Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Ban Biên Tập CGVN
Bài Viết Của
Ban Biên Tập CGVN
MỪNG CHÚA PHỤC SINH 2024; Mừng 500 Năm; 20 Năm; 10 Năm… xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2024: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Xin giúp đỡ việc in sách Quà Tặng Tin Mừng
TRI ÂN CHA ĐA MINH ĐINH VĂN VÃNG, BÚT HIỆU LM. ĐAN VINH, HHTM (HIỆP HỘI THÁNH MẪU)
Giới thiệu Mái Ấm Lâm Bích
Truyền Giáo bằng Quà Tặng Tin Mừng
Món quà quý của Lm Giuse Vũ Thái Hòa, người con xa quê của Giáo Hội Việt Nam.
Có nên đặt tượng Chúa Hài Đồng trong hang đá Giáng Sinh ngay trong Mùa Vọng không?
MỪNG MẸ HỒN XÁC LÊN TRỜI: HIỆP THÔNG - THAM GIA - TRUYỀN GIÁO:
Lễ Mừng Tạ Ơn Kim Khánh Linh Mục Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS.
Tôi gánh tội Ađam hay tôi đang là Ađam?
Đừng ai đánh mẹ tôi!
MỪNG CHÚA PHỤC SINH THAM GIA TRUYỀN GIÁO:
Đầy tớ chứ không phải ông chủ của LỜI CHÚA
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2022: Đại dịch xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
XIN GIÚP PHỔ BIẾN CHUYÊN ĐỀ THÁNH KINH 100 TUẦN
Giới thiệu kênh Youtube của BBT CGVN
CÁO PHÓ: Cha Marie Bảo Tịnh Trần Văn Bảo, O.Cist.- Nguyên Viện Phụ Đan Viện Xitô Thánh Mẫu Tâm Mỹ Ca, Nha Trang
Hãy nói sự thật trong đức ái (x. Ep 4,15).
"ĐỂ ĐƯỢC ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO NÊN LINH MỤC GIÁO PHẬN NHƯ LÒNG CHÚA VÀ GIÁO HỘI MONG ƯỚC"
Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc: “Cơn cám dỗ làm điều thiện”.
MỪNG CHÚA GIÁNG SINH và NĂM MỚI 2021: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Cáo Phó Linh mục Luca PHẠM QUỐC SỬ
“Tiếng Nói Sự Thật” của Nhóm Trừ Quỷ Bảo Lộc có thật không?
Những Điều Được Viết Trong Kinh Thánh Có Thật Hay Không?
Quảng Bá Thách Đố Đào Luyện Lương Tâm Để Làm Tín Hữu Công Dân
Thông tin về Lớp Học Kinh Thánh (Lớp Ngôn Sứ)
Lời Tạ Ơn Nhân Dịp MƯỜI SÁU NĂM Truyền Thông của Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam và Đặc San Giáo Sĩ Việt Nam
Giới Thiệu sách mới: Làm sao tha thứ - Giải pháp chữa lành cho khổ nạn lạm dụng tình dục
Quà Tặng Tin Mừng - Quà Tặng của Lòng Thương Xót
Mùa Chay 2020 – Mùa của Cơm Yêu Thương
Mừng Xuân, Mừng Chúa Nhật Lời Chúa, Mừng Năm Lời Chúa và Mừng Quà Tặng Tin Mừng
Tin vui cho Quê Hương và Giáo Hội Việt Nam
GIÁNG SINH 2019: xin đừng quên các bệnh nhân ung thư
Giới thiệu sách quý
Quà Tặng Tin Mừng 2019
GIỚI THIỆU SÁCH SỐNG LỜI CHÚA Quyển 3/2019
GIỚI THIỆU SÁCH SỐNG LỜI CHÚA Quyển 2/2019
MÙA CHAY – MÙA CỦA CƠM YÊU THƯƠNG
Cầu nguyện cá nhân, bí quyết tình yêu và vui sống
GIỚI THIỆU SÁCH MỚI: LÀM SAO THA THỨ - GIẢI PHÁP CHỮA LÀNH CHO KHỔ NẠN LẠM DỤNG TÌNH DỤC



