Chuyên
mục:
“Huế
- Saigòn - Hànội”
Ban
Biên Tập Công Giáo Việt Nam
Kính mời theo dõi
video tại đây:
https://bit.ly/3qG1Nhv
Kính thưa Quý Độc Giả.
Nhân vì chúng tôi có nhận được bài viết của ông Nguyễn
Chính Kết được phổ biến rộng rãi qua email: Giải Ảo Cuộc Sống egonihilsum@gmail.com, mang tựa đề, “Vụ Linh mục Antôn Đặng Hữu Nam”. Bài viết được rào đón kỹ càng để chứng tỏ
là khách quan, nhưng nội dung có những nhầm lẫn đáng tiếc, thậm chí có thể bị
hiểu theo nghĩa rất xấu; và
từ đó nhiều
người có thể sẽ hiểu sai Lời Chúa một cách hết sức nguy hiểm; vì thế BBT CGVN có ít dòng xin chia sẻ với mọi
người, hầu giảm thiểu tác hại xấu.
Ông Kết đã chạm ngưỡng “thất thập” rất đáng quý, ông
còn may mắn suốt thời gian dài là cựu chủng sinh Saigon và Giáo Hoàng Học Viện
PIO X, bạn của ông hiện có nhiều vị đang là Giám Mục đương nhiệm; nhiều Linh Mục,
Tu Sĩ đã từng là học trò của ông; Nhưng chỉ vì quan điểm chính trị mà ông đã làm một việc để phỉ báng
Thiên Chúa và công khai chống lại Giáo Hội: ông dùng Lời Chúa để làm phương tiện phục vụ cho suy nghĩ chủ quan
cá nhân của mình, ông mượn Lời Chúa để tự đưa ra
“tiêu chuẩn” đánh giá các Giám Mục, Linh Mục Việt Nam để lôi kéo dư luận đi
theo chiều hướng của mình. Ông cũng không
là ngoại lệ bằng cách dùng internet để làm võ đài, đấu trường, phân hóa nội
tình các Giáo Phận tại Việt Nam.
Thiên Chúa là Tình Yêu từ đời đời cho đến muôn đời, Ngài không bao giờ là Tư Bản hay Cộng Sản; Cộng Hòa
hay Dân Chủ; Ngài là Ông Chủ theo nghĩa tuyệt đối và nắm vận mệnh của tất cả; đừng đòi hỏi người khác phải suy nghĩ và hành động
như mình; cũng đừng “nặn” ra một Thiên Chúa theo trí tưởng tượng thô thiển của
mình để dạy dỗ người khác những điều không đến từ Thiên Chúa. Cốt lõi là mỗi người phải nhận
ra được Ý Chúa để thực thi cho trọn vẹn; muốn vậy, tiên vàn phải phân định được
Ý Chúa và ý
riêng của mình hoặc ý của người khác.
Mục đích tốt, phương tiện xấu thì cũng khó đạt kết
quả tốt nhất; nhưng khi mục đích đã xấu thì phương tiện càng tốt, kết quả càng xấu.
Chúng ta đều chỉ là những đầy tớ bất xứng của Lời Chúa: Không ai được
phép đóng vai ông chủ của Lời Chúa; tất cả đều là đầy tớ, phải quỳ gối xuống mà đọc Lời Chúa. Lời Chúa là để xét mình chứ không phải để
xét người. Càng xét mình, càng thấy mình tội lỗi. Đấy mới là cái cần “Giải Ảo Cuộc Sống” thiết
thực và cấp bách nhất cho nhân loại mọi thời.
Có một chi tiết rất chắc chắn và tối quan trọng
nhưng lại ít được chú ý: Chúa Giêsu không để lại cuốn
sách nào cả, nhưng Ngài đã “để lại” Mười Hai Tông Đồ. Việc rao giảng thuở ban đầu là do chính các Tông Đồ
thực hành bằng những chứng từ rất sống động của mỗi người về Chúa, và chính các Tông Đồ đã chủ
động chịu trách nhiệm soạn thảo các bản văn Thánh Kinh. Cho nên đừng ai làm điều ngược lại là lấy Thánh Kinh ra để dạy dỗ các Giám
Mục, những người kế vị các Tông Đồ.
