Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
Bài Viết Của
Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng
Thánh Ca THẮP LÊN NÉN HƯƠNG
Lời Tạ Ơn Trong Ngày Lễ Thanksgiving
THÁNH CA: MẸ VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐẠI HỘI CA ĐOÀN TOÀN QUỐC KỲ ĐẠI HỘI ĐỨC MẸ HẰNG CỨU GIÚP - 27, 28, 29, 30 Tháng 06, Năm 2024 - Dòng Chúa Cứu Thế Hải Ngoại - 3417 W. Little York Rd. Houston, TX 77091-USA.
Thư Mời Tham Dự Đêm Hòa Nhạc Diễn Nguyện Xác Thân Làm Bánh
Đêm Diễn Nguyện XÁC THÂN LÀM BÁNH - “Hãy Làm Cho Thế Giới Biết MẸ”
GIỌT NƯỚC MẮT TẠ ƠN
Bài hát CON XIN PHÓ THÁC
Chiều
CON SẼ TRỞ VỀ
ĐẠI HỘI CA ĐOÀN TOÀN QUỐC
Nguồn Ơn An Bình
VINH CA ANH HÙNG TỬ ĐẠO
TÁC PHẨM, TÁC GIẢ VÀ NGƯỜI DỊCH THƠ
Mẹ Gánh Mặt Trời
ƠN Cha Mẹ
You Raise Me Up – Ngài Nâng Tôi Lên
Lời Tạ Ơn Trong Ngày Lễ Thanksgiving - The Thank Words on the Thanksgiving Day.
LỮ KHÁCH BÌNH AN
MỪNG CHÚA PHỤC SINH
TẢN MẠN ĐẦU NĂM
Bài hát Dâng Lễ trong những ngày Tết Nguyên Đán "LỄ DÂNG ĐẦU NĂM".
Bài hát DÂNG CHÚA HÀI ĐỒNG
Hợp xướng : VINH CA ANH HÙNG TỬ ĐẠO
Video Mừng kính Lễ Đức Mẹ Hồn Xác Lên Trời,
Father’s Day - TẠ ƠN CHA
Mother's Day - Mẹ Đã Ra Đi
LỮ KHÁCH BÌNH AN
Tiền và Người
Con Sẽ Trở Về
Bài hát DÂNG MẸ HOA NĂM SẮC
Lội Ngược Dòng - Níu Lấy Bản Sắc
ƠN Cha Mẹ
Mẹ Tôi
Mừng Chúa Phục Sinh,
Lòng Trời
Bài hát: XIN KHẮC TRONG CON
Thư Đầu Năm Kính Gửi Quý Nhạc Sĩ Công Giáo.
Tôi, làm diễn giả.
Thánh Ca: Một Giao Ước, file PDF
TÔI, LÀM DIỄN GIẢ.

 

 

Kính thưa Quý Vị Quan Khách và Khán Thính Giả thân mến,

Chúng ta có mặt hôm nay để tôn vinh một nhân vật, tôn vinh một vị thánh đã đi vào lịch sử nhân loại, và bất biến trong tâm khảm của mỗi một tín hữu công giáo trên khắp hoàn cầu.

Bởi đâu mà nhân vật này được đề cao và rạng rỡ như thế ? Bởi đâu để được mọi người trên thế giới này gọi ngài là Thánh Nhân ? Hỏi là trả lời và câu trả lời này, chúng tôi kính mời quý vị cùng suy nghĩ, tìm hiểu, và cùng trả lời với chúng tôi ngay trong những giây phút này và chính trong hội trường hôm nay.

Chúng tôi là Văn Duy Tùng đến từ thủ đô Washington DC., và hân hạnh có mặt nơi đây do lời mời của Ban Tổ Chức để làm 1 trong 2 diễn giả nhân ngày tôn vinh và ra mắt Tuyển Tập Thơ của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị.

