Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Nhà Văn Hương Vĩnh
Bài Viết Của
Nhà Văn Hương Vĩnh
HÀNH TRÌNH VỀ MIỀN ĐẤT HỨA
LỄ HIỆN XUỐNG
LỄ THĂNG THIÊN
CHÚA LÀM GÌ Ở HỎA NGỤC
NHỮNG NGƯỜI XA LẠ
THANH LIÊM TRÍ THỨC
RỬA CHÂN
MỘT CÕI ĐI VỀ
NGƯỜI PHARISÊU VÀ NGƯỜI THU THUẾ
HÀNH TRÌNH CUỐI ĐỜI
TUỔI GIÀ
ƠN GỌI CỦA SONG THÂN NỮ THÁNH TÊRÊSA HÀI ĐỒNG GIÊSU
NGHỊCH TỬ VÀ HIẾU TỬ
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH
NGƯỜI MẸ GIO LINH
TÌNH MẪU TỬ VÀ PHỤ TỬ
VỢ HIỀN
VIỄN KIẾN
BÌNH TĨNH VÀ THÔNG CẢM
SỰ THÀNH THẬT
ẢNH HƯỞNG MÔI TRUỜNG TRÊN ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
GIA ĐÌNH LÀ GÌ?
TÓM LƯỢC PHÚC TRÌNH CHUNG KẾT THƯỢNG HỘI ĐỒNG GIÁM MỤC THẾ GIỚI THỨ XIV VỀ GIA ĐÌNH
BÀI GIẢNG CỦA ĐTC KẾT THÚC ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII TẠI PHILADELPHIA
LỊCH TRÌNH ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII - 2015 - TẠI PHILADELPHIA - USA
ĐẠI HỘI THẾ GIỚI CÁC GIA ĐÌNH LẦN THỨ VIII - 2015
XUÂN GIA ĐÌNH
ĐƯỜNG LỐI CỦA CHÚA
SAU BỐN THẬP NIÊN
TUYÊN NGÔN CỦA HÀN LÂM VIỆN CÔNG GIÁO PHÁP - “MỐI LIÊN HỆ HÔN NHÂN, GIA ĐÌNH, CHA MẸ, CON CÁI”
SAU BA THẬP NIÊN
AI LÊN NÚI CHÚA
ĐỨNG DẬY! TA ĐI NÀO! - “LEVEZ-VOUS! ALLONS!” (TỰ THUẬT CỦA ĐGH GIOAN PHAOLÔ II)
CÁI CHẾT LÀM RUNG CHUYỂN ĐỊA CẦU
NẮNG CHIỀU
Tác phẩm Đồng Hành Với Chúa - Bài suy niệm 25
NGƯỜI CHA ÂN TÌNH
XUÂN NẦY CON KHÔNG VỀ!
TÂM TÌNH CẢM TẠ
SAU BA THẬP NIÊN
TUỔI GIÀ

  

Sinh, lão…” là điều tất yếu của cuộc sống! Đến tuổi 60, nếu so sánh với tuổi 20, mọi cơ phận đều thoái hoá. Đó là điều tự nhiên. Và Thánh Kinh cũng cho biết tuổi thọ, trung bình từ 70 đến 80. Nhưng với Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II, “được sống đến tuổi già là một ân huệ”.

 

Tiến trình “lão hoá” trở nên tồi tệ ở tuổi 70, so với tuổi 60. Đó là một thực tế mà các bạn già 6, 7 bó phải biết để chấp nhận.

 

Người già phải biết trân quý những cái mình đang có. Đó là tổ ấm, người bạn đời, thân thể của mình – phải lo cho sức khoẻ tốt qua các giai đoạn tuổi. Từ 60 đến 70 tuổi: biết sống thoải mái. Ở tuổi bát tuần: thể lực và tinh lực đã yếu, phải cẩn thận để tránh tai hoạ. Tiếp đó là giai đoạn suy yếu: phải cần người giúp đỡ và đang đối mặt với tử thần. Giai đoạn cuối của cuộc đời: phẩm chất sinh mệnh tệ hại nhất và thực sự già rồi, chỉ biết trông cậy vào chính mình thôi! Đó là thời gian phải biết bốn bữu bối: lão kiện (sức khoẻ tốt), lão cư (sống đơn lẻ độc thân), lão bổn (biết tự lập tự cường), lão hữu (có nhiều bằng hữu).

 

Đã đến thời điểm biết “buông bỏ” để chuẩn bị ra đi…

 

Ban Biên Tập


 

Cảm Nghĩ Tuổi Già (1)


Tất cả chúng ta rồi cũng phải già. Ðã có “
sinh” là có “lão”: một giai đoạn tất yếu của cuộc sống!


Nếu chỉ
so sánh một người đã quá 60 với thời anh mới 20 tuổi, theo Curtis Pesman – tác giả cuốn “How a Man Ages” – ta có thể ghi nhận những thay đổi như sau:


• Da mỏng hơn và chùng xuống: qua nhiều năm tháng, những nét nhăn trên mặt đã hằn sâu và lớn.

• Tóc bạc, thưa, và nhẹ hơn.

