.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương 1: Hội chứng tự bế

Chương 2: Phát hiện sớm

Chương 3: Can thiệp sớm, ý hướng cơ bản

Chương 4: Những hình thức tự bế trong các hội chứng khác

Chương 5: Mặt chìm của tảng băng sơn

Chương 6: Cách tổ chức của nội tâm

Chương 7: Nội tâm của trẻ em tự bế

Chương 8: HỘI CHỨNG TỰ BẾ trong lối nhìn của PHÂN TÂM HỌC

Chương 9: VAI TRÒ và VỊ TRÍ của XÚC ĐỘNG trong HỘI CHỨNG TỰ BẾ

Chương 10: Ba chứng nhân

Chương 11: Phương pháp TEACCH

Chương 12: Phương pháp ABA - Chuyển hoá hành vi tiêu cực

Kết luận : Bài học về tiếp xúc và trao đổi

Phụ trương : Những bài học cụ thể trong chương trình TEACCH

Bản đánh giá những cấp độ phát triển

Sách tham khảo

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
TRẺ EM TỰ BẾ (AUTISTIC CHILDREN) - PHƯƠNG THỨC GIÁO DỤC VÀ DẠY DỖ

LỜI MỞ ĐƯỜNG :

 HỘI CHỨNG TỰ BẾ 

     Đối tượng được khảo sát trong tập sách này là Hội Chứng Tự Bế. Lối nói trong tiếng Anh thường được dùng là AUTISM hay là AUTISTIC CHILDREN.

     Đây là một đề tài rất đa phức, trong hiện tình của Y Khoa, Sư Phạm và Giáo Dục. Số lượng những tài liệu nghiên cứu về các trẻ em này cũng xấp xỉ ngang bằng số lượng những trẻ em mang hội chứng tự bế, có mặt trên khắp hoàn cầu, từ Đông qua Tây, từ Bắc xuống Nam.

     Tôi không nuôi ẵm tham vọng có thể tát cạn mọi vấn đề được nêu lên đó đây, nhất là khi phải trực diện những hiện tượng tranh chấp giữa hai trường phái DUY TRÍ (cognitivism) và PHÂN TÂM HỌC (psychoanalysis). Ý hướng cơ bản của tôi là khai sáng hay là giải đáp một cách đơn sơ, rõ ràng và khúc chiết những câu hỏi mà các bậc cha mẹ và giáo viên thường nêu ra, mỗi khi tiếp cận và làm việc với những trẻ em này. 

Câu hỏi thứ nhất :

   Dựa vào những hành vi hay là tác phong khách quan nào, chúng ta có thể phân định và phát hiện những trẻ em mang hội chứng tự bế ? Đó là loại câu hỏi WHAT trong tiếng Anh, có nghĩa là : « Cái gì ? ». Nói khác đi, chúng ta cần khám phá và ghi nhận những hiện tượng, những dấu hiệu khách quan nào, khi nào, vào lứa tuổi nào… để có thể khẳng định rằng một trẻ em đang mang hội chứng tự bế.

Câu hỏi thứ hai :

     Những dấu hiệu khách quan, bên ngoài, mà chúng ta có thể quan sát, ghi nhận bằng ba giác quan Thị, Thính và Cảm, có ý nghĩa gì, đối với mỗi người cha mẹ và giáo viên đang có trách vụ nuôi nấng và dạy dỗ các trẻ em ấy ? Hẳn thực, khi dấn bước vào con đường thuyên giải – nghĩa là đề xuất một ý nghĩa – dù muốn dù không, chúng ta phải đương đầu đụng độ với nhiều xu thế, văn hóa hay là trường phái lý thuyết đang đối kháng và mâu thuẩn với nhau.

    Sở dĩ như vậy, bởi vì ý nghĩa không bao giờ là một sự kiện có sẵn, khách quan 100 phần 100, trước đôi mắt ghi nhận của mọi người. Trái lại, trong mọi địa hạt thuộc đời sống làm người, ý nghĩa bắt nguồn từ một lối nhìn, một cách nhìn, một chọn lựa và một quyết định. Cho nên, tùy vào kinh nghiệm, cảm nghiệm, lề lối giáo dục, môi trường văn hóa... hai người có thể đề xuất, bênh vực hai ý nghĩa hoàn toàn khác biệt với nhau, trong khi cả hai cùng đối diện một sự kiện khách quan, hoàn toàn giống nhau.

