.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương I : Đào sâu và thực hành đặc sủng và linh đạo dòng

Chương II : Củng cố những bước đầu phân định và sống ơn gọi

Chương II : (tiếp)

Chương III : Con đường sống thánh

Chương III : (tiếp)

Chương IV : Đời sống cầu nguyện và đời sống nội tâm

Chương V : Sống triển nở đời sống cộng đoàn, yếu tố sống còn của tu sĩ

Chương V : (tiếp)

Chương VI : Sống tốt đời sống độc thân thánh hiến trong bối cảnh hôm nay

Chương VI : (tiếp)

Chương VII : Sống viên mãn ba lời khấn dòng

Chương VII : (tiếp)

Chương VIII : Những thời khắc quyết định

Phụ lục I

Phụ Lục II

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Người Nữ Tu Sống Tu Đức Toàn Diện
Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss
CHƯƠNG V : SỐNG TRIỂN NỞ ĐỜI SỐNG CỘNG ĐOÀN, YẾU TỐ SỐNG CÒN CỦA TU SĨ

        A. ĐỊNH HƯỚNG VÀ PHƯƠNG THẾ TỔNG QUÁT 

Trước hết, chúng ta khảo sát các yếu tố cấu tạo nên cộng đoàn và đời sống cộng đoàn của chúng ta.

 

I. ĐẤT SỐNG CỘNG ĐOÀN

(Slideshow THỬA ĐẤT LÒNG TÔI)

 

Những người làm vườn biết rằng trước khi trồng cấy, họ phải khảo sát kết cấu, các điều kiện và nhu cầu của đất. Sau khi đã thấu hiểu tính chất của đất, họ biết rõ thứ cây gì sẽ phát triển ở trong đất đó. Họ biết phải dùng loại phân bón gì để bồi bổ cho đất, và họ cũng hiểu đất giữ nước như thế nào. Sau khi biết rõ đất, họ tiến hành công việc trồng cấy. 

Đó là tại sao, như những người làm vườn của các linh hồn, trước hết chúng ta phải xem xét cộng đoàn trong đó chúng ta sống và làm việc tông đồ. 

Chúng ta hãy xem dụ ngôn người gieo giống và hạt giống: Đều là hạt giống tốt, nhưng kết quả sẽ tùy thuộc vào loại đất tiếp nhận hạt giống.

"Người gieo giống đi ra gieo hạt giống của mình. Trong khi người ấy gieo, thì có hạt rơi xuống vệ đường, người ta giẫm lên và chim trời ăn mất. Hạt khác rơi trên đá, và khi mọc lên, lại héo đi vì thiếu ẩm ướt. Có hạt rơi vào giữa bụi gai, gai cùng mọc lên, làm nó chết nghẹt. Có hạt lại rơi nhằm đất tốt, và khi mọc lên, nó sinh hoa kết quả gấp trăm" (Lk 8,5-8) 

"Đây là ý nghĩa dụ ngôn: Hạt giống là lời Thiên Chúa. Những kẻ ở bên vệ đường là những kẻ đã nghe nhưng rồi quỷ đến cất Lời ra khỏi lòng họ, kẻo họ tin mà được cứu độ. Còn những kẻ ở trên đá là những kẻ khi nghe thì vui vẻ tiếp nhận Lời, nhưng họ không có rễ. Họ tin nhất thời, và khi gặp thử thách, họ bỏ cuộc. Hạt rơi vào bụi gai: đó là những kẻ nghe, nhưng dọc đường bị những nỗi lo lắng và vinh hoa phú quý cùng những khoái lạc cuộc đời làm cho chết ngộp và không đạt tới mức trưởng thành. Hạt rơi vào đất tốt: đó là những kẻ nghe Lời với tấm lòng cao thượng và quảng đại, rồi nắm giữ và nhờ kiên trì mà sinh hoa kết quả” (Lk 8,11-15)

 

Mảnh đất tâm hồn và cuộc đời của mỗi người chúng ta có thể là vệ đường, sỏi đá, bụi gai và đất tốt, do chúng ta làm cho chính mình trở nên như thế, hoặc do người khác. Và chúng ta cũng có thể làm cho mảnh đất tâm hồn và cuộc đời của kẻ khác thành vệ đường, đá sỏi, bụi gai và đất tốt.

 

Còn cộng đoàn chúng ta là loại đất nào đây? Vệ đường? đá sỏi? bụi gai? Hay đất tốt? Để hiểu cộng đoàn, chúng ta trở lại nghiên cứu về mảnh đất: Mảnh đất trong đó chúng ta trồng tỉa được làm nên bởi nhiều loại và kết cấu. Mảnh vườn tu trì của chúng ta phức tạp nhưng cũng thật đẹp đẽ, được phát triển trong đất của các truyền thống tu trì đa dạng. Cộng đoàn là mảnh đất nâng đỡ và nuôi lớn chúng ta.

 

Dù đất (các truyền thống tu đức) khác nhau, nhưng phận vụ của đất vẫn như nhau trong mọi mảnh vườn là nuôi lớn, nâng đỡ và gìn giữ các cây trồng.

 

Các cộng đoàn tu trì không tồn tại như cứu cánh cho chính mình, nhưng được xây dựng để đáp lại một lời mời gọi và  phải trung thành với lời mời gọi đó. Mọi thành viên cộng đoàn cùng chia sẻ một viễn ảnh chung được nâng đỡ bởi sự hiểu biết thần học đời tu, nuôi dưỡng bởi sự tuân thủ luật tu và thực hành tu đức.

 

Tuy các cộng đoàn tu khác nhau trong thực hành đặc sủng và linh đạo, nhưng kinh nghiệm cộng đồng đều nhất thiết bắt nguồn từ kinh nghiệm đức tin. Việc thực hành truyền thống của Hội Dòng cũng cung cấp cơ hội cho các thành viên của cộng đoàn chăm sóc lẫn nhau và bộc lộ cam kết của mình.

 

Các thành viên cộng đoàn tu phải thấu hiểu ý nghĩa là “thân mình Chúa Kitô” và sứ mệnh đi vào thế giới để rao giảng Tin Mừng, tỏ rõ là những môn đệ trung tín, luôn tự thách đố để trở nên giống những tín hữu của Giáo Hội sơ khai, lấy việc yêu thương lẫn nhau làm “dấu chứng là môn đệ của Chúa Kitô”; đồng thời nghe lời khuyến dụ của Chúa Kitô mà đến với “những người rốt hết”, những người “đau yếu chứ không phải những kẻ mạnh khoẻ”, nhờ đó trở nên hiện thân tình yêu của Chúa cho thế giới.

 

Tân Ước đầy những chỉ thị về đời sống cộng đoàn. Ý niệm đời sống tu trì như một cơ cấu sống động không phải là mới mẻ: Các tín hữu của Giáo Hội sơ khai được mô tả như một thân mình mà Chúa Kitô là đầu, trong đó mỗi cá nhân thành viên “đều nên một với nhau” (x. Rm 12,3-8).

 

Như thành viên của cộng đoàn đức tin, mỗi cộng đoàn tu ý thức rằng mình là một cơ cấu sống động ở trong một cơ cấu sống động lớn hơn là Giáo Hội hoàn vũ.

Vì tính cách liên đới, sức sống của các cộng đoàn tu góp phần vào sức mạnh và nghị lực của cộng đoàn lớn hơn. Và khi có sự độc hại nào trong cộng đoàn chúng ta thì nó cũng tác động  nguy hại đến toàn thể.

 

Vì là một thân thể, mỗi người chúng ta có thể bị đau yếu bởi sự đầu độc của óc kỳ thị, sự ham muốn tiền bạc, nỗi sợ hãi tính ác độc của con người (homo homini lupus, soror sorori lupior, sacerdos sacerdoti lupissimus), và những biểu hiện khác của sự nhẫn tâm và hận thù.

 

Khi bắt đầu cảm nhận tính liên lụy của các mối liên hệ của chúng ta lẫn cho nhau, chúng ta có thể nhận thấy rằng một chuyển động nhỏ có thể tạo nên một thay đổi lớn lao. Đồng thời nỗ lực có những hành động đúng đắn hầu đóng góp vào những thay đổi lớn lao của toàn thể cơ cấu.

 

            II. CỘNG ĐOÀN GIẢ DANH

    VÀ CỘNG ĐOÀN ĐÍCH THỰC

 

Chắc chắn chị em đã có kinh nghiệm thuộc về một nhóm, một tổ ở trường học, ở giáo xứ hay khu xóm mà giả thiết có một tinh thần chung, nhưng chị em không cảm nhận được điều đó. Chị em đã không thể nói với bất cứ ai khác rằng chị em đã khiếp đảm, lạc lỏng và cảm thấy không được chấp nhận. Có lẽ chị em không cảm nhận được là chính mình. Chị em không tin tưởng rằng nhóm có thể chấp nhận con người thật dễ bị tổn thương của chị em. Và nếu như thế, rất có thể chị em đã ở trong một cộng đoàn giả danh, chứ chưa phải là một cộng đoàn đích thực.  

Cộng đoàn giả danh tự tỏ ra không phải là một cộng đoàn chính cống. Lắm khi nó tỏ ra như một nhóm đồng nhất và dấn thân, các thành viên cảm thấy bị áp lực phải làm rạng danh nhóm và giá trị của nhóm. Nhưng cộng đoàn giả danh không phải là nơi cho các thành viên được an toàn để tỏ ra khác biệt, bất đồng, chất vấn về kế hoạch và đường lối lãnh đạo của nhóm. Các thành viên không làm rạng danh nhóm bị xa tránh, lắm khi bằng những đường lối tế nhị. Các xung đột không được phép và không có kỹ thuật hữu hiệu để giải quyết xung đột. Mỗi người không được đánh giá theo những khác biệt hay độc đáo của họ. Nhóm có tính cách loại trừ hơn là bao gồm. Trong một nhóm đội như thế, người “khôn ngoan” thường lẫn tránh va chạm, vì họ không cảm nhận được an toàn.  

Trái lại, có những cộng đoàn trong đó chị em cảm thấy thoải mái như ở nhà mình, và chị em có thể là chính mình, không phải che giấu khuyết điểm nết xấu gì. Một nhóm đội có thể làm cho chị em là chính mình, cho chị em và cho kẻ khác, thì chắc chắn trong nhóm đội đó chị em sẽ cảm thấy được an toàn. Chị em có thể tỏ ra nổi giận hay bất đồng ý kiến. Chị em có thể nhận biết ngay những thành viên nào khác với chị em. Chị em cảm thấy được lắng nghe. Chị em thực sự quan tâm đến các thành viên khác của nhóm. Chị em cởi mở lắng nghe họ vì chị em được quan tâm. Chị em không cảm thấy bị thúc ép phải ở trong nhóm, trái lại chị em cảm thấy được tự do thoải mái có mặt ở đó. Trong cộng đoàn đó, chị em trải nghiệm được ân lành.  

Mọi cộng đoàn đều có một căn bản tinh thần. Các cộng đoàn được tổ chức cho công ích. Chúng được bắt rễ từ mối quan tâm. Trong một khảo luận về linh đạo của đời sống công cộng, nhà hoạt động xã hội và là nhà giáo Parker Palmer nói rằng ngay cả các cộng đồng trần thế coi mình như những cơ cấu xã hội bên ngoài cũng có một thực tại nội tâm. Trước khi một cộng đồng có thể được xây dựng như một thực tại xã hội hay chính trị thì nó phải được đón nhận như một dữ kiện tinh thần. Nếu chúng ta muốn khôi phục lại ý nghĩa của đời sống chung thì chúng ta phải bắt đầu với chiêm niệm chứ không phải với hoạt động.

 

Những cộng đoàn lấy đời sống tinh thần làm trọng tâm sẽ là nơi mà các thành viên có thể:

-          hiệp thông với nhau cách thành thật và không sợ hãi

-          giải quyết các xung đột cách riêng tư với nhau và ở trong nội bộ nhóm

-          Học yêu thương lẫn nhau, nhờ đó họ có thể yêu thương kẻ khác và mở ra với những người xa lạ. 