Kính thưa Quý Cha và Quý Vị,

Ban Biên Tập Công Giáo Việt Nam chúng con vui mừng kính báo:

Nhà sách Hòa Bình thuộc Dòng Thánh Phaolô Thiện Bản,

Địa chỉ: Số 1 Công Xã Paris, P. Bến Nghé, Q1, Tp.HCM

Email: nsachducbahoabinh@gmail.com

HOTLINE: 0938.037.175 / (028) 38.250.745

vừa cho phát hành toàn quốc cuốn sách giá trị và có ý nghĩa rất lớn:

“Làm sao tha thứ – Giải pháp chữa lành cho khổ nạn lạm dụng tình dục”.

https://ducbahoabinhbooks-osp.com/sach-thieng-lieng/lam-sao-tha-thu-giai-phap-chua-lanh-cho-kho-nan-lam-dung-tinh-duc/

Tác giả: Lm. Jean Monbourquette, OMI & Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS

Kích thước: 14.5 x 20.5 cm   Số trang: 380  Giá bìa 65.000 VNĐ

Sách đã được Đức Tổng Chủ Tịch Hội Đồng Giám Mục Việt Nam cho Imprimatur:

Huế, ngày 14.05.2020

 

Chúng con xin chúc mừng Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS, xin chân thành cám ơn Nhà Sách Hòa Bình và hân hạnh giới thiệu với Quý Cha và Quý Vị.

Kính mong mọi người bớt chút thời giờ tham khảo vài Lời Giới Thiệu và Lời Nói Đầu dưới đây.

Chúng con xin chân thành cám ơn.

BBT CGVN

Lời giới thiệu

Của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt

Nguyên Tổng Giám Mục Hà Nội

 Cuộc khủng hoảng lạm dụng tính dục đã kéo dài gần một thế kỷ. Và đã có những đổi chiều trái ngược. Từ giữa thế kỷ 20, cán cân nghiêng về phía những kẻ có quyền. Tất cả im lặng như không có gì xảy ra. Nhưng những năm cuối thể kỷ trước đã chứng kiến gió đổi chiều. Im lặng bị phá vỡ. Sóng gió phẫn nộ nổi lên dữ dội. Thế thượng phong thuộc về các nạn nhân.

 Những phiên toà đã minh bạch. Công tội đã rạch ròi. Đền bù đã thực hiện. Nhưng đó chỉ là bề mặt. Toà án dân sự đã khép lại. Nhưng còn đó toà án lương tâm. Cuộc đấu tranh với quyền lực, với cơ chế đã hoàn thành. Nhưng làm sao chấm dứt được cuộc chiến với chính mình. Và cả cuộc chiến với Thiên Chúa. Những bất công được đền bù. Nhưng những vết thương sâu thẳm không bao giờ lành lặn. Vấn đề mới đặt ra: Làm sao tha thứ?

 Giết chết kẻ thù mà không tiêu diệt được hận thù cũng vô ích. Vì hận thù trở thành một kẻ thù khác. Kẻ thù mang tên hận thù là không thể tiêu diệt. Đó là kẻ nội thù. Đó là chính mình. Còn gì đau khổ hơn ta chống lại ta.

 Chỉ có một phương thuốc. Đó là vấn đề tha thứ. Nếu không tha thứ không thể giải quyết rốt ráo vấn đề. Tha thứ vốn luôn là vấn đề nhiêu khê. Nên thánh Phêrô đã phải hỏi Chúa xem tha thứ thế nào là đủ. Chúa đã cho biết tha thứ là không giới hạn. Trong trường hợp này vấn đề tha thứ lại càng nhức nhối hơn.

 Một lần nữa cha giáo Micae-Phaolo Trần minh Huy lại có mặt. Như người bạn luôn chìa cánh tay nâng đỡ những bước chân mệt mỏi rã rời. Như vị lương y luôn túc trực bên những người cần thày thuốc. Đã đưa ra phương thuốc đúng lúc cần thiết. Khi ngòi bút không biết mệt mỏi viết nên những trang đầy tâm huyết: “Làm Sao Tha Thứ? Giải pháp chữa lành cho khổ nạn lạm dụng tình dục

 Với thao thức của người tông đồ tận tuỵ phục vụ Giáo hội. Với nhạy bén của tâm hồn tha thiết với việc đào tạo. Ngài đã tìm ra quyển Comment pardonner của cha Jean Monbourquette. Không hài lòng với công việc chuyển dịch nguyên văn, ngài còn cất công viết thêm phần mở đầu để mọi người hiểu rõ vấn đề. Rồi mới dẫn vào tiến trình tha thứ gồm 12 giai đoạn.