    Đứng trước những hành vi khách quan do trẻ em tự bế bộc lộ và trình bày, các nhà nghiên cứu có thể CHỈ chọn lựa một trong nhiều cách đặt câu hỏi khác nhau :

-          Tại sao  (WHY) ? Nguyên nhân nào đã phát sinh những tác phong ấy ?

-          Cách nào (HOW) ? Cơ chế tâm lý nào đang được khởi động và vận dụng, khi trẻ em thực hiện những hành vi tự bế ?

    Nói khác đi, những dấu hiệu hay là triệu chứng bên ngoài đang bộc lộ những cách thức sinh hoạt nào, thuộc về đời sống nội tâm của trẻ em ? Ở bên dưới, nơi mặt chìm của tảng băng sơn « tự bế », trẻ em đang ghi nhận gì, trong địa hạt giác quan ? Trẻ em đang hiểu hay là thuyên giải thế nào những điều mắt thấy, tai nghe, tay chân va chạm ? Trẻ em đang cảm những gì, trong lãnh vực xúc động ? Sau cùng, trẻ em đang « NÓI » những gì, với những người có mặt như cha mẹ, thấy cô ? « KHÔNG NÓI » cũng là một cách nói, bằng ngôn ngữ « không lời ». Chúng ta đang hiểu thế nào ? Trẻ em đang XIN chúng ta những gì ? Và về phía chúng ta, chúng ta đang cho và nhận lại những gì ?

 

    Không trả lời được những loạt câu hỏi « Điều gì, Tại sao, bằng Cách nào », làm sao chúng ta có thể đề xuất và tiên liệu những kế hoạch và chương trình giáo dục, dạy dỗ và trị liệu ? Tiếp theo đó, chúng ta sẽ không biết phải nói gì, làm gì, có thái độ nào, với mỗi trẻ em, trong những quan hệ tiếp xúc và trao đổi hằng ngày. Tệ hại hơn nữa là khi người cha mẹ và giáo viên ở trong tình trạng bấp bênh, bất ổn và bất định, họ không thể là nơi an toàn, là ngọn hải đăng, cho những trẻ em đang ở giữa bão bùng giông tố.

 

     Tuy nhiên, trong điều kiện và thân phận làm người, câu trả lời của chúng ta không bao giờ là chân lý toàn bích, toàn diện, Chúng ta có thể vi phạm nhiều sai lầm, trong từng lời nói và tác phong, khi tiếp xúc với trẻ em. Điều cốt yếu là chúng ta THỨC TỈNH, khiêm tốn, can đảm sửa sai, khi nhận thấy mình đã sai lầm.

    

    Và để có thể thấy mình như vậy, chúng ta hãy biết lắng nghe trẻ em. Lắng nghe bạn đồng liêu. Lắng nghe chính mình, nhất là trong những lúc chúng ta bị khống chế bởi những xúc động tràn ngập và tê liệt. Lắng nghe kết quả của công việc. Sau bao nhiêu toan tính và hành động, nếu thành quả vẫn nghèo nàn, vắng mặt hay là khô cằn... chúng ta hãy có gan thay đổi lối nhìn, dấn bước vào một con đường khác. Chấp nhận mình đã sai lầm không phải là một thái độ hèn nhát, thoái trào, mất bản lãnh.

    

     Điều đố kỵ bậc nhất, khi chúng ta tiếp xúc với trẻ em tự bế, là ý chí toàn năng : thấy mình nắm trọn trong tay sự thật toàn vẹn. Lối nhìn của người khác bị đánh giá là sai lạc, cho nên bị loại trừ. Với một não trạng như vậy, đã ngày ngày đóng lớp rêu phong trong cõi lòng, chúng ta dễ có xu thế tố cáo và kết án các em. Đàn áp và loại trừ các em, vì lý do chúng ta thấy các em sai trái hoàn toàn, một trăm phần trăm.