Vì thời gian eo hẹp, Ban Tổ Chức chỉ cho bài nói chuyện của chúng tôi mỗi người không quá 30 phút. Tôi e rằng với thời gian vội vã như thế không đủ cho tôi nói hết bài của mình. Thôi thì chúng ta "có hoa mừng hoa, có nụ mừng nụ" vậy nhé !

Trong 30 phút này, tôi sẽ cố gắng xoay xở và chỉ cô đọng mà không cần thiết nói lên thân thế, sự nghiệp, tiểu sử hay nhân đức của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, vì nghĩ rằng, trong suốt 40 năm qua có lẽ quý vị đã thấy và đã biết về ngài. Chúng tôi chỉ vỏn vẹn nói những gì thuộc về lãnh vực Thi Nhân và Thi Ca trong cuốn Tuyển Tập Thơ này mà hầu như ai cũng đang có và đang cầm trong tay. Tuy nhiên, nếu ai muốn biết thêm vị Thánh Nhân vĩ đại này, xin mở trang 57 (cũng trong cuốn Tuyển Tập Thơ này) để đọc thêm bài : ”Tác Phẩm, Tác Giả Và Người Dịch Thơ” do tôi biên soạn. Do đó, tôi xin dành thời gian tối đa có thể để xoay quanh chủ đề chính là buổi tôn vinh Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị mà Ban Tổ Chức đã dày công sửa soạn và sắp xếp gần 6 tháng qua.

Tôi nhớ có một nhà văn nào đó đã nói : ”Muốn biết và tìm hiểu về một Nhà thơ nào đó, thì hãy đọc thơ của họ”.

Kính thưa quý vị : Nếu Âm Nhạc là con đường ngắn nhất đi vào lòng người, thì Thi Ca sẽ là tôn giáo cuối cùng trên mặt địa cầu này, khi mà tất cả nhân loại nếu không còn giữ lại được cho họ một niềm tin nào đó.

Nói đến Thi Ca, là chúng ta nghĩ ngay đến tác giả, hay nói một cách khác là nhận xét khả năng của Nhà thơ. Vì Nhà thơ là một danh hiệu cao quý mà người đời ban tặng cho người làm thơ khi mà thi ca của người đó mang tính nhân bản, phục vụ cho cái đẹp, cho chân - thiện - mỹ, cho lương tâm, trí tuệ, cho sự tiến bộ của xã hội cũng như hạnh phúc của con người.

Chúng ta đang đi tìm một định nghĩa vắn tắt về Nhà thơ có tính phổ quát toàn nhân loại, chứ không cho riêng Việt Nam. Mà với toàn nhân loại thì nên xác định từ những giá trị chung lớn nhất, đó là tính Nhân Văn và tính Thẩm Mỹ.

Việt Nam từ xưa đến nay, đã có các thế hệ trí tuệ gồm cả "bác học" và "dân gian" đều đã có quan niệm chung khá bền vững cho Thi Ca nói riêng và Nghệ Thuật nói chung. Đó là những ý niệm mà chúng tôi đã đề cập từ đầu là Thi Ca mang tính chân - thiện - mỹ : Cái tâm (tức lương tâm), cái trí (tức trí tuệ, trí huệ) và chức năng chở đạo (tức chân lý, đạo lý). Và tất nhiên nhà thơ, gián tiếp qua tác phẩm của mình mang đến cho con người ánh sáng, tiến bộ, niềm hạnh phúc cũng những giá trị mỹ cảm khác như thanh lọc tâm hồn, hướng thiện, đả phá cái xấu, tự trào - tự phê... mà những phẩm chất cơ bản trong sáng tác tạo nên. Hiểu như vậy, tức đã có khái niệm về Nhà thơ, và cũng có thể đáp ứng được phần nào trong suy nghĩ của chúng ta.