 Mười hai giai đoạn phải tiến hành cho thấy công cuộc tha thứ nhiêu khê biết bao. Nhưng cũng cho thấy tâm huyết của vị mục tử tận tình chăm sóc đoàn chiên. Và tấm lòng của vị lương y. Muốn chữa con bệnh đến ngọn đến nguồn. Muốn trừ mầm bệnh tận rễ tận căn. Để có thể tiêu diệt trọn vẹn những ổ dịch bệnh ủ kín trong hang sâu tâm hồn. Để có thể phục hồi con người trở lại tình trạng lành mạnh nguyên sơ.

 Đây là một tác phẩm của tình yêu mục tử. Khởi đi từ một trái tim yêu mến Thiên Chúa, Giáo hội và con người. Kết tinh trong thao thức phục vụ. Hoàn thành với phong cách trổi vượt. Là một tác phẩm đem đến niềm hi vọng. Vì “không chỉ chữa lành mà còn giúp lớn lên”.

 Tạ ơn Chúa. Cám ơn các tác giả. Và trân trọng giới thiệu với độc giả.

 

Châu sơn ngày lễ Đức Mẹ Fatima 2020

 

Giuse Ngô quang Kiệt

Nguyên TGM Hà nội

 

 

LỜI GIỚI THIỆU

Của Đức Cha Giuse Đinh Đức Đạo

Giám Mục Giáo Phận Xuân Lộc

Thành Viên Bộ Giáo Dục Công Giáo

 

Tôi vui mừng giới thiệu cuốn sách “Làm sao tha thứ? Giải pháp chữa lành cho khổ nạn lạm dụng tình dục”. Tác phẩm này soi sáng cho vấn đề nhức nhối trong Giáo Hội hiện nay và trả lời cho nỗi khắc khoải của xã hội mọi thời đại.

Dịch bệnh lạm dụng tình dục là vấn đề nhức nhối, được phân tích kỹ càng với nhiều tư liệu, mang tính thuyết phục và được tác giả trình bày trong Phần I dưới những đề tài: 1) Tổng quát về nạn lạm dụng và vi phạm tình dục; 2) Các nguyên nhân đưa tới lạm dụng; 3) Các thiệt hại của nạn lạm dụng; 4) Các biện pháp giải quyết của Giáo Hội; 5) Giải quyết tận gốc rễ.

Khi đọc những phân tích được trình bày, độc giả sẽ thấy đây là một vấn đề hết sức phức tạp vì có nhiều nguồn gốc, nguyên do và áp lực chi phối làm cho các giải pháp được đề nghị tuy nhiều, nhưng vẫn không thể giải quyết rốt ráo vấn đề. Xem ra còn thiếu một điều gì đó cần thiết để bổ túc cho những giải pháp đã được đề ra. Điều cần thiết còn thiếu đó, theo tác giả là ý muốn và khả năng THA THỨ cả nơi nạn nhân lẫn phạm nhân. “Không có chiến thắng nếu kết quả là sự thù hận!” Vì vậy, vấn đề này không thể giải quyết chỉ dựa trên luật lệ và “công bằng lạnh lùng”.  Chỉ có tình yêu tha thứ mới có khả năng giải thoát con người khỏi sức mạnh sự dữ đang đè nặng trên lương tâm phạm nhân cũng như nạn nhân để đem lại sự an bình cho đôi bên. Nhưng làm sao có thể tha thứ được? Câu trả lời là đề tài của Phần II.

Phần II của cuốn sách với đề tài “Tha thứ” được trình bày theo hai đề mục chính yếu: 1) Những suy tư và định hướng về bản chất của Tha Thứ; 2) Mười hai giai đoạn Tha Thứ đích thực.

