.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương I : Đào sâu và thực hành đặc sủng và linh đạo dòng

Chương II : Củng cố những bước đầu phân định và sống ơn gọi

Chương II : (tiếp)

Chương III : Con đường sống thánh

Chương III : (tiếp)

Chương IV : Đời sống cầu nguyện và đời sống nội tâm

Chương V : Sống triển nở đời sống cộng đoàn, yếu tố sống còn của tu sĩ

Chương V : (tiếp)

Chương VI : Sống tốt đời sống độc thân thánh hiến trong bối cảnh hôm nay

Chương VI : (tiếp)

Chương VII : Sống viên mãn ba lời khấn dòng

Chương VII : (tiếp)

Chương VIII : Những thời khắc quyết định

Phụ lục I

Phụ Lục II

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện
Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss
CHƯƠNG VI : (TIẾP)

II. NĂM ĐỊNH LUẬT TÂM SINH LÝ NAM NỮ

 

1. LUẬT ƯU TIÊN

Nơi người nữ: trái tim ưu tiên. Điều ưu tiên là một quả tim, một tình cảm. Một trái tim muốn được hòa nhịp với trái tim khác, một tình cảm tha thiết muốn hiến trọn cho người mình yêu. Nó ẩn chứa một cái gì thanh nhã trong đó: Người nữ muốn mang đến cho người mình yêu một trái tim muốn yêu và muốn được yêu đến cực độ.

 

Nơi người nam, thể xác ưu tiên. Khi người nam nghĩ đến người nữ thường hình dung tới thân hình, đường nét, sắc diện thể chất… Do đó, đứng trước một thiếu nữ đẹp, người thanh niên sẽ thấy thể xác xúc động trước, rồi sau đó tình cảm và trái tim mới hoà nhịp theo. Người nam dễ bị lôi cuốn bởi thể xác người nữ, và thường mau chóng hướng tới việc kết hợp thể xác.

 

Sự sai biệt này có thể gây nên những khó khăn, những nguy hiểm... 

Người nữ dễ dàng bị chinh phục bằng tình cảm: nể nang, tội nghiệp, thương hại…, để rồi dễ dàng mất tự chủ trước tiếng gọi của con tim, đưa đến nguy cơ nhượng bộ đòi hỏi thể xác của phái nam.

 

Người nam dễ bị chinh phục bởi những đường nét duyên dáng nơi thân xác người nữ, khó lòng tự kiềm chế và thường đòi hỏi kết hợp thể xác, coi đó như một bằng chứng tình yêu.

 

Người nữ nên để ý điểm này để tránh những nhượng bộ gây lỡ làng, với hậu quả đáng tiếc khiến phải ân hận suốt đời.

 

Người nam nên để ý điểm yếu của mình để làm chủ bản thân, kính trọng người nữ, hiểu rằng người nữ nặng về tình cảm, sự săn sóc tế nhị, lời âu yếm, cử chỉ thân mật, dịu dàng, kính trọng. Do đó, người nam đừng quá chú ý tới thể xác hoặc vội vàng đốt giai trong khi gần gũi với...

 

Người nữ dễ bị chi phối bởi tình cảm, tính nhẹ dạ hay thay đổi, óc lý luận thường hướng về hành động mau chóng... Chị hãy thận trọng trước những xúc cảm đầu tiên hay trước hành động của mình, đừng nghe lời dỗ ngọt của các anh, đừng nhượng bộ.

 

Chị hãy lưu ý tới óc lý luận của anh để bổ khuyết cho nhau cho có tình có lý, không nên bắt anh theo tình cảm của mình mà nhiều khi rất vô lý.

 

Anh nên tránh những cuộc cãi lý với chị, chị không nghe anh lý luận đâu, nói nhiều vô ích. Hãy khơi dậy tình cảm, lòng trắc ẩn của chị sẽ thành công.

 

Trong đời sống hôn nhân, người vợ biết tâm lý đàn ông như vậy thì nên thực tế, đừng quá khắt khe, đừng buồn khi thấy anh quá chú ý tới thể xác, việc ăn ở, hoặc quá lý tưởng khi yêu đương. 

 

Chị nhớ chăm sóc thân hình gọn gàng, sạch sẽ, dễ thương…  Đừng có coi thường chồng, nghĩ rằng mình chỉ là một thân xác để anh thỏa mãn, từ đó sinh ra lạnh nhạt, bất mãn. Có khi vì thế mà người chồng sinh ra nghi ngờ tình yêu của vợ đối với mình: có thể vợ không yêu mình hay đã có người yêu khác nên mới xử sự như vậy!!!

 

  2. LUẬT PHÂN CÁCH 

Trái tim người nữ chỉ có một ngăn và dành hết cho tình yêu. Trái tim người phụ nữ có thể nói là một toàn thể dành hết cho người mình yêu, không có phân cách.

 

Trong đời sống yêu thương, mối tình dành cho anh chiếm hết trái tim chị. Chị chỉ nghĩ đến anh, sống chỉ vì anh, sống để yêu và được yêu. Vì thế khi không yêu nữa thì lập tức anh bị tống khứ hoàn toàn ra khỏi trái tim chị, và đứa con hoặc nhân tình sẽ thay thế.

 

Tình yêu chi phối mọi hoạt động. Một trái tim, một tình yêu. Hai mối tình không thể chung sống hòa bình. Đó là đặc điểm trái tim phụ nữ.

 

Trái tim người nam có tới bốn ngăn và dành cho bốn lãnh vực độc lập với nhau:

                        - Tình yêu,

                        - Lý tưởng,

                        - Sự nghiệp

                        - Giải trí.

 

Các chuyên gia tâm lý nói trái tim người nam thì lại khác: rắc rối, nhiều chuyện, có tới 4 ngăn và các ngăn ấy hoàn toàn biệt lập nhau, khiến cho người nữ không hiểu nổi.

-     Ngăn thứ nhất: dành cho vợ. Anh yêu chị và khi ở với  chị là không nghĩ tới gì khác.

-    Ngăn thứ hai: dành cho sự nghiệp. Trong đời người nam sự nghiệp chiếm địa vị quan trọng: Có nhiều người vì sự nghiệp mà quên cả vợ con, gia đình.

-    Ngăn thứ ba: dành cho những việc anh làm vì sở thích, vì lý tưởng, chính trị, xã hội, giáo dục…

-    Ngăn thứ tư: dành cho giải trí, nghỉ ngơi.

 

Chị hãy an tâm tin rằng anh yêu chị, thương gia đình. Đừng thấy anh say mê những công việc khác mà nghĩ rằng anh thờ ơ với gia đình, rồi đâm ra nghi ngờ, khó chịu. Chị hãy tập cảm thông với anh, chia sẻ với anh và trong mọi lúc hãy tươi cười đón anh, lo âu với anh, an ủi anh và khuyến khích anh. Đừng ngăn cấm hoặc cản trở công việc của anh.

 

Anh không nên bắt chị phải theo những hoạt động anh thích, và phải chừng mực trong công việc. Biết dùng tình yêu để dung hòa những dị đồng. Nếu được, nên để chị tham gia công việc với mình. Biết đền bù cho chị bằng lời nói, thái độ, cử chỉ yêu thương, hành vi phụ giúp công việc của chị. Nhớ rằng: chị coi trọng gia đình hơn nghề nghiệp, quan tâm đến con người hơn công việc.

 

  3. LUẬT THÍNH GIÁC             

Người nữ có lỗ tai to. Chị không chỉ là một trái tim mà còn là một lỗ tai: Một lỗ tai to gắn liền với trái tim. Những gì vào lỗ tai rơi thẳng ngay vào tim. Do đó chị có nhược điểm này: thích nghe và dễ tin những điều người ta nói.

 

Chị dễ tin những lời tán tỉnh, dịu ngọt; dễ chú ý đến điều người ta nói hơn là việc người ta làm: “Chuông già đồng điếu chuống kiêu, anh già lời nói em xiêu tấm lòng!” Chị muốn được yêu bằng những lời âu yếm dịu dàng tâm sự. Anh làm những công việc này nọ giúp chị mà không nói gì, chị vẫn cho là anh không thương chị hoặc chưa thương trọn vẹn. Tóm lại: chị thích NGHE.

 

Người nam lại ngắn lưỡi. Người nam ở trong gia đình nhiều khi lại là người thiếu cái lưỡi. Ở quán xá hoặc ở những nơi khác anh nói thao thao bất tuyệt về những chuyện chính trị, xã hội, nghề nghiệp… vì những chuyện đó có tính cách chung chung, vô thưởng vô phạt. Ở nhà thì ngược lại: miệng anh câm như hến, ít nói, trầm ngâm, vì anh không thích những chuyện vụn vặt, chi tiết. Anh ngại tâm sự, bộc lộ có đụng chạm tới bản thân mình.