Khi đề cập đến vấn đề Thi Ca chung qua các thời đại, chúng ta có thể liên tưởng đến Triết gia Socrates gốc Hy Lạp sống khoảng thế kỷ thứ V, là người lập ra nền Triết Học Cổ Điển Tây Phương. Triết học tiên khởi này luôn mang tính chất và thiên về Duy Lý, đề cao Lý Trí một cách quá đáng. Nhà sáng lập này quá nhấn mạnh đến các khía cạnh Biện Luận, Lý Luận, Phân Tích, đề cao Lý Trí, Ý Thức Cá Nhân. Và chính những tư tưởng nêu trên đã đưa tới việc nhà triết gia này loại bỏ các môn Bi Kịch gồm Thơ, Nhạc cũng như toàn bộ nghệ thuật ra khỏi Triết Học. Vì vậy, Triết Học luôn khô khan và khó hiểu là thế, nó trừu tượng và xa vời thực tế trong đời sống con người cũng là thế. Trong khi đó, Thi Ca lại gợi cho ta hình ảnh ướt át, gần gũi qua những bài Thơ mà nhiều người trong chúng ta có lẽ đã có dịp làm vào tuổi mới lớn hay sau đó trong cuộc đời để diễn tả những cảm xúc, tình cảm của mình đối với những đối tượng yêu thương. Mà đối tượng của Thi Ca có thể là tình trai gái, nghĩa vợ chồng, tính hiếu để, lòng yêu quê hương, thiên nhiên hay tôn giáo...

Do đó khi đề cập đến Thi Ca là chúng ta thường nhận xét liên quan đến ba điểm: Tình Cảm, Tư Tưởng và Văn Học. Ba lãnh vực này nếu không bắt nguồn từ tình cảm Con Tim, Lý Trí và Ý Thức Cá Nhân thì khó đạt đến mục đích.

Thật vậy, nếu tư tưởng không kiểm soát và chế ngự con tim, thì chỉ là những vần thơ mang tính triết lý khô khan, nó chỉ là những biện luận về kiến thức và chỉ là những lý luận kênh kệ của chữ nghĩa khó hiểu.

Kính thưa Quý Vị đang hiện diện trong hội trường chiều hôm nay,

Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị của chúng ta đã đến với cuộc đời bằng tình yêu và niềm tin tôn giáo.

Mỗi một con người mà bất cứ ai khi còn sống với con tim đong đầy tình yêu, thì cũng chính là lúc con người đang gặp Thiên Chúa, hay nói một cách khác là đang gặp Đạo. Nghĩa là đang đối diện với Tình Yêu. Thánh Gioan đã quả quyết và định nghĩa hết sức tuyệt vời trong Tin Mừng Tân Ước rằng: "Thiên Chúa là Tình yêu - God is Love" (1Jn.4:16).

Quả vậy, Tình Yêu và Tình Đạo không phải là 2 đường song song không có điểm chung, nhưng khi đã kết hợp thì sẽ mang nhiều ơn ích trong tâm linh, bình an trong nội tại. Tâm hồn sẽ nở ra như những bông hoa tinh khiết, thấm nhuần trong cuộc sống và mang hạnh phúc đến cho con người.

Ngoài tâm tư tình cảm không những chúng ta cảm nhận được trong Thi Ca của Thánh Nhân, mà còn thấy được nơi đời sống của ngài mà sự dâng hiến, sự phó thác qua cách sống đạo đức và nhân bản là điều nổi bậc nơi ngài.

Đức Giáo Hoàng Bênêdictô XVI nói về thơ Wyjtyla như sau: ”Thi ca của Thánh Gioan-Phaolô II đưa ra cái nhìn minh triết của triết học…” Vâng, các Nhà thơ lớn đều có cái nhìn toàn diện và bao quát. Họ diễn tả bằng ngôn ngữ biểu tượng.

Trong tri thức và lòng đạo đức của ngài, trong tâm tình và văn chương phong phú, kiệt tác, xuất chúng của ngài trải dài trên những vần thơ đó, đích thật là huyền nhiệm nhưng giãi bày, thanh thoát nhưng tình cảm, cao sâu nhưng gần gũi, triết lý nhưng thực tế, có thể sờ mó được, nhất là tấm lòng tình cảm chân chất của ngài đối với mẹ hiền, với quê hương và đối với nhân thế. 

