Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
Bài Viết Của
TGM. Jos Ngô Quang Kiệt
THÁNH GIUSE NGỦ
ĐƯỜNG EM-MAU, ĐƯỜNG THƯƠNG XÓT (Đại Lễ Phục sinh Năm Thánh 2016)
RỬA TRONG LÒNG THƯƠNG XÓT (Thánh lễ Tiệc Ly)
ĐÓN NHẬN LÒNG THƯƠNG XÓT
DẤU CHỈ LÒNG THƯƠNG XÓT
Ánh sao đạo đức
MỪNG VUI LÊN
BẢO VỆ CÔNG TRÌNH CỦA THIÊN CHÚA
ÁNH SÁNG TỪ BÊLEM
NHÂN LOẠI MỚI
TẠ ƠN HỒNG ÂN ĐỨC TIN CAO QUÍ - Ngân khánh Tuyên Thánh Việt Nam
DIỆU CẢM THIÊNG LIÊNG
CHÚA THÁNH THẦN SỰ SỐNG MỚI
CÔNG TRÌNH CỦA TÌNH YÊU THIÊN CHÚA
Những bóng ma tưởng tượng
Chứng nhân của ánh sang
THẮP NÉN HƯƠNG CHO CÁC CHỦ CHĂN LẠNG SƠN
MỞ CỬA MỘ
Lời Từ Biệt của Đức Tổng Giuse Ngô Quang Kiệt
MUÔN NGÀN ĐỜI CHÚA VẪN TRỌN TÌNH THƯƠNG
Thư chung của Đức Tổng giám mục Giuse Gửi Cộng Đồng Dân Chúa Hà nội Nhân dịp Năm Thánh 2010
CUỘC CHIẾN MỚI VỚI MA QUỈ
TẤT CẢ CHO TÌNH YÊU
ĐỨC MẸ SẦU BI
THÁNH GIÁ ĐỨC KITÔ MẪU GƯƠNG CỦA NỮ TU
TƯỞNG LẦM
HÃY MỞ RA
VỚI CẢ TÂM TÌNH
Thư chung của Đức Tổng Giám mục Giuse Nhân dịp Năm Học Mới và Năm Linh Mục
BÁNH ĐÍCH THỰC
Thư chung của ĐTGM Giuse Gửi cộng đoàn Dân Chúa TGP Hà nội Nhân dịp tháng Thánh Tâm Chúa Giêsu năm 2009
NGƯỚC MẮT NHÌN TRỜI
YÊU NHƯ CHÚA YÊU
MỤC TỬ NHÂN LÀNH
CỘNG ĐOÀN PHỤC SINH
PHỤC SINH VỚI CHÚA
NGÃ RẼ CUỘC ĐỜI
HẠT LÚA MỤC NÁT
NHÌN LÊN ÁNH SÁNG
NHỮNG NẺO ĐƯỜNG KỲ DIỆU
CHIA SẺ VỀ TRUYỀN GIÁO (CHIA SẺ 1)

 

ĐỂ GẶP CHÚA 

Mỗi cuộc tĩnh tâm là một lời đáp trả tiếng Chúa mời gọi : “Các con hãy vào nơi yên tĩnh mà nghỉ ngơi” ( Mc 6,30 ) 

Vào nơi yên tĩnh để sống một mình với Chúa, gặp Chúa và được Chúa dạy dỗ. Đây là cuộc gặp gỡ của người được sai đi với Đấng sai mình. Đây là cuộc gặp gỡ của người con đến với Cha mình, Đây là cuộc gặp gỡ của loài thụ tạo với Đâng tạo thành. Là cuộc gặp gỡ của người khao khát trở về nguồn cội để múc lấy nguồn mạch, ý nghĩa sự sống của mình. Trong cuộc gặp gỡ thân tình, chính Chúa sẽ đến và tác động trên tâm hồn ta. 

Vì tĩnh tâm là dứt lìa những khung cảnh, công việc và con người thường ngày để trọn vẹn sống cho Chúa, nên tĩnh tâm thường được gọi là vào sa mạc. Sa mạc là nơi hoang vu lạnh lẽo. Vào sa mạc ta sẽ thấy sự thật về mình, thấy mình thật nghèo nàn. Nhưng sa mạc cũng là nguồn phong phú thiêngliêng. Saint Exupéry nói : sa mạc thật hấp dẫn vì nó luôn ẩn chứa đâu đó một giếng nước. Giếng nước của người tĩnh tâm là Thiên chúa. Gặp được Thiên chúa ta sẽ có những khám phá về bản thân, về Chúa. Những khám phá đó làm phong phú đời sống thiêng liêng. Kinh Thánh cónhiều đoạn nói đến việc gặp gỡ Chúa trong sa mạc. Xin đưa ra 3 cuộc gặp gỡ tiêu biểu. 

