Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
SHALOM VÀ RA ĐI…

Chúa nhật 2 Phuc sinh B

Ga, 20, 19-31

Sáng sớm ngày thứ nhất trong tuần, bà Maria Mađalêna sau khi đi ra mộ và được Chúa Phục Sinh hiện ra trao cho sứ vụ loan báo tin vui Phục sinh cho các môn đệ. Các môn đệ bán tín bán nghi về sự sống lại của Chúa như tin mừng Nhất lãm tường thuật (x. Mt 28,17; Mc 16,11.13.14; Lc 24, 37-41). Đồng thời các ông thêm phần lo sợ vì trong dân Do thái lúc bấy giờ phao tin các ông đã đánh cắp xác Chúa, như thông tin của các binh lính về việc Chúa sống lại và kế hoạch lừa đảo của các Thượng tế và kỳ mục (x. Mt 28, 11-15). Vì thế, các ông sợ hãi và đóng kín cửa. Chính trong hoàn cảnh khủng hoảng và lo sợ đó, Chúa Phục Sinh đích thân hiện đến cùng các môn đệ, cho các ông biết Người là ai, đồng thời trao ban cho các ông sứ mệnh loan truyền Tin mừng Phục sinh cho muôn dân. 

Trước hết chúng ta nhận thấy, Chúa Kytô Phục sinh đích thân đến cùng và đứng giữa các môn đệ của Người. đây quả là sáng kiến riêng của Chúa Giêsu. Vì nếu Người không “đi bước trước”, các môn đệ khó có thể tin rằng Thầy của các ông đã sống lại. Chúng ta còn nhớ Chúa Giêsu trong “diễn từ ly biệt” đã hứa với các môn đệ rằng Người sẽ không để các ông mồ côi và Người sẽ “đến cùng” các ông (x. Ga 14, 18). Giờ đây Người đã đến để chứng thực rằng Người không chỉ thực hiện lời đã hứa mà còn là một bằng chứng cho thấy Người đã chỗi dậy từ cõi chết.

Khi hiện ra với các môn đệ, lời đầu tiên của Chúa Phục Sinh gửi đến cho các ông- bấy giờ đang sống trong tâm trạng lo sợ, là lời chúc bình an. “Bình an cho anh em” (Shalom). Người Dothái mỗi khi gặp nhau dù thân hay sơ đều dùng câu nói này để xã giao. Chúa Giêsu không chỉ dùng câu xã giao này như một công cụ giao tiếp thường nhật mà còn mặc cho nó một ý nghĩa mang tính tôn giáo. Vâng, Bình an mà Chúa Giêsu Phục sinh trao ban cho các môn đệ là sự Bình an đích thực, không phải đầu môi chót lưỡi, một sự Bình an “không như thế gian ban tặng” như Người đã nói (x. Ga 14 27).

Nhận lãnh sự Bình an đích thực từ chính Đấng Phục sinh, thế nhưng dường như tâm trí các môn đệ vẫn chưa được an bình. Lý do có lẽ do quá ngỡ ngàng, quá bất ngờ và xúc động cũng như có cả sự hoài nghi ngờ vực nữa. Chính vì thế   Chúa Giêsu Phục sinh đã kiện toàn niềm tin cho các ông khi chính Người cho các ông xem những dấu đinh ở tay chân và cạnh sườn. Nhận được lời chúc Bình an, xem các dấu đinh như là bằng chứng xác thực nhất về việc Thầy các ông đã chết nay đang sống và hiện diện trước mặt các ông, các môn đệ giờ đây không còn hoài nghi nữa, các ông xác tín mạnh mẽ và tràn đầy niềm vui trong Chúa. Tuy thế, vẫn ngoại trừ một người, đó là Tôma.

Tôma được biết đến như là “ông tổ của thuyết duy thực nghiệm” : cái gì chỉ được xem là chân lý khi nó được kiểm nghiệm, cân đong, đo, đếm chính xác. Khi được các bạn đồng môn báo tin rằng họ đã được thấy Chúa, Tôma liền áp dụng ngay lý thuyết thực nghiệm của mình : “Nếu tôi không… tôi chả tin”. Đó cũng là lý do cho lần hiện ra thứ hai của Chúa Phục Sinh. Vẫn là câu chúc Bình an của Đấng Phục Sinh rồi sau đó là việc Chúa đồng ý cho Tôma kiểm nghiệm “học thuyết” của mình để truy tìm chân lý : Hãy đặt. Hãy nhìn. Hãy đưa tay đặt cạnh sườn.

Không biết Tôma có dám kiểm nghiệm không, tác giả Tin mừng không nói nhưng đổi lại là phản ứng tức thời của Tôma là thay đổi hẳn thái độ hoài nghi, thay vào đó là một lời tuyên xưng niềm tin tuyệt đối vào Thiên Chúa. Lời tuyên xưng danh hiệu Thiên Chúa của Chúa Giêsu- một danh hiệu độc nhất vô nhị trong Tin mừng lại được dành cho Tôma – kẻ hoài nghi: “Lạy Chúa của con! Lạy Thiên Chúa của con!”.

Chúa Phục Sinh thông ban Thần khí để các môn đệ cũng được hiệp thông với Chúa trong việc loan báo sứ mạng tha thứ và hoà giải giữa Thiên Chúa với con người. Từ nay, chính các ông chứ không ai khác sẽ là những chứng nhân Tin mừng Phục sinh cho toàn cõi địa cầu. Chúa Giêsu đảm bảo sự hiện diện với các ông cho đến giờ tận cùng.

Chúa Phục Sinh kết thúc bằng một lời hứa “Phúc cho những ai không thấy mà tin”. Đây chính là lời hứa cho các môn đệ tương lai trong đó có chúng ta. Như thế, bước theo Chúa Kytô Phục Sinh, loan báo tin mừng Phục Sinh cho hết mọi người, đó còn là sứ mệnh của tất cả chúng ta – những người “không thấy mà tin”. Một sự bước đi trong niềm tin, trong lời hứa của Chúa Phục sinh đã được thánh Phêrô diễn tả rất tuyệt vời : “Tuy không thấy Người, anh em vẫn yêu mến, tuy chưa giáp mặt mà lòng vẫn kính tin. Vì vậy, anh em được chan chứa niềm vui khôn tả, rực rỡ vinh quang” (1 Pr 1, 8). Chúng ta còn sợ gì để ngại bước dấn thân?

Xin Chúa Kytô Phục sinh giúp mỗi người chúng ta cảm nếm được niềm vui Phục sinh để, như các môn đệ xưa, hăng hái ra đi rao giảng tin vui Phục sinh cho khắp nhân trần ngõ hầu toàn thể trái đất này chung lời ngợi khen và cảm tạ tình Chúa yêu thương trong ánh sáng huy hoàng của niềm vui sống lại mai sau.

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!