Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
Bài Viết Của
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
THÁNH GIUSE NGỦ
ĐƯỜNG EM-MAU, ĐƯỜNG THƯƠNG XÓT (Đại Lễ Phục sinh Năm Thánh 2016)
RỬA TRONG LÒNG THƯƠNG XÓT (Thánh lễ Tiệc Ly)
ĐÓN NHẬN LÒNG THƯƠNG XÓT
DẤU CHỈ LÒNG THƯƠNG XÓT
Ánh sao đạo đức
MỪNG VUI LÊN
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
ÁNH SÁNG TỪ BÊLEM
NHÂN LOẠI MỚI
TẠ ƠN HỒNG ÂN ĐỨC TIN CAO QUÍ - Ngân khánh Tuyên Thánh Việt Nam
DIỆU CẢM THIÊNG LIÊNG
CHÚA THÁNH THẦN SỰ SỐNG MỚI
CÔNG TRÌNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
Những bóng ma tưởng tượng
Chứng nhân của ánh sang
THẮP NÉN HƯƠNG CHO CÁC CHỦ CHĂN LẠNG SƠN
MỞ CỬA MỘ
Lời Từ Biệt của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
MUÔN NGÀN ĐỜI CHÚA VẪN TRỌN TÌNH THƯƠNG
Thư chung của Đức Tổng giám mục Giuse Gửi Cộng Đồng Dân Chúa Hà nội Nhân dịp Năm Thánh 2010
CUỘC CHIẾN MỚI VỚI MA QUỈ
TẤT CẢ CHO TÌNH YÊU
ĐỨC MẸ SẦU BI
THÁNH GIÁ ĐỨC KITÔ MẪU GƯƠNG CỦA NỮ TU
TƯỞNG LẦM
HÃY MỞ RA
VỚI CẢ TÂM TÌNH
Thư chung của Đức Tổng Giám mục Giuse Nhân dịp Năm Học Mới và Năm Linh Mục
BÁNH ĐÍCH THỰC
Thư chung của ĐTGM Giuse Gửi cộng đoàn Dân Chúa TGP Hà nội Nhân dịp tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 2009
NGƯỚC MẮT NHÌN TRỜI
YÊU NHƯ CHÚA YÊU
MỤC TỬ NHÂN LÀNH
CỘNG ĐOÀN PHỤC SINH
PHỤC SINH VỚI CHÚA
NGÃ RẼ CUỘC ĐỜI
HẠT LÚA MỤC NÁT
NHÌN LÊN ÁNH SÁNG
NHỮNG NẺO ĐƯỜNG KỲ DIỆU
THÁCH ĐỐ (CHIA SẺ 5)

Lạng sơn được chính thức nghe Tin mừng vào năm 1913. Khi Toà thánh lập Phủ Doãn Tông Toà Lạng sơn và trao cho các cha Đa minh người Pháp thuộc tỉnh dòng Lyon. Đã gần 100 năm truyền giáo, nhưng số giáo dân vẫn chỉ khoảng trên dưới 5000 người. Trước khi di cư, số giáo dân đã lên tới 5000. Nhưng cuộc di cư đã kéo đi nửa số giáo dân của Lạng sơn. Và sau gần 50 năm, con số đã trở lại như xưa, không hơn. 

Thực ra số giáo dân đa số là người Kinh từ miền xuôi lên làm ăn sinh sống. Số người dân tộc thiểu số theo đạo rất ít. Có thể nói việc truyền giáo tại đây là thất bại. 

Người dân tộc ít theo đạo vì nhiều lý do. Trước hết họ coi đạo Công giáo là đạo Tây. Quả thực, những người đầu tiên truyền đạo tại vùng này là các cha người Pháp. Người Pháp lên công tác ở Lạng sơn ai cũng có đạo. Hầu như đó là đạo chung cho mọi người Pháp ở đây. 

Đạo Tây cũng bị coi là đạo phản động. Nhất là từ năm 1947 khi Pháp trở lại Việt nam. Năm 1945, Pháp đã bị Nhật tước vũ khí. Nhưng năm 1947 Pháp đã trở lại. Tại Lạng sơn, người dân hoảng sợ và coi Pháp là kẻ lọc lừa, xâm lăng. Trong khi đó đứng đầu giáo phận là các Đức cha và các cha người Pháp. Tại Lạng sơn, cao trào Cách mạng đẩy mạnh, việc kháng chiến chống Pháp đặt căn cứ tại vùng Lạng sơn. Chính ở Lạng sơn, quân Pháp thất trận Đông khê. Sau đó mới đến Điện Biên Phủ. Vì thế giáo dân bị coi là theo Tây, là phản bội. Mặc dù đã có nhiều giáo dân tham gia kháng chiến. Nhưng vẫn bị tiếng là theo Tây. 