Thánh Kinh là Lời Chúa do
Giáo Hội gìn giữ, loan truyền, và sống trong hàng ngàn năm qua. Vì thế,
chúng ta chỉ
nên nghe theo Huấn Quyền chính thức (Magisterium) của Giáo Hội Công Giáo
về việc giải thích Thánh Kinh, để giữ cho Đức Tin luôn được toàn vẹn cho đến tận thế. Điều này được minh
định trong bức thư mang tên vị Giáo Hoàng Tiên Khởi: "Không một ai được quyền tùy ý diễn giải một lời ngôn
sứ nào trong Thánh Kinh” (2Pr 1, 20).
Vì thế khi dùng Thánh Kinh để phê phán, lên án Giám Mục Giáo
Phận là một hành động công khai chống lại chính Thiên Chúa, tác giả của
Thánh Kinh.
BBT CGVN đã có nhiều chia sẻ tuy đã cũ nhưng vẫn có
giá trị sử dụng lâu dài: Vài ba gợi ý rất đơn sơ dưới đây,
đủ để giúp mọi người dễ dàng và nhanh chóng nhận ra một sự việc có phải là do tác động của Chúa Thánh Thần hay không.
1. Thiên Chúa chỉ can thiệp vào những công việc mà mục đích sau
cùng phải có ích lợi cho Linh hồn người ta. Thí dụ, nếu Chúa
chữa cho ai đó khỏi bệnh phần xác, thì việc khỏi bệnh chỉ là trung gian, là dấu
chỉ để người đó dễ dàng nhận ra Chúa và đi theo Ngài. Ma quỉ cũng có thể làm
những việc lạ lùng, nhưng nó không bao giờ quan tâm tới việc giúp ích cho Linh
hồn người ta.
2. Trước và sau khi nhận được Ơn Chúa, người đó đã trở nên tốt hơn hay xấu đi? Người nhận được Ơn Chúa sẽ luôn trở nên tốt hơn; ngược lại, nếu
sau khi gặp "sự lạ" mà một người trở nên xấu đi (kiêu căng, tự phụ,
bê tha, gây chia rẽ…), thì đó là dấu chỉ chắc chắn không phải do Chúa.
3. Thiên Chúa không bao giờ chống lại Giáo Hội của
Ngài, Giáo
Hội mà Ngài đã trao cho các Giám Mục đương nhiệm chăm sóc, trong sự hiệp thông chặt chẽ với Giám Mục
Rôma là Đức Giáo Hoàng.
Ngoài ra, chúng ta còn có
một nhắc nhở rất quan trọng: “Linh Mục là cộng sự viên
khôn ngoan, là phụ tá và là dụng cụ của hàng Giám Mục. Trong mỗi cộng đoàn tín
hữu địa phương, Linh Mục là hiện thân của Giám Mục mà các Ngài hằng liên kết
với lòng tin tưởng và quảng đại, lãnh nhận phần chức vụ cùng chia sẻ nỗi lo
lắng của Giám Mục và hằng ngày ân cần thi hành chức vụ ấy”. (Lumen Gentium
số 28). (Lumen Gentium là một Văn kiện nền tảng
của Thánh Công Đồng Chung Vatican II, tên đầy đủ là: “Hiến Chế Tín Lý về Giáo Hội - Lumen Gentium”, chữ Lumen Gentium là tiếng
La Tinh có nghĩa là “Ánh Sáng Muôn Dân”).
"Các tín hữu phải
liên kết với Giám Mục, như Giáo Hội gắn bó với Chúa Giêsu Kitô, và như Chúa
Giêsu Kitô gắn bó với Chúa Cha, hầu nhờ sự hiệp nhất ấy, tất cả mọi sự đều hòa
hợp và trở nên phong phú cho vinh quang Thiên Chúa" (Lumen Gentium số 27).
Giám Mục đương nhiệm là Đầu của Giáo Phận, với thẩm quyền: giáo huấn,
thánh hóa, cai quản, nên tất cả chúng ta được mời gọi lắng nghe, cộng tác và
vâng phục các ngài, như Thánh Công Ðồng đã dạy rằng: “Chính Chúa đã lập các
Giám Mục kế vị Tông Ðồ làm Mục Tử Giáo Hội. Bởi vậy, ai nghe lời các ngài là
nghe lời Chúa Kitô, còn ai khinh dể các ngài là khinh dể Chúa Kitô và Ðấng đã
phái Chúa Kitô đến” (Lumen Gentium số
20).
