Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Bài Viết Của
Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn
Nhân Lễ khai mạc sứ vụ của Đức Phanxicô, nghĩ về một Lễ Hiện Xuống mới trong Giáo hội
Biến hình là hiến mình
Làm sao để chiến thắng ma quỷ?
Để khỏi vấp ngã vì Chúa Kytô
Anh em hãy sám hối
Hãy tỉnh thức và sẵn sàng
Giêsu Kytô- Vua muôn vua, Chúa các chúa
Đọc dấu chỉ thời đại, nhận ra ý Chúa
Tôi tin xác loài người ngày sau sống lại
Gặp gỡ và biến đổi
Đâu là lời cầu nguyện tuyệt vời nhất?
Cầu nguyện - ngôn ngữ của đức tin và lòng mến
Tiếc gì hai tiếng cám ơn…
Đức tin và sự phục vụ
Tội hờ hững với đồng loại
Dùng tiền bạc thế nào để đạt tới nước trời?
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Hai điều kiện tiên quyết để theo Chúa
Những thực khách đích thực…
Đức Maria lên trời, niềm hy vọng của chúng ta
Hãy thức tỉnh và trung tín đón chờ Chúa
Nhà phú hộ dại khờ
Kinh Lạy Cha, lời kinh huyền nhiệm
Biết lắng nghe và dấn thân…
Ai là người thân cận của tôi?
Này Thầy sai anh em đi…
Thánh lễ nối dài giữa lòng nhân loại
Chân lý toàn vẹn
Anh em hãy nhận lấy Chúa Thánh Thần
Bàn tay giơ ra để chúc lành
Thầy để lại bình an cho anh em
Yêu như Thầy đã yêu
Nghe – Biết và Theo Chúa- Vị mục tử Nhân lành
“Phêrô, anh có yêu mến Thầy không?”
Bình an cho anh em
Ông thấy và tin
Chiêm ngắm đường Thương Khó Chúa
Chị hãy về và từ nay đừng phạm tội nữa
Chúng ta phải ăn mừng và hoan hỷ
Xin để lại năm nay nữa…
MẢNH ĐẤT NÀO CHO BẠN, CHO TÔI?

Chúa nhật 15 thường niên A (Mt 13, 1-23)

            

Chúng ta đang cùng với Chúa Giêsu, các môn đệ và dân chúng có mặt tại biển hồ Galilê để nghe giáo huấn của Người. Có thể nói biển hồ Galilê là nơi chứng kiến nhiều điều kỳ diệu Chúa Giêsu đã thực hiện trong sứ vụ rao giảng của Người. Nay, cũng chính tại đây, xuất hiện 7 dụ ngôn liên quan đến nước Trời mà Chúa Giêsu muốn dùng để dạy dỗ dân chúng. Dụ ngôn đầu tiên trong loạt dụ ngôn ven biển về nước trời được Giáo hội suy niệm hôm nay là dụ ngôn nói về người gieo giống.

           

Dụ ngôn người gieo giống xuất phát từ cái nhìn rất tinh tế của Chúa Giêsu về thói quen canh tác hoa mầu của người nông dân tại miền Palestine. Thật vậy, người Palestine có thói quen không giống với các dân tộc khác khi canh tác hoa mầu. Đến mùa gieo giống, họ đem hạt giống rải khắp cánh đồng mà không cần phát quang hay cày xới. Vì thế mà hạt giống rơi vào nhiều loại địa hình khác nhau và do đó kết quả cũng hoàn toàn khác nhau. Với cách nhìn tinh tế này, Chúa Giêsu muốn hướng những ai đang nghe Người hiểu rằng Thiên Chúa chính là người gieo giống và hạt giống chính là Lời Chúa còn những loại địa hình kia không gì khác hơn là những thái độ đón nhận và thi hành Lời Chúa.