     Xuyên qua tất cả những tin tức khoa học được trình bày và giới thiệu trong tập sách này, tôi muốn nhấn mạnh một điều cơ bản : để phục vụ một cách hữu hiệu trẻ em tự bế, chính người giáo viên hãy học lắng nghe, ghi nhận những tin tức từ mọi phía. Một cách đặc biệt, tìm hiểu và tôn trọng người học sinh của mình. Trẻ em – bất kỳ trẻ em nào – chỉ khao khát tiếp xúc và hội nhập những bài học làm người, trong suốt cuộc đời lớn lên và phát triển, chừng nào các em ý thức và cảm nghiệm rằng mình được yêu thương thực sự và trọn vẹn. Tình yêu thương là điểm xuất phát và cũng là bến bờ hẹn hò, trên mỗi con đường làm người, thành nhân.

----------------------------------------------------------------------------------------

NỘI DUNG

LỜI MỞ ĐƯỜNG : HỘI CHỨNG TỰ BẾ 

CHƯƠNG MỘT : HỘI CHỨNG TỰ BẾ, Những dấu hiệu khách quan, bên ngoài. 

CHƯƠNG HAI : PHÁT HIỆN SỚM 

CHƯƠNG BA : CAN THIỆP SỚM, Ý HƯỚNG CƠ BẢN 

CHƯƠNG BỐN : NHỮNG HÌNH THỨC TỰ BẾ  TRONG CÁC HỘI CHỨNG KHÁC 

CHƯƠNG NĂM  : MẶT CHÌM CỦA TẢNG BĂNG SƠN 

CHƯƠNG SÁU : CÁCH TỔ CHỨC CỦA NỘI TÂM 

CHƯƠNG BẢY : NỘI TÂM CỦA TRẺ EM TỰ BẾ 

CHƯƠNG TÁM : HỘI CHỨNG TỰ BẾ  trong lối nhìn của PHÂN TÂM HỌC

CHƯƠNG CHÍN : VAI TRÒ và VỊ TRÍ của XÚC ĐỘNG trong HỘI CHỨNG TỰ BẾ

CHƯƠNG MƯỜI : BA CHỨNG NHÂN

CHƯƠNG MƯỜI MỘT : PHƯƠNG PHÁP TEACCH 

CHƯƠNG MƯỜI HAI : PHƯƠNG PHÁP ABA 

KẾT LUẬN : BÀI HỌC VỀ TIẾP XÚC  VÀ TRAO ĐỔI 

PHỤ TRƯƠNG  : NHỮNG BÀI HỌC CỤ THỂ  TRONG CHƯƠNG TRÌNH TEACCH 

     1- BẮT CHƯỚC (1.1 ─ 1.27) 

     2- NHẬN THỨC (2.28 ─  2.50) 

     3- VẬN ĐỘNG THÔ (3.51 ─  3.93) 

     4- VẬN ĐỘNG TINH (4.94 ─ 4.119) 

     5- PHỐI HỢP MẮT & TAY (5.120 ─ 5.158) 

     6- KỸ NĂNG TƯ DUY (6.159 ─ 6.190) 

     7-  KỸ NĂNG NGÔN NGỮ (7.191 7.225) 

     8- KỸ NĂNG TỰ LẬP (8.226 ─ 8.244) 

     9- QUAN HỆ XÃ HỘI (9.245 ─ 9.267) 

BẢN ĐÁNH GIÁ: NHỮNG CẤP ĐỘ PHÁT TRIỂN

SÁCH THAM KHẢO  

NỘI DUNG 

 


[1] LEAR Kathy  -  Help us learn ABA Training Manual  - Brucewood Crescent, Canada 2004, p.1-1.

[2] s.đ.d. p.2-6.

[3] s.đ.d. p.4-2.

[4] s.đ.d. p.5-1.

[5] s.đ.d. p.1-6.

[6] s.đ.d. p.6-1.

[7] Pierre CEYRAC  -  Mes Racines dans le Ciel  -  Presse de la Renaissance, Paris 2004, p.126



Tác giả Gs. Nguyễn Văn Thành

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!