 

Trong đời sống gia đình, sự im lặng thường tạo nên bầu không khí nặng nề. Người chồng vì thế thích ra quán cà phê hay đến một nơi vui nhộn. Còn bà vợ sẽ thích la cà bên nhà hàng xóm để chuyện trò (ngồi lê đôi mách, vuốt râu cha nọ đặt cằm bà kia…)

 

Vì thế muốn tránh bầu không khí nặng nề, nguyên nhân đưa tới xa cách, các bạn nên chú ý đến luật tâm lý này. Giữa vợ chồng phải có đối thoại, trao đổi. Đối thoại sẽ giúp tránh được những nghi ngờ, hiểu lầm, xích mích. Vậy phải tập đối thoại với nhau.

 

Yêu là nói, là nghe. Nghe vợ tâm sự, nói chuyện nhà cửa, gạo cơm, con cái, bạn bè… Nghe chồng nói chuyện về chính trị, xã hội, thể thao… Yêu là đối thoại, là mở tâm hồn và lý trí để cùng đón nhận, tham dự, chia sẻ tâm tình của nhau.

 

Anh phải tập nói, phải phá tan bầu không khí nặng nề trong gia đình. Anh phải nói gì? Những câu nói yêu thương, tỏ tình… Nhắc lại những kỷ niệm đẹp, êm đềm ngày trước, vì chị thích sống lại những quá khứ đẹp. Anh phải nói với cung điệu nhẹ nhàng ôn tồn. Những gì anh nói với giọng dịu dàng, âu yếm, kính trọng, chị sẽ cho là đúng, chị sẽ chấp nhận.

Những gì anh nói với giọng gắt gỏng, khó chịu hoặc khinh khỉnh, chị sẽ cho là sai, khó chấp nhận mặc dầu đó là những điều đúng. Vậy khi phải chỉ trích, xây dựng những khuyết điểm của chị, anh phải áp dụng như thế; đừng bao giờ chê trách hoặc chế diễu chị, nhất là trước mặt người khác. 

 

  4. LUẬT CHI TIẾT 

Người nữ để ý đến các chi tiết, hay chú ý đến những cái cỏn con của sự việc, thích những mẫu tin vụn vặt.

 

Người nam quan tâm đến điều cốt yếu, chỉ nhớ đến những nét đại cương, những chuyện đáng để ý, lại thích những tin chính trị, xã hội, quốc sự…

 

Sự sai biệt tâm lý này là nguyên do nhiều vui buồn, đau khổ

Chị chú ý, quan sát và nhớ kỹ những chi tiết trong đời sống của anh, của gia đình trong khi anh ít để ý và hay quên (sinh nhật, kỷ niệm...)

 

Chúa sinh ra chị có giác quan nhạy cảm về chi tiết để chị có khả năng chu toàn sứ mạng làm vợ, làm mẹ, săn sóc gia đình, nuôi con… đòi hỏi phải làm bao nhiêu việc nhỏ, bao nhiêu chi tiết.

 

Một việc nhỏ cũng làm chị bực mình, đau khổ. Một quên sót của anh đối với chị làm chị buồn tủi, giận dữ, nghi ngờ. Anh thường dễ bực bội, cáu kỉnh khi vợ hay than phiền về những chuyện nhỏ nhặt, hoặc khó chịu khi thấy chị hay dò xét…

 

Hiểu như vậy, chị hãy rộng lượng với anh, thông cảm với những dự tính công việc, những sinh hoạt hoặc giao tế của anh.

 

Vì thế anh hãy chịu khó để ý đến chị, nhẫn nại nghe chị nói, dầu là những chuyện nhỏ mọn. Hãy lợi dụng những cơ hội, những chi tiết làm chị vui: quà tặng ngày sinh nhật, ngày kỷ niệm, những ngày vui buồn của chị, một lời khen, một quan tâm, một giúp đỡ…

 

Cả hai phải biết rằng Yêu là nghĩ đến người yêu và tìm hạnh phúc cho người yêu.

 

  5. LUẬT BẤT ĐỒNG CẢM 

Người nữ phản ứng chậm, nhưng kéo dài. Trong phạm vi tình cảm, người nữ như một trái bom nổ chậm. Chị không phản ứng cùng lúc, nhưng sau anh. Tuy nhiên khi đã xúc cảm thì nỗi cảm xúc ấy kéo dài hơn anh. Người nữ như một đầu máy xe lửa: chuyển bánh chậm, khi có đà đi rất nhanh, nhưng ngưng lại chậm.

 

Người nam phản ứng nhanh, nhưng cũng mau dứt. Nơi người nam, tình cảm chóng bộc phát mà cũng chóng nguội tàn. Vì vậy mà “cú sét ái tình” thường xảy ra nơi thanh niên hơn nơi thiếu nữ. Trong mọi việc, anh hãy kiên nhẫn, chờ đợi, chuẩn bị... Trong tình yêu thân mật cũng vậy: tránh những cử chỉ vội vàng, hấp tấp, mà nên dịu dàng, tế nhị. 

 

Hiếu biết định luật tâm lý này để biết tha thứ cho nhau, tránh những xích mích nghi kỵ.

 

(Slideshow TRUYỀN THUYẾT TẠO DỰNG NGƯỜI NỮ)

 

6. KẾT LUẬN 

    Những định luật vừa nói trên không áp dụng riêng rẻ nhưng bổ túc, liên hệ với nhau và là những định luật rất quan trọng chi phối đời sống vợ chồng, nam nữ. Đó không phải là tất cả những sự khác biệt, bởi mỗi cá nhân là một “huyền nhiệm” không dò thấu.

Những định luật này rất hữu ích để giúp bạn hiểu được phần nào người yêu của bạn và khi nắm vững được những khác biệt tâm lý này, bạn sẽ tránh được những phán đoán, những thái độ chủ quan thường đưa đến bất hòa.

 

 

E. TƯƠNG QUAN NAM NỮ

     VÀ THÂN MẬT GIỚI TÍNH

 

I. TƯƠNG QUAN NAM NỮ

 

Tương quan nam nữ khởi sự từ đầu khi Thiên Chúa sáng tạo con người: người nam và người nữ là một phần của nhau, bổ túc cho nhau và sự sống vẫn tiếp tục trải ra và phát triển, cả nhân bản và thiêng liêng.

 

Thiên Chúa đã dựng nên con người có nam có nữ.

Biểu tượng Âm-Dương chứa đựng tất cả triết lý về cuộc sống con người. Vòng tròn mô tả tính phổ quát của âm dương. Phần màu đen tượng trưng cho Âm,      còn phần màu trắng tượng trưng cho Dương.

 

Âm Dương tách biệt nhau, không phải bằng một đường thẳng, song bởi một đường cong hòa điệu và mềm mại. Do đó, tất cả những gì tiến tới, hoạt động và sáng là dương, còn những gì lùi lại, tiếp nhận và tối là âm.

 

Dương tượng trưng cho trời, ngày, mặt trời, đàn ông, lửa, hành động, sức mạnh, niềm vui. Ngược lại, Âm tượng trưng cho đất, đêm, mặt trăng, đàn bà, nước, nghỉ ngơi, yếu đuối, đau khổ.

 

 

 

II. THÂN MẬT GIỚI TÍNH

 

Desmond Morris (Anh) chia các hành vi của các bộ phận cơ thể đối ứng tương tác với nhau theo hai giai đoạn yêu thương:

               1) Giai đoạn yêu thương chia sẻ:

                        . Mắt đối với cơ thể

                        . Mắt đối mắt

                        . Lời đối lời

    2) Giai đoạn yêu thương có tiếp xúc cơ thể trực tiếp:

                        . Bàn tay đối bàn tay

                        . Cánh tay đối vai

                        . Cánh tay đối eo

                        . Miệng đối miệng

                        . Tay đối ngực

                        .  Miệng đối ngực

                        . Tay đối cơ quan sinh dục

                        . Cơ quan sinh dục đối cơ quan sinh dục

 

Khi đôi bạn chuyển từ giai đoạn yêu thương chia sẻ sang giai đoạn yêu thương có tiếp xúc cơ thể trực tiếp bằng một thứ ngôn ngữ không lời, thì tình cảm giữa họ càng sâu đậm hơn.

 

            Các hành vi đầu giúp thắt chặt thêm tình cảm giữa hai người, còn giai đoạn cuối cùng là hiệu ứng nảy sinh từ những hành vi thân thiết ấy, có tác dụng kết tinh tình cảm và tình dục của cả hai.

 

Đối với loài người, hành vi tình dục đem lại những cảm nghiệm sâu đậm đến tận xương tủy, gắn liền với những yếu tố nền tảng của luân lý và đạo đức.