           

Với tư cách là người gieo giống, chúng ta thấy Thiên Chúa quả là một “anh nông dân” hào phóng. Ra đi trong mùa gieo giống với sứ mạng cấp bách không thể chậm trễ, anh hăng say ra đi, không biết mệt mỏi để đem hạt giống vãi gieo trên khắp mọi nẻo đường anh bước qua. Anh biết rằng trong số những hạt giống anh gieo cách hào phóng kia có không ít hạt gặp nhiều chướng ngại, khó khăn để lớn lên; thậm chí có những hạt không kịp đơm mầm bởi nằm bên vệ đường nhiều người qua lại, mặt đất chai lì, cứng cõi không thể nẩy mầm. Nhưng, cuối cùng mùa gặt vẫn bội thu, vẫn viên mãn. Người nông dân vui mừng ra mặt vì kết quả thu được từ một hạt thôi đã đem lại lợi nhuận từ 20 cho đến 100 lần. Anh nông dân vui mừng, bởi sự hào phóng trong cách gieo giống của anh không hề thất bại, trái lại, làm phát sinh hiệu quả kỳ diệu.

 

Đành rằng hạt giống đã được gieo vào lòng đất cách dư dã, nhưng có phát sinh hiệu quả hay không hoàn toàn phụ thuộc vào từng loại địa hình, tức phụ thuộc vào thái độ đón nhận hạt giống đó như thế nào. Thái độ đón nhận đó được Chúa Giêsu giải thích cho các môn đệ rất rõ ràng và sinh động.

 

Có thể nói ba trong bốn thái độ đón nhận hạt giống Lời Chúa mà không hề sinh ơn ích không phải bởi vì hạt giống lép hay bị sâu mọt mà là vì do kẻ đón nhận cách hờ hửng, bán tín bán nghi cũng như có sự lôi kéo của ma quỷ. Thái độ đón nhận Lời Chúa như hạt giống rơi bên vệ đường được xem như là cách đón nhận tiêu cực nhất. Đây là những con người đến nghe Lời Chúa như đi xem một vỡ tuồng, như đọc một bài báo để tiêu hao thời gian vốn vô nghĩa đối với họ. Họ nghe nhưng tâm hồn họ trống rỗng, chai lì làm cho lời rao giảng kia lướt qua rồi đi mà không đọng lại nơi tâm hồn họ chút gì vấn vương.

 

Còn kẻ được gieo nơi sỏi đá và người được gieo nơi bụi gai có khá hơn nhưng cũng chẳng sinh ích gì. Lý do là bởi vì họ ngại phải hy sinh, ngại làm chứng cho chân lý. Đối với những người này, hạt giống Lời Chúa kia phải mang mầu sắc thực dụng, có lợi cho những đòi hỏi và tham vọng ích kỷ của họ. Thế là, vô hình trung, họ biến Lời Chúa thành lá bùa hộ mệnh cho họ mà nếu không đáp ứng được những nhu cầu thực dụng, họ sẵn sàng “gác Lời Chúa” qua một bên hay từ chối tránh xa kẻo “Lời Chúa mang hoạ” vào thân.

 

Với người được gieo nơi đất tốt, chúng ta thấy họ tiếp nhận tất cả những gì xảy đến cho họ không giống như ba thái độ trên kia. Họ chuyên cần chăm chú lắng nghe Lời Chúa, cộng tác tích cực, mau mắn thực thi những gì mình đã thấm nhuần, cố gắng làm cho Lời Chúa trở nên nguồn sinh lực dồi dào không chỉ cho chính họ mà còn mưu ích cho những ai họ gặp gỡ. Họ thực sự sống Lời Chúa và làm chứng cho Lời Chúa mỗi ngày. Chính vì thế, đời sống họ thực sự sinh hoa  trái là sự công chính thánh thiện trước mặt Thiên Chúa và mọi người.

 

Lời Chúa hôm nay là dịp tốt để mỗi người chúng ta phản tỉnh, đối chiếu nhìn lại thái độ sống đạo của mình. Mảnh đất nào cho bạn, cho tôi và cho mỗi người chúng ta khi đón nhận hạt giống lời Chúa hôm nay? Chúng ta có trở nên những mảnh đất phì nhiêu cho hạt giống Lời Chúa trỗ sinh hay không, điều đó còn tuỳ thuộc vào việc chúng ta có dám vứt bỏ những chông gai và sỏi đá đang đè nặng tâm hồn.

 

Tác giả: Lm. Jos Phạm Ngọc Ngôn

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!