Những cộng đoàn như thế là an toàn, bao gồm và công chính. Mọi cộng đoàn đích thực là quà tặng của ân sủng. Một số cộng đoàn là tự phát, những cộng đoàn khác được cố ý xây dựng nên. Một số cộng đoàn cao tuổi đời, những cộng đoàn khác còn mới mẻ. Một số cộng đoàn lớn lên tại chỗ, số khác được du nhập với một nguyên do. Dù mục đích minh nhiên của các cộng đoàn có khác nhau thì người ở trong các cộng đoàn đó cũng kinh nghiệm một cái gì đó giống nhau: Họ trải nghiệm về ân sủng. 

Quà tặng của cộng đoàn đến từ ân sủng, cũng giống như quà tặng tình yêu. Chúng ta không thể muốn người nào đó phải yêu chúng ta được. Tuy nhiên khi chúng ta được yêu thì có nhiều cách để hỗ trợ tình yêu đó. Hôn nhân là một cách trợ lực tình yêu. Và tình yêu là nền tảng để xây dựng cộng đoàn. Đúng như chúng ta học các nguyên tắc để giúp giáo dân có cuộc hôn nhân phong phú thì chúng ta cũng học những nguyên tắc tương tự để xây dựng cộng đoàn. Nhiều khi việc phải lòng yêu ai xảy ra không có chủ ý, cũng như trải qua các kinh nghiệm cộng đoàn thật bất ngờ. Nhưng một khi yêu thì người ta trở nên tận tụy với nhau. Bấy giờ tình yêu trở nên có ý hướng. 

Trong các cộng đoàn đích thực, các thành viên có thể hiệp thông với nhau cách trung thực, giải quyết các xung đột, học để yêu thương cộng đoàn, yêu thương lẫn nhau và yêu thương những người xa lạ. Các cộng đoàn đích thực là các công trình đang tiến triển để phản ánh sự hoàn hảo của Tin Mừng. Hoàn hảo có nghĩa là đang ở trên chính lộ và đang tiến triển cách dịu dàng. Các cộng đoàn luôn biến đổi, chứ không bao giờ đạt tới đích. Các cộng đoàn đích thực luôn luôn đang trở thành. Chẳng hạn như một cộng đoàn có thể là một nhóm bao gồm trong đó các thành viên tín nhiệm nhau đủ để là chính mình, dù họ có những khó khăn trong việc giải quyết vài sự xung đột. Nhưng nhóm ý thức về khó khăn đó và trăn trở với nó. Cộng đoàn đó đang đi đúng đường.

 

III. CỘNG ĐOÀN TRUYỀN THÔNG CHÂN THÀNH VÀ KHÔNG SỢ HÃI 

“Tôi có thể là chính tôi ở đây!” Người có thể nói như vậy có lẽ là nói về một cộng đoàn chính cống. Sự có thể nói là một khía cạnh tiên quyết của truyền thông. Nhờ nói mà chúng ta mạc khải chính mình cho nhau. Một số người trong chúng ta không biết chúng ta đang nghĩ gì, hoặc chúng ta muốn nói gì, cho đến khi chúng ta nghe chính mình lớn tiếng nói lên điều đó. Trong cộng đoàn, chúng ta có thể nói lên câu chuyện đời của chúng ta.  

Chúng ta có thể trở nên kinh nghiệm hơn trong việc nói lên điều gì chúng ta muốn. Nhờ được lắng nghe, chúng ta có thể biết đầy đủ hơn chúng ta là ai. Những từ “truyền thông”, “cộng đồng” và “hiệp thông” có cùng một ý nghĩa như nhau. Khi chúng ta truyền thông, chúng ta đi vào mối liên hệ sâu xa, hiệp thông với người khác. Chúng ta trao ban. Chúng ta lãnh nhận. Chúng ta làm điều đó với tất cả con người của chúng ta –thân xác, trí não và linh hồn. Chúng ta nghĩ tưởng và chúng ta cảm nhận. Chúng ta là nguyên vẹn. Chúng ta là chúng ta.  

Cộng đoàn tu sĩ có thể được giúp đỡ lớn lao nhờ sự hiểu biết của chúng ta về truyền thông hiệu quả, đến từ sự học hỏi về truyền thông trong gia đình. Nó cũng đến từ sự học hỏi của chúng ta về hôn nhân và gia đình truyền thông không hiệu quả.

Mỗi người nhìn thế giới một cách khác nhau do lăng kính giới tính, chủng tộc, khuynh hướng tính dục, tuổi tác, giai cấp, văn hóa, ngôn ngữ… Được thấu hiểu trong mối liên hệ thân thiết, chúng ta phải không ngừng giải thích chúng ta là ai. Khi chúng ta nhận thức rằng người đối tác của chúng ta thực sự muốn biết về chúng ta, chúng ta sẽ chấp nhận bộc lộ về mình.  

Khi chúng ta cảm thấy rằng người đối tác của chúng ta chẳng tha thiết gì, chúng ta sẽ cảm thấy bị tổn thương, không được chấp nhận và cô đơn. Các đôi vợ chồng cần bám rễ sâu trong tình yêu và chăm sóc nhau của họ để cam kết cố gắng thấu hiểu người kia.  

Sự truyền thông không hiệu quả mà chúng ta thường thấy trong các cộng đoàn tu cũng giống như vấn đề truyền thông của các đôi vợ chồng. Dù vậy, vì rất nhiều người trong cộng đoàn cố gắng thấu hiểu nhau, các vấn đề càng phức tạp hơn. Tuy nhiên, sự truyền thông có thể được trợ lực nhờ áp dụng các nguyên tắc dùng để giúp đỡ các đôi vợ chồng:

-          nhằm hiểu người kia hơn là để mình được hiểu trước tiên;

-          lưu ý đến những khác biệt của người kia;

-          đánh giá cao cái độc đáo của người kia;

-          không kết án nhau.

 

Trong các cộng đoàn thực hành các quy luật này, người ta cảm thấy được an toàn đủ để bộc lộ chính mình. Vì cảm thấy được chấp nhận, họ càng cảm thấy thoải mái và càng sẵn sàng chấp nhận người khác hơn.  

Tất cả chúng ta đều nhằm tìm kiếm những cách thức để giống như người khác, hầu được cảm thấy như ở nhà mình, bớt lo âu. Chúng ta cảm thấy thiện cảm với những ai cùng “bộ tộc” văn hóa và tu trì với chúng ta. Tuy nhiên trong ý hướng tìm ra những người như chúng ta thì lắm khi chúng ta lại không nhìn thấy họ đúng như họ thực sự là. Chúng ta cứ dán mắt vào những cách thức mà họ khác với chúng ta thôi. 

Chính vì hành động theo những quan niệm về sự “giống nhau” này, thay vì lắng nghe những “khác nhau”, mà các sự ngộ nhận nổi lên trong cộng đoàn. Truyền thông có lẽ được dễ dàng nếu, thay vì cứ dựng lên những giả định về người khác, người ta tự hỏi: “Người đó hiểu thế nào về truyền thống tu của chúng ta? Nó khác thế nào với cách tôi nhìn thấy và trải nghiệm? Cả khi quan điểm thần học của người đó khác quan điểm thần học của tôi thì tôi có thể hiểu gì về điều người đó muốn nói lên? 

Chúng ta không thể nào thực sự hiểu biết lẫn nhau được cho đến khi chúng ta có thể nhìn thấy và đánh giá đúng những khác biệt. Các cộng đoàn tu không khoan dung nỗi lo âu của các thành viên khi họ nhận biết các khác biệt của mình sẽ làm gia tăng các vấn đề truyền thông nghiêm trọng. Và khi các vấn đề đó trở thành kinh niên thì cộng đoàn sẽ bắt đầu trải nghiệm một cảm thức thất bại, chẳng khác gì cảm thức thất vọng và chán nản của đôi vợ chồng trước khi phải thực hiện một cuộc tư vấn tâm lý. 

Những ai trong chúng ta làm người tư vấn tâm lý trong cộng đoàn đều có nhiều kinh nghiệm trong việc quan sát các cuộc hôn nhân trắc trở. Chúng ta biết sự chán nản của những người trước khi kết hôn cảm thấy rằng họ đã yêu đủ để mà kết hôn tốt đẹp. Một số đôi vợ chồng thất vọng này đã giả định rằng một khi đã phải lòng yêu nhau thì đáng ra phải bền vững mãi trong tình yêu. Khi lắng nghe họ thì chúng ta nhận thấy rằng một phần quan trọng trong các vấn đề của họ là việc không có khả năng truyền thông lẫn cho nhau họ là ai.  

Họ không thể vượt lên tình trạng “đang yêu” trong đó mỗi người đã lý tưởng hóa cái nhìn của mình đối với người kia. Qua tư vấn tâm lý, họ phải học biết rằng hôn nhân của họ đã không thất bại, đúng hơn là tình yêu của họ chưa lớn lên đủ. Tình yêu trong hôn nhân phải được trưởng thành. Trong tiến trình trưởng thành của tình yêu, đôi vợ chồng phải học truyền thông cho nhau. 

Các cộng đoàn tu lắm khi cũng chia sẻ cùng một nỗi chán nản tương tự. Các cộng đoàn đó muốn là những nơi chốn yêu thương, nhưng lại giống như những cuộc hôn nhân “thất bại” kia, họ tự trải nghiệm như “vận hành trệch chức năng”. Họ đã đi từ tình trạng “đang yêu” sang tình trạng “cháy sạch”,  hoài nghi và không có tình. Các cộng đoàn không yêu thương có thể trở nên lạnh lùng và không thiện cảm. Những cộng đoàn đó là hay xét đoán và không chấp nhận, chúng có thể thân thiện nhưng chỉ là bề ngoài, hay náo nhiệt nhưng thiếu thân mật. Những lời than phiền của các cộng đoàn này rất giống với những lời than vãn của những đôi vợ chồng chán nản trong hôn nhân và cáo buộc lẫn nhau về sự thất bại.  

Các cộng đoàn trong đó mọi người có thể truyền thông (bộc lộ) cho nhau là những cộng đoàn có tình yêu trưởng thành. Không ai nghĩ rằng các cộng đoàn tu cũng giống như các đôi vợ chồng hay gia đình có thể lấy tư vấn tâm lý để khám phá ra cái gì cộng đoàn phải làm để giúp cho tình yêu được trưởng thành trong cộng đoàn. Thực ra việc bắt đầu một tiến trình nhằm mục đích giúp các thành viên hiểu nhau hơn là giải quyết các vấn đề là rất quan trọng và có thể khởi đầu sự chữa lành.  

Khi một cộng đoàn bị rối loạn, xung đột, hay trải nghiệm “hết yêu”, thì nhiều thành viên sẽ không còn thực sự tha thiết trong việc tìm thấu hiểu người khác nữa. Họ muốn được hiểu, nhưng nhu cầu muốn được hiểu của họ lại giữ họ xa khỏi sự hiểu người khác. Tất cả chúng ta đều có những kinh nghiệm ấy trong các cuộc họp cộng đoàn khi chúng ta biết rằng sự thấu hiểu nhau thực sự đã không xảy ra.  

Người ta không lắng nghe nhau. Họ nhẩm lại trong đầu như thể đợi đến phiên họ nói. Mỗi người chuẩn bị nói. Không ai trả lời cho điều người khác nói. Nhưng thật là cần thiết cho chúng ta biết rằng ngay cả trong những cộng đoàn tu rối lọan như thế thì người ta cũng có thể học lắng nghe nhau và hiểu nhau. 

Các cộng đoàn có thể chọn trở nên cộng đoàn yêu thương hơn và làm dễ dàng sự hiểu nhau và cộng tác với nhau hơn. Như những bậc phụ huynh có thể học các kỹ năng nuôi dạy con làm cho gia đình được hạnh phúc, các cộng đoàn cũng có thể học lắng nghe nhau với sự thấu hiểu và chấp nhận nhau, khiến cộng đoàn trở thành nơi an toàn cho mọi thành viên.