• Hai tròng mắt bị co lại, mức độ ánh sáng vào đến võng mạc giảm đi: khi đọc cần phải có ánh sáng đủ.

• Tai không còn nghe được tiếng động trên tầm 10,000 hertz – như tiếng hót của chim.

• Men răng càng ngày càng mòn dần vì quá trình nhai, nghiến.

• Xương mất dần calcium, trở nên xốp, dòn, dễ gãy. Lớp sụn ở các đầu khớp không còn nguyên vẹn.

• Tim không còn bơm đủ máu ra khắp châu thân, do cholesterol đóng dày trên thành động mạch.

• Các cơ bắp làm cho phổi hoạt động bình thường suy yếu dần, độ co giản của lồng ngực yếu đi.

• Trọng lượng của thận giảm từ 20% đến 30%: sức lọc chất thải của thận chỉ bằng nửa hồi trẻ, và sức chứa của bọng đái cũng chỉ còn chừng một nửa.

• Khối não cũng rút nhỏ lại, hàng tỷ tế bào não bị mất đi, trí nhớ bị giảm sút……

 
Thánh Kinh nói: “
Tính tuổi thọ trong ngoài bảy chục, mạnh giỏi chăng là được tám mươi, mà phần lớn chỉ là gian lao khốn khổ.” (Tv 89, 10).


 

Đức Thánh Giáo Hoàng Gioan Phaolô II cũng nói: “Được sống đến tuổi già là một ân huệ. Không phải vì tất cả mọi người có thể sống đến tuổi này.


 

Cho trọn kiếp NGƯỜI (2)


Có một tổ ấm của riêng ta, chưa đến lúc chết, xin nhớ muôn ngàn lần chớ bỏ mất nó đi.

Có một người bạn đời thân thiết, phải cùng đối đãi và chăm sóc tốt cho nhau,

Có một cái thân thể, tự mình phải biết bảo trọng, có một cái tâm thái tốt, tự mình vui sướng!

Chúng ta đã già rồi! Nhưng mà hiện tại sức khoẻ vẫn còn tốt, đầu óc hãy còn minh mẫn, già rồi trông cậy vào ai! Phải phân chia ra nhiều giai đoạn.

Giai đoạn thứ nhứt

Sau khi đã về hưu, tuổi từ 60 đến 70, sức khoẻ cũng hãy còn tốt. Thích ăn gì căn, thích mặc gì cứ mặc, thích chơi đùa gì cứ chơi đùa, vì những ngày giờ này sẽ không còn bao lâu nữa. Nắm giữ một ít tiền, giữ lại căn nhà, biết tự an bài tốt cho con đường sau cùng của mình.

Tình trạng kính tế của con cái được tốt là của chính chúng, con cái hiếu thuận là phẩm hạnh tốt của chúng. Chúng ta chẳng nên cự tuyệt sự giúp đỡ và sự hiếu kính của chúng. Quan trọng nhứt là phải biết tự nương tựa vào chính mình.

Giai đoạn thứ hai

Qua hết đoạn tuổi bảy mươi (tức ở vào tuổi bát tuần) không có bệnh hoạn gì, cuộc sống hãy còn được tự do, đó là không có những vấn đề gì lớn xảy ra, nhưng phải nên nhớ rằng mình đúng đã già rồi, thể lực và tinh lực sẽ không còn tốt nữa.

Nên ăn cơm chậm lại để đề phòng mắc nghẹn; đi đứng cần chậm lại để đề phòng bị té ngã.

Chẳng nên tranh hơn người, cần biết tự chăm sóc cho chính bản thân mình!

Đừng nên đi “quán xuyến” việc này việc kia, lo lắng sinh hoạt của con cái. Có người còn đi giữ cháu nội cháu ngoại nữa.

Mọi việc phải biết để cho hoà theo tự nhiên, phải làm tí công việc quét dọn rác, phải biết cố gắng giữ gìn cái trạng thái sức khoẻ của mình được lâu dài hơn.

Để cho cái năng lực tự chủ về cuộc sống của mình có thể kéo dài thêm, không phải nhờ vào sự chăm sóc của người khác.

Giai đoạn thứ ba

Sức khoẻ đã suy yếu rồi, phải cần đến người giúp chăm sóc cho mình, việc này nhất định phải được chuẩn bị từ trước.

Phải biết thích ứng với hoàn cảnh, sinh lão bịnh tử: với cái Tử là cái việc thường tình của đời người. Cứ thản nhiên mà đối diện với nó, vì đó là cái đoạn cuối của đời người.

Hoặc vào viện dưỡng lão, hoặc mướn người đến nhà trông coi chăm sóc cho mình, nhất định phải có biện pháp.

Nguyên tắc là chẳng nên “làm khổ” con cái mình, đừng để con cái mang nặng cái tâm lý không tốt.

Tự mình phải biết khắc phục thêm một chút, hãy tin tưởng rằng cái đoạn đường nhân sinh cuối cùng cũng sẽ dễ dàng mà bước qua.

