.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương 1: Hội chứng tự bế

Chương 2: Phát hiện sớm

Chương 3: Can thiệp sớm, ý hướng cơ bản

Chương 4: Những hình thức tự bế trong các hội chứng khác

Chương 5: Mặt chìm của tảng băng sơn

Chương 6: Cách tổ chức của nội tâm

Chương 7: Nội tâm của trẻ em tự bế

Chương 8: HỘI CHỨNG TỰ BẾ trong lối nhìn của PHÂN TÂM HỌC

Chương 9: VAI TRÒ và VỊ TRÍ của XÚC ĐỘNG trong HỘI CHỨNG TỰ BẾ

Chương 10: Ba chứng nhân

Chương 11: Phương pháp TEACCH

Chương 12: Phương pháp ABA - Chuyển hoá hành vi tiêu cực

Kết luận : Bài học về tiếp xúc và trao đổi

Phụ trương : Những bài học cụ thể trong chương trình TEACCH

Bản đánh giá những cấp độ phát triển

Sách tham khảo

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Trẻ Em Tự Bế (Autistic Children) - Phương thức giáo dục và dạy dỗ
Tác giả: Gs. Nguyễn Văn Thành
CHƯƠNG 4: NHỮNG HÌNH THỨC TỰ BẾ TRONG CÁC HỘI CHỨNG KHÁC

     Hội chứng Tự Bế, được bác sĩ Leo KANNER phát hiện và mô tả, có thể cùng có mặt trong một vài hội chứng khác, bắt nguồn từ những điều kiện và nguyên nhân khác.

1.- Hội chứng « SẮC THỂ X MONG MANH » 

(Fragile X Syndrome)[1]

Mong manh có nghĩa là dễ bị đứt đoạn.

Hội chứng này được LUBBS khám phá và mô tả, vào năm 1969. 

Trong hội chứng này :

-          Có vấn đề chậm trí, ở mức độ trung bình,

-          Có những dấu hiệu « khác lạ », về mặt cơ thể, như mặt dài cổ lớn,

-          Có những rối loạn tác phong và những hành vi tự hủy hoại,

-          Về mặt ngôn ngữ, nói nhiều và thường có hiện tượng « lặp đi lặp lại » đi kèm theo.

2.- Hội chứng ASPERGER

Bác sĩ tâm thần Hans ASPERGER, người Áo, đã mô tả hội chứng này vào năm 1944.

Hội chứng này xuất hiện với những triệu chứng sau đây :

-          Ngôn ngữ phát triển bình thường. Tuy nhiên, trong cách diễn tả và phát âm, nhiều cung điệu lên xuống không thích ứng với hoàn cảnh. Cộng vào đó, có những rối loạn trong cách sử dụng đại danh từ ngôi nhất « Tôi, Con » lẫn lộn với hai loại đại danh từ ngôi hai và ba.

-          Quan hệ tiếp xúc về mặt xã hội vẫn có mặt. Nhưng những trẻ em mang hội chứng này có xu thế sống cô đơn, cô độc.

-          Rối loạn đặc biệt nhất trong hội chứng này, là cách suy luận rườm rà, phức tạp, không thích ứng với những điều kiện và hoàn cảnh xã hội.

-          Những người mang hội chứng này có những sở thích đặc biệt về mặt kỹ thuật và toán học. Thêm vào đó, họ có một trí nhớ phong phú lạ thường.

3.- Hội chứng RETT

Bác sĩ RETT đã khám phá hội chứng này, vào năm 1966.

Sau đây là những hiện tượng cần được ghi nhận, trong hội chứng này :

-          Hội chứng này CHỈ có mặt, nơi các trẻ em thuộc phái nữ,

-          Suốt thời gian còn ở trong bào thai và trong năm đầu tiên, trẻ em phát triển một cách hoàn toàn bình thường, về mặt thần kinh và trí thông minh,

-          Vào cuối năm thứ nhất và đầu năm thứ hai, có những hiện tượng thoái hóa, về mặt tâm vận động. Thêm vào đó, đứa bé không còn tỏ ra thích thú, khi tiếp xúc với người thân trong gia đình và với các đồ chơi, mà trong những ngày tháng đầu tiên em đã thích,

-          Nét mặt trở nên vô cảm và bất động,

-          Liếc nhìn không tập trung vào một đối tượng cụ thể và rõ rệt,

-          Có những rối loạn, về mặt thần kinh, như : hai tay chéo lại đằng trước hay là thường đập mạnh vào răng và miệng, thân hình và tứ chi không còn co giãn một cách dễ dàng và tự nhiên, trẻ em mất quân bình khi di chuyển và vận động, ngôn ngữ thoái hóa và biến mất rất nhanh chóng.

-          Vào năm thứ ba, tình trạng trở nên trầm trọng. Trẻ em mất những khả năng đắc thủ trước đây, và nhất là khả năng đi đứng bình thường.

Thể theo quan điểm của các nhà nghiên cứu hiện nay, nguyên nhân gây nên hội chứng này là những rối loạn và thoái hóa về mặt sắc thể X.

4.- Hội chứng WEST

Nguyên nhân của hội chứng này là những cơn động kinh xuất hiện vào năm đầu tiên.

Nhiều cơn động kinh xuất hiện nhiều lần, trong một ngày.

Phát xuất từ đó, những thoái hóa trầm trọng xảy ra trong hai địa hạt : vận động và trí thông minh.

5.- Hội chứng TRẦM CẢM NẶNG

Hội chứng này còn mang tên là « Bệnh Thiếu Tình Thương » (affective deprivation).

Hội chứng này xuất phát từ những tình huống « thiếu người chăm sóc liên tục », kéo dài từ 4 tháng trở lên, trong năm đầu tiên.

Bác sĩ René SPITZ đã khảo sát và mô tả hội chứng này, trong nhiều tác phẩm : Trong năm đầu tiên, nếu không có mẹ và không có ai thay thế mẹ, để nuôi nấng MỘT CÁCH LIÊN TỤC, đứa bé sơ sinh sẽ sa vào tình trạng trầm cảm nặng. Nếu bệnh tình kéo dài trong một thời gian liên tục, ít nhất từ 3 tháng trở lên, trẻ em sẽ có những rối loạn vĩnh viễn, khó hay là không còn có thể được điều trị một cách hữu hiệu sau này.

6.- Hội chứng LANDAU-CLEFFNER

Hội chứng này được mô tả lần đầu tiên vào năm 1957, xuất hiện nơi trẻ em, chung quanh 3 tuổi.

Trẻ em mất ngôn ngữ, sau khi đã trải qua 2 năm phát triển bình thường.

Nguyên nhân là những chấn thương não bộ trầm trọng, nhất ở các vùng, các thùy đặc trách về ngôn ngữ, thuộc tân vỏ não phía bên mặt (cerebral cortex).


[1] Trong mỗi yếu tố bẩm sinh còn mang tên là "Gen" (gene trong tiếng Anh), có 2 loại sắc thể (chromosome) X và Y. Gen của người đàn ông gồm có cả hai hình thức X và Y, Gen của người đàn bà chỉ có XX.

Tác giả Gs. Nguyễn Văn Thành

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!