 

 

         IV. KỸ THUẬT CHỈ BẢO HUYNH ĐỆ “FEED-BACK 

(Slideshow BÀI HỌC CHIẾC BÌNH NỨT)

 

1. Vào đỀ

 

“Nếu chị em ngươi trót phạm tội, thì hãy đi sửa lỗi nó, riêng ngươi với nó thôi. Nếu nó nghe ngươi, ngươi đã lợi được người chị em. Nếu nó không nghe ngươi, ngươi hãy kèm theo một/hai người nữa, để tất cả công việc được đoán định do miệng hai/ba nhân chứng. Nếu nó không màng nghe họ, hãy thưa với cộng đoàn…” (x. Mt.18, 15-17)

 

Feed-Back là một kỹ thuật cảm thông và giao tế, có nghĩa chuyên môn là “gửi trả lại” [một người xin kẻ khác nhận xét về mình, người kia cho nhận xét, và người xin nhận xét trả lời lại về nhận xét đó].

 

Kỹ thuật chỉ bảo huynh đệ này có thể áp dụng vào Đào tạo và Tự đào tạo, cả về chiều dọc lẫn chiều ngang. Người và ta, trên và dưới gặp được nhau, hiểu được nhau trong mọi quan điểm thì mọi việc đều được giải quyết dễ dàng và tốt đẹp.

 

            Cuộc đời mỗi người có bốn ô không đều:

·         Phần mù là ô chỉ người khác biết về ta những điều mà ta không biết hay ý thức được.

·         Phần che đậy là ô chỉ ta ý thức và biết về mình, còn người khác không biết được.

·         Phần hiển nhiên là ô người khác biết về ta, và ta cũng biết và ý thức được.

·         Phần vô thức, bí mật và huyền nhiệm là ô người khác không biết về ta, mà ta cũng chẳng ý thức được.

 

2. Cho và NhẬn Feed-Back

 

a. Ý nghĩa và mục đích

Khi được ta xin, người khác sẽ nói cho ta biết phần mù của ta, và ta sẽ trả lời lại, giải thích cho họ về điều họ nói, đồng thời nói cho họ biết phần còn che đậy của ta.  

 

            Như thế, người và ta sẽ dần dần thu hẹp lại phần mù lẫn phần che đậy, và khai mở biên giới của phần hiển nhiên, để rồi cả đôi bên hiểu biết nhau hơn, cảm thông, tín nhiệm, thân nhau, thương nhau hơn và cộng tác tích cực với nhau hơn.

 

Nhờ cho và nhận Feed-Back, người thêm hiểu ta và ta thêm hiểu mình: cả đôi bên sẽ giúp nhau khám phá và gọi ra ánh sáng được phần nào cõi vô thức, bí mật và huyền nhiệm của cuộc đời, làm ta và bạn ta ngày càng thêm phong phú, dù chỉ thấy và biết một cách mơ hồ, khuy khuyết mà thôi (x. 1Cr 13,12).

 

 

 

            Lời trần tình

     “Nhìn vào mặt nhau đi và hãy nói với nhau thực tình như chưa bao giờ, còn ngần ngại nhau chi mà không nói với nhau lời tha thiết trong tâm hồn? Bao nhiêu năm mệt nhòa, mình tìm mà tìm không ra, thế nhưng ai ngờ thành bại tùy ta.”

 

            Nhưng muốn cho và nhận Feed-Back như thế không phải dễ làm đâu. Nó đòi hỏi một số điều kiện kỹ thuật, về phía người cho cũng như về phía người nhận.

 

            b. Tám điều kiện của người cho Feed-Back:

1)      Đợi cho người nghe phải sẵn sàng đã.

2)      Mô tả một hành vi như quay một cuốn phim, không phê phán.

3)      Việc xảy ra không lâu, để người đó còn nhớ rõ hầu kiểm chứng.

4)      Nói những điều người kia vô tình không ý thức được. Và chỉ nói điều ta thấy, ta nghĩ, chứ không phải điều kẻ khác thấy, nghĩ và nói (Trò chơi “Tam sao thất bổn).

5)      Nói những điều có thể sửa đổi được (là hiện tượng chứ không phải là bản chất).

6)      Chỉ nói những điều có thể sửa đổi được, nhưng không bắt buộc người kia phải sửa đổi (chỉ có Chúa biết rõ và có thể thay đổi một con người).

7)      Nói để giúp ích cho người kia, chứ không phải nói cho hả giận hoặc để trả thù.

8)      Nói với sự kính trọng và yêu thương, như chia sẻ một mối ưu tư, một cảm tưởng, một phản ứng tự nhiên.

 

            c. Bốn điều kiện của người nhận Feed-Back:

1)      Phải xin người khác cho mình Feed-Back.

2)      Lắng nghe và kiểm chứng là mình đã hiểu rõ.

3)      Đừng mất tinh thần, nếu gặp phải Feed-Back tiêu cực (bị chê, bị chỉ trích).

4)      Trả lời cho người cho mình Feed-Back với lòng biết ơn, vì người ta đã vì lòng bác ái mà cho mình nhận xét, nhất là khi feed-back làm cho mình khó chịu.

 

d. Những lợi ích khi cho và nhận Feed-Back:

            Nếu thực hiện đúng kỹ thuật, việc cho và nhận Feed-Back sẽ đem lại những lợi ích sau đây:

·         Cho nhau cơ hội để giải thích rất nhiều hiểu lầm (x. Chuyện Khổng Tử và Nhan Hồi).

·         Là cơ hội giúp ta và tha nhân ý thức được những khía cạnh giao tế của mình rõ hơn để thăng tiến.

·         Gia tăng sự tin cậy và tình bằng hữu.

 

e. Chú ý trong sinh hoạt nhóm

·         Hễ A xin và B cho Feed-Back, thì A phải trả lời B, và hai người sẽ đối thoại với nhau, dưới sự chứng kiến của Nhóm, cho đến khi thật hiểu nhau, rồi người khác mới tiếp tục cho A Feed-Back mới.

·         Khi A và B đối thoại với nhau thì Nhóm lắng nghe và giúp kiểm chứng cách khách quan đúng sự thật và công bằng.

·         Khi cho Feed-Back thì đừng nói cái người khác thấy hay nghĩ, mà chỉ nói cái chính ta thấy hay nghĩ mà thôi.

 

                  Nếu thực tâm nghiên cứu và đem ra thực hành phương pháp này, sinh hoạt Nhóm sẽ phong phú và bổ ích:

·            ai cũng thấy mình hiểu chị em hơn và được chị em hiểu mình hơn.

·            Hiểu nhau hơn, thông cảm nhau hưn, thương nhau hơn và cộng tác với nhau chân thành hơn, còn gì đáng mong ước cho bằng!

    

Thật là phấn khởi và hy vọng, dù có tế nhị khó khăn và đòi hỏi nhiều bác ái và can đảm.

 

Quả thế, công cuộc này xây dựng tình bạn chân thành, để giúp nhau trong cuộc sống đa nguyên đa diện hôm nay, và vượt thắng những khó khăn trong đời sống hằng ngày (x. Chuyện Quản Trọng và Bảo Thúc Nha). 

 

(Slideshow CHUYẾN XE CUỘC ĐỜI)

 

Đối với bạn, biết nhau không phải để thắng hay thua, nhưng để hiểu nhau, thương nhau, nâng đỡ nhau cùng tiến bước trên con đường làm người, làm tín hữu và làm người tông đồ của Chúa.

 

Chúng ta là người, không phải là Chúa, để tự nhiên có thể biết được nhau. Do đó, chúng ta cần cho nhau một số thông tin cần thiết, để vượt quá cái giới hạn “biết người biết mặt mà không biết lòng” hầu có thể cảm thông nhau đúng với từng hoàn cảnh cụ thể và cá biệt của nhau, vì chính cuộc sống thực mỗi ngày mạc khải đúng bản chất con người của chúng ta, chứ không phải các hiện tượng bên ngoài (“Đi lâu mới biết đường dài, ở lâu mới biết con ngài phải chăng”)

 

            Hiện có những nhóm liên kết với nhau bởi động lực thiêng liêng, nhằm giúp nhau bảo vệ và thăng tiến đời sống ơn gọi, chẳng hạn qua chuỗi sống Mân Côi, mỗi người đọc một chục kinh hằng ngày cầu nguyện cho nhau và cam kết nói với nhau bất cứ điều gì với mục đích trên. Thật là đáng khâm phục và bắt chước.

 

Chúng ta có thể mong đợi hơn thế nữa, vì việc dấn thân tuyên khấn trong linh đạo và truyền thống Hội Dòng thực sự đưa chúng ta vào một gia đình thấm đậm tình người và tình Chúa, vừa nhân loại vừa thiêng liêng, trong mối tương quan của tình mẩu tử và tỉ muội. Chúng ta tìm mọi cách thích hợp để bảo vệ, phát triển và thăng tiến nó.

 

(Slideshow MƯỜI MỘT ĐƯỜNG LỐI) 

 

Thái độ khiêm nhu và nhân ái, cảm thông và nâng đỡ của Chúa Giêsu đã khiến muôn dân đặt niềm hy vọng vào Ngài. Vậy đâu là thái độ ứng xử của chúng ta với anh chị em mình?

 

            Dĩ nhiên chúng ta muốn bắt chước Chúa Giêsu, Đấng đã luôn cảm thông nâng đỡ và tha thứ lầm lỗi, tin tưởng vào tương lai được biến đổi tốt đẹp của người lầm lỗi.

           

            Chúng ta được mời gọi noi gương Chúa Giêsu, “không bẻ gãy cây sậy đã rạp xuống, không dập tắt tim đèn còn leo lét khói”; không nhắc lại lầm lỗi quá khứ của anh chị em, vì nếu cứ nhớ và nhắc lại lầm lỗi quá khứ là dập tắt niềm vui được tha thứ và biến đổi của anh chị em. Trái lại, quên bỏ lỗi lầm quá khứ là luôn khích lệ, cổ vũ giúp anh chị em lật sang một trang mới của cuộc đời, với hy vọng và tin yêu:

            “Nơi nào có oán ghét hận thù,

            Xin giúp con xây dựng tình thương.

            Nơi nào có khinh khi nhục ma,

            Xin giúp con mang lại thứ tha.

            Nơi nào có mâu thuẫn bất đồng,

            Xin giúp con nên người hòa giải.

            Nơi nào có giả dối sai lầm,

            Xin giúp con rao truyền chân lý.

            Nơi nào có hoài nghi ngờ vực,

            Xin giúp con củng cố đức tin.

            Nơi nào có nản chí sờn lòng,

            Xin giúp con gieo niềm hy vọng.

            Nơi nào có bóng tối mây mù,

            Xin giúp con khơi nguồn ánh sáng.

            Nơi nào có u sầu buồn bã,

            Xin giúp con đem lại an vui.”

                        Lời cầu Kinh Sáng Thứ Bảy II TN

 

(Hát BÀI CA YÊU THƯƠNG)

 

       V. ĐÀO TẠO CÁC NHÀ ĐÀO TẠO

 

Các nhà đào tạo là nhân tố quyết định trong việc xây dựng một cộng đoàn an toàn và yêu thương cho mọi thành viên phát triển và thăng tiến đời tu. Nhưng việc đào tạo các nhà đào tạo sẽ không hiệu quả, nếu các nhà đào tạo không tự đào tạo chính mình theo MẪU GƯƠNG CHÚA GIÊSU, NHÀ ĐÀO TẠO ĐÍCH THỰC và là VỊ MỤC TỬ NHÂN LÀNH.