 

            Hãy dành thời gian học cách yêu thương, học cách nhận biết và đáp đền. Hai bên hãy kìm giữ tốc độ chậm lại, ngay cả sức lực định dồn vào chuyện yêu đương cũng nên chuyển thành dịu dàng và kiên nhẫn, đồng thời tăng mức độ và thời gian suy nghĩ, cảm nhận, hướng về nhau.

 

Tình dục không nằm trong sự bảo trợ của tình yêu nồng thắm thì không những không thúc đẩy tình yêu thăng hoa, mà ngược lại còn có thể giết chết tình yêu.

 

            Sự phát triển tâm lý giới tính thường trải qua 3 giai đoạn:

-          thời kỳ phân cảm giới tính dẫn đến xa lánh người khác phái,

-          thời kỳ cảm tình với ngưới khác phái

-          và thời kỳ luyến ái lãng mạn.

 

Những xúc động, xao xuyến của tình cảm đầu đời nếu được sẻ chia, nâng đỡ, định hướng đúng sẽ là con đường đạt tới sự nếm trải trọn vẹn hạnh phúc làm người.

 

            Nếu không được quan tâm và giáo dục đúng, để mặc các em mò mẫm tự tìm cho mình lờì giải đáp, sẽ dễ bị sa ngã dưới sức ép của bản năng.

 

Thân thể của ta chỉ thuộc về ta, ta phải chịu trách nhiệm về nó. Biết trân trọng thân thể của mình, biết yêu lấy chính mình là ta biết cách ứng phó với mọi tình huống, có cách nhìn nhận về tình bạn, tình yêu, quan hệ giới tính một cách nghiêm túc, tránh được sa ngã và những hậu quả thương tổn đến đời sống thể lý, tâm lý, thiêng liêng và hành trình ơn gọi.

 

Do đó, mỗi người cần được trang bị những kiến thức đúng đắn về giới tính. Không chỉ là những kiến thức khoa học về sinh lý, sự thai nghén sinh nở, di truyền, các bệnh tình dục...

Mà điều quan trọng chính là giáo dục về nhân bản, tình bằng hữu, tình yêu thương, sự tự do, ý thức trách nhiệm, lòng thuỷ chung với chọn lựa và cam kết cuộc đời.

 

 

F. VẤN ĐỀ THỦ DÂM 

 

I. ĐỊnh nghĩa VÀ ThỰc trẠng

 

NhẬn thỨc

            MASTURBATION: Manus (tay) – Turbatio (kích thích). Thủ dâm là dùng tay kích thích bộ phận sinh dục để tìm đạt được khoái cảm sinh dục.

 

CẢm nhẬn

            Sau hành động thủ dâm, phần đông cảm thấy ngượng ngập, mặc cảm tội lỗi, lo lắng, chán nản, hận mình.

 

ThỰc tẾ

            - Thủ dâm được thực hành khá phổ biến, nhất là nơi người độc thân, có người coi như không có gì sau hành động ấy, còn người khác lại bị lương tâm ray rứt vì hành động tính dục đơn độc riêng tư và do căng thẳng trầm trọng này (x. Giải mã giấc mơ tình dục)

 

- Thủ dâm có thể xảy ra cùng với những liên hệ khác tính luyến ái (KTLA) hay đồng tính luyến ái (ĐTLA): làm cho mình, làm cho người khác và để người khác làm cho mình.

 

            - Có người coi thủ dâm là sự dữ nhỏ hơn trong hai sự dữ (minus malum): cái thay thế cho hoạt động ĐTLA hay KTLA; hoặc để điều hướng cái tôi của mình hơn là dính líu với trẻ hay một người nào đó.

- Thủ dâm không kéo dài suốt đời người độc thân, cũng như giao hợp không kéo dài suốt đời người có gia đình (x. St 18,12 Sara cười thầm tự bảo ‘Mình đã cằn cỗi rồi còn tìm lạc thú nữa sao? Ông nhà mình lại là một ông lão!)

 

- Đó là một cuộc chiến đấu và phải đi vào cuộc chiến đấu ấy: Bỏ được là lý tưởng, để việc tận hiến cho Chúa được chu toàn và hoàn toàn trao hiến cho Chúa.

 

            - Cầu nguyện cho bỏ được thủ dâm như một phần cần thiết cho tăng trưởng và phát triển con người.

 

Ngày sáu khắc êm trôi lặng lẻ,                                               Chúa ngăn ngừa chẳng để phút giây,                                            Tay chân miệng lưỡi hình hài,                                                 Buông theo tội lỗi mà đầy bợn nhơ.

Thánh Thi Kinh Sáng Thứ Năm Tuần I TN

 

            II. Các loẠi thỦ dâm

           

1) Thủ dâm trẻ nít 

            Trẻ, trước tuổi dậy thì, tìm khám phá cơ thể, trong đó có vùng sinh dục của mình, như một phần tăng trưởng bình thường (x. TUỔI DẬY THÌ)

 

2) Thủ dâm thiếu niên 

            Xảy ra trong tuổi dậy thì và đa số trường hợp thủ dâm thuộc thời kỳ này.

 

3) Thủ dâm trưởng thành

            Loại thủ dâm này phổ thông với người trưởng thành (độc thân, tránh giao hợp trước hôn nhân) và như một lối thoát căng thẳng.

 

4) Thủ dâm xúc phạm

            Chọn bộ phận sinh dục để giao hợp “một mình.” Có tính cách tác hại vì phân rã hơn hiệp nhất nhân vị.

 

            III. MỘt sỐ quan điỂm  

 

1)  Freud và William Fleiss:

     Thủ dâm là biểu hiệu bệnh thần kinh phổ quát, có thể có hậu quả mù, điên, bất lực.

 

2)  Fenichel:

     Tthủ dâm là triệu chứng bệnh hoạn, là khả năng làm thỏa mãn bị xáo trộn.

 

3)  Những biện pháp vô nhân đạo:

     Mang giây lưng thanh khiết, thiến hoạn (nam) và cắt bỏ âm vật (nữ).

 

4)  Xã hội học và tâm lý học hiện đại:

                 Thủ dâm là phát triển bình thường vào một thời kỳ nào đó trong đời người, dẫn tới sự chín mùi tâm lý tính dục lành mạnh;           là tiền thân của ứng xử tính dục liên nhân vị.

 

5)  Quan điểm của Giáo Hội:

- Trước Vaticanô: thủ dâm là điều xấu trầm trọng và là trọng tội, vì vi phạm bản tính tự nhiên và ích kỷ.

 

- Bộ Giáo lý Đức Tin, “Tuyên bố về một số vấn nạn liên quan đến đạo đức tính dục”: Thủ dâm là một hành vi bóp méo và trái ngược của khả năng tính dục, là sự thiếu trưởng thành, thiếu quân bình tâm lý, và do thói quen. Thủ dâm không luôn luôn là lỗi nặng, nhưng vẫn là nguồn mặc cảm tội lỗi và lo lắng.

 

 

IV. Nguyên do và mỤc tiêu                 

           

1)      Do ngứa ngáy; buồn chán, lo lắng, tâm trạng vở mộng, cô đơn.

2)      Lối thoát dễ dàng để xả căng thẳng.

3)      Thay thế cho quan hệ tình dục.

4)      Đối phó và trốn thoát sự thân mật tính dục liên nhân vị

5)      Bắt im lặng lời mời gọi vào tình dục yêu đương liên nhân vị.

 

V. NhỮng thỎa hiỆp

           

1) Sợ đàn ông:

Không muốn bị liên lụy tình dục hay tình cảm với đàn ông (sợ hậu quả), hay không được liên hệ với đàn ông, nên tìm thỏa hiệp với những hình thức tính dục khác (đồng tính ái), gây nên một tâm lý tính dục thiếu trưởng thành.

 

2) Sách báo, phim ảnh khiêu dâm:

 Nhằm kích thích tính dục do:

-          miêu tả các đối tượng và những tình cảnh gợi tình (tác phẩm, hình vẽ, điêu khắc, trình diễn…)

-          mô tả sự lạm dụng phụ nữ (nếu không tàn bạo thì cũng xuống cấp) và vì vị nễ mà chìu, rồi sau đó cứ bị ám ảnh.

-          đồi trụy: phá hoại phẩm tính tương quan tính dục, đưa tới khai thác và kinh doanh tính dục, lạm dụng những đàn ông bị lôi kéo (đĩ đực).

-          Bù trừ: nhòm lỗ khóa/nhìn chỗ kín/thích xem phim khiêu dâm, nhất là giới nam (mở đầu/tăng cường hoạt động tính dục, thủ dâm, lạm dụng trẻ em).

 

3) Phô bày bộ phận sinh dục của mình (cho người khác phái) để được khoái lạc tính dục bởi sự nhìn xem.