Người dân tại Lạng sơn ít theo đạo vì tục lệ thờ cúng ông bà. Lạng sơn giáp Trung quốc. Những người dân tộc có nhiều người gốc Trung quốc, chẳng hạn như người Nùng, H’Mông… Vì thế tục lệ thờ cúng tổ tiên rất quan trọng. Thờ cúng tổ tiên không những là bổn phận hiếu thảo của con cháu đối với ông bà mà còn nói lên niềm tin của họ. Theo niềm tin này linh hồn người qua đời ở âm phủ vẫn sinh hoạt như trên trần gian : có ăn, có uống, có đi lại, có mua sắm, có nhà cửa. Có điều dưới âm phủ hồn người chết không tự làm ra được sản phẩm. Nên con cháu có bổn phận cung cấp mọi thứ cần thiết, nhất là thực phẩm. Nếu không có gì ăn, hồn trở thành con ma đói. Không chỉ lang thang vất vưởng kiếm ăn mà còn trở về phá phách làm cho gia đình xáo trộn. Đã có nhiều người học đạo. Nhưng khi biết theo đạo phải đập bát hương, phá bàn thờ tổ tiên, họ không dám theo đạo nữa.

Số người theo đạo đã ít. Số người có đạo cũng không giữ được trọn vẹn. Số người bỏ đạo khá đông. Có người bỏ đạo vì sợ hãi. Có người bỏ đạo vì thời cuộc. Có người bỏ đạo vì lâu ngày không có chủ chăn nên sinh ra xao lãng rồi quên hẳn. Có người bỏ vì lười biếng ngại đi đọc kinh, đi lễ. Có người bỏ vì công việc làm ăn. 

Những người còn lui tới nhà thờ chỉ giữ đạo theo truyền thống ông bà để lại. Thiếu hiểu biết giáo lý, Phúc âm vì từ nhiều thập niên, không có ai dạy dỗ. Thiếu lãnh đạo nên thường chia rẽ bất hoà. 

Chính sách kinh tế thị trường đang làm thay đổi mãnh liệt bản làng. Cùng với việc mở cửa, biết bao cái xấu chen lẫn cái tốt tràn vào. Thanh niên trong bản làng mới lớn, chưa được chuẩn bị, dễ bị sa ngã, thoái hoá trước những cái độc hại từ ngoài tràn vào. Một trong những tệ nạn đang hoành hành ở Lạng sơn là vấn đề ma tuý. Trong khi đó nhân sự của giáo phận kể như không có gì. Không biết làm cách nào để ngăn thanh niên đừng rơi vào cạm bẫy hưởng thụ. Việc truyền giáo trở thành thách đố lớn cho con và giáo phận Lạng sơn. 

Tình hình Lạng sơn là phản ánh tình hình Giáo hội toàn cầu. Thật vậy, từ 2000 năm qua Giáo hội vẫn là truyền giáo theo mệnh lệnh Đức Giêsu. Nhưng việc truyền giáo xem ra chưa có mấy kết quả. Trái lại cònn có những thất bại.

Louis Lochet trong quyển “Vers une Eùglise differente” kể ra những sự kiện được coi như thất bại của việc truyền giáo như sau : 

1)    Sự kiện Do thái giáo vững mạnh 

Đức Giêsu là người Israel, sống ở Israel, giảng tại Israel, chết tại Israel. Thánh Giuse, Đức Mẹ và các tông đồ đều là người Israel. Thế mà Israel không tin Chúa. 2000 năm qua dù đã nhiều lần tan tác họ vẫn tồn tại, vẫn trung tín với đạo cũ, đoàn kết với nhau và kiên quyết chống lại Công giáo. Hoạ hiếm mới có người Do thái theo đạo. Đức hồng y Lustiger bị Do thái khai trừ. Palestine theo đạo dễ hơn. 

2)    Sự kiện Hồi giáo phát triển mạnh 

Từ khi xuất hiện, Hồi giáo không ngừng phát triển và đã nuốt trửng nhiều vùng Công giáo. Ví dụ như Bắc phi, quê hương thánh Augustin. Thời đó Bắc phi có 350 Toà giám mục mà nay kể như toàn tòng Hồi giáo. Trong khi đó, việc truyền đạo Công giáo không thể xâm nhập vào thế giới Hồi giáo. Hiện nay số tín đồ Hồi giáo đã xấp xỉ 1 tỷ người. 

3)    Sự kiện các tôn giáo truyền thống Á châu 

Châu Á là lục địa đông dân nhất và có nhiều tôn giáo nhất. Có những tôn giáo lớn như đạo Phật, đạo Khổng, đạo Ấn, đạo Thiền, thờ tổ tiên. Chính Công giáo xuất phát từ châu Á nhưng lại rất xa lạ với người Á châu. Thế mà Công giáo chỉ khoảng 3 %. Hiện nay châu Á đang phát triển mạnh về kinh tế. Và các quốc gia đều tự hào về tôn giáo truyền thống. Ít có ai chú ý tới Công giáo. 

