Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
JB. Lê Đình Nam
Bài Viết Của
JB. Lê Đình Nam
SUY NIỆM TUẦN THÁNH 2021
Lễ Đức Mẹ Sầu Bi (15.9): Mẹ đứng đó
Đức Mẹ Fatima: Lời nhắn nhủ của Mẹ vẫn còn mang tính thời sự
Suy niệm Chúa nhật Phục sinh: Ánh Sáng Hy Vọng
Suy niệm Tuần Thánh - Thứ 7: Tình Mẫu Tử
Suy niệm Tuần Thánh - Thứ 6: Thập Giá Tình Yêu
Suy niệm Tuần Thánh - Thứ 5: Tâm Tư Phút Cuối
Suy niệm Tuần Thánh - Thứ 4: Giọt Lệ Thống Hối
Suy niệm Tuần Thánh - Thứ 3: Nụ Hôn Phản Bội
Suy niệm Tuần Thánh - Thứ 2: Đám Đông Hai Mặt
Lễ Truyền Tin: Xin vâng như Mẹ Maria
HẠT GIỐNG LỜI CHÚA
Sức mạnh của sự thinh lặng
Lễ Suy tôn Thánh giá (14.9): Chiêm ngắm Tình yêu
Sinh nhật Đức Maria: Niềm hy vọng cho nhân loại
Khoảng lặng của Cha
Thân xác chúng ta là đền thờ của Thiên Chúa
Vội trách người, chậm trách mình
Lễ Đức Mẹ thăm viếng: Chia sẻ vui buồn
Tháng Năm: Hoa Lòng Dâng Mẹ
Sống chứng nhân Tin Mừng trong Thánh Thần Tình Yêu
SỰ THỜ Ơ VÔ CẢM
Bí tích Hòa giải – nhịp cầu của Lòng Thương xót
LÒNG THƯƠNG XÓT VÔ BỜ CỦA THIÊN CHÚA
Chút tâm tình cuối tháng Mân Côi
Giáo hoàng Gioan Phaolô II: Vị Thánh của người trẻ
Tháng Mân Côi: Nghĩ về Mẹ
Đức Maria – người Mẹ của mỗi chúng ta
Tình yêu - nền tảng đời sống Đức tin
Sống khiêm nhường để được ơn Cứu Độ (Chúa nhật 31 TN A)
Tháng Linh Hồn: Nghĩ về thân phận người
Tận hiến với Mẹ
Sống niềm tin Kitô
Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt hướng dẫn Cộng đoàn Giáo phận Vinh tại Hà Nội tĩnh tâm
Cuối năm nhìn lại Đức tin
Đức tin sắt son
Sinh viên với Năm Đức Tin trước những thách đố của thời đại
Hướng về Đức Maria Vô Nhiễm Nguyên Tội
Mùa Vọng - mùa của những khao khát
Cộng đoàn Vinh tĩnh tâm Mùa Chay 2012 tại Đan viện Châu sơn
SINH VIÊN VỚI NHỮNG “ CĂN BỆNH CHỦ NGHĨA ” CỦA THỜI ĐẠI

 

Trong 2 ngày tĩnh tâm tại Đan viện Châu Sơn, chúng ta rất vinh dự và vui mừng là được Đức Tổng Giuse giảng phòng. Ngài đã  chia sẽ với chúng ta 5 “ căn bệnh chủ nghĩa ” mà con người hôm nay, giới trẻ hôm nay, xã hội hôm nay, đang mắc phải ngang qua dụ ngôn “người cha nhân hậu” trong tin mừng Thánh Luca. Qua đây mình muốn chia sẽ với mọi người những căn bệnh chủ nghĩa mà Đức Tổng nêu ra ngay trong cuộc sống sinh viên của chúng ta. 

Bệnh chủ nghĩa tự do: Bắt đầu cuộc sống sinh viên là như cánh chim được tung cánh bay, bay khỏi vòng tay của gia đình, của làng xóm, của Giáo xứ… như chúng ta vẫn thường nói với nhau: ta được tự do rồi, giờ thì thích làm gì thì làm, có ai biết mình là ai đâu…. Những tư tưởng như thế đã  làm cho sinh viên ngày nay quá lạm dụng cái chủ nghĩa tự do và chính sự tự do mà chúng ta đang sử dụng lại đưa chúng ta đến chỗ mất tự do và trở thành nô lê, nô lệ của những đam mê, ham muốn. Họ luôn mang trong mình tư tưởng đó và tự bảo với mình rằng: thích ngủ lúc nào thì ngủ, thích đi đâu thì đi, thích mấy giờ về thì về, thích chơi gì thì chơi….có ai quản mình đâu, mình có tự do mà.

Còn bạn thì sao? Bạn có như vậy không?

Bệnh chủ nghĩa cá nhân: đây là căn bênh ngày càng phát triển mạnh trong con người hôm nay mà đặc biệt là giới trẻ. Tôi không cần ai, tôi có thể làm tất cả, nơi tôi có tất cả và tôi có có thể làm tất cả… tôi có tri thức, tôi học đại học, tôi thông minh, hiểu biết… rồi gia đình sẽ phải cần tôi, tôi chỉ cần tôi thôi. Đó là những gì mà sinh viên ngày nay đang tự hào về chính bản thân mình, họ thích được khen ngợi, được đánh bóng mình từ đó cái “tôi” của họ được đề cao và từ đó họ luôn tôn sùng cái “tôi” của mình như một ngẫu tượng. Sinh viên ngày nay chỉ biết sống cho mình mà không cần quan tâm đến những người khác, không cần quan tâm đến những gì đang xảy ra xung quanh, họ chỉ biết vun đắp cho mình và cho mình. Họ nghĩ mình là vinh dự, là niềm tự hào cho gia đình, cho quê hương cho nên mình không cần ai, mà chỉ có gia đình, quê hương đang cần họ.

