý ĐỊNH VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA
LỄ TÔN VINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - QUÀ TẶNG CỦA CHÚA KITÔ PHỤC SINH
LÀM CHỨNG CHO ĐẤNG PHỤC SINH
CÁI GIÁ CỦA YÊU THƯƠNG & VÂNG PHỤC
ƠN CỦA TRỜI & VIỆC CỦA NGƯỜI
Ý NGHĨA ĐÍCH THỤC CỦA LAO ĐỘNG
BÀN TAY QUYỀN NĂNG VÀ CHỮA LÀNH
CHÚC TỤNG NGỢI KHEN VÀ CẢM TẠ CHÚA & CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
TẤM LÒNG CỦA THIÊN CHÚA
THEO CHÚA VÀ CHINH PHỤC NHIỀU NGƯỜI CHO CHÚA
SỨ MẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHỌN
MẮT THẤY TAI NGHE
THIÊN CHÚA CỦA MUÔN DÂN MUÔN NGƯỜI
THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI SỐNG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
NGÔI LỜI ĐÃ ĐÊN ĐỂ TRẦN GIAN ĐƯỢC CHAN HÒA ƠN PHÚC
KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA
DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA
KHẮC KHOẢI MONG CHỜ THIÊN CHÚA
LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM A (19/11/2023) - KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ÐẠO VIỆT NAM
LÀM LỢI NHỮNG NÉN BẠC CHỦ GIAO
KHÔN DẠI THEO THÁNH KINH KITÔ GIÁO
LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐỐI VỚI VIỆC LÀM
CHỈ CÓ MỘT GIỚI RĂN
CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO - CỦA THIÊN CHÚA TRẢ VỀ THIÊN CHÚA
TRANG PHỤC CỦA KHÁCH DỰ TIỆC CƯỚI
HÃY LÀM CHO VƯỜN NHO SINH TRÁI NGỌT!
LÀM CON THẢO CỦA CHA TRÊN TRỜI
HÃY VÀO LÀM TRONG VƯỜN NHO
THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
VÌ TÌNH BÁC ÁI HUYNH ĐỆ HÃY GIÚP NHAU SỬA LỖI
TỪ BỎ MÌNH & VÁC THẬP GIÁ ĐỂ THEO THẦY
QUAN TRỌNG LÀ MỐI TUƠNG QUAN CÁ VỊ VỚI CHÚA!
“NÀY BÀ, BÀ CÓ LÒNG MẠNH TIN, BÀ MUỐN SAO THÌ ĐƯỢC VẬY”
“CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!”
CHÚA GIÊSU HIỂN DUNG
NGƯỜI KHÔN CÓ ĐƯỢC KHO BÁU
KẺ XẤU SỐNG CHUNG VỚI NGƯỜI TỐT GIỐNG NHƯ CỎ LÙNG MỌC CHUNG VỚI LÚA
GIEO KHẮP BỐN PHƯƠNG TRỜI
THAM THÌ THÂM

 

SỐNG LỜI CHÚA HÔM NAY

CHÚA NHẬT XVIII THƯỜNG NIÊN NĂM C (04/08/2019)

 

[Gv 1,2; 2,21-23; Cl 3,1-5.9-11; Lc 12,13-21]

 

I. DẪN VÀO PHỤNG VỤ

Nếu suy nghĩ một cách bình tĩnh và khách quan, chúng ta phải nhìn nhận rằng rất nhiều điều tồi tệ, xấu xa (nêu không nói là tất cả) của cá nhân, tập thể, xã hội đều do lòng tham mà ra. Có nhiều người vì tham của cải mà làm hàng giả, hàng độc hại cho xã hội. Có nhiều ngưi khác, vì tham của cải mà tham nhũng, lừa gạt, ăn cắp của công. Lại có nhiều nguời, vì tham quyển lực mà đàn áp hãm hại người khác. Cũng còn có người, vì tham sự vui thú xác thịt mà phá hoại các giá trị đạo đức và cho làm gia đình tan nát.

Trong bối cảnh chung ấy của xã hội con người, chúng ta thấy giáo lý của đạo Phật về diệt dục (lòng tham) là có giá trị. Chúng ta càng hiểu sâu xa hơn giáo lý của Ki-tô giáo về sự chóng qua/giả trá của tất cả các thực tại trần thế: của cải, danh vọng chức quyền, lạc thú v.v.. và lời khuyên chí lý của Ki-tô giáo là hãy tìm kiếm những gì thuộc về thượng giới, những gì trường tồn và chân thực.


II. LẮNG NGHE & TÌM
HIỂU LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

2.1 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 1 (Gv 1,2; 2,21-23): "Ích gì cho người bởi mọi việc mình làm" Giảng Viên đã dạy rằng: Hư không trên các sự hư không, hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không. Vì kẻ này làm việc vất vả trong sự khôn ngoan, hiểu biết và lo lắng, rồi phải để sự nghiệp lại cho người ở nhưng không, thì thật là hư không và tai hại lớn lao. Ích gì cho người bởi mọi việc mình làm mà phải chịu đau khổ cực lòng dưới phàm trần? Suốt ngày của họ đầy sự đau khổ gian truân, và ban đêm lại không được yên lòng, thế thì chẳng phải là hư không sao?