Sắc lệnh về Tác
Vụ và Đời Sống Linh Mục số 7 viết: “Phần các Linh Mục, với ý thức về Thánh Chức
sung mãn đã được trao ban cho các Giám Mục, hãy tôn
trọng nơi các ngài quyền bính của Chúa Kitô, Vị Mục Tử Tối Cao. Vì thế các Linh
Mục luôn gắn kết với Giám Mục của mình trong tình yêu thương và thái độ vâng phục
chân thành”. Sau đó Sắc lệnh còn ghi chú ở phần footnote: “Các Linh Mục không được làm gì mà không hỏi ý kiến Giám
Mục, vì chính Giám Mục là người mà Chúa đã ủy thác Dân Chúa và là
người phải trả lẽ về những Linh Hồn được các
Linh Mục coi sóc”. (Constitutionem Apostolorum VIII, 47,39).
Nhân đây, để cống
hiến cho Quý Độc Giả như một món quà quý báu, BBT CGVN xin được sơ lược lại một
bài Thánh Kinh do chúng tôi vừa có dịp may mắn ghi chép lại được, đây là những
suy tư rất hữu ích và tối cần thiết cho mọi
người trong mọi thời đại. Chủ đề
của bài là: “Những bài học lớn được rút ra từ Sách
Các Vua”:
I. HỘI THÁNH CẦN NƯƠNG
TỰA VÀO CHÚA
I.1. Israel, Dân Chúa trong Cựu Ước:
Thay vì đặt niềm cậy trông nơi Thiên
Chúa của giao ước, đã không ít lần, các vua cũng như dân Chúa lại cậy dựa vào những sức mạnh khác: quân lực và
vũ khí, các thế lực ngoại bang, các ngẫu thần... Kết
quả là Israel mất miền đất Chúa ban, Đền thờ bị tiêu hủy, người lãnh đạo bị
bắt. Mọi sự tiêu tan.
I.2. Bài học cho Dân Chúa ngày nay:
Giáo Hội là Dân Thiên
Chúa: “Chúa Kitô triệu
tập dân chúng từ dân Israel và từ các dân ngoại, họp
thành một khối duy nhất trong Thánh Thần chứ không theo xác thịt, để
họ làm nên Dân mới của Thiên Chúa... một dòng giống được
tuyển chọn, hàng tư tế vương giả, dân tộc thánh, dân tộc đã được Thiên Chúa thu
phục, trước kia không phải là một dân, nay là dân của Thiên Chúa”
(lPr 2, 9-10).
Cũng như dân Israel trong Cựu Ước, sức mạnh của dân này không ở nơi đâu khác mà là nơi Thiên Chúa. Vì thế,
khi nào Giáo Hội tìm kiếm sức mạnh bằng cách dựa vào quyền lực thế gian hay của
cải vật chất, thì mọi sự rồi sẽ tiêu tan. Lịch sử còn để lại những
bằng chứng cụ thể cho bài học này. Nếu thực sự cậy trông vào Chúa thì điều quan trọng là trong mọi hoàn cảnh, Dân Chúa phải cầu
nguyện, lắng nghe và sống Lời Chúa. Đây
là bài học không những cho Hội Thánh nói chung mà còn cho mỗi người Kitô hữu là
thành viên trong Hội Thánh.
II. MỐI NGUY HIỂM CỦA QUYỀN
LỰC, CỦA CẢI VÀ SẮC DỤC
II.1. Những điển hình trong sách Các
Vua:
Vua Đavít là một minh quân
đẹp lòng Thiên Chúa và được dân kính trọng, nhưng chỉ vì chiều theo tính xác
thịt mà đổ vỡ mọi việc. Từ tội sắc dục dẫn đến những tội ác khác như gian dối, giết
người... và hình phạt nhà
vua phải chịu thật nặng nề. Vua Salômon cũng đã khởi đầu triều đại của mình hết
sức tốt đẹp, với lòng khiêm tốn chân thành, nhờ đó được ơn khôn ngoan lạ thường. Nhưng dần dần, vua rơi vào tình trạng sa đọa vì quyền lực, sắc
dục, của cải. Cuối đời ông, đánh dấu bước
đi xuống của cả dòng dõi Đavít (1V 11-13).