Còn bạn thì sao? Còn có sống cho một mình mình không?

Bệnh chủ nghĩa hưởng thụ: Đời người ai mà chẳng hưởng thụ , nhưng hưởng thụ thế nào cho đúng, cho công bằng, cái gì đáng hưởng thụ và cái gì không đáng hưởng thụ. Dường như sinh viên ngày nay cuộc sống của họ chỉ biết hưởng thụ, biết tiêu xài rồi cuốn theo những lạc thú, những đam mê, những thõa mãn bản thân mà họ cho là mình đáng được những hưởng và phải tận hưởng làm sao mình sung sướng và hạnh phúc là được. Họ nghĩ mình đi học là oai sang trong gia đình, là niềm vinh dự, niềm tự hào cho gia đình nên họ muốn làm gì thì làm. Họ đốt tiền bạc, đốt thời gian, sức khỏe trong những trò chơi vô bổ, những giải trí không lành mạnh, những sở thích của bản thân và rồi họ phải hối hận, phải gánh chịu hậu quả của những cái mà họ cho là mình đáng được hưởng đó. Những cái họ đáng được hưởng thụ lại bị chính bản thân họ đánh mất, đã thế chính gia đình, anh em, bạn bè của họ cũng bị liên lụy, bị ảnh hưởng bởi họ, rồi chính cái đó trở thành án phạt cho bản thân.

Chúng ta hãy nhìn lại bản thân mình xem sao?

Bệnh chủ nghĩa duy lợi: Mang lại lợi ích cho bản thân là một điều  tốt và cần làm, nhưng hãy nhìn lại xem cái mình đang và sẽ làm có ảnh hưởng đến người khác không. Sinh viên dường như chỉ biết nhận tiền của gia đình, của người thân rồi đem tiêu xài phung phí cho thõa mãn bản thân mình, không có mục đích. Trong khi đó họ không nghĩ đến những người cha, người mẹ đang vất vả, thức khuya dậy sớm để lo cho con từng miếng cơm manh áo, lo cho con được học hành đầy đủ. Lo con đi học vất vả không để ý đến ăn uống thì gửi cho con cân thịt, con cá để con bồi dưỡng thêm. Nhưng trái lại con cái lại lợi dụng những tấm lòng tốt của cha mẹ để rồi chỉ biết nghĩ đến mình, lo cho bản thân mình làm sao cho thỏa mãn mình là được. mặt khác họ có thể lợi dụng người thân, bạn bè, lợi dụng những quan hệ chỉ nhằm mang lại lợi ích cho mình mà không biết chính mình đang làm tổn thương, làm hại những người tốt với mình về cả thể xác lẫn tinh thần. Cái gì tốt thì họ giữ cho mình còn cái gì xấu thì họ trút lên bất kỳ ai mà họ có thể trút dù đó là bạn bè, hay người quen, thật là một điều tai hại và nhẫn tâm. Họ đánh giá cuộc sống theo những món lợi để rồi thế gian đánh giá lại họ theo những món lợi và họ trở thành món hàng.

Bản thân mình có như vậy không?

Bệnh chủ nghĩa tương đối: Đây đang là trào lưu của thế giới hôm nay, người ta xem tất cả chỉ là tương đối. Con người cũng tương đối thôi, học cũng tương đối thôi, tình yêu cũng chỉ tương đối thôi, Thiên Chúa cũng tương đối thôi, đạo nghĩa cũng tương đối thôi…  và rồi họ không còn biết bám víu vào đâu và cuộc sống họ như con thuyền không có bến đỗ. Chính những cái đó đã làm cho sinh viên ngày nay không còn xem cái gì là mục đích, với họ tất cả chỉ là những phù du, ảo tưởng, những nguyên tắc… Để rồi họ bỏ học, họ bỏ đi lễ, đi nhà thờ, họ xem tình yêu như trò chơi và xem người mình yêu như món hàng… Và rồi họ lao vào những đam mê, những thú vui đưa họ đến cái chết. Không những thế chính những cái này đã để lại cho thế giới ngày nay những tệ nạn xã hội từ ma túy, đánh bạc, mại dâm… rồi dẫn đến HIV, phá thai, chém giết nhau…

Bạn nên nhớ rằng trên đời này còn có những cái tuyệt đối và mãi mãi vẫn là tuyệt đối và bạn cần cái đó.

Còn chúng ta? Chúng ta có nghĩ như vậy không?

Tóm lại, 5 “căn bệnh chủ nghĩa” trên đang đưa dần con người đến văn hóa của sự dối trá, sự chiến tránh và dẫn đến sự chết. Mỗi chúng ta cần phải kết hợp với Chúa và đề phòng với những căn bệnh đó vì đó là mầm mống sinh ra các bệnh khác. Chúng ta là những sinh viên, là giới trẻ của thế giới và đặc biệt hơn nữa là mỗi chúng ta là những Kitô Hữu, chúng ta cần phải hành động, phải can đảm làm chứng cho Chúa giữa cuộc sống này và đem Tin mừng của Chúa đến cho mọi người. Để chính Chúa qua chúng ta chữa những “căn bệnh chủ nghĩa” mà cả thế giới đang mắc phải và đặc biệt là giới trẻ ngày nay. Nguyện xin Chúa gìn giữ và ban ơn trợ lực cho chúng con để chúng con chiến thắng những cám dỗ của thời đại này. 

(Bài viết có sử dụng tư liệu trong bài giảng của Đức Tổng Giuse)

 

J.B Lê Đình Nam

Tác giả: JB. Lê Đình Nam

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!