Như đã nói từ đầu, tôi chỉ muốn đề cập đến một góc cạnh trong lăng kính rất giới hạn của ngôn ngữ, và chỉ vỏn vẹn những vần thơ mà tôi cho đó là cái nhìn rất nhân sinh quan trong đời sống đời thường của Thánh Giáo Hoàng Gioan Phao lô II.  Những bài thơ, vần thơ tôn giáo, đạo đức, tu đức... của thánh nhân mà Giáo sư Lê Đình Thông cũng đã chuyển ngữ và khéo léo dịch thơ rất ý nghĩa và thanh thoát... Tôi không luận bàn hay phân tích hôm nay, nhưng sẽ đọc mãi để cảm hóa lòng đạo đức của mình.

Qua Giáo sư Lê Đình Thông và qua tác phẩm Tuyển Tập Thơ Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị đã cho tôi biết thêm về lãnh vực thi ca của Thánh Giáo Hoàng và đất nước Ba Lan.

Nói đến đất nước Ba Lan là chúng ta chợt nghĩ ngay đến cuộc đời của Ngài. Mặc dù quê hương Ba Lan đã trải qua nhiều giai đoạn chiến tranh, chết chóc và đau khổ, nhưng đất nước này đã được Thiên Chúa chúc lành để rồi sinh ra cho thế giới những danh nhân lỗi lạc xuất chúng, sinh ra những nhân vật tiếng tăm trong mọi lãnh vực của thời đại, và mới gần đây, hai trong những tác nhân trọng yếu khiến khối Cộng Sản Ba Lan sụp đổ và đã được nhận giải Nobel Hòa Bình cao quý nhất đó là Lech Wałęsa và vị Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II mà chúng ta tôn vinh ngày hôm nay.

Tôi còn nghe nhiều bài bình luận về Đức Giáo Hoàng Gioan Phaolô II đã có công vì âm thầm cộng tác với Tổng Thống Hoa Kỳ Ronal Reagan và Chủ Tịch Liên Xô Milhail Gorbackchev về sự sụp đổ Cộng Sản Liên Xô và sụp đổ giây chuyền của khối Cộng Sản Đông Âu năm 1989.

Theo Đức Cha Cosma Hoàng Văn Đạt- Giám Mục Giáo phận Bắc Ninh khám phá rằng : "Ngài không chỉ là Thánh Giáo Hoàng, mà trước đó đã nổi tiếng với những vầng thơ tuyệt mĩ; được mệnh danh là một trong bảy đại thi hào của nền văn học Ba Lan" Như thế, Thánh Giáo Hoàng cùng sánh vai với thi hào bậc nhất Âu Châu thuộc trường phái lãng mạn, Adam Mickiewicz.

Tôi còn nhớ vào cuối năm 1978, cha xứ xóm đạo của chúng tôi thông báo trong thánh lễ Chúa Nhật hôm đó bằng một giọng Quãng Trị pha cung điệu lên xuống của Huế, ngài dõng dạc nói trước giờ thánh lễ như sau: "Thưa quý Ôn Mệ và Anh Chị Em thân mến, Thánh lễ hôm nay, chúng ta không quên đội ơn Thiên Chúa đã ban cho Giáo Hội có một vị Giáo Hoàng, đó là Đức Thánh Cha mới được bầu hôm qua, Ngài lấy tên là Gioan-Phao lồ Đệ Nhị" (Đó là giọng nói của linh mục Giacôbê Lê Sĩ Hiền - Cựu chánh xứ coi sóc Trung Tâm Hành Hương La Vang thuộc Tổng Giáo Phận Huế bây giờ) Mãi khi sang ở trong các trại tỵ nạn và định cư ở Hoa Kỳ, tôi mới biết rõ thêm về ngài, nhất là được nhìn thấy ngài trên báo chí và trên truyền hình.