4)    Sự kiện Công giáo bùng nổ 

Từ 2000 năm nay, Công giáo có phát triển, nhưng có nhiều bùng nổ. Bùng nổ lớn gây chấn động dữ dội là các vụ ly giáo. Người trong Giáo hội bất mãn ra đi. Trước khi ra đi còn tố cáo, lên án lẫn nhau. Những ra đi lớn là Tin lành, Chính thống, Anh giáo. Còn những bùnh nổ nhỏ nhưng không kém đau lòng như Đức cha Lefèvre, các giáo phái lên tới cả hàng trăm. Và còn biết bao người bỏ Hội thánh ra đi. Cái đó mới đáng sợ. 

5)    Sự kiện người có đạo nhưng dửng dưng 

Từ vài thập niên nay, bên Âu Mỹ có hiện tượng dửng dưng. Những người đạo gốc, có rửa tội, có thêm sức, có hôn phối hẳn hoi nhưng không còn tha thiết với đạo, không còn đi lễ, đi nhà thờ, không còn cầu nguyện nữa. 

Nước Pháp có lẽ dẫn đầu tình trạng này. Chỉ còn dưới 10 % đi lễ ngày chúa nhật. Số người đi tu giảm nhiều. Nhà thờ phải bán đi. Nhiều chủng viện, nhiều dòng tu phải đóng cửa. Các tu viện chỉ còn những người già và đang biến thành các nhà dưỡng lão. Số linh mục giảm ghê gớm. Năm 70 nước Pháp có 40.000 linh mục, nhưng năm 2000 chỉ còn 28.000. tuổi trung bình là 68. Các linh mục quá tải vì phải chạy sô. Điển hình như Hội thừa sai Balê. Vào những năm 70, hội có hơn 1000 linh mục. Nhưng nay chỉ còn 400 linh mục đa số già yếu. Trước kia hội có cả một chủng viện để đào tạo. Nay đã phải bán đi vì chẳng còn chủng sinh. Cha Bề trên tổng quyền nói, mỗi lần đi công tác xa về, phải nhìn ngay lên bảng tin xem có ai chết không. 

6)    Sự kiện tục hoá 

Tục hoá là đem tinh thần đời vào những sinh hoạt đạo. Người tu trì và người tín hữu bị tục hoá mang nặng những toan tính suy nghĩ trần tục như ham tiền, ham của, ham danh vọng, chức quyền. Sinh hoạt đạo đức bị tục hoá vì chú ý tới hình thức hơn nội dung, chú ý tới điều phụ mà quên điều chính, phô trương hơn âm thầm, chạy theo người giàu mà hất hủi người nghèo, tìm hưởng thụ hơn hy sinh hãm mình, chia rẽ hơn đoàn kết, chấp nhất hơn tha thứ, dùng đời tu để trục lợi, mượn đạo tạo đời, cử hành bí tích một cách hời hợt thiếu đức tin. Đó là những biến chất, những suy thoái nhưng được ngang nhiên chấp nhận. Những ai hy sinh quên mình, nhịn nhục thì bị coi là dại dột, không tưởng… 

7)    Sự kiện Hội thánh không cải đổi được chính mình và xã hội nên tốt hơn 

Trong những lúc xã hội khủng hoảng, đạo đức xuống dốc, nhiều nơi mong tìm nơi tôn giáo một giải pháp cứu vãn, nhưng hầu như phải thất vọng. Có nhiều nơi, người ngoại đạo tốt hơn người có đạo. Xin kể một trường hợp. 

Cha Phạm Ngọc Oanh giáo phận Bùi chu kể lại. Dòng họ Phạm của ngài có hai chi. Một chi theo đạo, một chi bên lương. Vào thời Bùi chu tự trị, những người có đạo kéo sang bên kia sông đốt phá nhà cửa, cướp bóc của cải. Nhất là vào chùa phá phách tượng Phật. 1954 bên đạo di cư gần hết. Bên lương không đi. Lúc đó bên đạo rất sợ bên lương báo thù. Nhưng không có việc gì xảy ra. Sau năm 1975 người trong Nam ra, người bên Mỹ về ôn lại chuyện xưa, người bên đạo lấy làm xấu hổ. Năm 2000 vừa qua cả hai bên đã họp lại mừng ngày giỗ tổ. Bên đạo đã đứng ra xin lỗi. Và bên lương trả lời : Chúng tôi chờ đợi ngày hôm nay đã nửa thế kỷ rồi. 