Giai đoạn thứ tư

Đầu óc ta minh mẫn, bệnh tật đeo mang không cách nào thoát khỏi, phải biết dám đối diện với cái chết, không để bà con thân hữu phải hứng chịu những hao tốn vô ích.

Già rồi” trông cậy vào ai? Chính mình, chính mình, lại vẫn là chính mình.

Già rồi phải làm sao?

Người già trên 80, không cần phải hạn chế đồ ăn nhưng phải thanh đạm. Muốn ăn gì cứ ăn, để cho cuộc sống càng thêm thích thú. Hạn chế người già không được làm cái nầy, ăn cái kia là đi ngược lại cái nhân tính của con người và cũng chẳng có gì gọi là căn cứ theo khoa học cả.

Trên thực tế, theo chứng cứ khoa học, người già cần ăn ngon thêm một chút, cần mập thêm một tí, để cho cơ thể họ có thêm năng lực ngõ hầu đối kháng bệnh tật, đối kháng tính trầm cảm.

Lời kết luận

Phải có chuẩn bị tốt, sau nầy sẽ khỏi phải lo lắng cho cuộc sống ở tuổi xế chiều.

Thứ nhất: Lão Kiện

Sự chuẩn bị trước tiên là cái khả năng làm cho sức khỏe tốt ở tuổi già, ngày thường cần chú ý đến “tam dưỡng”:

1- ăn uống dinh dưỡng,

2- chú trọng bảo dưỡng,

3- phải biết tu dưỡng.

Thứ hai: Lão Cư

a/- Đối với sự việc cùng con cháu ở chung, phải rán nhẫn nhịn bằng cách im hơi lặng tiếng trong cuộc sống.

b/- Vui sống hưởng thụ với cuộc sống đơn lẻ độc thân, bất luận là trong thành phố hay khu ngoại ô: những nơi có những quán ăn ưa thích gần nhà mình.

Thứ ba: Lão Bổn

Đã nuôi dưỡng được con cái, là cha mẹ, phải nhớ biết tự lập tự cường, chưa vào trong quan tài thì đừng bao giờ chia gia sản.

Thứ tư: Lão Hữu

Có được một người bạn tốt, người hảo hữu cùng ăn chung và người bạn đời đều quan trọng như nhau.

Các lão bằng hữu ơi, cần phải ghi nhớ chúng ta đều là những con người của cái thế hệ cuối cùng hiếu thuận với cha mẹ, lại cũng là những con người của cái thế hệ thứ nhất bị con cái bỏ rơi.

Cái gọi là “một mình rất buồn tẻ”, “già rồi mà chẳng có ai phục dịch” v.v... đã là những câu nói lỗi thời từ lâu rồi.

Hãy nhận thức cách rõ ràng: tiền tài, giàu sang chỉ là những số tự mà thôi, danh lợi cũng chỉ là một đoản kỳ tạm hư vinh, cuộc sống mới đúng là cái toàn diện của đời người.

Hãy là con người “vui sống hưởng thụ cái cảnh già độc thân”, thì cuộc đời mình sẽ có những mùa Xuân rực rỡ trở lại, với chính mình, điều kiện là: thân thể cường tráng, có tiền, có thì giờ, có bạn bè, lại cũng có cái không gian chuyên thuộc của riêng mình.

Có đủ sức độc lập tự chủ, có được cái lạc thú nhân sinh, chắc chắn tự mình cung cấp cho mình cái công đức tối đại vậy.

NHẮN GỞI BẠN GIÀ (2)


 

Hởi các bạn già của tôi ơi!

Đừng có tủi thân, hoặc trách đời,

Thời gian, năm, tháng, qua nhanh lắm!

Hãy sống từng giây phút tuyệt vời.


 

Bao năm lăn lóc, cũng đủ rồi,

Bôn ba thời vận, sống nổi trôi.

Nhục vinh, sướng khổ, đều có cả,

Giờ chỉ mình ta, với đất trời.

 

Cuộc đời là thế đó bạn ơi!

Có trách, có than, cũng đã rồi.

Chỉ gây mâu thuẫn, thêm buồn khổ,

Chẳng ích lợi chi, lúc cuối đời.


Buông bỏ hết đi, cất làm gì?

Để hồn thư thả, lúc ra đi.

Tiền bạc, lo âu, giờ vô nghĩa,

Hận thù, xung đột, chẳng ích chi?


 

Thời gian còn lại, có là bao!

Hãy cố vui lên, chớ u sầu.

Thực hiện những gì mình mơ ước,

Để đừng hối tiếc, lúc lìa nhau. 

  

Sức khoẻ, niềm vui, lúc tuổi già

Là liều thuốc bổ, chẳng gì qua.

Tình thương, tha thứ là sức mạnh,

Hạnh phúc, bình an, đến mọi nhà! 




 

GHI CHÚ

(1) Thầy Chạy ở Sydney chuyển ngữ từ How a Man Ages” của Curtis Pesman.

(2) Sưu tầm – Không rõ tác giả.


 

NGUỒN

XUÂN GIA ĐÌNH

Tết Bính Thân 2016

Giáo Xứ Thánh Giuse

Vancouver BC Canada

Tác giả: Nhà Văn Hương Vĩnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!