Ai cũng biết  Gioan-Phaolô II là vị giáo hoàng không phải người Ý, nhưng là vị giáo hoàng đầu tiên người Ba Lan. Tôi tin ý Thiên Chúa nhiệm mầu muốn ngài ra đời ngay chính nơi quê hương này, và lớn lên ngay trọng tâm thời điểm mà đất nước này đang đầy dẫy chiến tranh, khổ đau và bất công... Ngài đã chào đời ngay trong cuộc chiến nầy, tức là năm 1920.

Vào thời điểm Ba Lan đẫm mình trong chiến tranh chống xâm lược thì vũ khí đắc thế của Ngài đó là ngòi bút. Ngài đã dùng vũ khí nhỏ bé này nhưng tác động rất mạnh để viết lên những vở kịch phản ảnh lại cục diện và sự bất công lúc bấy giờ, và một cách nào đó đã thay cho dân của ngài nói lên niềm tin và niềm khát khao của sự tự do trên quê hương Ba Lan. Ngài là tác giả và là nghệ sĩ, lẽ tất nhiên khi ấy phần lớn, các tác phẩm của Ngài xoay quanh chủ đề yêu nước, yêu quê hương. Chính tình yêu này, Ngài mang theo trong dòng máu suốt cuộc đời, vì sau này khi đã là Giáo Hoàng, Ngài bày tỏ : ”Dù là Giáo Hoàng, tôi vẫn có trái tim để yêu quê hương và đất nước của tôi như các bạn”.  Ngài còn khẳng khái và thẳng thắn, nhưng rất chân thành tuyên bố : ”Tôi sẽ cởi áo giáo hoàng để về bảo vệ và chiến đấu nếu Liên Xô hay một quốc gia nào đó tiến quân xâm lược đất nước tôi”

Ngài đã thực hiện trọn vẹn một con người yêu Tổ quốc, yêu dân tộc và yêu quê hương của mình, đã làm tròn nhiệm vụ và bổn phận của một công dân bằng cách đi nghĩa vụ lao động để mở mang đất nước, làm việc tại các hầm mỏ, xẻ đá, phá rừng, đi quân dịch, tham gia quân sự, cùng mang ba lô, đội nón sắt..., nhất là cảm động và thương xót vì phải mồ côi mẹ lúc 8 tuổi, trong suốt thời gian nầy, Ngài đã phải đau đớn nuốt lệ nhìn từng người thân lần lượt ra đi để đến năm 21 tuổi thì chẳng còn ai nữa.

Quả thật, ngài là một Giáo Hoàng Thi Sĩ; luôn đề cao vấn đề hội nhập văn hóa nhằm diễn đạt Tin Mừng đến mọi dân tộc. Trong phạm trù này, chúng tôi muốn nói đến sự mầu nhiệm của ngôn ngữ qua các bài thơ mà đước Giáo sư Lê Đình Thông chuyển dịch lại. Những vần thơ này đã lôi cuốn, có hơi hám và rất gần gũi với người Việt Nam nói chung và người tín hữu công giáo nói riêng. Những vần thơ này đã thật sự mang ánh sáng Tin Mừng để dọi vào lòng tối tăm của chúng ta, mang tính nhân bản cho nhân loại hỗn độn hôm nay. Và đó là lý do khi ta biết ngài dùng thi văn và lời nguyện suốt quãng đời của ngài nơi dương thế. Chính những vần thơ ý nghĩa và tuyệt tác này đã tạo cảm hứng và lôi cuốn để có nhiều nhạc sĩ chắp cách 25 bài thơ này bay bổng trong bầu trời của âm nhạc Thánh ca VN và của nghệ thuật.

Với một góc cạnh trong lăng kính của ngôn ngữ học mà chúng tôi cho đó là cái nhìn rất nhân-sinh-quan trong cuộc sống đời thường của ngài, luôn liên kết giữa chiều dọc và chiều ngang mà không có khoảng cách giữa Trời và Đất, Thiên Chúa và Con Người.