1.  Gặp Chúa như ngôn sứ Elia. 

Ngôn sứ Êlia là một tông đồ mạnh mẽ. Tinh thần Ngài là một ngọn lửa mãnh liệt. Lời Ngài như lửa thiêu. Ngài hoạt động không sợ hãi. Ngài xả thân vì Chúa và vì công việc nhà Chúa. Ngài đã có những thành công lẫy lừng. Đã từng cho lửa bởi trời xuống gây nên nạn hạn hãn suốt 3 năm. Đã từng một mình thách thức 450 sư sãi của Baal. Được dân chúng răm rắp tuân lệnh. Đã dám đe phạt cả nhà vua lẫn hoàng hậu. 

Nhưng rồi Ngài cũng có lúc cảm thấy thất bại ê chề. Vừa thành công vang dội đã phải chạy trốn ngay sau đó. Chán nản, buông xuôi hết mọi sự, Ngài không còn thiết tha gì đến sự sống, chỉ mong được cái chết đến giải thoát  khỏi mọi lo âu phiền não, nhục nhã, đau đớn.  Oâng đau buồn  khôngnhững vì bị nhà vua và hoàng hậu đuổi bắt mà còn bị dân tộc ông ruồng rấy. Oâng cảm thấy mình đã mất tất cả. Nhưng Chúa đến với Ngài, an ủi vỗ về Ngài. Chúa ban bánh thiên thần giúp Ngài hồi phục sinh lực. 

Khó khăn mà Eâlia phải đươngđầu là khó khăn thuộc ngoại cảnh. Hoàng hậu Giê sa bel tượng trưng cho bạo quyền áp bức. Trước sự hung hãn của bà, Eâlia phải chạy trốn đến kiệt sức. Oâng tuyệt vọng vì trước sự độc ác của hoàng hậu, chẳng còn ai dám trung thành với Chúa. Chẳng còn  tiên tri. Chẳng còn vua có đạo thờ phượng Chúa. Oâng lẻ loi đơn thân độc mã chống lại hoàng hậu. Mệt mỏi, chán nản, ông xin Chúa cho ông được chết đi. Chúa đã đến với ông để phục hồi sức lực cho ông. Aên bánh uống nước lần thứ nhất, ông thoát chết. Aên uống lần thứ hai, ông đủ sức đi  một mạch 40 đêm ngày đến núi của Thiên chúa.. Lương thực của Thiên chúa ban sức mạnh phi thường. Đi 40 ngày nghĩa là đi rất xa, đủ sức đi tới đích. 

Chúa đã đến phục hồi niềm hi vọng trong ông. Tưởng không còn ai, ông thất vọng. Nay Chúa cho biết vẫn còn niềm hi vọng vì vẫn còn vua, còn tiên tri, và còn những người trung thành thờ phượng Chúa : “Đức Chúa phán với ông : “Ngươi hãy đi con đường ngươi đã đi trước qua sa mạc cho tới Đa-mát mà về. Tới nơi, ngươi sẽ xức dầu phong Kha-xa-en làm vua A-ram ; còn Giê-hu con của Nim-si, ngươi sẽ xức dầu tân phong nó làm vua Ít-ra-en. Eâ-li-sa con Sa-phát, người A-ven-Mơ-kho-la, ngươi  sẽ xức dầu tân phong nó làm ngôn sứ thay cho ngươi. Kẻ thoát gươm của Kha- xa-en sẽ bị Giê-hu giết ; người thoát tay  Giê-hu sẽ bị Ê-li-sa giết. Nhưng Ta, Ta sẽ dành ra cho Ta bảy nghìn người trong Ít-ra-en : tất cả những kẻ đã không hề bái gối trước Ba-an, những môi miệng không hề hôn kính nó”. (1V 19, 15-18). 

Gặp được Chúa rồi Eâlia xuống núi tiếp tục sứ mạng của mình, sức lực được bồi bổ, niềm hi vọng lại dâng cao. 