II.2. Bài học cho mỗi Kitô hữu:
Lịch sử làm chứng rằng,
không phải những cuộc bách hại tôn giáo đã hủy diệt Đạo mà chính
là những
vũng lầy êm ái như ham muốn tiền bạc, xác thịt, quyền lực. Biết là vũng lầy nhưng lại quá êm
ái, vì thế người môn đệ Chúa Giêsu vẫn bị rơi vào. Lời cảnh giác của Chúa Giêsu
luôn mới mẻ: “Anh em hãy tỉnh thức cầu nguyện
kẻo sa chước cám dỗ. Vì tinh thần thì hăng say nhưng thể xác lại yếu hèn”
(Mt 26, 41). Thánh Phêrô cũng nhấn mạnh: “Anh em hãy
sống tiết độ và tỉnh thức, vì ma quỷ,
kẻ thù địch của anh em, như sư tử gầm thét, rảo quanh tìm mồi cắn xé.
Anh em hãy vững lòng tin mà chống cự nó” (lPr 5, 8). Nếu lỡ sa ngã, thì gương sám hối của vua Đavít cần được ghi nhớ: Hãy sám hối
thật lòng (TV 50).
III. Vai trò tiên tri
của Kitô hữu giáo dân:
Khi
chịu Phép Rửa, mọi Kitô hữu đều được chia sẻ chức năng tiên tri
(ngôn sứ) của Chúa Kitô. Người Kitô hữu thể hiện chức năng này khi họ nối kết việc tuyên xưng đức tin và đời sống làm một.
Như thế, họ loan báo Chúa Kitô bằng đời sống,
chứng tá và lời nói... và việc loan báo đó có hiệu quả đặc biệt trong bối cảnh
ngày nay (Lumen Gentium số 35). Gia đình
chính là môi trường hoạt động và là trường học tuyệt diệu cho việc tông đồ giáo
dân. Từ gia đình, Kitô giáo thấm nhập vào tất cả các lãnh vực của
đời sống con người và dần dần, biến đổi các lãnh vực ấy theo những chuẩn mực
của Phúc Âm (Lumen Gentium số 35). Người giáo dân
còn có sứ mạng cao cả nữa là loan truyền Tin Mừng của Chúa cho toàn thế giới.
Vì vậy, họ cần tìm hiểu sâu xa hơn chân lý Chúa
mặc khải và tha thiết xin Chúa ban ơn khôn ngoan cho mình (Lumen
Gentium số 35).
Riêng về Chủ
Thuyết và Con Người Vô Thần, HIẾN CHẾ MỤC VỤ VỀ GIÁO HỘI
TRONG THẾ GIỚI NGÀY NAY - GAUDIUM ET SPES số 19 đã viết: “Quả thực, những người cố tình loại trừ Thiên Chúa ra khỏi
tâm hồn và tránh né những vấn đề tôn giáo vì không nghe theo tiếng
nói của lương tâm, chắc chắn đã có lỗi; tuy nhiên, chính các tín
hữu thường cũng có một phần trách nhiệm về vấn đề này.
Thật vậy, Chủ Nghĩa Vô Thần nói chung không phải nảy sinh do một
nguyên nhân duy nhất, nhưng do nhiều nguyên nhân, trong đó phải kể tới phản ứng phê phán chống lại các tôn giáo, và đặc
biệt ở một vài nơi, phê phán chính Kitô giáo. Vì thế, có
thể các tín hữu phải chịu phần trách nhiệm không nhỏ trong việc làm
nẩy sinh Chủ Thuyết Vô Thần, hoặc bởi xao
lãng việc giáo dục đức tin, hoặc vì trình
bày sai lạc về giáo lý, hoặc do những
thiếu sót trong đời sống tôn giáo, luân lý và xã hội, có
thể nói lúc đó họ che giấu hơn là tỏ bày
bộ mặt đích thực của Thiên Chúa và tôn giáo”.
Xin chân thành cảm ơn và xin thương cầu nguyện cho nhau.
BBT CGVN