4) Mặc y phục của người khác phái, thay thế vai kề vai với người khác phái mong ước, rồi thủ dâm để xả căng thẳng.

 

5) Hành động thú tính: ham muốn và thực hiện tính dục với súc vật (chó bẹc-dê)

 

6) Bạo động với chính mình (thường là phái nam) để bảo vệ độc thân: Origène; nhiều vị tử đạo sẵn lòng chịu chết để bảo vệ trinh tiết/đức tin: hai cha truyền giáo ở Lào.

 

 

            VI. TiẾn trình phát triỂn lành mẠnh                    

           

1) Trẻ khám phá hết mọi chỗ trong cơ thể nó, trong đó có vùng bộ phận sinh dục: tiến trình tăng trưởng bình thường (x. Chuyện hai bà mẹ tắm cho con: Con gái dở quá “có một cái mà cũng làm vỡ” – “Sao con không có một cái như thằng đó?”)

 

2) Trò chơi sinh dục/Táy máy chân tay (do liên hệ khắng khít mẹ/con, cha/con) thiết lập ý thức về bản thân. Bé trai có ý thức nhạy bén về khả năng cương cứng đưa tới làm chủ bản thân, đụng chạm dương vật để tự trấn an.

 

3) Chưa trưởng thành: Thủ dâm là một hoạt động tính dục thiếu trưởng thành, nhưng trẻ dùng thủ dâm để học điều khiển bản năng tính dục của nó (chơi đùa có phẩm tính thăng hoa mà thủ dâm không có).

 

4) Can thiệp khôn khéo: Nếu bắt trẻ chận đứng thủ dâm cách không khôn khéo, nó sẽ có ý tưởng rằng tính dục là xấu xa và nguy hiểm, khiến trẻ có thể bị chứng loạn thần kinh chức năng và biến dạng nhân cách.

 

5) Can thiệp thiếu thích hợp: Những cấm kỵ thủ dâm có thể đưa tới những hình thức bệnh hoạn. Nhưng nếu thủ dâm với lương tâm xấu và lo lắng cũng đưa tới hậu quả bệnh hoạn.

 

 

            VII. HưỚng dẪn hỮu hiỆu và chỮa lành

           

1) Quan tâm thích đáng: Phải khảo sát tỉ mỉ trong một khung cảnh rộng lớn hơn, (tiểu sử gia đình, cá nhân đương sự để tìm biết những động lực sâu hơn), chứ không phải chỉ là nhục dục (bệnh cơ quan sinh dục cần chữa trị bằng y khoa; chớ gì có nữ tu bác sĩ chuyên ngành phụ khoa cho các nữ tu)

 

2) Lắng nghe để hiểu: Phải lắng nghe chăm chú và nhạy cảm đối với người có những hình ảnh tưởng tượng kèm theo thủ dâm (trước và sau)

 

3) Nhìn lại để thương: Thủ dâm là cách thức dễ dàng để làm dịu sức ép và căng thẳng. Do đó phải khảo sát những nguồn sức ép và căng thẳng để tiêu diệt/giảm thiểu chúng: ăn một thực đơn cân bằng, nghỉ ngơi và giải trí thích hợp.

 

4) Đừng vẽ đường cho hươu chạy: Những phơi bày thái quá trước những kích thích tính dục thường thúc đẩy thủ dâm. Do đó, tránh những kích thích đó sẽ giảm thiểu tính thường xuyên của thủ dâm.

 

5) Tự chủ và liên đới: Tập tự chủ bản thân; mở rộng liên hệ với người khác (không chỉ qui về mình và yêu mình). Phải phát triển những tình bạn sâu xa với nhiều người nam lẫn nữ, đừng để bị sự cô lập xã hội và khó khăn trong các mối tương quan dồn ép.

 

6) Tìm kiếm sự bình an: Không nên để bị tâm trạng lo lắng trầm trọng xâu xé, mà nên tìm chữa lành và bình an qua việc xưng tội.

 

7) Nhìn vào lý tưởng: Từ bỏ gia đình vì Nước Trời là sự thăng hoa bản năng tính dục: hãy thành thật nhìn nhận thất bại: [Hai sức mạnh đối nghịch hằng giao chiến trong tôi khiến những điều tốt tôi muốn làm tôi lại không làm được và những điều xấu tôi không muốn làm thì tôi lại làm. Ai cứu tôi khỏi cái xác hay chết này? – Ơn Ta đủ cho con]  (x. 2 Cr 12:7-9)

 

8) Trợ lực cảm thông: Tình bạn chia sẻ đem lại khuây khỏa và nâng đỡ chống lại chiến đấu bên trong và áp lực bên ngoài. Đã có chiến đấu là có chiến thắng và chiến bại. Hãy lấy thất bại làm bài học chiến thắng: thua keo này bày keo khác! [“Ai từng chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần? Nhưng đây chưa phải trận sau cùng chiến đấu!”]           

9) Chia sẻ chữa trị: Thái độ mới thích hợp của việc điều trị nhóm: Những tình bạn sâu sắc khiến người ta cởi mở chia sẻ những cuộc chiến đấu, công khai nhìn nhận mình thủ dâm, nhóm không bối rối hay bình luận tiêu cực gì, là một nâng đỡ rất lớn trong việc hội nhập tính dục với tu đức, thăng tiến đời sống thiêng liêng.

 

10) Trợ giúp thiêng liêng: Tính dục là một chiều kích của đời sống con người ảnh hưởng đến cuộc hành trình thiêng liêng một cách sâu xa. Những can thiệp thiêng liêng cũng ảnh hưởng trên tính dục một cách sâu xa. Sự trợ giúp thiên linh là một khí cụ hùng mạnh trong việc biến đổi sự yếu hèn và chán nản của con người.

 

            Do đó, phải khuyến khích chạy đến với sức mạnh của cầu nguyện, của các bí tích, của khổ chế, của việc linh hướng thường xuyên.

 

Xin thương bảo vệ hương thanh khiết,                                          Sợ lúc đêm về giữa cô đơn,                                                           Lợi dụng tối tăm thần quỷ quyệt,                                          Phóng tên ác độc giết tâm hồn.

           

Che chở trí lòng luôn thoát khỏi,                                            Dục tình cường bạo cứ đuổi theo,                                                                  Và muôn cảm nghĩ đầy tội lỗi,                                        Cho mảnh hồn thiêng mãi yêu kiều.

Thánh Thi Kinh Chiều Thứ Ba Tuần IV TN

 

11) Ý thức cam kết ơn gọi: Chú tâm sống cam kết độc thân, rèn luyện tĩnh thức, điều độ.

 

12) Sức mạnh của lời cầu nguyện: Dĩ nhiên phải luôn khiêm tốn cầu nguyện. Chúa Giêsu dạy: “Các con hãy tỉnh thức và cầu nguyện luôn để khỏi sa chước cám dỗ, tinh thần thì nhẹ  nhàng chóng vánh, nhưng xác thịt lại nặng nề yếu đuối”

 

            Thánh Phaolô chia sẻ: “Ai trong anh em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, ai trong anh em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt” (2Cr 11,29).

 

13) Đồng hành tin cậy: Người trợ giúp phải tỏ ra đáng tin cậy, niềm nở đón tiếp vô điều kiện và sẵn sàng đồng hành với đương sự trong những chiến đấu của đương sự khiến đương sự cảm thấy thoải mái và tin tưởng. Có thế mới giúp hội nhập tính dục và ơn gọi độc thân.

(Slideshow NỞ HOA CHO CUỘC ĐỜI)

 

 

            G. VẤN ĐỀ ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI

                    (Slideshow DẪU CON LÀ AI)

 

Nằm vắt tay lên trán ta nghĩ đến chuyện cuộc đời, ngồi bấm đốt ngón tay ta nghĩ đến chuyện ngày qua. Nằm vắt tay lên trán ta nghĩ đến chuyện bây giờ, ngồi bấm đốt ngón tay ta nghĩ đến chuyện ngày mai.

 

I. NHẬN ĐỊNH

            Theo trình thuật sáng tạo loài người trong sách Sáng Thế (St 2,18-24) và theo quan niệm Âm-Dương Á đông, người nam và người nữ hấp dẫn nhau, cần nhau, gắn bó nhau và bổ túc cho nhau, tạo một thế quân bình tự nhiên, được biểu lộ đặc biệt trong đời sống hôn nhân.