Sau một năm làm việc, chúng ta cũng đã biết đến đủ mùi vinh quang và cay đắng, thành công và thất bại. Chúng ta đã từng nhiệt thành hăng hái xông xáo hoạt động trong mọi lãnh vực. Rồi có những lúc mệt mỏi chán chường vì khó khăn đủ moị loại vây bọc. 

Có những khó khăn do hoàn cảnh đưa tới. Có những khó khăn do con người gây nên. Có những khó khăn do hiểu lầm, ghen ghét đố kỵ. Có những khó khăn do mệt mỏi, bệnh tật, làm việc quá mức. Nhưng những khó khăn lớn nhất vẫn là  do lầm lỗi của chính ta. Chúng ta yếu đuối, chúng ta nông nổi, chúng ta dại dột. 

Ta đến với Chúa như người chiến sĩ mình đầy thương tích, thịt da lở loét, vết thương nhức nhối. Ta đem theo nỗi chán chường vì đã mất niềm tin vào con người. Tâm hồn ta bị tổn thương nặng nề vì những xúc phạm, bôi nhọ, dèm pha, hiểu lầm , nghi kỵ. Tâm hồn ta mệt mỏi, chán chường vì những lỗi lầm của mình. 

Ta đến để Chúa băng bó vết thương, những vết thưuơng sâu kín, nhói đau, làm tan nát hồn ta. Ta đến để Chúa an ủi những nỗi buồn, những chán chường, mệt mỏi, để Chúa chữa những cơn bệnh đang gặm nhấm hồn ta, nung đúc nhiệt tình tông đồ của ta, tăng cường ý chí phấn đấu , khơi dậy năng động sáng tạo trong ta. Ta đến để Chúa phục hồi sức lực. Gặp gỡ Chúa sẽ đem lại cho ta niềm hi vọng để ta tiếp tục xuống núi làm việc của Chúa. 

2- Đến với Chúa như Mô-sê 

Môsê là một người có tâm huyết muốn giải phóng dân khỏi ách nô lệ người Ai cập. Môsê là người khẳng khái không chịu để cho bả vinh hoa lôi cuốn. Oâng đã chia sẻ số phận nô lệ của dân tộc hơn là hưởng sự an nhàn phú quí của kẻ thù. Gặp người Ai cập hiếp đáp dân mình, Môsê không dằn lòng được đã rút gươm chém chết kẻ áp bức. Lưỡi gươm đó là lưỡi gươm chẻ đôi cuộc đời ông. Với lưỡi gươm đó ông cắt đứt mọi liên hệ với hoàng tộc Pharaon.  Với lưỡi gươm đó ông vĩnh viễn đứng về  phía dân tộc. Với lưỡi gươm đó ông chính thức giã từ nếp sống nhung lụa. Với lưỡi gươm đó ông chấp nhận kiếp sống đoạ đầy. 

Môsê là người yêu nước thương dân. Môsê là người dũng cảm. Nhưng ông đã thất bại. Vì ông đã làm theo ý mình. Việc giải phóng dân là việc của Chúa. Nhưng ông đã không tham khảo ý Chúa. Oâng đã có nhiệt tình nhưng quá nôngnổi và theo cảm tính. Oâng đã để ý riêng chi phối, nên ông đã thất bại. 

Thời gian lưu vong trong sa mạc Mađian là thời gian Chúa dùng để thanh luyện ông. Oâng đau buồn không nhữngvì bị nhà vua truy nã mà còn bị dân tộc ông ruồng rẫy. Oâng cảm thấy mất tất cả. Cuộc thanh luyện cô đọng trong buổi gặp gỡ Chúa dưới bụi gai cháy đỏ. Trong sa mạc cô tịch Môsê đã gặp Chúa. Trong sa mạc cô tịch Chúa đã tỏ mình ra cho ông. (Xh 3, 1-6 ) 

Trước hết Chúa bảo ông hãy cởi dép ra. Cởi dép là một cử chỉ biểu tượng việc thanh luyện. Chúa muốn cho Môsê thấy ông không là gì trước mặt Chúa. Chúa cũng muốn cho ông thầy mọi thứ ông có đều vô ích, dù là lòng yêu nước, dù là lòng dũng cảm, dù là chọn lựa quên mình. Chúa muốn ông hãy vứt bỏ cái tôi của ông, dù cái tôi có những thiện chí tốt đẹp. 