 

1. NHẬN ĐỊNH TỔNG QUÁT

1) Nhu cầu đào tạo các nhà đào tạo

            Ngoài đời, người ta đầu tư rất lớn cho việc đào tạo nhân sự của họ. Nhà tu chúng ta cũng cần đào tạo các nhà đào tạo chất lượng để đào tạo nhân sự của mình. Và nhà đào tạo phải có lòng khiêm nhường ý thức giới hạn và yếu đuối của mình để tin tưởng vào Chúa, trong tinh thần hài hước rộng lượng để sẵn lòng đào tạo những con người bất toàn.

 

2) Thái độ đối với ứng sinh ngày nay

Phải chấp nhận giới trẻ ngày nay không giống như chúng ta hồi còn trẻ và đồng thời nhìn nhận có sự rạn nứt giữa các thế hệ, nên cần có sự thích nghi.

 

            Ứng sinh có quyền có được người đồng hành tốt nhất giúp họ tự biết mình là ai, hầu trở thành người tu sĩ quân bình và bền vững qua mọi tình huống đời sống và sứ vụ.

           

            Nhà Dòng được lập ra để đón nhận và đào tạo những con người muốn trở thành tu sĩ của Thiên Chúa, nên việc đào tạo phải diễn ra trong đức tin và lòng nhân hậu.

 

            Việc đào tạo ngày nay tuy làm chung với nhiều người và cho nhiều người, nhưng phải chú trọng đến từng cá nhân, với từng hoàn cảnh cụ thể, để hướng họ tới đời sống cộng đoàn tốt hơn.

 

3) Đặc tính của nền đào tạo hôm nay

            Cần có sự gần gũi và tín nhiệm nảy sinh từ tình thương để xây dựng được sự quân bình giữa tự do và kỷ luật, khiến việc thực thi quyền bính trở nên đáng tín nhiệm và có uy tín.

 

            Nhưng nhà đào tạo cũng là con người dòn mỏng có thể thiếu sót lầm lẫn nên phải đặt niềm hy vọng vào Thiên Chúa, Đấng duy nhất biết rõ và có thể biến đổi triệt để một con người. 

           

            Những suy tư thần học được canh tân về dưỡng giáo và truyền giáo mang lại những thay đổi lớn trong cách sống và đào tạo, noi theo mẫu gương tuyệt hảo của chính Chúa Giêsu.

 

            Công cuộc đào tào phải đặt trong bối cảnh thời đại của nó mới thích hợp và có hiệu quả. Nhà đào tạo không căn cứ các kinh nghiệm tiêu cực của quá khứ, nhưng khám phá và khởi đi từ những kinh nghiệm tích cực để phán đoán từng tình huống ơn gọi, vì tương lai phải được xây dựng trên các yếu tố tích cực.

 

            Nhà đào tạo không đòi hỏi người mới vào tu phải có một hạnh kiểm hoàn hảo, chứng tỏ một sự trưởng thành và một đức tin sâu sắc ngang trình độ của người đã sống năm mươi tuổi đời tu: Họ đang trở thành, đang là, chứ chưa phải đã là tu sĩ.

 

 

4) Lòng tin vượt lên mọi khó khăn

            Công cuộc đào tạo vốn đã khó khăn thì ngày nay càng khó khăn phức tạp hơn nữa. Nhưng những khó khăn đó có thể vượt qua được, khi mỗi người và mỗi thế hệ quyết định biến những giá trị lớn lao trong quá khứ thành của mình và đổi mới  bản thân bắt nhịp với bước đi của Ơn Thánh và khoa sư phạm tân tiến.

           

            Những ai tin vào Chúa Kitô càng có thêm động lực mạnh mẽ để không sợ hãi, vì Thiên Chúa không bỏ rơi chúng ta, và tình yêu của Ngài luôn đến với chúng ta trong trách nhiệm và trong thân phận yếu đuối con người của chúng ta, để giúp chúng ta đào tạo nhân sự tương lai của Giáo Hội.

 

2. BỐI CẢNH ĐÀO TẠO VÀ TỰ ĐÀO TẠO

 

            Con người cần một môi trường để hình thành và tồn tại trong cái “trở thành” của mình. Môi trường đào tạo tu sĩ là một cộng đồng liên nhân vị, mà mỗi người đều sống cùng, sống với và sống cho người khác. Sau đây, chúng ta sẽ nói đến bối cảnh trong đó các nhà đào tạo được đào tạo, tự đào tạo và đào tạo ứng sinh, để trở thành nhà đào tạo mỗi ngày một hơn.

 

1) Cộng đoàn giáo dục

            Các nhà đào tạo và những người đang được đào tạo, trong mối tương quan liên nhân vị, làm nên một cộng đoàn có tính cách giáo dục và khả năng giáo dục.

 

            Cộng đoàn giáo dục phải luôn cho thấy một hướng đi, một cái nhìn rõ ràng thế nào là đời tu, qua việc thực hành các lời khuyên Phúc Âm, Hiến pháp và Nội qui chiếu theo đặc sủng của vị sáng lập và linh đạo Dòng được bổ sung và kiện toàn qua dòng thời gian do các nhu cầu tông đồ đề xướng.

 

 

            Cộng đoàn giáo dục kiến tạo bầu khí kiên định, bền vững, thích hợp cho việc phát triển toàn diện nhân bản và thiêng liêng, qua việc chỉ bảo lẫn nhau, chấp nhận nhau, ý thức về lợi ích và niềm vui chung trong việc tìm kiếm và phục vụ Chúa.

 

            Cộng đoàn giáo dục thể hiện trách nhiệm tập thể trong việc đào tạo, trong đó ứng sinh được mời đảm nhận trách nhiệm hàng đầu tự đào tạo chính họ, đồng thời cộng tác vào việc đào tạo các bạn đồng môn.

 

            Cộng đoàn giáo dục này cũng phải mở ra với các cơ cấu khác của Giáo Hội Địa phương, để đào tạo ý thức tông đồ, giúp ứng sinh khám phá ra tính cấp bách của việc loan báo Tin Mừng, ý nghĩa và những đòi hỏi của cuộc đời trọn vẹn hiến dâng phục vụ Nước Chúa.

 

2) Một đội ngũ hiệp nhất các nhà đào tạo

            Trách nhiệm tập thể của các nhà đào tạo đóng vai trò tiên quyết trong việc đào tạo, nên phải có một đội ngũ hiệp nhất các nhà đào tạo, sẵn sàng cộng tác huynh đệ, chia sẻ đời sống và đối thoại chân thành.

 

            Chính sự hiệp nhất của các nhà đào tạo với Chúa Kitô là nền tảng, khuôn mẫu và keo sơn cho sự hiệp nhất tinh thần và hành động của họ với nhau.

 

            Mỗi nhà đào tạo chỉ đóng một phần vai trò trong việc đào tạo. Chính công việc của cộng đoàn giáo dục và đội ngũ hợp nhất các nhà đào tạo mới có tính cách đào tạo toàn diện.

 

            Các nhà đào tạo tìm được sự nâng đỡ không thể thiếu từ anh chị em đồng nghiệp. Không có tình liên đới này, sứ vụ sẽ trở nên nặng nề và mất đi hiệu năng.

 

            Các ứng sinh sẽ bắt chước hạnh kiểm và noi theo lời dạy của các nhà đào tạo: họ chịu ảnh hưởng những gì họ đã thấy và đã nghe!  

 

3) Chính nhà đào tạo

            Nhà đào tạo tốt cần hai điều kiện rất quan trọng này: một là lòng khiêm nhường ý thức giới hạn và yếu đuối của mình để tin tưởng vào Chúa; hai là tinh thần hài hước rộng lượng ý thức rằng ứng sinh không hoàn hảo như mình mong muốn, nhưng là những con người bất toàn để mình đào tạo.

 

            Nhà đào tạo đích thực biết chính mình qua các cách xử sự, các thái độ, các tình cảm, các động lực và ngộ nhận cơ bản của mình. Chính nhờ kinh nghiệm bản thân mà nhà đào tạo giúp ứng sinh cách hữu hiệu.

 

            Nhà đào tạo phải phát huy nghiệp vụ giảng dạy bằng cách cập nhật hóa kiến thức theo kịp với những nhu cầu hiện tại của Giáo Hội giữa một thế giới đổi thay nhanh chóng, đồng thời cải tiến phương pháp giảng dạy trong sự trung thành với Mạc khải và Huấn quyền.

 

            Phẩm chất của nhà đào tạo hết sức quan trọng: Chúng ta cần giáo sư giỏi để dạy học, nhưng lại cần hơn nhà đào tạo tốt để huấn luyện con người toàn diện. Chất lượng của người tu sĩ tương lai tùy thuộc phần lớn vào chất lượng của nhà đào tạo hôm nay.

 

            Nhà đào tạo phải không ngừng tự đào tạo mình bằng chính công cuộc đào tạo của mình: càng sống và làm việc đào tạo, càng trở nên nhà đào tạo hơn, như thường nói “người ta trở thành thợ rèn bằng cách rèn” 

 

 

 

4) Sự thích nghi cần thiết

            Người mới đôi khi khó hội nhập vào cộng đoàn, trong lúc những người đã sống ở đó thấy thế giới của mình bị xáo trộn bởi những người mới đến. Do đó cần phải lắng nghe và cảm thông nhiều lắm để thích nghi với nhau.

 

            Nét đẹp của cuộc đời đến từ sự đổi mới không ngừng, và cuộc đời sẽ phong phú khi mọi người được từ từ biến đổi ăn nhịp với sự hiểu biết, cách làm, cách sống và cách suy tư mới mẻ của nhau.

 

            Những người lớn tuổi muốn rằng người mới vào phải có tư tưởng, tình cảm, khát vọng và trông đợi như họ, mà quên đi khoảng cách văn hóa và giáo dục của các thế hệ. Nhà đào tạo phải tôn trọng và đón nhận sự khác mình của ứng sinh, đồng thời phải thích nghi phương pháp đào tạo của mình, dù đôi khi khó khăn.

           

            Trong đời sống gia đình, đôi vợ chồng phải thay đổi cuộc sống khi đón nhận đứa con đầu lòng, tự điều chỉnh và thích nghi với các nhu cầu và chỗ đứng của đứa con. Với mỗi đứa con ra đời, cả gia đình phải tái điều chỉnh cách xử sự.

 

            Người mới vào phải học biết kinh nghiệm và khôn ngoan của người đi trước bằng cách niềm nở lắng nghe, hòa nhịp cùng với bước đi của cộng đoàn và hội nhập vào cách sống đã được thiết lập và cấu trúc. Người cũ không quá nại vào nề nếp để làm khó cho những người mới đến, bắt họ phải mau chóng đi vào thế giới của mình và điều chỉnh ngay theo nhịp sống và tư tưởng của mình.

 

5) Trách nhiệm đào tạo

            Người ta có thể lãnh trách nhiệm đào tạo ở mọi lứa tuổi. Người đào tạo không nhất thiết phải hoàn hảo hay là thánh, nhưng phải là chứng tá một đời sống tu trì đích thực. Tính đích thực làm nên sự thành công của các nhà đào tạo. Các người trẻ sẽ nhạy cảm đối với gương sáng của một nhà đào tạo khiêm tốn và chân thực.

 

            Các ứng sinh sẽ rất tín nhiệm uy quyền của các nhà đào tạo được thực hiện hài hòa theo nguyên tắc căn bản này: Trách nhiệm đòi phải có quyền bính tương ứng và phải luôn theo hệ thống, chứ không qua mặt các cấp độ trách nhiệm.

 

            Cần có sự trao đổi thống nhất đường lối và hành động: bề trên không bao giờ bỏ qua người có trách nhiệm đào tạo để trực tiếp điều chỉnh các người dưới quyền của người đó, và người trách nhiệm cấp dưới không làm điều gì quan trọng mà không thông qua ý kiến và sự chấp thuận của cấp trên. 

 

            Nhà đào tạo không thể chuyên môn trong mọi sự, nhưng phải luôn giữ trách nhiệm đồng hành cho từng cá nhân ứng sinh.