 

2.2 Lắng nghe Lời Chúa trong bài đọc 2 (Cl 3,1-5.9-11): "Anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Ki-tô ngự" Anh em thân mến, nếu anh em đã sống lại với Đức Ki-tô, anh em hãy tìm những sự trên trời, nơi Đức Ki-tô ngự bên hữu Thiên Chúa. Anh em hãy nghĩ đến những sự trên trời, chứ đừng nghĩ đến những sự dưới đất. Vì anh em đã chết, và sự sống anh em được ẩn giấu với Đức Ki-tô trong Thiên Chúa. Khi Đức Ki-tô là sự sống anh em xuất hiện, bấy giờ anh em sẽ xuất hiện với Người trong vinh quang. Vậy còn sống trên địa cầu, anh em hãy kiềm chế các chi thể anh em, là sự gian dâm, ô uế, dục tình, đam mê xấu xa và hà tiện, tức là sự thờ phượng thần tượng.

Anh em chớ nói dối với nhau; anh em hãy lột bỏ người cũ cùng các việc làm của nó, và mặc lấy người mới, con người được đổi mới theo hình ảnh của Đấng đã tạo thành nó: ở đấy không còn là dân ngoại và Do-thái, chịu phép cắt bì hay không chịu phép cắt bì, người man rợ hay người Scy-tha, nô lệ hay tự do nữa, nhưng mọi sự và trong mọi sự có Đức Ki-tô.

 

2.3 Lắng nghe Lời Chúa trong bài Phúc Âm (Lc 12,13-21): “Những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?” Khi ấy, có người trong đám đông thưa cùng Chúa Giê-su rằng: "Lạy Thầy, xin Thầy bảo anh tôi chia gia tài cho tôi". Người bảo kẻ ấy rằng: "Hỡi người kia, ai đã đặt Ta làm quan xét, hoặc làm người chia gia tài cho các ngươi?" Rồi Người bảo họ rằng: "Các ngươi hãy coi chừng, giữ mình tránh mọi thứ tham lam: vì chẳng phải sung túc mà đời sống được của cải bảo đảm cho đâu".

Người lại nói với họ thí dụ này rằng: "Một người phú hộ kia có ruộng đất sinh nhiều hoa lợi, nên suy tính trong lòng rằng: 'Tôi sẽ làm gì đây, vì tôi còn chỗ đâu mà tích trữ hoa lợi?' Đoạn người ấy nói: 'Tôi sẽ làm thế này, là phá các kho lẫm của tôi mà xây những cái lớn hơn, rồi chất tất cả lúa thóc và của cải tôi vào đó, và tôi sẽ bảo linh hồn tôi rằng: "Hỡi linh hồn, ngươi có nhiều của cải dự trữ cho nhiều năm: ngươi hãy nghỉ ngơi, ăn uống vui chơi đi". Nhưng Thiên Chúa bảo nó rằng: 'Hỡi kẻ ngu dại, đêm nay người ta sẽ đòi linh hồn ngươi, thế thì những của ngươi tích trữ sẽ để lại cho ai?' Vì kẻ tích trữ của cải cho mình mà không làm giàu trước mặt Chúa thì cũng vậy".

 

III. KHÁM PHÁ CHÂN DUNG VÀ SỨ ĐIỆP LỜI CHÚA TRONG BA BÀI THÁNH KINH

3.1 Chân dung Thiên Chúa trong 3 bài Thánh Kinh     

3.1.1 Bài đọc 1 (Gv 1,2; 2,21-23) là trích đoạn của Sách Giảng Viên là một trong những Sách Giáo Huấn hay Khôn Ngoan của bộ Thánh Kinh. Trích đoạn trên là một đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống của con người với bao lầm than, vất vả và khổ đau.

Trong đoạn Sách Gv 1,2; 2,21-23 chúng ta không thấy nhắc đến Thiên Chúa một cách rõ ràng; nhưng chúng ta hiểu được ẩn ý của tác giả là muốn khuyên nhủ mọi người tìm kiếm Thiên Chúa là Đấng duy nhất có thể đem lại hạnh phúc thật  cho con người vì chỉ có một mình Thiên Chúa mới thỏa mãn được những khát vọng thâm sâu và chính đáng của con người về chân-thiện-mỹ, về trường-sinh-bất-tử.  

 

3.1.2 Bài đọc 2 (Cl 3,1-5.9-11) là những lời khuyên chí tình của Thánh Phao-lô về cách người Ki-tô hữu phải sống: đó là không tìm kiếm những gì hư nát mà tìm kiếm những gì tồn tại vĩnh cửu trong Vương quốc của Thiên Chúa, của Chúa Ki-tô Giê-su. Cách thế là tiêu diệt con người cũ của chúng ta để con người mới phát triển. Con người cũ thì tham sân si tức ưa chuộng gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam; còn con người mới thì sống thanh thoát, không nô lệ cho tình dục, của cải, hay danh vọng.