 

Cuộc sống tu trì thiếu mất sự quân bình tự nhiên đó. Nếu không thiết lập được và sống trong một thế quân bình siêu nhiên trong các môi trường đồng giới nam và đồng giới nữ (bằng đời sống cầu nguyện, đời sống huynh đệ cộng đoàn, tận tụy với sứ vụ), thì sự cuốn hút đó có thể được bù trừ bởi một sự chuyển hóa tâm lý, vì trong mỗi con người đều có cả hai yếu tố nam và nữ; yếu tố này có thể trội hơn yếu tố kia tùy người

 

Sự thiếu quân bình tự nhiên trong đời sống tu đó, cộng với những khó khăn, thử thách đau khổ, yếu đuối nhân loại bên trong và cám dỗ lôi cuốn bên ngoài, người ta có khi đi tìm lại sự quân bình tự nhiên kia mà vấp ngã. Kinh nghiệm cho thấy những người tu bỏ đời sống cầu nguyện, thiếu tình huynh đệ cộng đoàn và bỏ bê bổn phận sớm muộn gì cũng sẽ sa ngã, bỏ cuôc.

 

Sự chuyển hóa tâm lý này có thể đưa tới một mối tương quan thiếu quân bình hay lệch lạc trong ứng xử tình cảm và giới tính ở một số đôi bạn đồng giới, nhưng không hẳn đã là đồng tính luyến ái thực thụ, dù có thể đưa tới đồng tính luyến ái.

 

Ngày nay, nền văn minh lấy cái tôi làm trọng tâm, tôn thờ vật chất, hưởng thụ khoái lạc nhục dục, suy thoái đạo đức làm nảy sinh và gia tăng tình trạng đồng tính luyến ái (như sẽ trình bày dưới đây).

 

Trong bối cảnh ấy, người ta nghi ngại và lo sợ đến đỗi nhầm lẫn với cả những tình bạn thân thiết tốt lành, vốn mang lại nhiều lợi ích lớn lao trong mọi lãnh vực cuộc sống, nhất là khi có được người bạn tri âm tri kỷ, có thể nói được với nhau bất cứ điều gì hầu giúp nhau sửa chữa nên tốt: “Thầy không còn gọi các con là tôi tớ nữa, Thầy gọi các con là bạn hữu của Thầy, vì tất cả những gì nghe biết nơi Cha Thầy thì Thầy tỏ cho các con biết”

 

Tuy nhiên cũng có những tình bạn làm tha hóa cuộc đời con người. Vì thế mà có sự lo lắng trước những biểu hiện tình bạn thân thiết trong các môi trường đồng giới nam hay nữ, khiến những người có trách nhiệm đào tạo, đánh giá và cất nhắc các ứng sinh thường lo lắng và đề phòng trước những biểu hiện tình cảm giới tính không phù hợp với đời sống linh mục và tu sĩ, đặc biệt vấn đề đồng tính luyến ái.

 

Nỗi lo của các ngài là chính đáng. Chúng ta kính trọng, cảm thông chia sẻ trách nhiệm của các ngài và nhận ra động lực yêu thương của các ngài.

 

Nhưng cách hiểu và đánh giá chính xác bản chất đồng tính luyến ái là gì? thế nào? cũng như cách thức và mức độ của các biện pháp phòng ngừa và giải quyết thì cần được quan tâm làm sáng tỏ, đưa tới hiệu quả tích cực, trong đào tạo cũng như trong cuộc sống sứ vụ.

 

II. ĐỒNG TÍNH LUYẾN ÁI LÀ GÌ?

 

“Họ buông theo dục tình đồi bại. Đàn bà không quan hệ theo lẽ tự nhiên, mà lại làm điều trái tự nhiên.27 Đàn ông cũng vậy, không quan hệ với đàn bà theo lẽ tự nhiên, mà lại đem lòng thèm muốn lẫn nhau: đàn ông bậy bạ với đàn ông. Như vậy là chuốc vào thân hình phạt xứng với sự lầm lạc của mình” (Rm 1, 26-27).

 

Không nên vội vàng kết luận một người là đồng tính luyến ái, dù thấy có sự thúc đẩy và vài ứng xử có liên quan.

 

Đồng tính luyến ái đích thực là khi hai người cùng phái có sự thu hút dai dẳng, có đáp ứng xúc cảm và ứng xử tính dục với nhau, nghĩa là người ước muốn nhục dục tìm cách thực hiện ước muốn đó bằng những hành động nhục dục với một người cùng phái.

 

Nguồn gốc đồng tính luyến ái là do di truyền hay do lượng hooc-môn dị thường. Phân tâm học cho là do những xáo trộn sâu xa trong tương quan cha-mẹ-con-cái, nhất là khi một người quá ràng buộc thân thiết có sức hấp dẫn cám dỗ. Những yếu tố hoàn cảnh, tâm lý, văn hóa, xã hội, sinh học làm hiện tượng đtla trở nên phức tạp.

 

Người đồng tính luyến ái có sự khiêu dâm trổi vượt đối với người đồng phái khác. Nhưng người đó cũng phải đau khổ chịu đựng sự thiếu hụt trong nam tính hay nữ tính của mình.

 

Đồng tính luyến ái cũng có thể là một khao khát sự gắn bó đã bị mất (đối với cha hay mẹ).

 

Đồng tính luyến ái được xã hội ngày nay chấp nhận nhiều hơn (thậm chí có một ít nước cho những đôi đồng tính luyến ái qui chế hôn nhân nữa!), nhưng vẫn là nguồn lo âu đối với nhiều người.

 

Một người khác tính luyến ái sẽ phải đau khổ khi có thể chạm trán với người đồng tính luyến ái, dù không thường xuyên.

 

Người trợ giúp phải cẩn thận lắng nghe không kết án và đón nhận vô điều kiện, đồng thời giúp đương sự phân biệt có phải là đồng tính luyến ái đích thực hay ứng xử ấy chỉ do hoàn cảnh ép buộc hay một yếu kém đạo đức.

 

Phải nhân ái với họ, vì họ là nạn nhân của chính hướng chiều yếu đuối của họ: “Có ai trong anh em yếu đuối mà tôi không cảm thấy yếu đuối, có ai trong anh em sa ngã mà tôi không cảm thấy như thiêu như đốt” (Thánh Phaolô)

 

Ba tầm mức đánh giá một người có phải thực sự là đồng tính luyến ái không:

-          hấp dẫn: ai hấp dẫn, nam/nữ?

-          khiêu gợi: ai khiêu dâm và gợi tình?

-          từng trải: những hành vi tính dục ấy làm thỏa mãn thế nào?      

 

III. LẬP TRƯỜNG CỦA GIÁO HỘI

 

Huấn Thị của Bộ Giáo Dục Công Giáo về những tiêu chuẩn để biện phân ơn gọi đối với những người có khuynh hướng đồng tính luyến ái và việc chấp nhận họ vào Chủng Viện và lên Chức Thánh do Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI phê chuẩn ngày 31-08-2005 và ra lệnh phát hành tại Roma ngày 04-11-2005, lễ kính nhớ thánh Charles Bôrrômêô, Bổn Mạng các Chủng Viện, được ấn ký do

            Đức Hồng Y ZENON GROCHOLEWSKI, Bộ Trưởng

            Đức Cha J. MICHAEL MILLER, C.S.B., Thư Ký

Cần phải có một sự biện phân kỹ càng những vấn đề liên quan đến lãnh vực tình cảm và giới tính, trong suốt thời gian đào tạo, và cả về sau nữa.

 

Huấn thị đưa ra những quy tắc liên quan đến một vấn đề đặc biệt càng lúc càng cấp bách do tình huống hiện tại gây ra, đó là: Có được chấp nhận vào Chủng Viện và lên Chức Thánh những ứng sinh có khuynh hướng sâu nặng về đtla không?

 

Ứng sinh phải luôn ý thức rằng toàn bộ đời sống phải được điều khiển bởi việc hiến dâng toàn thân, và phải đạt tới một sự trưởng thành tình cảm và tính dục. Sự trưởng thành này cho phép đương sự có được những tương quan thích đáng với cả người nam và người nữ.

 

Giáo lý Công giáo phân biệt những hành động đồng tính luyến ái và những khuynh hướng đồng tính luyến ái.

 

Truyền Thống Giáo Hội vẫn luôn xem những hành động đồng tính luyến ái là những hành động vô luân tự bản chất và ngược lại với luật tự nhiên. Vì thế, không có trường hợp nào trong những hành động này được chấp thuận.

 

Những khuynh hướng đồng tính luyến ái đã bám rễ sâu mà người ta thấy nơi một số người nam cũng như nữ được xem là vô trật tự và thường là một thử thách khó vượt qua đối với những người này.

 

            Tuy nhiên, những người này phải được tiếp đón cách kính trọng và tế nhị, tránh mọi phân biệt đối xử bất công. “Trái lại, phải đối xử tốt với nhau, phải cĩ lịng thương xĩt và biết tha thứ cho nhau, như Thiên Chúa đã tha thứ cho anh em trong Đức Kitơ” (Eph 4:32).

