.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Lời nói đầu

Lời Tựa

PHẦN I: Những Suy Tư và Định Hướng về Bản Chất của THA THỨ

Chương I: Tầm quan trọng của sự tha thứ trong đời sống chúng ta

Chương II: Một chuyện ngụ ngôn về sự tha thứ

Chương III: Vạch trần những quan niệm sai lầm về tha thứ

Chương IV: Tha thứ, một cuộc phiêu lưu nhân bản và thiêng liêng

Chương V: Làm sao lượng định những điều xúc phạm ?

Chương VI: Tha thứ cho ai ?

Chương VII: Một kinh nghiệm tha thứ thực sự

PHẦN II : Mười Hai Giai Đoạn Tha Thứ Đích Thực

Giai đoạn I: Không trả thù và khiến thôi đi những cử chỉ xúc phạm

Giai đoạn II: Nhận biết thương tổn và sự nghèo nàn của mình

Giai đoạn III: Chia sẻ thương tổn của mình với một người nào đó

Giai đoạn IV: Xác định rõ mất mát của mình để đành nhận chịu mất mát

Giai đoạn V: Chấp nhận nỗi giận và lòng muốn báo thù của mình

Giai đoạn VI: Tha thứ cho chính mình

Giai đoạn VII: Hiểu kẻ xúc phạm đến mình

Giai đoạn VIII: Tìm ra trong cuộc sống mình một ý nghĩa cho sự xúc phạm

Giai đoạn IX: Biết mình đáng được tha thứ và đã được đặc xá

Giai đoạn X: Thôi tự làm khổ mình vì muốn tha thứ

Giai đoạn XI: Mở lòng ra với ân sủng tha thứ

Giai đoạn XII: Quyết định chấm dứt hoặc đổi mới quan hệ

Cử hành sự tha thứ - Phần kết

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Làm Sao Để Tha Thứ
Tác giả: Lm. Trần Minh Huy, pss
nguyên tác Jean Monbourquette
LỜI TỰA

Làm sao tha thứ ? Đó là một vấn nạn tôi quan tâm từ 10 năm nay. Chính tôi đã vấp phải sự khó tha thứ và tôi cũng đã gặp cùng vấn đề đó nơi các đọc giả, bệnh nhân và những người tôi tháp tùng thiêng liêng. 

Tác phẩm nầy là kết quả của một cuộc nghiên cứu và suy tư lâu dài được nuôi dưỡng đồng thời bởi những kinh nghiệm lâm sàng bên cạnh nhiều người và những kiến thức về tâm lý và thiêng liêng của tôi. Ý hướng của tôi khi viết tác phẩm nầy thật rõ ràng : cung cấp một chỉ dẫn thực hành để học tha thứ theo tiến trình 12 giai đoạn.  

Nhiều người hỏi tôi : "Nhưng tại sao lại 12 giai đoạn ? Nhiều quá !" Đúng vậy, tôi công nhận như thế. Bởi vì các bạn nghi ngờ, tôi không đi vào ngay. Đó là kinh nghiệm tôi đã khám phá được rằng một số người dù rất muốn tha thứ lại cảm thấy bị ách tắc vào những thời điểm nhất định trong tiến trình của họ.  

Phải đọc tác phẩm nầy thế nào ? Trước hết, điều quan trọng là đọc giả phải chú ý đến tiến trình cá nhân và cách thức tha thứ của mình. Có những người sẽ đọc lướt qua cả cuốn sách ngay một mạch. Một số khác lại thích nhặt lấy đó đây những chỉ dẫn theo nhu cầu mỗi lúc của họ. Các chương nầy có vẻ đã được đọc qua rồi, trong khi những chương khác có vẻ mới và chưa hề đọc. Nếu đọc giả nhận thấy một chương nào thích hợp, thì hãy để thời giờ học hỏi cặn kẻ hơn và đem ra thực tập. Đọc giả sẽ có thể biết rõ hơn các trạng thái tâm hồn của mình, xác định các ách tắc, tìm được phương thế giải quyết chúng và đi từ thành công nầy đến thành công khác. Như thế, tôi có thể nói với mỗi người : "Chúc may mắn suốt cuộc hành trình nội tâm nhằm khám phá một sự tha thứ chữa lành và giúp lớn lên".  

Cuốn LÀM SAO THA THỨ nầy nhắm đến ai ? Nó cố ý được viết cho số lớn đọc giả có thể, dù họ là tín hữu hay không. Bạn sẽ nhận thấy gợi hứng kitô giáo trình bày trong đó rất rõ. Có thể một số người không sử dụng từ ngữ "Thiên Chúa" khi mô tả khía cạnh thiêng liêng của sự tha thứ. Họ cứ thoải mái dùng từ ngữ nào cảm thấy thích hợp nhất tùy theo định hướng thiêng liêng của mình, chẳng hạn "Đấng Siêu Việt", "Siêu Ngã", "Suối Nguồn hay Năng Lực Thần Linh", "Tình Yêu Vô Điều Kiện" v.v...

Tác giả Lm. Trần Minh Huy, pss (nguyên tác Jean Monbourquette)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!