 

            Cần phải xây dựng tương quan hợp tác giữa các giáo sư và nhà đào tạo, vì việc đào tạo là một toàn thể và các môn học phải góp phần vào việc đào tạo toàn diện, nhân bản và thiêng liêng, tri thức và tông đồ cho ứng sinh.

 

6) Tương quan đào tạo

            Trong tương quan đào tạo, tiến trình giáo dục phải đi trước. Giáo dục là giúp ứng sinh nhận diện cái tôi sâu thẳm của mình để rồi khai thông và biến cái tôi này thành cái tôi mà nó phải trở thành. Nếu không hiểu được chính mình, khám phá ra các động cơ còn nằm trong tiềm thức và nhận ra các phân mảnh của mình để biến đổi thì không thể nào đạt được sự trưởng thành và thống nhất nội tâm.

 

            Nhà đào tạo phải cố gắng đi vào khoảng không gian huyền bí của từng ứng sinh, hiểu rõ các ước muốn tốt cũng như những tổn thương sâu xa thường được che giấu của họ, giúp họ hiểu biết chính mình và tin tưởng để ân sủng Chúa tác động, thì họ mới tiến bộ thực sự được.

 

            Nếu không làm như thế thì sự tiến bộ đó chỉ có bề ngoài. Nội dung đào tạo sẽ không bén rễ sâu trong ứng sinh, và kết quả đào tạo sẽ chỉ biểu hiện trên cách ứng xử của đương sự trong một thời gian nào đó mà không kết hợp được với các động lực sâu xa của họ. 

 

            Việc thiếu hụt các nhà đào tạo có chất lượng ảnh hưởng không chỉ đào tạo tri thức, mà cả đào tạo nhân bản và thiêng liêng: nhà đào tạo không có cả thời gian và nghị lực để lắng nghe, thấu hiểu và cảm thông, cung cấp sự đào tạo hữu hiệu cho ứng sinh; và các ứng sinh cũng bị tước mất nhu cầu chia sẻ và trình bày những vấn đề thực tế phức tạp của họ.

           

            Điều đáng ao ước là có nhà đào tạo thích hợp cho từng giai đoạn huấn luyện: nhân cách và tài năng của nhà đào tạo được thi thố tốt, và các ứng sinh sẽ được đào tạo tốt hơn trong từng giai đoạn liên hệ.

 

            Mỗi giai đoạn phải nhằm một mục tiêu đặc biệt, chẳng hạn giai đoạn Nhà Tập phải là thời gian trong đó đời sống thiêng liêng vượt trổi hơn đời sống tông đồ.

 

            Nhà đào tạo cần gần gũi, nhưng nên tránh tình trạng “quen quá hóa nhờn”, nghĩa là phải có một mức độ thân mật đủ để trao đổi  hầu ứng sinh biết mình và cái mình phải “trở thành.”

 

            Một liên hệ quá quen thuộc nhàm lờn liều mình tạo nên một sự thông đồng cản trở những tương quan lành mạnh. Những xung đột liên nhân vị có thể dễ dàng sản sinh ra những mối ác cảm rất mạnh và nguy hiểm, có thể trở nên không chịu nổi cho người này lẫn người kia.

            Lòng khiêm tốn của nhà đào tạo mở ra với đối thoại và cảm thông. Sự khác biệt tâm thức giữa các thế hệ sẽ ảnh hưởng đến tính đáng tin cậy của nhà đào tạo đối với những ai được giao phó cho họ. Đừng để những điều đáng tiếc đi vào tiềm thức và ở lại mãi trong lãnh vực không nói lên lời đó, hầu tránh những nỗi thất vọng không lường trước được.

 

3. MỘT SỐ BẤT CẬP HAY THÁI QUÁ                     TRONG QUÁ KHỨ CỦA NHÀ ĐÀO TẠO

 

            Trước hết, chúng ta cám ơn Chúa và biết ơn các Lãnh Đạo Giáo Hội, cùng các nhà đào tạo đã dày công đào tạo và vun đắp cho đời sống tu trì trong Giáo Hội có được ngày hôm nay. Những nỗ lực của quá khứ là bàn đạp, là đà bẩy và là bệ phóng hướng tới tương lai.

 

            Tuy nhiên, bên cạnh những ưu điểm và ý hướng tốt, chúng ta cũng cần thẳng thắn nhìn lại đôi nét cách thức một số nhà đào tạo đã và đang làm có thể không còn thích hợp với thời đại của chúng ta hôm nay, một thời đại đang đổi mới từng ngày. Hy vọng họ sẽ tự cải thiện bản thân và cải tiến cách đào tạo của mình, hoặc thẩm quyền cấp trên sẽ có những can thiệp thích đáng phù hợp với đường lối đào tạo của Giáo Hội trong giai đoạn mới.

           

1) Vì nệ theo truyền thống, nhiều nhà đào tạo áp dụng lại cách thức mình đã được đào tạo trước đây mà không cập nhật, thay đổi và cải tiến theo những chỉ dẫn của Huấn quyền Giáo Hội, cũng như của khoa sư phạm thời nay.

 

2) Để nắm bắt sâu sát tình hình các ứng sinh hầu công cuộc đào tạo được hiệu quả, một số nhà đào tạo hay hỏi các ứng sinh về những ứng sinh khác, lấy lý do “họ ở với nhau, biết nhau hơn mình” và đơn sơ tin vào các “báo cáo” đó mà không chắt lọc và lắng nghe cả hai phía, khiến có những trường hợp bị oan.

 

3) Muốn giúp đỡ các ứng sinh sửa chữa và hoàn thiện bản thân,một số nhà đào tạo yêu cầu ứng sinh trả lời bản câu hỏi nhận xét về các ứng sinh khác, nhưng lại làm lộ tên người viết khiến có sự buồn lòng và mâu thuẩn giữa các ứng sinh, khiến họ giảm bớt lòng tín nhiệm và trở nên dè dặt đối với nhà đào tạo, tổn thương bầu khí bình an, huynh đệ và thăng tiến của cả cộng đoàn.

 

4) Một số nhà đào tạo không kín đáo, không phân biệt việc tòa trong và tòa ngoài, đem nói ra điều ứng sinh tín nhiệm tâm sự hay lỗi lầm thầm kín của họ, khiến họ bị thiệt hại, hàm oan và bất công.

 

5) Một số nhà đào tạo dễ tin thư nặc danh và áp dụng biện pháp oan cho người bị tố cáo, trong khi đáng ra phải vứt bỏ thư nặc danh và tìm trừng trị kẻ hèn nhát không dám ký tên chứng thực điều mình viết, một thứ gian lận.

 

6) Nhằm tính hiệu quả, một số nhà đào tạo dùng một số ứng sinh làm tay chân theo dõi và báo cáo về các ứng sinh khác gây rối loạn trong cộng đoàn, bao phủ bởi bầu khí nghi ngờ, sợ sệt, lo âu, thù hằn, mất bình an,… rất tác hại cho công cuộc giáo dục, và vô tình bị chính những tay sai của mình lèo lái và điều khiển theo ý họ.

 

7) Cũng nhằm tính chắc chắn tuyệt đối, một ít nhà đào tạo lạm dụng biện pháp thánh thiêng để điều tra sự việc như bắt ứng sinh đặt tay trên Phúc Âm mà thề. Thay vì đạt được sự thật thì lại tạo cớ phạm tội cho họ vì sợ mà phải miễn cưỡng thề gian.

 

8) Một số nhà đào tạo biệt đãi, thương riêng cách lộ liễu một vài ứng sinh, trong khi lại thiếu công bằng với những người khác như xếp loại, in trí và định kiến, phân biệt đối xử giàu nghèo, tốt xấu... khiến cộng đoàn bị phân hóa, mất bình an và do đó một số người vượt không được đành mất ơn gọi.

 

9) Cũng vì mong muốn cái gì cũng phải hoàn hảo, một số nhà đào tạo quá cầu toàn, đòi hỏi ứng sinh phải thế này thế nọ vượt quá trình độ nhận thức và tu luyện còn non nớt của họ. Như vậy là đốt giai đoạn và đốt cháy luôn cả đời người.

 

10) Cũng vì bị thúc đẩy bởi ý muốn có những ứng sinh tốt, một số nhà đào tạo vội kết luận về lỗi lầm và nghiêm khắc sử dụng biện pháp ngay, không cho ứng sinh biết lỗi lầm, giải thích và biện minh, cũng như cơ hội và thời gian để thực hiện sự hoán cải và đổi mới cần thiết.

 

11) Vì muốn cho ứng sinh nhớ bài học quá khứ để sửa mình, một số nhà đào tạo hay nhắc lại lỗi lầm cũ, trong khi người có lầm lỗi đã sửa chữa, không còn tái phạm nữa, khiến họ rất khổ tâm và nhụt chí. Quá khứ qua rồi thì thôi, lật qua trang đời mới, cho người ta vui vẻ tiến về tương lai: Mỗi vị thánh đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai.

 

12) Một số nhà đào tạo thi hành nhiệm vụ thiếu hài hòa, phân cấp trách nhiệm rõ ràng, “dẫm chân lên nhau” dẫn tới tình trạng xung đột quyền bính, tranh chấp uy tín, ảnh hưởng và quyền hạn với nhau, gây ảnh hưởng xấu tác hại trên việc đào tạo ứng sinh: “hai con trâu đánh nhau, con ruồi chết oan”!

 

13) Vì ý hướng tốt muốn phát triển trách nhiệm tập thể cao, một số nhà đào tạo ở một số cộng đoàn áp dụng phương thức cả cộng đoàn bỏ phiếu đánh giá quyết định cuối cùng. Việc này vừa giảm nhẹ trách nhiệm của Bề Trên và Hội đồng đào tạo là những người có trách nhiệm, ơn đoàn sủng và nghiệp vụ để làm việc đó, vừa trao quyền quyết định quá lớn cho phán đoán của các thành viên không có trách nhiệm, ơn đoàn sủng và nghiệp vụ đào tạo, chưa đủ trưởng thành để cân nhắc trách nhiệm lương tâm khi sử dụng phiếu bầu theo cảm tính hay đầu óc phe nhóm, để cất nhắc người cùng phe và trù dập người của phe đối lập, đang khi ý kiến hay phiếu bầu đó chỉ nên có giá trị tham khảo mà thôi.

 

            Tóm lại, lắm khi tính khí, quan điểm và cách làm việc bất cập hay thái quá của một số nhà đào tạo đã gây nên những thách đố, thử thách, và đau khổ không vượt qua được đối với một số ứng sinh làm cho Giáo Hội mất đi một số ơn gọi, mà càng ngày sẽ càng ít đi.

 

            Ước gì không ai trong chúng ta phải ân hận vì mình mà một hay nhiều ơn gọi đích thực đã phải ra đi, hay đã bất cẩn cất nhắc những người mà Chúa không chọn gọi.

 

            Những nhà đào tạo này cần biết mình để tự điều chỉnh cho đúng với chức năng đào tạo. Nếu họ không làm được việc đó, và cũng không có tinh thần phục thiện và cải tiến đường lối được thì các thẩm quyền cấp trên nên can đảm tìm cách thay thế vì lợi ích lớn hơn của Nhà Dòng và của Giáo Hội.

 

4. CHÚA GIÊSU, KIỂU MẪU ĐÍCH THỰC                     CỦA  NHÀ ĐÀO TẠOTƯƠNG LAI.

 

            Nếu công cuộc đào tạo nhằm làm cho ứng sinh càng ngày càng nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, thì trước hết nhà đào tạo phải nỗ lực nên đồng hình đồng dạng với Chúa Kitô, kiểu mẫu đích thực của nhà đào tạo: suy nghĩ như Chúa Kitô suy nghĩ, nhìn thấy như Chúa Kitô nhìn thấy, hành động như Chúa Kitô hành động, cầu nguyện như Chúa Kitô cầu nguyện, hướng dẫn như Chúa Kitô hướng dẫn và yêu thương như Chúa Kitô yêu thương, nhất là nhà đào tạo phải giúp ứng sinh trực tiếp cam kết mật thiết theo chính Chúa Giêsu, để khi “thần tượng nhà đào tạo” có sụp đổ hay hoàn cảnh cuộc sống và sứ vụ có thế nào đi nữa thì họ vẫn bền vững với lý tưởng ơn gọi đã lựa chọn.