Đề mục “Những suy tư và định hướng về bản chất của Tha Thứ” trình bày 7 ý tưởng: Tầm quan trọng của sự tha thứ trong đời sống chúng ta; Một chuyện dụ ngôn về sự tha thứ: Alfred và Adele; Vạch trần những quan niệm sai lầm về tha thứ; Tha thứ, một cuộc phiêu lưu nhân bản và thiêng liêng; Làm sao lượng định những điều xúc phạm; Tha thứ cho ai; Một kinh nghiệm tha thứ thực sự.

Đề mục “Mười hai giai đoạn Tha Thứ đích thực” trình bày chi tiết 12 giai đoạn của hành trình tha thứ: giai đoạn 1: Không trả thù và khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm; giai đoạn 2: Nhận biết thương tổn và sự nghèo nàn của mình; giai đoạn 3: Chia sẻ thương tổn của mình với một người nào đó; giai đoạn 4: Xác định rõ mất mát của mình để đành nhận chịu mất mát; giai đoạn 5: Chấp nhận sự nổi giận và lòng muốn báo thù của mình; giai đoạn 6: Tha thứ cho chính mình; giai đoạn 7: Hiểu kẻ xúc phạm đến mình; giai đoạn 8: Tìm ra trong cuộc sống mình một ý nghĩa cho sự xúc phạm; giai đoạn 9: Biết mình đáng được tha thứ và đã được đặc xá; giai đoạn 10: Thôi tự làm khổ mình vì muốn tha thứ; giai đoạn 11: Mở lòng ra với ân sủng tha thứ; giai đoạn 12: Quyết định chấm dứt hoặc đổi mới quan hệ.

Trong việc tha thứ, có hai khó khăn. Khó khăn thứ nhất là không xác tín mình cần tha thứ mà chỉ muốn công bằng, khó khăn thứ hai là không có khả năng tha thứ. Điều này được diễn tả qua câu nói quen thuộc tiếng Anh: “I forgive, but never forget” (Tôi tha thứ, nhưng tôi không bao giờ quên). Qua hai đề mục trên đây, tác giả hướng dẫn độc giả khắc phục hai khó khăn trên, từ từ tiến qua các chặng đường để tha thứ thực sự. Tha thứ quả là một hành trình khó khăn, vất vả đòi phải quyết tâm và kiên nhẫn thực hiện từng bước. Những điều tác giả trình bày là kết quả của nhiều suy tư và kinh nghiệm sống, chúng ta có thể tóm lược đơn giản như sau: tha thứ là một tác động của ý chí, được lý trí soi sáng, quyết định tha thứ và quyết định đó phải tiếp tục được lèo lái để vượt qua những cản trở là tình cảm. Như vậy, tha thứ phải sử dụng bốn khả năng của con người: lý trí, ý chí, tình cảm và hành động.

-       Lý trí suy gẫm để xác tín là cần tha thứ và có thể tha thứ được;

-         Ý chí được lý trí soi sáng, quyết định tha thứ;

-         Tình cảm chưa theo hướng đi của ý chí quyết định, cần phải được hóa giải;

-         Khi tình cảm đã được hóa giải, ý chí có thể thực sự thể hiện chính mình qua hành động.

Như đã được trình bày ở trên, cuốn sách này gồm hai phần rõ rệt. Phần I có tựa đề: “Làm sao tha thứ? Dịch bệnh lạm dụng tình dục: Khổ nạn và hy vọng chữa lành”. Phần này do cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS biên soạn. Phần II có tựa đề “Làm sao tha thứ? Giải pháp chữa lành” do cha Jean Monbourquette, OMI là tác giả, và cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy chuyển ngữ sang tiếng Việt từ nguyên văn tiếng Pháp “Comment pardonner? Pardonner pour guérir - Guérir pour pardonner” (Làm sao tha thứ? Tha thứ để chữa lành – Chữa lành để tha thứ).