Môsê đã ngoan ngoãn chấp nhận. Thất bại và thời gian thanh luyện trong sa mạc cho ông hiểu ông chỉ là bọt bèo, chẳng thể làm được gì tự sức mình. Trước mặt Thiên Chúa quyền năng, bản thân ông chỉ là đôi dép cũ kỹ cần phải vứt bỏ. Vứt bỏ cái tôi đầy tự phụ, tự tin. Vứt bỏ cái tôi nông nổi. Vứt bỏ cái tôi chỉ biết hành động theo ý riêng. 

Sau cùng Chúa bảo ông hãy đi giải phóng dân Chúa. Đây chính là cuộcthanh luyện  thứ hai. Bây giờ thì Môsê đã hoàn toàn ý thức sự yếu hèn của mình. Oâng không dám nhận lời. Lòng yêu nước thương dân của ông vẫn còn. Nhưng ông hiểu mình thật không có tài cán gì, nên ông quyết liệt chối từ. 

Bấy giờ Chúa dạy ông hãy thả cây gậy trên tay xuống. Cây gậy lập tức biến thành con rắn. Chúa dạy ông cầm con rắn lên. Con rắn lại hoàn hình cây gậy. Qua cử chỉ đó Chúa cho ông biết sức lực của ông chỉ là tầm thường. Nhưng sức mạnh của Chúa là vạn năng. Khi ông biết bỏ ý riêng thì Chúa sẽ hành động. Và khi ông hành động bằng sức mạnh của Chúa, theo ý Chúa, ông sẽ thành công. Rồi Chúa cho Aaron giúp Môse.  Rồi Chúa vạch cho ông một chương trình. Để cho ông hiểu làm một mình sẽ thất bại. Làm bột phát không có chương trình kỹ lưỡng sẽ không đi đến thành công. 

Vâng lời Chúa, Môsê trở về Ai cập với tất cả sự e dè sợ hãi trước trách nhiệm nặng nề. Nhưng ông hoàn toàn vững tin vào TC. Từ ngày ấy ông gắn bó mật thiết với chúa. Oâng gặp gỡ Chúa thường xuyên để tâm sự,  tham khảo ý kiến. Và ông trở thành bạn thân nghĩa của chúa. Những khó khăn ông gặp sẽ càng ngày càng lớn. Nhưng ông bình tĩnh đảm nhận  vì ông luôn nhờ chúa cho ý kiến giải quyết. 

Cũng như Môsê tôi dã hăng hái nhiệt tình lo việc mục vụ. Nhưng việc mục vụ của tôi còn quá hời hợt. Tôi không chuẩn bị chương trình kỹ lưỡng. Và nhất là tôi đã để cái tôi chiếm quá nhiều chỗ trong mọi việc. Tôi lấy danh nghĩa là việc của Chúa, nhưng thực sự là việc của tôi. Tôi không làm theo ý Chúa nhưng làm theo ý tôi. Tôi không cầu nguyện sao cho việc làm đẹp ý Chúa nhưng chỉ toan tính sao cho thành công. Tôi không chú trọng tới nội dung chất lượng mà chỉ chú ý tới hình thức phô trương. Khi nói là làm vinh danh cho Chúa thực ra tôi đã làm vinh danh cho tôi. 

Cũng như Môsê tôi cần được việc hơn được lòng. Nên ai cản trở tôi, tôi sẵn sàng vung gươm chém ngay. Tôi có sẵn những thanh gươm độc đoán, những thanh gươm hống hách, những thanh gươm độc tôn loại trừ những người không đồng ý với tôi. Tôi có sẵn thanh gươm kiêu ngạo, tự ái sẵn sàng tiêu diệt những ai chống lại tôi. 

Hôm nay trước mặt Chúa, Chúa cũng bảo tôi phải cởi dép ra. Cởi bỏ cái tôi ra khỏi mọi chương trình mục vụ. Cởi bỏ tất cả những gì là độc đoán, độc tôn. Cởi bỏ tất cả những gì là tự phụ tự mãn. Cởi bỏ thái độ cậy dựa vào quyền lực, kể cả vào tình cảm của người dân. 

Hãy bắt chước Môsê nhận biết mình yếu hèn kém cỏi, vụng về, sai sót. Nhận biết mình không có gì, không có ai để mà cậy dựa ngoài Chúa. Hãy xin Chúa dạy dỗ, xin Chúa chủ động phác hoạ kế hoạch mục vụ. Xin Chúa hành động trong những chương trình mục vụ. Hãy trở nên dụng cụ khiêm tốn ngoan ngoãn cho Chúa làm việc. Hãy để Chúa làm chương trình của Chúa. 