 

1) Nhà đào tạo phải theo gương mẫu hoàn hảo là Chúa Giêsu, Đấng đã rửa chân cho các môn đệ, yêu thương và đối xử với họ như bạn hữu; sống và đồng hành với họ trên hành trình trưởng thành đức tin và thiêng liêng. Bằng yêu thương nhẫn nại, tận tâm săn sóc, Ngài biết rõ họ từng người một, tính tình, phẩm chất, những điểm mạnh điểm yếu của họ. Ngài nhân hậu và bao dung trước yếu đuối, khuyết điểm, tham vọng trần thế, cứng đầu cứng cổ, yếu lòng tin và chậm hiểu mầu nhiệm Nước Trời của họ, và Ngài kiên nhẫn chờ đợi sự giáo dục bổ túc của Chúa Thánh Thần.    

 

2) Trước khi chọn và huấn luyện 12 tông đồ để thiết lập Giáo Hội và sai đi rao giảng Tin Mừng, Chúa Giêsu đã cầu nguyện suốt đêm với Chúa Cha cho họ, và trao họ cho Cha trên trời gìn giữ bảo vệ. Nhà đào tạo phải luôn cầu nguyện cho các ứng sinh được giao phó cho mình đào tạo, vì chỉ có Chúa biết rõ từng con người, và chỉ có Chúa mới thay đổi được một con người.

 

3) Gương sáng của nhà đào tạo rất hiệu quả, như Ca dao nói “Lời nói lung lay gương bày lôi kéo.” Chính vì thế, ĐGH Phaolô VI nói “Thế giới ngày nay tin vào chứng nhân hơn là thầy dạy, và nếu họ có tin vào thầy dạy là bởi vì thầy dạy đó là chứng nhân.” Nhà đào tạo không nhất thiết phải hoàn hảo hay là thánh, nhưng phải là chứng tá một đời sống tu trì đích thực. Các người trẻ sẽ nhạy cảm đối với gương sáng của một nhà đào tạo khiêm tốn và chân thực.

 

4) Chúa Giêsu suốt đời tìm thực hiện ý Chúa Cha, nhưng không thoát khỏi những lúc giằng co với ý riêng mình (“Lạy Cha, nếu có thể được, xin cất chén đắng này xa con...”). Nhà đào tạo không được đồng hóa ý mình với ý Chúa và áp đặt lên ứng sinh. Trái lại, phải khám phá điều Chúa Thánh Thần muốn nói với ứng sinh qua mình, và cũng phải khiêm tốn tìm biết điều Chúa Thánh Thần muốn nhắc nhở mình qua ứng sinh.

 

5) Chúa Giêsu cũng có những nỗi buồn thất bại (“Linh hồn Thầy buồn có thể chết được… Một người trong các con sẽ phản nộp Thầy… ”). Nhà đào tạo phải biết khiêm tốn chấp nhận thất bại, nghịch cảnh và trái ý, không phải lúc nào ứng sinh cũng được như ý mình muốn cả đâu… Trái lại, phải luôn tin tưởng mãnh liệt rằng đào tạo là thay thế và biến đổi, thay thế cái xấu bằng cái tốt, biến đổi người chưa tốt thành người tốt và biến đổi người tốt thành người tốt hơn, trong tiến trình thành nhân rồi mới thành thánh nhân.

 

6) Chúa Giêsu thừa nhận tội của Madalêna, nhưng Ngài không đóng chặt bà lại ở tội quá khứ, mà đã mở rộng con đường biến đổi tương lai cho bà trở thành vị thánh nữ loan báo Tin Mừng Phục Sinh. Nhà đào tạo phải tin tưởng và hy vọng vào sự biến đổi tốt đẹp trong tươg lai của ứng sinh, nhờ ơn Chúa: “mỗi vị thánh đều có một quá khứ và mỗi tội nhân đều có một tương lai.” Thấu cảm, độ lượng và tha thứ, gạn đục khơi trong như Chúa: “Cây sậy đã rạp xuống Ngài không bẻ gãy, ngọn đèn còn leo lét khói Ngài không dập tắt.”

 

7) Trong dụ ngôn đứa con hoang đàng, người cha không màng đến lời xin lỗi của đứa con trở về, một chỉ vui mừng “vì con ta đã mất nay tìm thấy, đã chết nay sống lại.” Nhà đào tạo không nhắc lại lầm lỗi quá khứ của ứng sinh và hành xử căn cứ vào lầm lỗi cũ; mọi sự đã đổi mới, hãy giúp họ lật qua trang đời mới: Chí như chiếc đồng hồ bị hư, sau khi sửa rồi không ai còn gọi nó là đồng hồ hư nữa.

           

8) Dù Giuđa toan tính phản nộp Ngài, Chúa Giêsu vẫn luôn kín đáo nhắc khéo Giuđa nhiều lần, cho ông cơ hội sửa mình (“một người trong các con sẽ nộp thầy; việc gì con tính làm thì hãy làm mau đi…”). Nhà đào tạo phải kín đáo, không đem lỗi lầm hay tâm sự của ứng sinh và của người khác nói ra với mọi người, gây thiệt hại và làm mất lòng tín nhiệm của đương sự cũng như của những người nghe. Người ta sẽ đóng lòng lại và không ai dám nói gì với mình nữa.

 

9) Nhiều lần trong Phúc Âm, Chúa Giêsu dùng lối hỏi gợi ý để dạy dỗ (“Các con nghĩ sao?... Ông Simong, tôi có điều này muốn nói với ông…”). Nhà đào tạo cũng nên dùng phương pháp này để giúp ứng sinh tự đào tạo, tự đưa ra sáng kiến và quyết tâm chọn lựa, như thế mới bền.

 

            Nhờ Chúa hỏi mà Phêrô tuyên xưng đức tin và Chúa có cơ hội để dạy điều quan trọng hơn. Nhà đào tạo nên triệt để vận dụng phương pháp này, trong tinh thần đối thoại, kể cả trong “vâng lời đối thoại” liên quan đến quyền bính mà Vatican II đề xướng.

 

10) Chúa Giêsu dạy chúng ta giới răn mới đặc biệt của Ngài: “Các con hãy yêu thương nhau, như Thầy đã yêu thương các con”. Ta thế nào thì Chúa vẫn yêu thương ta như thế ấy, và Ngài sẽ yêu thương ta cho đến cùng. Nhà đào tạo phải có lòng yêu thương. Không có lòng yêu thương độ lượng không thể đào tạo được: Loại bỏ lỗi lầm nhưng thương yêu người lầm lỗi và tạo cơ hội cho họ hoán cải nên tốt. Chính tình yêu thương ấy làm cho cộng đoàn phát triển với nhiều ơn gọi mới: “Xem kìa, họ yêu thương nhau là dường nào!”

 

11) Thánh Phaolô căn dặn Timôthê về việc tuyển chọn các trợ tá: “Họ phải được thử thách trước đã, rồi mới được thi hành chức vụ...” (1 Tm 3:10). Thử thách là cần thiết và có nhiều thứ, nhưng nhà đào tạo nhân từ không đưa ra những thử thách không cần thiết, hay vượt quá sức ứng sinh, nhất là không bao giờ “gài bẫy” cho họ mắc phải để có cớ trừng trị.

12) Cvtđ 25:16 dạy để cho bị cáo được đối chất với nguyên cáo, và được cơ hội biện hộ về lời tố cáo. Ở đời ai mà chẳng có lúc lầm lỗi. Nhà đào tạo cần cho ứng sinh biết lỗi, nghe họ giải thích, cho họ cơ hội và thời gian để sửa chữa; khi họ không sửa được và lỗi lầm trở nên bản chất rồi hẵng hay. Và cho họ ra về cũng với sự tôn trọng, (chẳng hạn như “vì không thích hợp với đời tu”), chứ không rêu rao là họ bị loại, bị đuổi vì lầm nọ lỗi kia làm tổn thương nhân phẩm và danh dự của họ. Các cựu ứng sinh nầy cũng là kho tàng của Nhà Dòng, họ sẽ cộng tác vào công cuộc đào tạo các ứng sinh cách này hay cách khác. Hãy tạo cơ hội cho họ góp phần cách tích cực và hữu hiệu vào đời sống và sứ mệnh của Giáo Hội, về nhân lực cũng như vật lực.

 

13) Trong những lúc các tông đồ bị dao động và sợ hãi, bán tín bán nghi, Chúa Giêsu lập tức có mặt: “Các con đừng sợ, chính Thầy đây! Bình an cho các con!” Nhà đào tạo phải có khả năng kiến tạo bầu khí bình an và an toàn, đồng thời đem lại sự bình an cho các ứng sinh, nhất là trong những lúc họ gặp thử thách, nghi nan, do dự, tiến thối lưỡng nan trước con đường lý tưởng cao cả nhưng nhiều yêu sách một bên, và bên kia là sức con người dòn mỏng yếu đuối đối diện với những dao động, chiến đấu cũng như những khó khăn trái ý, đau khổ, và nghịch cảnh đa dạng khác.

 

14) Chúa Giêsu nói với các tông đồ: “Thầy còn nhiều điều cần nói với các con...” (x. Ga 16:12-13). Thánh Phaolô cũng đã viết: “Tôi đã cho anh em uống sữa, chứ không phải đồ ăn cứng, bởi khi ấy anh em chưa sao chịu nổi, mà cả bây giờ anh em cũng chưa chịu nổi đâu!” (1 Cr 3:2). Nhà đào tạo phải nhẫn nại, không đòi hỏi những tiêu chuẩn đánh giá quá cao, so với trình độ tuổi tác, kiến thức, sự trưởng thành nhân bản và thiêng liêng của ứng sinh: Không đốt giai đoạn, vì đốt giai đoạn là đốt cháy một đời người.

 

            Tóm lại, nhà đào tạo tốt phải theo sát mẫu gương Chúa Giêsu:

            - suy nghĩ với đầu óc của Chúa Giêsu,

            - nhìn sự việc với con mắt Chúa Giêsu,

            - hành động với sức mạnh của Chúa Giêsu,

            - phán đoán với sự khôn ngoan của Chúa Giêsu, 

            - sử dụng biện pháp với lòng nhân hậu của Chúa Giêsu, 

            - yêu thương với con tim của Chúa Giêsu...

            Nếu các nhà đào tạo làm được như vậy, công cuộc đào tạo sẽ thành công mỹ mãn, tương lai của Giáo Hội và Nhân Loại sẽ tốt đẹp hơn.

 

5. KẾT LUẬN

 

            “Nhà đào tạo tầm thường thì thích nói, nhà đào tạo tốt thì giải thích, nhà đào tạo giỏi thì chứng minh, và nhà đào tạo khéo léo thì gợi hứng.”

            Các vị đại thánh thường đủ khiêm tốn để nhìn nhận mình là kẻ có tội. Chúng ta nhìn nhận mình không hoàn hảo và không ảo tưởng chờ đợi các bảo đảm của việc đào tạo. Không thể thấy trước được những gì sẽ xảy ra trong đời một con người về lâu về dài. Lòng khiêm tốn sẽ giúp chúng ta tìm đến với khôn ngoan của con tim. 

 

            Hãy thực thi lòng nhân hậu và để Chúa Thánh Thần làm phần còn lại. Như thế chúng ta sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn, tự tin hơn, và có thể làm công việc đào tạo tốt hơn. Hãy để ân sủng Chúa làm việc trong chúng ta, dẫn dắt chúng ta, và hãy tin tưởng vào Chúa và tha nhân.