 

            Giáo hội, dù vẫn kính trọng sâu xa những người này, không thể chấp nhận vào chủng viện và vào các chức thánh những người thực hành đồng tính luyến ái, có những khuynh hướng đồng tính luyến ái đã bám rễ sâu và ủng hộ cái được gọi là văn hóa đồng tính nam, vì thiếu những tương quan chính đáng với những người nam nữ khác.

 

Trái lại, những khuynh hướng đồng tính luyến ái dù chỉ là biểu hiện của một vấn đề tạm thời, chẳng hạn như vấn đề của tuổi thanh niên chưa được hoàn tất, cũng phải được vượt qua ít là ba năm trước lúc truyền chức phó tế.

 

Như thế, nếu mới chỉ là khuynh hướng đồng tính luyến ái và có thể chữa trị với thời gian thì không bị ngăn trở. Phải phân biệt hiện tượng và bản chất: Hiện tượng sẽ qua đi, bản chất mới khó thay đổi.

 

Nếu một ứng sinh thực hành đồng tính luyến ái hoặc có những biểu hiện của khuynh hướng đồng tính luyến ái đã ăn rễ sâu xa, thì vị linh hướng cũng như cha giải tội của ứng sinh, có bổn phận lương tâm ngăn cản anh không tiến tới việc Truyền chức.

 

            Thật là không ngay thẳng trầm trọng khi một ứng sinh nào che dấu việc đồng tính luyến ái của mình để đạt tới các chức thánh cho bằng được. Một thái độ không trung thực như thế là không phù hợp với tinh thần chân lý, tinh thần ngay thẳng và sẵn sàng phục vụ Chúa Kitô và Giáo Hội.

 

         IV. THÁI ĐỘ PHẢI CÓ

 

Căn cứ vào những khảo sát khoa học và lập trường của Giáo Hội, chúng ta phải có cái nhìn thấu cảm và thái độ tôn trọng, tin tưởng đối với nhau, không phán đoán thiếu cơ sở và vội vàng kết luận những ai đó là đồng tính luyến ái.

 

            Dù có nghi ngờ những ai đó có biểu hiện đồng tính luyến ái cũng không được phân biệt đối xử, cô lập hay tẩy chay, không những lỗi bác ái mà lỗi cả đức công bằng. Nhất là khi điều nghi ngờ thực tế không có thì ai sẽ đền bù sự oan uổng bất công đó?!

 

            Phải lấy tinh thần bác ái huynh đệ mà trực tiếp trao đổi chỉ bảo (như Chúa Giêsu đã dạy), lấy tinh thần siêu nhiên mà cầu nguyện và phó thác cho Chúa định liệu, nhẫn nại chờ đợi vì cuộc sống thực mỗi ngày sẽ mạc khải đúng chân tướng con người: “Vì chẳng có gì bí ẩn mà lại không trở nên hiển hiện, chẳng có gì che giấu mà người ta lại không biết và không bị đưa ra ánh sáng” (Lk 8:17).

 

            Không tìm cách xen vào cuộc đời người khác: “Tôi nghe nói trong anh em có một số người sống vô kỷ luật, chẳng làm việc gì, mà việc gì cũng xen vào” (2 Tx 3: 11).

 

            Không ác ý theo dõi, rình mò dò xét để báo cáo bằng thư nặc danh; cũng không nhận làm ăng-ten tố cáo nhau, vì như thế sẽ tạo nên nghi ngờ thù oán nhau, làm mất bầu khí bình an, tin tưởng và thương yêu, là cái cần thiết để xây dựng cộng đoàn: “Anh em đừng bao giờ thốt ra những lời độc địa, nhưng nếu cần, hãy nói những lời tốt đẹp, để xây dựng và làm ích cho người nghe” (Eph 4:29).

           

Phải nhớ lời Chúa Giêsu bảo Phêrô: “Nếu Thầy muốn nó ở lại cho đến khi Thầy đến, việc gì đến con, con hãy cứ theo Thầy”- “Các con đừng xét đoán để khỏi bị xét đoán; các con đong bằng đấu nào thì sẽ đong trả lại bằng đấu ấy cho các con”

 

            Hãy cho người biết lỗi, cho họ cơ hội sửa lỗi, và cho họ thời gian nữa, vì không ai một sớm một chiều mà sửa ngay được. Tin tưởng vào sự biến đổi tốt đẹp trong tương lai (“nhân thùy vô quá, hữu quá tắc cải, thị vị vô quá”): Mỗi vị thánh đều có một quá khú, và mỗi tội nhân đều có một tương lai.

 

            Trái lại, người có trách nhiệm sẽ đích thân kiểm soát bằng sự phục vụ đầy chăm sóc và gần gũi yêu thương. Nhờ đó sẽ phát hiện kịp thời và có cách thích hợp nhất để uốn nắn, đào tạo với lòng cảm thông.

 

Trong trường hợp biết rõ ai đó có đồng tính luyến ái thật và để tránh thiệt hại lớn cho cộng đoàn lẫn đương sự, sau khi đã trực tiếp làm mọi cách có thể, và nhất là cầu nguyện, hãy theo lương tâm, can đảm đích thân kín đáo trình bày với Bề trên và sẵn sàng chịu trách nhiệm kiểm chứng về điều mình nói.

 

Các đôi bạn thân thiết cũng hãy dè dặt, khôn ngoan và bác ái tránh gây cớ hiểu lầm cho người khác: không thường xuyên chỉ đi lại vui chơi tâm sự với nhau, song mở ra với mọi người; nhất là tránh những biểu lộ tình cảm quá thân mật về mặt thể lý…

 

Nhưng cũng đừng vì sợ con mắt nhòm ngó, tỵ nạnh mà xa tránh nhau làm tổn thương tình bạn cao đẹp đã có. Mười hai tông đồ, mà Chúa Giêsu vẫn thân tín hơn với Phêrô, Giacôbê và Gioan, nhất là Gioan đó thôi, dù vẫn có vài hiểu lầm và bất bình!

 

Hồn con thương để xa rời,               

Những niềm ân oán mưu đời ghét ganh;                                                                  

Bao nhieu vị kỷ thấp hèn,                                   

Tay Ngài giải cứu vững bền con đi.

 

Ngàn năm con vẫn kiên trì,                         

Yêu người yêu Chúa ngại gì nước non,

Dầu cho sông cạn núi mòn,                      

Tình con sau trước vẫn còn thiết tha.

 Thánh Thi Kinh Sách Thứ Năm Tuần I TN

 

Cuộc sống hiên ngang đầy can đảm,                   

Mưu thần chước qủy biết phòng xa,                       

Khổ đau không để chồn chân bước,                                               

Nẻo chính hằng theo bỏ lối tà.

 

Không ngừng bảo vệ luôn gìn giữ,                              

Thể xác tâm linh mãi vẹn toàn,                                      

Đốt lửa cháy bừng tin cậy mến,                                 

Tiểu trừ tà ý khỏi tâm can…

 

Đoan trang đức hạnh ngay từ sớm,                         

Tựa buổi ban mai dệt nắng hồng,                               

Lửa nóng tin yêu thành chính ngọ,                         

Tâm thần sẽ thóat khỏi cảnh hòang hôn.

Thánh Thi Kinh Sáng Thứ Hai Tuần I TN

 

Cho con được tràn đầy thanh thản,           

Đổi mới con xán lạn chói lòa,                       

Chẳng chi xảo trá điêu ngoa,                          

Sạch từ vạn ý sạch ra muôn lời.

 

Ngày sáu khắc êm trôi lặng lẽ,                    

Chúa ngăn ngừa chẳng để phút giây,                      

Tay chân miệng lưỡi hình hài,                      

Buông theo tội lỗi mà đầy bợn nhơ.

 

Chúa theo dõi đường tơ kẻ tóc,                  

Nhìn xem ta thấu suốt ngọn nguồn,              

Công to việc nhỏ ngàn muôn,                                  

Từ bình minh tới hoàng hôn rõ ràng.

Thánh Thi Kinh Sáng Thứ Năm Tuần I TN

 

Có thể lấy chỉ thị của Đức Cha về việc rao chịu chức linh mục sắp tới làm tiêu chuẩn ứng xử:

         Tòa Giám Mục công bố danh sách 16 Thầy Phó Tế trên đây để rao báo 3 lần trong các nhà thờ của giáo phận. Những ai biết các Thầy này có ngăn trở gì về việc tiến chức linh mục thì xin kín đáo trình lên TGM trước ngày 15.11.2007, với điều kiện: không viết thư nặc danh, phải ghi rõ tên, địa chỉ hay số điện thoại của người viết. TGM bảo đảm giữ bí mật.

