Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
Bài Viết Của
Lm. Vĩnh Sang, DCCT
"VỚI TRÍ NGÂY THƠ, TẦM VÔNG GIỮ NHÀ THỜ…"
"XÓT XA QUỲ TRÊN ĐỐNG TRO TÀN…"
"LANG THANG KHẮP XỨ MÀ CHẲNG HIỂU BIẾT GÌ…" (Gr 14, 17-21)
"LÒNG TÔI SAO VẪN CÒN BIÊN GIỚI?"
"CÒN GÌ NỮA ĐÂU MÀ BẢO NHAU ĐỢI CHỜ?"
"ÔI, NHỮNG ĐÊM DÀI HỒN VẪN MƠ HOÀI MỘT KIẾP XA XÔI…"
TÔI LÀ AI MÀ CÒN TRẦN GIAN THẾ?
"CON DIỀU RƠI CHO VỰC THẲM BUỔN THÊM"
"CHÚA ĐÃ BỎ LOÀI NGƯỜI…"
"BUỒN GỤC ĐẦU NGHẸN NGÀO, NGHE NON NƯỚC TÔI TRĂM NGÀN U SẦU…"
VÀ CON TIM ĐÃ THÔI NGUỘI LẠNH…
"CÓ NGẦN ẤY THÔI…"
"AI NGHẸN NGÀO RA ĐI GIEO GIỐNG…"
"TRONG ĐÔI MẮT EM, ANH LÀ TẤT CẢ"
"TÔI ƠI, ĐỪNG TUYỆT VỌNG!"
SỎI ĐÁ CŨNG...
DIỆT HAY CỨU?
CỦ HÀNH CỦ TỎI
HẠT BỤI NÀO?
GIẢI KHĂN SÔ CHO HUẾ (Lấy lại tên một cuốn sách của Nhã Ca – 1968)
PHÁ CƯỜNG ĐỊCH, BÁO HOÀNG ÂN
SẼ CHẲNG QUÊN BAO GIỜ
QUYỀN LỰC
RỪNG LÀ NHÀ
MỘT THẾ GIỚI BỊ TỔN THƯƠNG
LẠI MỘT NOEL NỮA…
GẠN ĐỤC KHƠI TRONG
"TA NGHIÊNG TAI NGHE LẠI CUỘC ĐỜI…"
TRỜI HÀNH HAY NGƯỜI HÀNH?
"XIN CHỈ CHO CON ĐƯỜNG ĐI CỦA CHÚA…"
CÙNG CẦU NGUYỆN VỚI CÁC ĐẲNG LINH HỒN
MÙA HỘI TÌNH THƯƠNG
PHÚC ĐỨC NƠI NÀO MÀ ĐỂ CẦU AO RÁCH NÁT?
"THÔI! ĐỪNG LỪA DỐI NHAU LÀM GÌ!"
HỌ DẠY THÌ LÀM, HỌ HÀNH ĐỘNG THÌ ĐỪNG LÀM THEO !
"HÃY CỨ ĐỂ MẶC CHÚNG TÔI LÀM NÔ LỆ…"
"BỞI ĐÂU TÔI ĐƯỢC THẾ NÀY ?" (Lc 1, 43)
"NGƯỜI ĐI QUA ĐỜI TÔI…" (Tựa đề một tình ca của Phạm Đình Chương)
UNG THƯ
"AI NGHẸN NGÀO RA ĐI GIEO GIỐNG…"

Cuối những năm 90 khi có dịp trở về quê nội để xây dựng lại Nhà Thờ Giáo Họ, tôi nhớ lời cha tôi lúc sinh tiền, ông kể lại những kỷ niệm thuở thanh niên, tham gia hội Nam Thanh (Hội Thanh Niên Công Giáo) đi khai quật mộ các vị tử đạo quê nhà, ông cho biết anh em đã bỏ cốt của các vị vào các quách có kèm theo tấm biển đồng ghi tên tuổi và chôn tại Cung Thánh Nhà Thờ, tất cả 15 bộ quách, ông còn nói rõ khi khai quật máu lẫn với đất còn đỏ tươi cũng được hốt bỏ vào quách. Quả thật khi dùng cây để xâm tìm trước khi đào bới chúng tôi đã tìm được 15 bộ quách. 

Dân làng tôi rất hãnh diện và tự hào vì trong làng có ba vị đã được tuyên phong Hiển Thánh vào năm 1988, cả ba vị cùng là ruột thịt một nhà, một vị là quan án về hưu, một vị là con quan án cũng là cai tổng và một vị là cháu là cựu cai tổng, vì thế danh được xưng tụng là “Nhất Gia Tam Thánh”. Người xuất thân từ làng tôi “đỗ đạt” nhiều, đạo cũng như đời, riêng trong Giáo Hội đóng góp nhiều vị có chức sắc cao. Phòng khách của Nhà Xứ treo hình các Linh Mục xuất thân từ làng phủ kín hai vòng trên đỉnh tường.

Mẹ tôi khi còn sống hay kể về hai vị chịu chết vì Đạo trong dòng tộc nhà ngoại, bà kể bằng một bài vè nhiều lần đến nỗi các cháu có đứa thuộc nhiều câu trong bài vè chuyện ấy. Cả nội và ngoại tôi đều thuộc về địa giới tỉnh Nam Định cũ, nơi có một viên quan Tổng Đốc hung bạo khét tiếng trong việc truy bắt đạo với biệt danh “Con Hùm Xám Nam Định – Trịnh Quang Khanh”, lịch sử để lại rằng ông vướng vào một trọng tội với triều đình, và để chuộc tội ông đã ra tay bắt bớ và nhiệt thành trong việc triệt phá Đạo.