Cuốn sách này gồm hai phần, nhưng thực ra là hai cuốn sách. Mỗi cuốn sách được viết riêng biệt, bởi một tác giả, vào thời điểm khác nhau, với viễn tượng khác nhau, nhưng chúng lại hòa hợp với nhau, bổ túc cho nhau và làm cho nhau thêm phong phú. Phần II do cha Jean Monbourquette, OMI là tác giả kiện toàn suy tư của Phần I do Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS biên soạn; còn phần I do Cha Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS biên soạn mở ra cho Phần II do cha Jean Monbourquette, OMI là tác giả một bối cảnh cụ thể của thời đại không có trong ý tưởng nguyên thủy của cuốn sách do cha Jean Monbourquette, OMI biên soạn.

Tôi tin tưởng độc giả sẽ thấy hứng thú và được khích lệ khi đọc những trang sách này vì hai tác giả trình bày một vấn đề của thời đại gần gũi với kinh nghiệm và thao thức của mỗi người. Các điều được hai tác giả trình bày không chỉ như những ý niệm trừu tượng, nhưng như những kinh nghiệm sống, với sự hiểu biết uyên thâm, với thao thức mục vụ và với tình yêu sâu xa của các tác giả đối với Giáo Hội và các phần tử cụ thể của Giáo Hội.

Với những điều đã trình bày, tác phẩm “Làm sao tha thứ? Giải pháp chữa lành cho khổ nạn lạm dụng tình dục” là một kho tàng đáng trân trọng. Tôi ân cần giới thiệu với tất cả những ai quan tâm đến đời sống của Giáo Hội và nhất là những ai có liên hệ với vấn đề lạm dụng tình dục.

Tòa  Giám Mục Xuân Lộc, Lễ Đức Mẹ Thăm Viếng

Ngày 31 tháng 5 năm 2020 

 

+ Giuse Đinh Đức Đạo

Giám mục Giáo phận Xuân Lộc

 

LỜI NÓI ĐẦU

Làm người, ai mà chẳng có lúc lầm lỗi: lầm lỗi mình gây nên cho kẻ khác, lầm lỗi kẻ khác gây ra cho mình, hoặc vô tình hoặc cố ý; và lầm lỗi nào cũng gây nên một vết thương. Lầm lỗi cần được tha thứ và vết thương cần được chữa lành. Nhưng LÀM SAO THA THỨ ? Làm sao chữa lành ? Ðó là vấn đề. Nhất là khi sự xúc phạm đến từ những người thân yêu, những người mình tin tưởng, những người đáng ra phải đứng về phía mình, bảo vệ mình, hướng dẫn mình... như giáo sĩ, tu sĩ hay nhà đào tạo, thì vết thương lại càng đau đớn và sự tha thứ trở nên càng khó, đặc biệt trong nỗi đau nhức nhối của thời đại là nạn lạm dụng và vi phạm tình dục trong Giáo hội và Xã hội hiện nay, đối với các nạn nhân cũng như đối với chính những người gây nên tội ác !

Phêrô hỏi Chúa Giêsu: "Thưa Thầy, khi anh em lỗi phạm đến con, thì con phải tha thứ cho họ mấy lần? Có tới bảy lần chăng?" Chúa Giêsu đáp: "Thầy không nói là bảy lần, nhưng là tới bảy mươi lần bảy" (Mt.18, 21-22). Chúa còn bảo: "Nếu mỗi ngày, anh em con xúc phạm đến con tới bảy lần, và bảy lần nó trở lại với con mà nói Tôi hối hận thì hãy tha cho nó" (Lc.17,4). Ngài còn đi xa hơn nữa: "Khi con đang dâng của lễ nơi bàn thờ mà sực nhớ người anh em lỗi phạm đến con, thì hãy để của lễ lại đó, đi làm hòa với người anh em trước đã rồi bấy giờ trở lại dâng của lễ của con" (Mt.5, 23-24).

Ðiều đó quả thật không dễ: Mình có lỗi mà đi làm hòa đã khó, huống chi khi người khác có lỗi với mình và mình là nạn nhân ! Vì "khi một người cảm thấy bị thương tổn, người ấy sẽ bị cám dỗ đầu hàng cơ chế tâm lý của sự tự ái và trả thù, bất chấp lời mời gọi của Chúa Giêsu". Khó, nhưng cần thiết biết bao, vì "tha thứ và xin thứ tha tạo ra một phẩm chất mới trong quan hệ giữa người với người, ngăn chặn vòng xoáy trôn ốc của thù hận và trả thù, trả oán, và bẻ gãy xiềng xích tội lỗi trói buộc trong tâm tư những người thù hận nhau.... không có con đường nào khác hơn là tha thứ và xin thứ tha" (Sứ điệp Mùa Chay 2001 của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II).