 

Ước mong đời sống có tình,                       

Sầu thương vương nhẹ như hình mây bay,                                                                       Rồi ra phải trái có ngày,                                          

Ai đời đi trả nợ nần chẳng vay,

                           

Phù sinh một phút trắng tay,                               

Hơn nhau một chút dở hay ở đời,                      

Xét đoán là việc Chúa Trời,                                                

Ai mà kết án những người anh em,

                                   

Mặt mình cũng có lọ lem,                                             

Tiên vàn lo rửa pha dèm làm chi?                                 

Hận thù hãy mau lấp đi,                                                             

Yêu thương xây dựng khắc ghi trí lòng,  

                 

Sống sao đáng được khoan hồng,                              

Trong ngày thẩm phán chí công sau cùng.

 

 

 

 

H. NHỮNG YẾU TỐ NỒNG CỐT

CỦA TRƯỞNG THÀNH TÌNH CẢM

 

 

I. DẤU HIỆU SỰ THIẾU TrƯỞng thành 

 

Có thể xác định được cái tạo nên sự trưởng thành tình cảm không? Ta hãy cố gắng xem xét các thành phần cấu tạo nền tảng của nó để có thể định nghĩa trưởng thành tình cảm như sự hòa điệu giữa trí óc và con tim.

 

Trí óc (Lý trí): là phía hữu lý của con người; khả năng suy nghĩ hợp lý; khả năng theo đuổi mục đích; khả năng lấy quyết định; khả năng điểu chỉnh với thực tại (đối với Freud, đây là “tiến trình đệ nhị”)

 

Con tim: là phía tình cảm của con người; các cảm nhận, các nhu cầu, các ước vọng, các thúc đẩy, các giấc mơ (đối với Freud, đây là “tiến trình đệ nhất”)

 

Sự hòa điệu hay hội nhập giữa hai chiều kích căn bản của con người mang lại bình an nội tâm, và đến phiên nó, sự bình an nội tâm tạo nên sự bình an với tha nhân và khả dĩ hòa điệu với thực tại.

 

            Để hiểu thấu đáo trưởng thành là gì, chúng ta hãy nhìn hai hình thức không trưởng thành mà cả con tim và lý trí đều mắc phải.

 

1. Sự bốc đồng, hấp tấp

 

Bộc lộ tình cảm ra bên ngoài và hành động theo sự thúc đẩy, không tự chủ thích đáng, như một đứa trẻ con. Đó là cái người ta thường hiểu là “không trưởng thành” hay “tính trẻ con”

Coi sự thỏa mãn các nhu cầu là ưu tiên vì của cải là cái làm thỏa mãn các ham muốn (được gọi là nguyên tắc lạc thú).

 

Sự thiếu tự chủ có thể chỉ giới hạn ở một hay hai lãnh vực, chẳng hạn kiềm chế cơn giận bùng nổ, suy nhược hay những khó khăn giới tính.

 

Có thể có nhiều cách bộc lộ khác nhau của hình thức không trưởng thành này, tùy thuộc vào các nhu cầu và cảm xúc thoát khỏi sự kiểm soát.

           

Việc này có thể dẫn đến xung đột với tha nhân và xã hội, nếu các hành động do bản năng tác hại cho người khác (như không thể kiểm soát cơn giận hay trạng thái buồn rầu ủ rũ). Hoặc xung đột trong bản thân mình, nếu thái độ ứng xử là không thể chấp nhận được đối với lương tâm mình hay ý thức tự trọng (không có khả năng vượt thắng một cảm nhận oán giận đối với người khác).

 

2. Sự khắt khe cứng cỏi

 

Sự hoàn toàn kiểm soát trên cảm xúc và ước muốn của mình sẽ đưa tới hậu quả là đánh mất tính tự phát và thích thú.

 

Người tự kiểm soát được mình thường xem ra “trưởng thành và có trách nhiệm”, như đối nghịch người bị thúc đẩy, bốc đồng. Nhưng một sự kiểm soát như thế thường được bắt rễ trong sự ức chế và được đặc trưng bởi sự khắt khe cứng cỏi.

 

Trong sự không trưởng thành có ứng xử nghèo nàn hoặc vì sử dụng không thích hợp hoặc vì sự sử dụng thái quá cơ chế tự vệ.

 

Căn nguyên của tự vệ là sự lo âu. Để kiểm soát nỗi lo âu, người ta cố che đậy chính mình và kẻ khác cái mà người ta không thích.

 

Khi mọi sự tự vệ bị đập tan, người ta gặp phải sự tê liệt hoàn toàn - đuợc gọi là nỗi lo âu hay sự hoảng loạn tấn công, rất giống với cơn đau tim.

 

3. Những chỉ dẫn sự thiếu trưởng thành

 

Những chỉ dẫn sau đây có thể giúp khám phá sự có mặt của vài bệnh lý nhẹ hay vài nhược điểm căn bản trong nhân cách bên dưới lối ứng xử không trưởng thành - mặc dù cho đến nay vẫn bình thường.

 

1) Trong tương quan với bản thân

-          Tinh thần phòng vệ thái quá.

-          Luôn luôn cảm thấy mình bị coi thường.

-          Có những phản ứng mạnh không thích hợp làm tình hình căng thẳng

-          Tình trạng trống rỗng và khô khan thường xuyên.

-          Thiếu xác tín cá nhân.

-          Cẩu thả và thiếu xác thực trong cuộc sống hằng ngày và trong các nhiệm vụ thông thường.

 

2) Trong tương quan với tha nhân.

-          Thui thủi một mình, dường như sống trong một thế giới của riêng mình.

-          Có khuynh hướng đánh giá thấp kẻ khác và nhìn họ cách tiêu cực, nhất là khi quá lý tưởng hóa bản thân.

-          Người hay gây rối

-          Tính cáu kỉnh trẻ con khi không vừa ý hay co mình lại.

-          Mánh khoé lôi kéo kẻ khác cho các nhu cầu tập trung của mình.

-          Sự thiếu căn tính bản thân được nhìn thấy trong khuynh hướng lý tưởng hóa các khuôn mặt quyền bính và đồng hóa với họ.

 

3) Trong tương quan với thực tại

-          Không có khả năng đối phó cách xây dựng với thực tại

-          Thường xuyên thiếu óc tập trung

-          Không có khả năng kiên trì trong nhiệm vụ đơn giản, trừ khi được thường xuyên hướng dẫn hay giám sát.

 

Kết quả đáng suy nghĩ một cuộc nghiên cứu

·         Thời gian mới vào có 60-80% ứng sinh có những mâu thuẫn. Họ vào với lý tưởng bản thân nhưng bị tác động bởi các mâu thuẫn của mình.

·         Sau một thời gian khá dài, chỉ có một số nhỏ các ứng sinh trên đã lớn lên trong sự trưởng thành tình cảm. Trong số những người còn lại, các mâu thuẫn vẫn thắng thế và các xung đột vẫn không được giải quyết.

·         Thách đố: chương trình đào tạo phải nhìn vào cái tôi sâu xa hơn của mỗi con người.

 

 

    II. TIẾN ĐẾN SỰ TRƯỞNG THÀNH

    

1. Bốn đường lối căn bản để bảo vệ chính mình:

 

1) Đường lối thứ nhất: PHỦ NHẬN

            Chúng ta gạt bỏ sự hiện hữu của chính mối đe dọa hoặc tính nghiêm trọng của nó, nhờ đó chúng ta không để nó ảnh hưởng lên cuộc đời chúng ta. Chẳng hạn “suy tưởng cách tích cực” thường dựa trên sự phủ nhận. Nó cho phép chúng ta nhìn khía cạnh thú vị của cuộc đời, nhờ đó chúng ta thấy được bầu trời sáng bạc sau đám mây (trong cái rủi vẫn có cái may, họa trung hữu phúc).

2) Đường lối thứ nhì: TRỐN CHẠY

            Mối đe dọa quá nghiêm trọng khiến chúng ta trốn chạy khỏi nó, và trốn đi càng xa càng tốt nếu chúng ta có thể (tam thập lục kế, vi tẩu thượng sách). Cảm nhận bên trong về sự không an toàn có thể được đặt sai chỗ trên thực tại bên ngoài, khiến chúng ta phải sợ và tránh nó. Đây là những ám ảnh về ma quái, bóng tối, gặp người nọ kẻ kia…

 

3) Đường lối thứ ba: CHIẾN ĐẤU

            Thay vì chạy trốn, chúng ta chuẩn bị mình để chiến đấu. Chúng ta dùng sự hiểu biết để kiểm soát nỗi lo âu và bất cứ cái gì nó gây nên, chẳng hạn đọc nhiều về thần học luân lý để tránh tội. Chúng ta hỏi ý kiến những người khôn ngoan từng trải để tìm sự an toàn, hoặc chúng ta giữ vật và người dưới sự kiểm soát để tránh sự không chắc chắn.