3- Đến gặp gỡ Thiên chúa như Đức Giê su 

Trước khi bắt đầu sứ vụ công khai, ĐGS được Thánh Thần thúc đẩy vào sa mạc ăn chay cầu nguyện 40 ngày ( Mt 4, 1-3 ). 40 ngày là một thời gian rất lâu. Là 1 thời gian trọn vẹn, đủ cho một chương trình lớn : trong đó ĐGS gặp gỡ thân mật với Đức Chúa Cha. Cân nhắc chín chắn về con đường sắp đi, về phong cách phải có trong khi thi hành sứ mạng, sự tỉnh thức tuân hành thánh ý Đức Chúa Cha, sự chín mùi vững chắc của những chọn lựa biểu lộ qua các cơn cám dỗ. 

Khác với những thử thách của Eâlia và Mô sê đến từ bên ngoài, những thử thách của ĐGS, theo W. Barclay, đến từ bên trong. Thật vậy, bên ngoài chẳng có ngọn núi nào cao đến nỗi bao quát được các nước trên thế gian. Chỉ có thể là một cảnh tượng trong tâm trí.

Khác với những thử thách của Eâlia và Mô sê đến từ những thất bại, yếu đuối, những cơn cám dỗ nơi ĐGS dành cho những kẻ có tài, có quyền, có điều kiện hơn người. Cám dỗ này không liên hệ tới những đau buồn vì thất bại, nhưng đi vào chọn lựa nền tảng. Cám dỗ đi vào cốt lõi của đời sống thiêng liêng : chọn Chúa hay chọn bản thân.

Người có những khả năng thiên phú dễ bị cám dỗ sử dụng những khả năng đó với mục đích cá nhân ích kỷ để phục vụ bản thân, dễ rơi  vào thói kiêu căng tự mãn, hay phô trương. Khi sử dụng những tài năng cho bản thân mình như thế, người ta đi ra ngoài đường lối của TC và không nhận quyền TC. Tự mình giải quyết  mọi sự. Vì họ nghĩ rằng mình là chủ, mình thành công là do tài sức riêng. Cơn cám dỗ đó đã quật ngã các thiên thần và bà Evà. 

ĐGS  kiên quyết không sử dụng quyền năng vào mục đích riêng tư nhằm phục vụ bản thân. Người  cũng dứt khoát chống lại những cám dỗ của ma quỉ, không bao giờ phô trương quyền năng trong những biểu diễn ngoạn mục. 

Người  đã lựa chọn con đường từ bỏ ý riêng, đi vào con đường hoàn toàn vâng phục thánh ý ĐCC. Người trung thành với những chọn lựa đó cho đến cùng. Trước cơn cám dỗ thứ nhất, ĐGS đã từ chối dùng lời riêng của mình để làm lợi cho mình, nhưng đã dùng Lời Chúa, chờ đợi lệnh Chúa. Nên sau đó TC cho thiên thần đến phục vụ Người. Theo Bernard Rey, phục vụ ở đây cũng như với Eâlia là đem bánh và nước cho ĐGS. Trước cơn cám dỗ thứ hai ĐGS đã không muôn luỵ phục ma quỉ để được thế giới. Nhưng đã vâng phục ĐCC. Cuối cùng, ĐCC lại đặt mọi sự dưới chân Người. 

Ma quỉ không chỉ cám dỗ Người một lần duy nhất. Sau này ma quỉ còn trở lại nhiều lần như trong lời khuyên của Phêrô (Mt16, 16) trong đám đông dân chúng được ăn uông no nê muốn tôn người làm vua, trong vườn Giệtsimani khi Người sợ hãi cái chết đến toan bỏ cuộc. Lúc bị treo trên thập giá phải nghe lời thách thức của người đời. Nhưng ĐGS đã một lần lựa chọn là trung thành cho đến cùng. Người kiên quyết chống cự những lời đường mật của ma quỉ để đi theo con đường ĐCC đã chỉ : con đường khiêm nhường hiền lành, bé nhỏ quên mình, phó thác. Phó thác vận mệnh trong tay ĐCC, bất kể hoàn cảnh có tồi tệ đến đâu đi nữa. Lời phó dâng cuối cùng : “Lạy Cha, con phó linh hồn con trong tay Cha” nói lên sự phó thác trọn vẹn, đến tận cùng, phó cả linh hồn lẫn xác. 