 

            Và nếu chúng ta có cảm thấy mình đầy khuyết điểm, cũng hãy tạ ơn Chúa. Có lẽ điều đó sẽ giúp chúng ta trở nên nhà đào tạo khéo léo và tâm huyết. Cái quan trọng chính là tấm lòng của chúng ta: Ai không yêu thương thật sự không thể làm nghề đào tạo được.

 

            Chúng ta có thể nói rằng làm nhà đào tạo là một ơn gọi và một ân sủng. Chúng ta cho bao nhiêu thì chúng ta nhận bấy nhiêu, càng cho đi chúng ta càng nhận lãnh. Đón tiếp và đào tạo người trẻ hôm nay là một cơ may để chúng ta đáp lại lời mời gọi đặc biệt của Chúa Giêsu: “Hãy đến và theo Ta... Các con là bạn hữu của Thầy.” Đồng thời chúng ta cũng không phụ lòng hay làm thất vọng những trông đợi mà Giáo Hội và Thế giới kỳ vọng nơi các nhà đào tạo.

 

 

 

B. CỘNG ĐOÀN VÀ CÁC ÂN BAN TÀI NĂNG

 

"Chẳng ai có thể nhận được gì mà không do Chúa ban” (Ga 3, 27). “Từ nguồn sung mãn của Người, tất cả chúng ta đã lãnh nhận hết ơn này đến ơn khác” (Ga 1,16). “Nhận nhưng không, hãy cho đi nhưng không” (Mt 10,8)

 

I. Vài xác tín vỀ các ân ban tài năng

 

Mỗi người đều được Chúa kêu gọi và ban cho một số tài năng nào đó. Mọi tài năng đã được ban cho là để xây dựng và đẩy mạnh Nước Trời.

 

Mỗi người đều có trách nhiệm nhận ra và phát triển các ân ban tài năng đó. Việc sử dụng ân ban tài năng của mình mang lại ý nghĩa cho cuộc sống.

 

Cộng đoàn là nơi cần thiết để nhận biết các ân ban tài năng của mỗi người. Không ai có được mọi tài năng. Mọi tài năng cần thiết cho sứ vụ đều có mặt trong cộng đoàn.

 

Đừng đi quá mức khi đánh giá mình, nhưng hãy đánh giá mình cho đúng mức, mỗi người tuỳ theo lượng đức tin Thiên Chúa đã phân phát cho. Cũng như trong một thân thể, chúng ta có nhiều bộ phận, mà các bộ phận không có cùng một chức năng, thì chúng ta cũng vậy: tuy nhiều nhưng chỉ là một thân thể trong Đức Kitô, mỗi người liên đới với những người khác như những bộ phận của một thân thể” (Rm 12,3-5).

 

 

II. Các đẶc điỂm cỦa Ân Ban Tài Năng

 

Nhờ bí tích Rửa Tội, mọi tín hữu đều được Chúa kêu gọi và ban cho những tài năng.

 

Ơn gọi của mỗi tín hữu là một lời kêu gọi đến bốn khía cạnh:

-          Sống cộng đoàn,

-          Trưởng thành kitô,

-          Thi hành sứ vụ

-          và Nên thánh.

 

Mỗi con người đều được Thiên Chúa phú ban cho những tài năng, và với những tài năng đó mà con người đáp trả lại ơn gọi của mình.

 

Về mặt tri thức thì hầu hết các tín hữu đều chấp nhận xác tín đó, nhưng việc nội tâm hóa xác tín ấy thì lại là vấn đề khác.

 

Nhiều người nghĩ họ là những cá nhân duy nhất có giá trị với những tài năng đặc biệt để thi thố địa vị của họ trong gia đình, trong cộng đoàn, trong công sở và sứ vụ.

 

Phải cố gắng nhận ra người khác có những ân ban tài năng đặc biệt cho cộng đồng. Chẳng hạn trong một giáo xứ có nhiều người già. Hội đồng mục vụ họp bàn thảo xem họ có nhu cầu gì và có thể làm gì để đóng góp với giáo xứ nói chung. Cuối cùng họ đều đồng ý là những người già có nhiều thời giờ và có thể cầu nguyện cho giáo xứ.

 

Thế là họ thiết lập nhóm người già như những thừa tác viên cầu nguyện cho giáo xứ, và mỗi Chúa nhật có người mang đến cho các cụ danh sách các ý chỉ cầu nguyện cho tuần tới.

 

Trước khi Hội đồng mục vụ nghiêm túc nhận ra rằng mỗi người đều có một ân ban (tài năng) thì cả cộng đồng giáo xứ không biết đến ân ban thời giờ và khả năng cầu nguyện của nhóm bô lão.

 

(Slideshow TÔI ĐÃ HỌC ĐƯỢC)

 

Những cá nhân nào trong cộng đoàn của chị mà chị thấy là họ khó nhận ra và chấp nhận ý niệm chung về các ân ban? Chị hãy thử nghiệm thái độ của chính chị về ý niệm ân ban tài năng và nghĩ đến ân ban tài năng của người nọ kẻ kia trong cộng đoàn của chị. 

 

Làm cho người khác biết các ân ban tài năng của họ và giúp họ phát huy chúng là một việc bác ái cao độ vừa mang tính cá nhân vừa mang tính cộng đồng. Chị có thể nhận ra và gọi tên các ân ban tài năng mà chị có không?

 

 

Trò chơi “nhận diện”:

1)      Trong một phút, chị hãy viết nhanh ra giấy các ân ban tài năng của mình.

2)      Trong một phút khác, chị hãy viết nhanh ra các ân ban tài năng của người bên phải chị.

3)      Trong một phút khác nữa, chị hãy viết nhanh ra các ân ban tài năng của người bên trái chị.

4)      Chị em đọc lên cho nhau biết.

 

Các tài năng mà Chúa phú ban không phải để từng cá nhân vui hưởng và thỏa mãn, nhưng phải được chia sẻ với cộng đoàn.

 

Các ân ban tài năng mà mỗi người sở hữu là những phương tiện đã được cung cấp để sống ơn gọi (làm người, làm kitô hữu và làm tông đồ) của mình, nhằm lợi ích của nhân loại và xây dựng Giáo Hội.

 

“Ơn riêng Thiên Chúa đã ban, mỗi người trong anh chị em phải dùng mà phục vụ kẻ khác. Như vậy, anh chị em mới là những người khéo quản lý ân huệ thiên hình vạn trạng của Thiên Chúa: Ai có nói, thì nói lời Thiên Chúa; ai phục vụ, thì phục vụ bằng sức mạnh Thiên Chúa ban. Như thế, trong mọi việc, chúng ta tôn vinh Thiên Chúa nhờ Đức Giêsu Kitô” (1 Pr.4,10-11).

 

Vì thế, người tu sĩ phải dùng các ân ban tài năng của mình, bằng lời nói và việc làm để nuôi lớn sứ mệnh của cộng đoàn. “Phải nhớ lại lời Chúa Giêsu đã dạy: cho thì có phúc hơn là nhận.“ (Tđcv 20,35).

 

“Chúng ta có những đặc sủng khác nhau, tùy theo ân sủng Thiên Chúa ban cho mỗi người. Được ơn làm ngôn sứ, thì phải nói sao cho phù hợp với đức tin. Được ơn phục vụ, thì phải phục vụ. Ai dạy bảo, thì cứ dạy bảo. Ai khuyên răn, thì cứ khuyên răn. Ai phân phát, thì phải chân thành. Ai chủ toạ, thì phải có nhiệt tâm. Ai làm việc bác ái thì vui vẻ mà làm” (Rm 12, 6-8).

 

Sứ mệnh đó là làm cho Chúa Kitô hiện diện trong thế giới và nỗ lực phát triển Nước Thiên Chúa. Chị em làm thế nào để khích lệ lẫn nhau sử dụng các tài năng của mình hầu phục vụ sứ mệnh ấy?

 

Với những tài năng được phân phối cách tự do này, mỗi người bị bó buộc phải nhận biết và làm phát triển chúng. Trách nhiệm cá nhân này được Chúa Giêsu nhấn mạnh trong Dụ ngôn các nén bạc.

 

Trong câu chuyện này, tên đầy tớ đã giấu một nén bạc bị khiển trách nặng nề về sự quản lý vô trách nhiệm với những lời lẽ nghiêm khắc “đầy tớ xấu xa và lười biếng!” (Mt 25:26).

 

Đó là một sứ điệp mạnh mẽ cho mỗi tín hữu và tu sĩ chúng ta. Trách nhiệm về các ân ban tài năng Chúa ban vẫn đè nặng trên vai người lãnh nhận (Honor Onus: Danh dự và gánh nặng; càng cao danh vọng càng dày gian nan).

 

Trách nhiệm ấy kéo theo trách nhiệm phát triển các ân ban tài năng và biện phân xem ở đâu và làm thế nào để chúng được sử dụng tốt nhất hầu phụng sự Chúa và phục vụ kẻ khác trong cộng đoàn.

 

"Vậy thì ai là người quản gia trung tín, khôn ngoan, mà ông chủ sẽ đặt lên coi sóc kẻ ăn người ở, để cấp phát phần thóc gạo đúng giờ đúng lúc? Khi chủ về mà thấy đầy tớ ấy đang làm như vậy, thì thật là phúc cho anh ta. Thầy bảo thật anh em, ông sẽ đặt anh ta lên coi sóc tất cả tài sản của mình. Nhưng nếu người đầy tớ ấy nghĩ bụng: "Chủ ta còn lâu mới về", và bắt đầu đánh đập tôi trai tớ gái và chè chén say sưa, chủ của tên đầy tớ ấy sẽ đến vào ngày hắn không ngờ, vào giờ hắn không biết, và ông sẽ loại hắn ra, bắt phải chung số phận với những tên thất tín. Đầy tớ nào đã biết ý chủ mà không chuẩn bị sẵn sàng, hoặc không làm theo ý chủ, thì sẽ bị đòn nhiều. Còn kẻ không biết ý chủ mà làm những chuyện đáng phạt, thì sẽ bị đòn ít. Hễ ai đã được cho nhiều thì sẽ bị đòi nhiều, và ai được giao phó nhiều thì sẽ bị đòi hỏi nhiều hơn” 

(Lk 12, 42-48)

 

Trong một thế giới mà người ta cảm thấy trống rỗng thì sự nhận biết ân ban tài năng sẽ mang lại ý nghĩa và cứu cánh cho cuộc sống.

 

Ý thức về ân ban tài năng của một người vừa quan trọng vừa cần thiết trong việc cộng tác mở rộng Nước Chúa, cũng như trong việc nhận thức rằng các ân ban tài năng đó đã được trao ban để giúp đỡ kẻ khác nâng cao kỳ vọng của cuộc sống họ.

 

Vai trò của cộng đoàn là một yếu tố quan trọng trong việc khám phá, chấp nhận và phát triển các ân ban tài năng của mỗi cá nhân.

 

Qua suy nghĩ và kiểm điểm bản thân, một cá nhân có thể chỉ có một hiểu biết giới hạn về ân ban tài năng cá nhân của mình (x. Những trở ngại trong việc phát triển các tài năng)

 

Trong cái nhìn giới hạn của con người, người ta chỉ nhìn thấy một hình ảnh phiến diện của con người toàn diện. Một bức tranh đầy đủ hơn có thể nổi bật lên khi các người khác trong cộng đoàn có cơ hội bồi đắp thêm cho những ân ban tài năng mà họ nhận ra được nơi anh chị em mình.

 

Và nhờ cách đó, họ giúp mở ra những tài năng trổi vượt nằm ẩn bên trong mỗi người.

Các tài năng mà một người sở hữu có thể thay đổi, giống như con người trải nghiệm những đổi thay qua dòng thời gian. Chẳng hạn một cô giáo làm việc rất thành công với các em mẫu giáo trong nhiều năm lại thấy mình mất nhẫn nại và dễ bực tức với các em cấp I. Cô không còn hứng thú lên lớp mỗi ngày nữa, mà lại mong dạy kèm cho một số học sinh chuyên. Cô bắt đầu nhận thấy ân ban tài năng giáo dục của cô đã thay đổi.