 

4) Đường lối thứ tư: MĨM CƯỜI

            Như cây tre đong đưa theo gió, chúng ta làm cho mình ra yếu mềm để tránh bị nghiền nát. Chúng ta có thể làm như trẻ con để tránh xung đột hay vẫn ở như trẻ con để tránh thách đố. Thay vì đối mặt với một trách nhiệm, chúng ta có thể cáo bệnh, điều đó cũng có thể cho phép chúng ta được người khác chăm sóc. Chúng ta mĩm cười trước những mối đe dọa và tránh những cuộc tấn công bởi tính ngoan ngoãn, dễ phục tùng.

 

2. Bốn phương diện của sự trưởng thành:

-          Tự ý thức

-          Tự hiểu mình

-          Tự chấp nhận mình

-          Tự thay đổi và tự do quyết định

 

3. Các tiêu chuẩn để đánh giá sự trưởng thành tình cảm

            Danh sách 12 tiêu chuẩn sau đây như những chỉ dẫn ứng xử có lẽ tương đối dễ thực hiện, được chia ra ba nhóm chính:

1) Thái độ đối với bản thân

-          Tinh thần cởi mở và hiểu biết chính mình (ngược lại tinh thần phòng vệ)

-          Sự kiểm soát mềm dẻo trên các nhu cầu, cảm xúc, các thúc đẩy (ngược lại tính bốc đồng hấp tấp)

-          Giá trị cam kết

-          Cách ứng xử có dự đoán trước, không khắt khe cứng cỏi và căng thẳng quá đáng.

2) Thái độ đối với tha nhân

-          Khả năng yêu thương, vừa tình cảm vừa hữu hiệu

-          Các mối tương quan với dồng nghiệp

-          Các mối tương quan với người khác phái

-          Thái độ đối với quyền bính

-          Khả năng lãnh đạo.

 

3) Thái độ đối với thực tại.

-          Xét đoán phân minh

-          Khả năng làm việc

-          Ý thức hài hước

 

 

I. THẾ NÀO LÀ TRƯỞNG THÀNH?

 

1.      Một nhóm các nhà phân tâm học liệt kê các yếu tố của sức khoẻ tinh thần như sau:

            -   Sự phấn khởi, hoan hỉ

            -   Tinh thần thanh thản lạc quan

-   Khả năng vui thích làm việc

            -   Khả năng vui thích giải trí

            -   Khả năng yêu thương

            -   Khả năng đạt tới mục đích

            -   Không bộc lộ cảm xúc thái quá

            -   Tự biết mình cách sâu sắc

            -   Trách nhiệm xã hội

            -   Phản ứng thích hợp với mọi cảnh huống

 

2. Các chuẩn mực của một con người trưởng thành

1)      Mở rộng ý thức về bản thân: Tham gia vào vài lãnh vực ý nghĩa của nỗ lực nhân loại định hướng cho cuộc sống. Sự trưởng thành tiến tới cân xứng với cuộc sống trở nên tử tế từ cái trực tiếp ồn ào của thân xác và của cái tôi lấy mình làm trung tâm điểm.

2)      Liên kết bản thân với tha nhân có hai khía cạnh: Khả năng sống thân mật sâu xa với tha nhân; Khả năng sống thanh thoát làm cho mình trở thành người không có khuynh hướng chiếm hữu nhưng tôn trọng kẻ khác cách sâu xa.

3)      An toàn tình cảm (chấp nhận chính mình): khả năng mang nổi sự thất vọng (thất bại), chấp nhận lầm lỗi của mình mà không phản ứng quá dữ dội với tha nhân và các biến cố bên ngoài; một con người như thế đã học được để sống với các trạng thái tình cảm của mình, nhờ đó không bị chúng phản bội lại bằng cách đưa mình vào những hành động bốc đồng quấy rầy cuộc sống hạnh phúc của tha nhân; người đó bộc lộ các xác tín và cảm nhận của mình với lòng trân trọng các xác tín và cảm nhận của người khác.

4)      Nhận thức thực tế, các kỹ năng, phận vụ: khả năng đánh giá thực tại đúng như nó là, chứ không như mình mong muốn nó trở thành; có những kỹ năng thích hợp để giải quyết các vấn đề khách quan; có khả năng quên mình vì một nhiệm vụ quan trọng. Tóm lại, một người trưởng thành sẽ va chạm gần gũi với một “thế giới thực”, nghĩa là nhìn xem sự vật, con người và các hoàn cảnh theo cái mà chúng là.

5)      Thể hiện mình cách khách quan: Biết rõ mình và hài hước. Biết rõ mình, một sự hiểu biết đầy đủ về những điểm mạnh và những điểm yếu của mình. Luôn luôn có tinh thần hài hước đi cùng. Có khả năng coi thường những cái mình yêu thích (dĩ nhiên bao gồm cả bản thân và tất cả những gì liên quan đến bản thân), và vẫn yêu thích chúng. Cái trái ngược là sự giả bộ màu mè, tức là khuynh hướng xuất hiện bề ngoài mình là cái gì đó mà thực ra không thể.

6)      Triết lý thống nhất đời sống: một sự hiểu biết rõ ràng về mục đích của cuộc đời trong những hạn từ của một lý thuyết dễ hiểu. Nói cách khác, một hệ thống ý nghĩa và trách nhiệm, một định hướng giá trị, trong đó các hoạt động chủ yếu của cuộc sống được thực hiện.

 

3. Một con người trưởng thành thể hiện tốt chính mình

1)      Nhận thức cao về thực tại và có những liên hệ thoải mái với nó. Người này phán đoán về các tình huống và con người cách chính xác. Họ không bị đe dọa và hoảng sợ, như người không trưởng thành tỏ ra quá cần thiết đến thê thảm sự chắc chắn, an toàn, sự chính xác và mệnh lệnh.

2)      Sự chấp nhận bản thân và thiên nhiên: Họ cảm thấy thoải mái với thiên nhiên và bản tính con người. Họ chấp nhận toàn bộ các nhu cầu và tiến trình tự nhiên, không chán ghét, nhưng trân trọng các đức tính cao hơn làm nên sự trưởng thành nhân bản.

3)      Tính tự phát: Khả năng thưởng thức nghệ thuật, những thời kỳ tốt lành, cuộc sống thú vị. Không quá câu nệ tập tục, nhưng có thể nắm lấy những kinh nghiệm tột đỉnh về cuộc đời.

4)      Vấn đề tập trung: Làm việc hiệu quả và kiên trì trong những nhiệm vụ khách quan; có thể hy sinh chính mình trong các vấn đề đích thực mà không bận tâm đến bản thân.

5)      Sự thanh thoát: Cần sự riêng tư và tự túc. Tình bạn và sự gắn bó đối với gia đình không bám dai dẳng, không xâm phạm hay chiếm hữu.

6)      Độc lập với văn hóa và môi trường: Liên hệ gần gũi là khả năng để lấy hay để bỏ các thần tượng của thương trường. Dù nịnh hót hay chỉ trích cũng chẳng làm xáo trộn quá trình phát triển căn bản của mình.

7)      Tính chất mới mẻ trong việc đánh giá: dễ cảm với kinh nghiệm mới.

8)      Chân trời không biên giới: quan tâm với bản chất tối hậu của thực tại; những cảm nhận thần bí hay bao la như đại dương là yếu tố tôn giáo trong sự trưởng thành.

9)      Cảm thức xã hội: có một cảm nhận căn bản về thiện cảm và tình thương, bất kể sự giận dữ hay thiếu nhẫn nại thỉnh thoảng xảy ra. Lòng cảm thông đối với đồng loại là một dấu hiệu của sự trưởng thành.

10)  Tương quan xã hội sâu xa và có chọn lựa: có thể có những sự gắn bó cá nhân sâu xa khác thường. Vòng tròn các gắn bó gần gũi có thể nhỏ hẹp, nhưng cũng có thể nhẹ nhàng mở ra với những mối liên hệ bên ngoài quỹ đạo này.

11)  Đặc tính tự do: cảm nhận và tỏ lòng kính trọng đối với bất cứ người nào chỉ vì đó là một cá vị con người; tỏ ra độ lượng trong lãnh vực đạo đức và tôn giáo.

12)  Sự chắc chắn đạo đức: biết sự khác biệt giữa cái đúng và cái sai trong cuộc sống thường ngày; không lẫn lộn phương tiện và mục đích, và cương quyết theo đuổi cho bằng được những mục đích mà mình cảm thấy là đúng.

13)  Ý thức thân thiện của tính hài hước: Không chơi chữ, giễu cợt hay mưu kế thù nghịch, nhưng tự phát hài hước.

14)  Tính sáng tạo: Cách sống có một sức mạnh chắc chắn và một cá tính gây ấn tượng trên bất cứ cái gì mình làm (viết lách, sáng tác hay công việc nhà).

Tác giả Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!