Cũng chính vì thế mà Ngài đã chọn chủ đề cho Ngày Hòa Bình Thế Giới năm 2002 là "Không có tha thứ thì sẽ không có Hòa Bình". Trước đó cũng đã có hai chủ đề liên quan đến Tha Thứ. Ðó là chủ đề của sứ điệp Hòa Bình năm 1975: "Hòa Giải là con đường dẫn đến Hòa Bình"; và chủ đề của năm 1997: "Hãy trao ban tha thứ, bạn sẽ nhận lại Hòa Bình". Trong lời mời gọi hãy tha thứ, Thánh Gioan Phaolô II bàn về vài điều kiện cần được nhìn nhận và thực hiện, ngõ hầu hòa bình có thể có được. Những điều kiện đó là sự đối thoại thành thật và liên lỉ, sự chấp nhận trách nhiệm và sự nhìn nhận sự tự do con nguời. Giáo Hội đi theo con đường "thanh tẩy ký ức" cách can đảm và khiêm tốn, đặt hết niềm tin tưởng vào tình thương nhân từ của Chúa, và khuyến khích thế giới hãy tin tưởng vào sức mạnh của sự thật và tình thương.

Như thế tha thứ là một nổ lực vừa nhân bản vừa thiêng liêng, là một hợp tác không những giữa kẻ gây nên xúc phạm và người bị xúc phạm, mà còn giữa con người với Thiên Chúa. Tha thứ bao hàm cả lãnh vực thể chất, lẫn tâm lý và thiêng liêng, huy động mọi phần và mọi quan năng của con người mình, nên tiến trình tha thứ vừa dài vừa phức tạp và khó khăn, có khi phải luyện tập vòng lui vòng tới nhiều lần và can đảm bắt đầu trở lại ở một giai đoạn nào đó hoặc ngay cả từ đầu, mỗi khi thất bại, dù việc tập luyện đôi khi như đóng kịch !

Việc nầy còn tùy thuộc một yếu tố quan trọng khác nữa là thời gian: phải có thời gian cho hạt cát biến thành ngọc trai, phải có thời gian cho việc tốt tích lủy thành nhân đức, phải có thời gian cho nỗi đau dịu xuống, vết thương liền sẹo và được lành, phải có thời gian cho tha thứ thành tự nguyện và thực hiện được, đốt giai đoạn là thất bại và hỏng việc.

Thành thật thú nhận bản thân tôi đã trải qua nhiều kinh nghiệm khó khăn và thương đau trong lãnh vực nầy, nên khi  bạn thân từ Canada gởi cho cuốn LÀM SAO THA THỨ? (Comment pardonner?) của Jean Monbourquette o.m.i, do nhà xuất bản NOVALIS ấn hành, thì như "bao nhiêu năm mệt nhòa, mình tìm mà tìm không ra, thế nhưng bây giờ thành bại tùy ta", tôi đã đọc say mê từng dòng từng trang. Hưởng được nhiều lợi ích trong việc chữa lành và lớn lên nhờ tha thứ và được tha thứ, tôi xin được phỏng dịch, thích nghi và thay đổi một số chi tiết cần thiết để chia sẻ với người khác[1], như một ước vọng và một đóng góp nhỏ bé cho Giáo Hội và Xã Hội trong lãnh vực đào tạo toàn diện nhân bản, thiêng liêng, tri thức và mục vụ.