Nhìn tình hình Giáo hội hoàn cầu rồi nhìn lại Giáo hội Việt nam ta thấy cũng đã có những bùng nổ. Tại một làng kia vốn đạo gốc, một ngày cả làng bàn nhau bán nhà thờ rồi bỏ đạo. Có mấy nơi khác, xứ đạo chia làm hai phe. Phe chống cha xứ. Phe bênh cha xứ. Sự việc cứ âm ỉ năm này qua năm khác. Rồi một ngày bùng lên. Hai bên đánh nhau to. Phe mạnh hơn kéo nhau đến phá sập nhà những người phe kia. Đánh nhau bị trọng thương. Hàng chục căn nhà bị phá sập. Hàng chục người bị thương nặng phải đưa đi cấp cứu. Công an không dám vào can. Chỉ giữ trật tự những người hiếu kỳ đến xem. Tại một nơi khác, hai bên tranh quyền chức trong cuộc bầu Ban hành giáo đưa đến chia rẽ nặng nề. Rồi một đêm lễ Giáng sinh, lúc mọi người tụ họp đông đảo. Trong số đó có rất nhiều người bên lương, hai bên đánh nhau vỡ đầu ngay trên bàn thờ. Năm ngoái, vụ án buôn bán ma tuý lớn nhất nước lại do mấy anh em con nhà đạo gốc chủ mưu. 

Việc truyền giáo tại Việt nam cũng chưa thể nói là thành công. Dù tỉ lệ người Công giáo tại Việt nam là khá cao so với các nước trong vùng. Thật vậy Tin mừng đã đến Việt nam được hơn 400 năm rồi. Các thánh Việt nam đông đảo có hạng trên thế giới. Nhưng chưa đến 10 % dân số được biết Chúa. Tại Việt nam tuyệt đại đa số không theo đạo Công giáo. Tệ hơn nữa, còn có nhiều người không ưa, và còn thù ghét đạo nữa. Việc đạo Công giáo tại Việt nam bị phê phán là đạo Tây, theo Tây là do những khúc mắc của lịch sử dẫn đến hiểu lầm thì còn có thể biện minh được. Nhưng việc người Công giáo chưa được người bên lương yêu mến, chưa gây được cảm tình và lòng kính trọng thì thật khó biện minh. 

Trong khi đó bên trong có nhiều người bỏ đạo sang đạo khác. Xin kể mấy trường hợp ở một giáo phận gần đây. Có hai thiếu nữ đạo gốc, con nhà đạo đức, thuộc dòng dõi các thánh tử đạo có lòng sốt sắng kính mến Chúa, nên xin vào tu trong một nhà dòng. Tuổi còn trẻ nên đi tu rồi mà còn ham chơi đùa. Một hôm bế con mèo trong nhà dòng thế nào lại để nó rơi vào bể nước. Bà Bề trên mắng chửi thậm tệ và đuổi về. Đứa kia thấy bạn bị đuổi cũng xin về theo. Hai đứa rủ nhau đi sang dòng khác. Nhưng bà Bề trên trình với Bề trên Giáo phận chỉ thị cho không dòng nào nhận nữa. Hai cô bé tức giận bỏ nhà đi sang Thái bình, xin vào tu trong một ngôi chùa. Nhà chùa cho người về cắt khẩu lúc nào không ai biết. Gia đình cứ yên trí con mình đang tu trong một dòng nào đó. Hơn năm sau mới khám phá ra, gia đình đến khuyên bảo thế nào cũng không được. Gọi về nhất định không chịu về. Nhưng đến ngày giỗ ngày tết, hai cô hiên ngang mặc áo ni cô cỡi xe máy chạy về thăm quê. Chẳng còn sợ ai nữa. 

Thật là những chuyện đáng buồn. Những chuyện buồn khiến lương tâm truyền giáo phải ray rứt. Những hoàn cảnh khiến nhiệt tình tông đồ phải băn khoăn. Những thất bại đặt chúng ta trước một trách nhiệm. Ta có trách nhiệm trong những thất bại đó. Ta có dự phần trong những suy thoái đó. Ta chưa dấn thân đủ. Ta chưa tích cực với việc truyền giáo. Hôm nay Lời Chúa vang lên trong lòng ta “Hãy đi khắp tứ phương thiên hạ, làm chứng cho Thầy”. Lời Đức thánh cha tha thiết mời gọi ta “Thiên niên kỷ thứ ba là thiên niên kỷ của Châu Á”. Lời Giáo hội Việt nam thúc giục ta “Hãy ra khơi”. Ra khơi trong những khó khăn, thất bại, yếu kém thật là một thách đố lớn lao. Ta sẽ vượt qua hay lại đầu hàng trước những thách đố đó ?

Tác giả: TGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!