Trong đoạn thư gửi tín hữu Cl 3,1-5.9-11 chúng ta khám phá ra Chúa Giê-su Ki-tô là Con Người Mới tuyệt hảo mà Thiên Chúa đã ban cho nhân loại để Người trở thành đối tượng và gương mẫu cho mọi Ki-tô hữu tìm kiếm và noi theo. 

3.1.3 Bài Tin Mừng (Lc 12,13-21) là quan điểm của Chúa Giê-su Ki-tô về giá trị “tương đối” của của cải vật chất đời này. Dù của cải vật chất có giá trị và cần thiết cho cuộc sống, nhưng không đáng để con người phải bỏ hết sức lực mà thu vén đến độ quên lãng những thứ còn quan trọng và giá trị hơn nhiều đối với con người. Nguy cơ của con người là để lòng tham chi phối, thậm chí điều khiển và định hướng cách sống của mình.

Trong Bài Phúc Âm Lc 12,13-21 chúng ta khám phá ra Chúa Giê-su là Thày Dạy về giá trị đích thực của con người. Theo quan niệm thông thường của người đời thì người giầu có là người được bảo đảm. Vì thế mà ai nấy đều tìm mọi cách để trở nên giầu có. Nhưng theo quan điểm của Chúa Giê-su thì giầu có đích thực là giầu có trước mặt Thiên Chúa, tức giầu về lòng tin, lòng cậy và lòng mến, giầu về nhân đức và ơn sủng, giầu về hy sinh từ bỏ và khiêm nhường phục vụ tha nhân.

3.2 Sứ điệp của Lời Chúa      

Sứ điệp của Lời Chúa hôm nay được gói gọn trong lời này: Anh em phải coi chừng, phải giữ mình khỏi mọi thứ tham lam, không phải vì dư giả mà mạng sống con người được bảo đảm nhờ của cải đâu."

IV. SỐNG VỚI CHÚA VÀ THỰC THI SỨ ĐIỆP CỦA NGƯỜI

4.1 Sống với Thiên Chúa là Đấng giầu có tột cùng nhưng đã chia sẻ với tạo vật và loài người sự giầu có của mình và đã ban Con Một cho loài người để dậy chúng ta biết con đường hạnh phúc thật.    

 

4.2 Thực thi sứ điệp Lời Chúa 

Lời Chúa hôm nay mời tôi nhìn vào tâm hồn và cách sống của mình xem tôi có tham lam mọi thứ không? Đối với tôi, của cải vật chất, danh vọng, chức quyền, lạc thú có quan trọng hơn đời sống thanh thoát, khó nghèo, từ bỏ và tin tưởng vào Chúa Quan Phòng không?

 

V. CẦU NGUYỆN CHO THẾ GIỚI VÀ HỘI THÁNH

5.1 «Hư không trên các sự hư không, hư không trên các sự hư không, và mọi sự đều hư không» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho biết bao người trong thế giới ngày nay đang say sưa chạy theo của cải vật chất và quyền lực mà không ý thức được rằng đó chỉ là những thứ chóng qua và nguy hiểm cho phần rỗi của họ.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

 

5.2 «Anh em hãy hướng lòng trí về những gì thuộc thượng giới, chứ đừng chú tâm vào những gì thuộc hạ giới.» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho Đức Giáo Hoàng Phan-xi-cô, cho các Hồng Y, Giám Mục, Linh Mục và Phó Tế và cho hết mọi Ki-tô hữu để mọi thành phần Dân Chúa biết chọn nếp sống siêu thoát và khó nghèo để làm chứng cho các giá trị trường cửu của Phúc Âm.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

 

5.3 «Ấy kẻ nào thu tích của cải cho mình, mà không lo làm giàu trước mặt Thiên Chúa, thì số phận cũng như thế đó» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho các Ki-tô hữu trong cộng đoàn giáo xứ chúng ta, để mọi giáo dân nam nữ, già trẻ biết đầu tư cho đời sống tâm linh của mình và của gia đình mình.

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

 

5.4 «Vậy anh em hãy giết chết những gì thuộc về hạ giới trong con người anh em: ấy là gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam» Chúng ta hãy dâng lời cầu xin Chúa cho những người có chức, có quyền, có tiền trong đạo cũng như ngoài đời, để những người ấy có đủ dũng cảm và sức mạnh thiêng liêng mà chiến thắng các cơn cám dỗ của “gian dâm, ô uế, đam mê, ước muốn xấu và tham lam.”

Xướng: Chúng ta cùng cầu xin Chúa! Đáp: Xin Chúa nhận lời chúng con! 

 

Sàigòn ngày 28 tháng 07 năm  2019

Giêrônimô Nguyễn Văn Nội.    

Tác giả: Jerome Nguyễn Văn Nội

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!