Phần một của cuốn sách này nói về Nỗi Đau Lạm Dụng và Vi Phạm Tình Dục, nhưng trong tầm nhìn Hy Vọng được Chữa Lành. Quả vậy, Tha Thứ Để Chữa Lành và Chữa Lành Để Tha Thứ là một tiến trình gian khó trong nỗ lực giải quyết khổ nạn lạm dụng và vi phạm tình dục trẻ em cùng những người lớn yếu thế dễ bị tổn thương, với những đòi hỏi và kết án nghiêm khắc của các nạn nhân, các hãng truyền thông và tư pháp thế tục, cả lập trường “không khoan nhượng” của Giáo Hội. Trong lãnh vực này, không một cá nhân hay tổ chức quốc gia hay quốc tế nào đã làm được như Giáo Hội Công Giáo. Đức Thánh Cha Phanxicô đã triệu tập một Hội Nghị Thượng Đỉnh bao gồm các Chủ Tịch của tất cả các HĐGM trên toàn thế giới tại Rôma để lượng đình tình hình tổng thể với những biện pháp toàn diện gồm Tự Sắc Các Con là Ánh Sáng Thế Gian, một Luật Mới cho Vatican, một Cẩm Nang cho toàn thể Giáo Hội và một Đoàn Đặc Nhiệm các Chuyên gia để giúp các HĐGM địa phương. Và để hợp tác quyết liệt với các Chính Quyền và Tòa Án Dân Sự trong việc giải quyết, ĐTC còn hủy bỏ Luật Bí Mật Tông Tòa. Nhưng quan trọng nhất là mỗi người triệt để hoán cải tâm hồn, loại bỏ chủ nghĩa giáo sĩ trị, thực sự trưởng thành nhân bản toàn diện, biết quản lý giới tính của mình, đón nhận sự trợ giúp của Bề Trên và Anh Chị Em, cầu nguyện kết hiệp mật thiết liên lỉ với Chúa, sống cao độ các bí tích, nhất là Bí tích Giải Tội và Thánh Thể.

Phần hai là cuốn sách Làm Sao Tha Thứ của Jean Monbourquette mà tôi đã chuyển ngữ với một số thích nghi cần thiết là một tiến trình thực hiện việc tha thứ và chữa lành vừa tâm lý vừa thiêng liêng, trong niềm tin vào Thiên Chúa, không chỉ cho các nạn nhân và các người gây nên tội ác, mà còn cho các thân nhân và những người đồng hành với họ, giúp đỡ họ. Nhất là với một quyết định cho toàn thể Giáo Hội vào thời điểm lịch sử quan trọng là đến tháng 6/2020, mỗi địa phận phải có một văn phòng công khai dễ lui tới cho người ta đến trình báo các vấn đề liên quan đến lạm dụng tình dục, với một Đoàn Đặc Nhiệm các Chuyên gia của Tòa Thánh luôn sẵn đó để giúp các HĐGM địa phương. Thật ra việc giải quyết tận căn và vững bền không nằm ở các hình phạt, mà ở sự hoán cải và chữa lành tâm hồn, với sự Tha Thứ là quan trọng nhất: Tha thứ để chữa lành, chữa lành để tha thứ. Chỉ có giáo dục tha thứ và sự tha thứ trọn vẹn với ơn Chúa mới giải quyết được trọn vẹn cho các nạn nhân bị lạm dụng, thân nhân và những ai liên hệ với họ, cũng như chính những người gây nên tội ác. Với sức con người thì thật rất khó, nhưng Chúa luôn có mặt để giúp đỡ chúng ta, nếu chúng ta hết lòng tin tưởng tín thác chạy đến với Ngài.

Nếu chỉ có một người cảm thấy được lợi ích từ công việc nầy thôi, thì tôi cũng đã mãn nguyện lắm rồi, và hết lòng tạ ơn Ba Ðấng. Nguyện xin Chúa Thánh Thần tiếp tục cho đến kiện toàn những gì Ngài đã thương khởi sự với chúng ta, cho chúng ta và qua chúng ta cho tha nhân.

Kỷ niệm Năm Thánh 170 năm thành lập  

Tổng Giáo Phận Huế (1850-2020).

Lm. Micae-Phaolô Trần Minh Huy, PSS

 

 



[1] Chẳng hạn trong số 3 của Giai đoạn ba, tôi đã đổi vai người dượng ghẻ đã lạm dụng tình dục người thiếu nữ thay vì cha đẻ của cô cho nhẹ đi đối với tâm thức  đạo đức và văn hóa của người Việt Nam.

Tác giả: Ban Biên Tập CGVN

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!