Tôi lớn lên trong bầu khi tự hào về dòng tộc, làng mạc, trong những tiếng nhạc oai hùng khi tuyên dương các vị Tử Đạo, những buổi rước xách linh đình cờ trống, và những vị quan viên áo thụng khăn đống đỏ xanh, những bộ kiệu sơn son thiếp vàng, và bầu khí hân hoan ca hát.

Biến cố 1975 ập đến, cùng với những điều phải suy nghĩ để đổi thay, hình ảnh của các vị Tử Đạo cũng theo ngọn gió đó thay đổi trong tôi, rồi năm 1988 đến, khi tin tức về vụ án Tuyên Thánh ở Rôma nổ ra, với hoàn cảnh truyền thông hết sức hạn chế, thế áp đảo của những buổi học tập tổ chức khắp nơi sâu rộng đến mọi tầng lớp dân chúng, tờ báo độc quyền nhập nhằng Giáo Hội và Nhà Nước bởi danh xưng Công Giáo và Dân Tộc ra sức chống phá cuộc Tuyên Thánh, sức mạnh dường như tăng lên gấp bội khi có những bài báo được chấp bút bởi các vị có tăm tiếng và chức vị cao trong Hội Thánh.

 Trong nội bộ Nhà Dòng, chúng tôi có nhiều dịp nghe cha già Chân Tín và các vị người lớn chia sẻ quan điểm và lên tiếng bảo vệ việc tuyên thánh của Rôma. Vị giáo sư uyên bác Nguyễn Ngọc Lan với những lý luận hùng hồn, cầm nhịp cho những suy nghĩ của chúng tôi về vụ án. Những câu chuyện đậm chất anh hùng của giáo sư Ngọc Lan như tiếp sức cho sự kiên trì của chúng tôi, một trong những câu chuyện về ông được kể lại là ông đã bứt phanh ngực áo trước mấy ông ở Sở CA thành phố với lời tuyên bố dõng dạc: “47 ký này, các ông cứ bắn đi!”  khi ông tranh cãi về vụ án tuyên thánh. Lại thêm những câu vè ông mỉa mai đầy đắng cay: “Ông Từ ông tử ông tư, ông chê tử đạo ông từ đạo ai… ?”

Thú thật đã có nhiều lúc chúng tôi có ý buồn các vị như cha già Chân Tín hay thầy Nguyễn Ngọc Lan, bởi khi đó CA đã nói với chúng tôi rằng: "Vì ông Lan và ông Tín nên DCCT sẽ không bao giờ được cho chịu chức Linh Mục”, một lối quy chụp độc tài và kết luận sai lệch, một người làm mà bắt cả dòng họ chịu, cũng như ngày nay một số anh em tôi bị dao động khi nghe tuyên truyền rằng: “Do một số anh em lên tiếng về Công Lý nên các anh sẽ bị khó khăn trong việc mục vụ”. Lối lập luận đe dọa và khủng bố này đã ảnh hưởng không ít trên những sinh hoạt của chúng tôi. Cái lối thù vặt, gian dối và hèn trong cách ứng xử gây nhiều tác động tiêu cực. Nhưng ngày ấy, hành động hy sinh không sợ hãi trước quyền lực thế gian của các vị đã xốc lại tinh thần cho chúng tôi đi tới. 

Qua biến cố 1988 của Hội Thánh tôi bắt đầu cảm nghiệm dần câu Thánh Vịnh “Ai nghẹn ngào ra đi gieo giống” (TV 126), cảm nghiệm mới lột bỏ những cảm xúc cũ từ thuở thiếu thời. Tôi nhận ra ngày ấy chuyện Tử Đạo vô cùng khó khăn và cay đắng, không đơn giản và vinh quang như ngày nay chúng ta đang khoác lên các ngài. Các vị đã chấp nhận nỗi cô đơn, sự hất hủi, thậm chí cả những lời nguyền rủa của người thân, của bà con trong làng mạc. Có lẽ roi đòn, tù tội, đói khát, …  không dằn vặt bằng những lời cay đắng, sự xa lánh, và những lời phỉ báng, nguyền rủa chua cay từ chính những người thân, chỉ vì chọn lựa sống vì Đạo, chết vì Đạo, mà gây ra bao nhiêu khổ đau cho gia đình, làng mạc, họ hàng thân thích bị liên lụy.

Ngày nay kịch bản cũng được áp dụng như vậy, áp lực từ gia đình, những người liên quan và cả từ những người thiện chí muốn tìm sự an toàn, ngọn roi đe dọa sẽ quất thẳng vào mặt những người muốn sống công chính, cái quất từ những người thân đầy đớn đau.

 Ngày ấy đi gieo đầy nước mắt, chẳng có lễ đài nào, chẳng có một pho tượng nào, chẳng có một bài hát nào oai hùng, và cũng chẳng có một cuộc rước xách nào dành cho người gieo giống!

Thiết nghĩ, kỷ niệm 30 năm tuyên phong Hiển Thánh là thời điểm chúng ta nhìn ra sự thật của những chuyển động hôm nay, đừng chỉ chú mục vào lễ hội hoành tráng, hãy suy nghĩ và làm một điều gì đó góp phần vào công cuộc gieo giống Chúa vừa sai đi hôm đại lễ Phục Sinh.

Lm. VĨNH SANG, DCCT, 26.5.2018, theo Ephata 799

Tác giả: Lm. Vĩnh Sang, DCCT

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!