Riêng cá nhân của tôi, tạ ơn Chúa và cám ơn Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, cũng như Giáo sư Lê Đình Thông đã cho tôi nguồn cảm hứng vô bờ ấy, và tôi đã phổ được 10 ca khúc trong số 25 bài thơ này, và có thể nói tôi là người phổ nhiều nhất trong tất cả các nhạc sĩ phổ thơ của ngài. 10 ca khúc đó tôi đã thực hiện xong cuốn CD mang chủ đề Lời Kinh Nguyện. BTC sẽ biếu tặng quý vị để quãng bá và cao rao tình yêu của Thánh Giáo Hoàng Gioan-Phaolô Đệ Nhị đến với mọi người.

Kính thưa quý vị, thời gian có hạn dù bài nói chuyện của tôi hãy còn rất dài, chỉ mới được 1 phần 3. Tôi xin phép được dừng lại ở đây. Trước khi kết thúc, tôi không quên dành một giây phút để nói lên lời cám ơn đến Ban tổ chức. Đặc biệt ngoài lời cám ơn, tôi nhận ra một nhân vật để kính trọng và trưởng thưởng những gì ông ta đã âm thầm làm cho chúng ta có được ngày tôn vinh Thánh Giáo Hoàng hôm nay.

Nếu là một người công giáo như chúng ta đây để đứng ra kêu gọi rồi tổ chức ngày tôn vinh Thánh Giáo Hoàng, tôi cho đó là chuyện bình thường như bao chuyện tổ chức khác trong tôn giáo. Nhưng đằng này ông ta không phải là một tín đồ công giáo, và thậm chí ông phải tốn nhiều thời gian, tiền bạc và vất vả, chịu khó chịu thương để đứng ra tổ chức ngày hôm nay cho chúng ta; đó là điều lạ và vô cùng quý giá không làm sao diễn tả hết được.

Tôi tin rằng vì lòng kính yêu và cảm phục Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô Đệ Nhị, nên ông ta đã hy sinh vất vả chính mình để mang Thánh Nhân và tình yêu của ngài đến với chúng ta bằng chính việc làm hiếm có và đáng ghi nhớ hôm nay.

Vì thế giờ đây, tôi xin mời quý vị trong hội trường này hãy dành cho Giáo sư Nguyễn Đức Lâm một giây phút ghi ơn và tràn pháo tay để kính trọng và trưởng thưởng cho vị giáo sư khả ái này.

Một lần nữa, chúng tôi Văn Duy Tùng trân trọng kính chào quý vị và kính chúc quý vị có một buổi chiều an bình với những giây phút thỏa mái để thưởng thức chương trình thơ nhạc của thánh nhân tiếp theo.

Trân trọng kính chào,

Văn Duy Tùng

 

Sau đây là những bài thơ của Thánh Nhân đã được Giáo sư Lê Đình Thông chuyển ngữ, Văn Duy Tùng phổ nhạc, và được nhiều ca sĩ và các ban hợp xướng thu ca, đồng thời được Nghệ sĩ Trúc Tiên thực hiện diễn ảnh. Xin kính mời Quý Vị mở những link của youtube sau đây để thưởng thức :

Mùa Lúa Mới : https://www.youtube.com/watch?v=V7F8nYBQvUs

Hoa Trắng : https://www.youtube.com/watch?v=PhFQ4uS5sXw

Magnificat : https://www.youtube.com/watch?v=GASpy2jdxwk

Kinh Hòa Bình: https://www.youtube.com/watch?v=BSTw4oJ3TSk

Theo Ngài :    https://www.youtube.com/watch?v=So4RqCwItps

Nhận Định : https://www.youtube.com/watch?v=klX1t0jH4zU

Lời Kinh Nguyện: https://www.youtube.com/watch?v=Y5N50yxAOoA

 

Tác giả: Nhạc Sĩ Văn Duy Tùng

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!