 

Cũng như một người trải nghiệm bất cứ kiểu sống chuyển tiếp nào, ân ban tài năng cá nhân có thể gánh chịu sự thay đổi hay phát triển như thế (x. việc lượng giá một nhiệm vụ hay một giai đoạn ơn gọi).

 

“Ơn nói tiên tri ý? Cũng chỉ nhất thời. Nói các tiếng lạ chăng? Có ngày sẽ hết. Ơn hiểu biết ư? Rồi cũng chẳng còn. Vì chưng sự hiểu biết thì có ngần, ơn nói tiên tri cũng có hạn. Khi cái hoàn hảo tới, thì cái có ngần có hạn sẽ biến đi. Cũng như khi tôi còn là trẻ con, tôi nói năng như trẻ con, hiểu biết như trẻ con, suy nghĩ như trẻ con; nhưng khi tôi đã thành người lớn, thì tôi bỏ tất cả những gì là trẻ con” (1 Cr. 13, 8-11)

 

Khi suy nghĩ về điều này, chị em có tìm thấy vài tài năng nào đó của chị em đã thay đổi không vậy? Và chị em có sẵn sàng chấp nhận những ân ban tài năng đã thay đổi đó không?

 

Điều đó thường xảy ra trong cộng đoàn qua việc thay đổi nhiệm sở và nhiệm vụ phù hợp với yêu cầu khách quan của cộng đoàn, được chứng nghiệm bởi thành công hay thất bai của đương sự, và ích lợi nhiều hơn hay ít hơn của kẻ khác.

 

Một trong những khẳng định an ủi nhất về các ân ban tài năng là không một ai có hết mọi tài năng. Vì thế kỳ vọng cá nhân của một người là giới hạn và nên nhìn nhận rằng một ngơời có một số tài năng nào đó mà không có những tài năng khác.

Đáng tiếc thay có những người có kỳ vọng ảo tưởng và tin tưởng cách vô thức rằng mình có mọi tài năng và tìm đủ cách giữ mãi địa vị (tham quyền cố vị).

 

Cách ứng xử của con người lắm khi tùy thuộc vào niềm tin ảo tưởng đó của mình. Và hậu quả là y không nhìn thấy hoặc không chấp nhận các ân ban tài năng của người khác, ngay cả bao biện ngăn cản không cho các thành viên khác của cộng đoàn phát triển các ân ban tài năng của họ.

 

Cái thành công lớn nhất của người lãnh đạo là chuẩn bị cho có người sẽ thay thế mình, qua tiến trình bốn bước:

                        - Dạy cho người ta làm,

                        - giúp người ta làm,

                        - để người ta làm

                        - và mình rút lui, sứ mệnh đã hoàn thành.

 

Tính bổ túc và khác biệt của các ân ban tài năng là căn bản cho đời sống cộng đoàn và tinh thần hợp tác với nhau. Trong khi chẳng có ai có hết mọi ân ban tài năng thì các ân ban tài năng cần thiết để thực thi sứ mệnh đều hiện diện trong cộng đoàn.

 

Những khẳng định trên không phải là một danh sách đầy đủ các xác tín. Tuy nhiên, chúng cũng có thể giúp chị em để ý đến chính thái độ của chị em đối với ý niệm và các ân ban tài năng của mình và của người khác.

 

Khảo sát và làm sáng tỏ xác tín của mình có thể được coi là nền tảng để trực diện và phát triển các lãnh vực tài năng của mình, đồng thời làm cho cộng đoàn nhạy bén với các ân ban tài năng vốn có trong các thành viên của mình.

 

“Lòng bác ái không được giả hình giả bộ. Anh chị em hãy gớm ghét điều dữ, tha thiết với điều lành; thương mến nhau với tình huynh đệ, coi người khác trọng hơn mình; nhiệt thành, không trễ nải; lấy tinh thần sốt sắng mà phục vụ Chúa. Hãy vui mừng vì có niềm hy vọng, cứ kiên nhẫn lúc gặp gian truân, và chuyên cần cầu nguyện” (Rm 12, 9-12)


(Hát TÂM TÌNH HIẾN DÂNG)

 

 

III. CÁC LOẠI ÂN BAN TÀI NĂNG

 

Chúng ta có thể xét các ân ban tài năng trong ba loại:

                        - Các ân ban tài năng đức tin.

                        - Các ân ban tài năng tự nhiên.

                        - Các ân ban tài năng từ kinh nghiệm sống.

 

1. Ân ban tài năng đức tin

Đời sống đức tin của một người cung cấp một lãnh vực ân ban tài năng thường được coi trọng:

-          Những thời gian thinh lặng trong nguyện cầu,

-          một cảm thức về tình yêu Thiên Chúa,

-          một ân huệ đã kinh nghiệm,

-          một ơn soi sáng đã nhận được,

-          một khoảnh khắc chiêm niệm,…

           

            Tất cả đều là những ân ban nổi lên từ đời sống đức tin và từ mối tương quan với Chúa.

 

Là ân ban nghĩa là phải được chia sẻ. Các trải nghiệm đức tin này cần được suy ngắm và chia sẻ với người khác. Nhờ đó đức tin của cộng đoàn sẽ được gia tăng.

 

2. Ân ban tài năng tự nhiên

Loại ân ban tài năng tự nhiên là:

-          những khả năng,

-          những đức tính,

-          những tài năng

-          và kỹ năng…

            Tất cả làm cho mỗi người chúng ta là một con người độc đáo (duy nhất).

 

Các ân ban tài năng này thay đổi, phát triển và mở rộng khi con người lớn lên, trưởng thành và trong suốt cả cuộc đời.

 

Các ân ban tài năng tự nhiên đó làm nên đặc điểm của mỗi cá nhân. Khi sử dụng một ân ban tài năng tự nhiên, người ta có một cảm thức vui mừng và thoải mái.

 

Những ân ban tài năng thông thường và đơn giản của cuộc sống:

-          tính tự phát,

-          nhiệt tình,

-          hiếu khách,

-          dễ gần,

-          tế nhị,

-          hài hước,

-          cảm thông,

-          khả năng lắng nghe,

-          khả năng nghệ thuật,

-          thuật lãnh đạo,

-          tính quảng đại,

-          khả năng kỹ thuật,

-          nhạy bén…

 

Các ân ban tài năng tự nhiên có thể bị bỏ quên hay giảm thiểu vì chúng là một phần của con người.

 

Trò chơi kết bạn:

            1) Mỗi người viết vào sổ ân ban trổi vượt nhất của mình trong số các ân ban sau đây: nhiệt tình, hiếu khách, dễ gần, tế nhị, hài hước, cảm thông, hay giúp đỡ, thích điều khiển, năng khiếu bình quân. 

            2) Những người có cùng một ân ban trổi vượt nhất tới với nhau thành một nhóm hợp nhau (similis simili) 

3) Từng hai hay bốn chị em quay lại chia sẻ với nhau về ân ban trổi vượt của mình. 

 

3. Ân ban tài năng từ kinh nghiệm sống

Có vô số kinh nghiệm để lại một dấu ấn trong cuộc sống của mỗi con người. Lãnh vực thứ ba của các ân ban tài năng nổi lên từ rất nhiều khía cạnh của kinh nghiệm sống dưới hai hình thức:

-          Chính thức (do giáo dục, đào tạo)

-          Không chính thức (trải qua khủng hoảng và gặp gỡ với Chúa)

 

Đáng chú ý đặc biệt là những kinh nghiệm kèm theo những chấn thương có nhiều biến tố trên tinh thần con người. Qua các tình huống và gặp gỡ thường kèm theo đau đớn và thống khổ này, người ta năng tìm thấy vài khả năng hay đức tính nổi lên như một hậu quả: “Ai từng chiến thắng mà không hề chiến bại? Ai nên khôn mà chẳng dại đôi lần?” 

“Anh em hãy tự cho mình là được chan chứa niềm vui khi gặp thử thách trăm chiều. Vì như anh em biết: đức tin có vượt qua thử thách mới sinh ra lòng kiên nhẫn” (Gc 1,2-3).  

Những ân ban tài năng không chờ đợi này có thể được chia sẻ với các người khác cùng trải nghiệm những chấn thương tương tự (Những người đồng cảnh thương nhau) 

Đó là nguyên tắc làm việc của những người cai khỏi nghiện rượu: Những người đã từng chiến đấu với bệnh nghiện rượu sẽ quảng đại đi ra trợ giúp và đồng hành với các người khác đang vật lộn để lướt thắng cơn ghiền của họ (xem lại chữa trị nhóm về thủ dâm). 

Một điển hình khác của loại ân ban tài năng từ kinh nghiệm sống này có thể được tìm thấy trong câu chuyện của một phụ nữ trẻ vừa đau đớn chịu đựng cuộc ly hôn: Chị cần phải thay đổi công việc, chuyển chỗ ở cho mình và con cái đến một thành phố khác, mua tậu nhà khác, nỗ lực làm cho mình và con cái thích nghi với một cuộc sống mới.  

Chị đã gia nhập một nhóm cầu nguyện ở giáo xứ mới và bắt đầu thiết lập những tương quan mới. Một thành viên trong cộng đoàn mới của chị trước đây cũng đã phải ly hôn. Kinh nghiệm nỗi đau và lo lắng ấy, bà ta đã đến với chị, cống hiến sự nâng đỡ, khuyên bảo và khích lệ. Lòng trung thành bền vững vào sự hiện diện của Chúa trong đời sống bà đã cho bà một ân ban mà bà chia sẻ với các thành viên khác trong cộng đoàn.

 

Đâu là những kinh nghiệm trong chính cuộc sống của chị em đã trở thành một phương tiện để Chúa chuyển tải cho chị em một ân ban mới? Một khả năng thấu cảm với người cùng cảnh ngộ? Ân ban đó là gì và chị em làm thế nào để chia sẻ với người khác?  

Nếu bạn cho một người một con cá, người đó chỉ ăn được một ngày. Nhưng nếu bạn cho một cần câu và dạy cho người đó biết cách câu cá, y sẽ ăn được cả đời (Ngạn ngữ Trung Hoa)

Cái bi đát không phải là chỉ có một tài năng, nhưng là không sử dụng tài năng đó.

 

(Slideshow TÔI CÓ THỂ DÂNG GÌ CHO NGÀI)

 

Tóm lưỢc:

Việc khám phá ân ban tài năng của một người là lời đáp sinh tử cho lời mời gọi của Chúa trong cuộc đời của người đó. 

            Mỗi người là một nhà kho các ân ban tài năng mà Chúa đã đặt ở đó. Các ân ban tài năng đó có thể là những khả năng tự nhiên, các năng khiếu, các đức tính, các đặc điểm và các kỹ năng. 

            Trong cộng đoàn, các cá nhân có cùng ân ban tài năng thường dễ liên kết với nhau nhắm đến một sứ vụ chung. 

            Mỗi thành viên của cộng đoàn đóng góp các ân ban tài năng đã lãnh nhận một cách cá nhân. 

            Trong khi khao khát muốn nhận ra ân ban tài năng của một người vẫn tồn tại, thì cũng có sự cản trở việc khám phá ra các ân ban tài năng đó. 

            Tất cả các chướng ngại đó cần được xem xét lại, nhờ đó không dừng lại trên đuờng phát triển các ân ban tài năng của mình. 

            Cách để hiểu biết cách đầy đủ các ân ban tài năng là biện phân ba loại:

-          các ân ban từ cuộc sống đức tin,

-          những ân ban tự nhiên,

-          và những ân ban từ kinh nghiệm sống. 

            Tiến trình biện phân các ân ban cung cấp cho các cá nhân cơ hội khám phá ra những con đường đẹp đẽ duy nhất mà Chúa đã làm cho họ nên phong phú. 

Sự biện phân này cũng làm cho người ta ý thức cao độ rằng các ân ban tài năng của họ là con đường họ đáp trả ơn gọi của họ. 

Tác giả Lm. Trần Minh Huy, pss

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!