Có thể nói 40 ngày ăn chay cầu nguyện đã giúp ĐGS có những chọn lựa sáng suốt : từ bỏ ý riêng mình để vâng theo thánh ý Chúa Cha. Lựa chọn nền tảng này một lần xác định là vĩnh viễn kiên định. Tất cả, dù cả cái chết tủi nhục cũng khônglay chuyển được. 

Lựa chọn của ĐGS cho tôi thấy điều cần quan tâm không phải là có tài dù đó là tiền tài hay tài năng, nhưng là dùng tài như thế nào. Các thần dữ đã có tài nhưng đã không biết sử dụng. Hai ông bà nguyên tổ đã có tài nhưng đã không biết sử dụng. 

Lựa chọn của ĐGS cho tôi thấy cuộc chiến đích thực không phải là chiến đấu với ngoại cảnh nhưng là với chính mình. Trong vườn Giệt-si-ma-ni, ĐGS chưa bị hành hạ, chưa bị bị bắt bớ, chưa bị nhục mạ, nhưng mồ hôi máu đã ứa ra. Người đã trải qua cuộc chiến nội tâm. Người chiến đấu với chính mình : nên ở hay nên đi ? chấp nhận hay chạy trốn ? hoàn toàn ở Người quyết định. 

Tất cả đều hệ tại lựa chọn nền tảng : nhận TC là chủ cuộc đời, tất cả những gì tôi có, tôi là đều là của Chúa, tôi phải sử dụng theo ý Chúa. Chúa làm chủ đời tôi nên tôi phó thác mọi sự theo ý Chúa. Chúa  là người cha tốt lành vô cùng nên tôi phải là người con hiếu thảo rất mực vâng phục. 

Lựa chọn này ĐGS đã xác định sau 40 ngày suy nghĩ cầu nguyện. Lựa chọn này càng trở nên vững chắc sau 3 cuộc cám dỗ. Lựa chọn này đã hướng dẫn ĐGS suốt cuộc đời dương thế của Người. Nhờ đó Người đã hoàn thành nhiệm vụ. Khi thốt lên lời cuối cùng trên thập giá : “Mọi sự đã hoàn tất” ( Ga 19, 30 ), ĐGS đã đi trọn vẹn lựa chọn này và đã nối được mối liên hệ đích thực giữa TC với con người. 

Linh mục có điều kiện hơn giáo dân về nhiều mặt. Vì thế LM dễ bị cám dỗ dùng những điều kiện ấy để phục vụ mục đích riêng tư, đi vào con đường ích kỷ, rời xa con đường TC muốn. Không có điều kiện thì dễ bị mặc cảm tự ti, nhưng lại dễ khiêm nhường phó thác. Hãy noi gương ĐGS, có điều kiện mà không dùng theo ý riêng, vẫn khiêm nhường phó thác. 

Hôm nay đến gặp Chúa trong tuần tĩnh tâm, tôi theo ĐGS vào sa mạc nội tâm. Vào sa mạc để thấy tất cả sự trần trụi nghèo khó của tôi. Sa mạc là nơi thanh luyện. Eâlia được thanh luyện khỏi những chán nản. Môsê được thanh luyện khỏi những sợ sệt. ĐGS được thanh luyện khỏi sự phô trương quyền lực. Cả ba Đấng đều được thanh luyện từ bỏ chính mình để hoàn toàn đời mình cho TC sử dụng. Sau cuộc thanh luyện các ngài được bổ sức, được TC hướng dẫn để trở về với xã hội tiếp tục hoạt động cho chương trình của TC. 

Ước mong sau hành trình sa mạc chúng ta được Chúa đưa lên núi Ta-bo- rê. Ơû đó ta sẽ gặplại cả 3 Đấng dưới đám mây sáng láng. Được nghe 3 bậc thầy sa mạc chỉ dẫn con đường thanh luyện, con đường theo ý Chúa. Và ở đó ta cũng được ĐCC gọi là con yêu dấu, xác nhận con đường ta đã lựa chọn. Để rồi yên tâm xuống núi tiếp tục hoạt động mục vụ theo đường hướng của Chúa.

 + Giuse Ngô Quang Kiệt

Tổng Giám mục Hà nội

Tác giả: TGM. Jos Ngô Quang Kiệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!