.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Tựa

Lời nói đầu

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG 6

CHƯƠNG 7

CHƯƠNG 8

CHƯƠNG 9

THAY LỜI KẾT

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Giáo dục hôm nay cho ngày mai
Tác giả: Lm. Xavier Thévenot, SDB
dịch, Gs. Trần Thái Đỉnh
CHƯƠNG 9

GIÁO DỤC DỤ NGÔN VỀ NƯỚC TRỜI

        

Nay đã gần kết thúc phần trình bày về giáo dục, chúng ta hãy thử xem xét những điểm chuẩn trên đây có thể dấn tới một phương cách giáo dục Kitô giáo như thế nào .

Và để bắt đầu, tôi muốn gạt bỏ một vấn nạn người ta có thể nêu lên . Người ta có thể hỏi : trong những trang trên đây có gì là đặc biệt Kitô giáo chưa ?

Tôi xin trả lời bằng cách khước từ cách đặc biệt vấn đề như thế . Bởi vì tôi nghĩ rằng đây không phải là vấn đề truyền một nội dung rõ ràng có tính tôn giáo, nhưng tính tôn giáo được lồng vào trong chính quan hệ giáo dục .

Nói cách khác, đối với nhà giáo dục Kitô giáo, chính quan hệ giáo dục phải được coi là chỗ tốt đẹp nhất để xây dựng cuộc gặp gỡ với Chúa Kitô .

HOẠT ĐỘNG GIÁO DỤC MỘT BÍ TÍCH

Theo nghĩa trên đây, và theo quan điểm thần học, một lần nữa tôi xin  dựa vào một suy nghĩ của  Xavier  Thévenot  để khẳng định rằng : hoạt động giáo dục là một bí tích của sự gặp Thiên Chúa .

Phải chăng đó chính là ý nghĩa của câu trong Phúc âm Mác – cô : ‘Ai đón nhận một trẻ em như thế này vì danh Thầy, sẽ là đón nhận bản thân Thầy, và ai đón nhận Thầy, thì không phải là đón nhận Thầy, nhưng là đón nhận Đấng đã sai Thầy’    (Mc 9,37) .

‘Lời này của Chúa Kitô có nghĩa là trong cùng một cử động người ta đón nhận một trẻ em nhân danh Ngài, người ta đã đón nhận Ngài, Đức Giêsu . Con Thiên Chúa . Bởi vậy có lý để khẳng định rằng công tác giáo dục Kitô giáo là như một ‘Bí Tích’, nghĩa là ‘một dấu hiệu hữu hiệu’ của sự gặp Thiên Chúa . Chính trong quan hệ giáo dục, khi thực hiện cách nhân bản tròn đầy, Thiên Chúa sẽ cho nhà giáo dục cảm thấy sự hiện diện tích cực của Ngài . Đối với một Kitô hữu, hành động giáo dục không phải là một cái gì ở bên cạnh đời sống tinh thần, y như thể đời sống tinh thần chỉ diễn ra trong việc đạo đức và sinh hoạt phụng vụ ! Trái lại, hành động giáo dục là thành phẩm chú yếu của hành vi đón nhận Chúa Kitô Phục sinh mà nhà giáo dục phải thực hiện’[1].

TIN – CẬY – MẾN

Hành động giáo dục là gì, nếu không phải là hành vi tin, cậy và thương mến đối với các em thiếu niên ?

-   Tin tưởng : trước hết, chúng ta tin tưởng nơi em thiếu niên đang đứng trước mặt  chúng ta . ‘Tôi tin nơi em, Tôi tin có khả năng lớn lên’ . Tôi sẵn sàng tin tưởng nơi em, tôi tin cậy nơi em …

-    Hy vọng : sau đó, em thiếu niên sẽ được tự do đáp lại hay không đáp lại, đi vào hay không đi vào con đường nhân bản hoá, tỏ ra cở mở hay là khép kín đối với nhà giáo dục . Trong những hồi chản nản và thất bại mà nhất định em sẽ trải qua, em sẽ phải giữ vững niềm hy vọng, nếu em không muốn sa vào chỗ tuyệt vọng làm em nản chí .

-  Thương mến : như chúng tôi đã quảng diễn nhiều lần, công việc giáo dục không thể thực hiện được bằng nguyên tắc hoặc bằng chương trình, nhưng bằng tình thương .

Ở trung tâm hoạt động giáo dục, luôn phải có ba hành vi quan trọng nhất của tôn giáo chúng ta : tin – cậy – mến. Đó là ba hành vi làm nên bất cứ công việc giáo dục kitô giáo nào .

Niềm tin này, niềm hy vọng này và tình thương này không bao giờ có thể được sở hữu, nhưng chỉ có thể được cho và nhận  trong một sự trao đổi đầy sinh động .

Ai trong chúng ta lại có thể điên rồ mà nói rằng : tôi sở hữu tình yêu của vợ tôi, hoặc tôi có tình bạn của bạn tôi ? Tưởng mình sở hữu tình yêu, sẽ là cách tốt nhất để đánh mất tình yêu .

Về niềm tin cũng thế, câu nói ‘tôi có niềm tin’ là câu nói ngơ ngẩn, bởi vì niềm tin cũng có thể cho và nhận trong trao đổi . Khi người ta coi niềm tin như một đồ vật mình có thể sở hữu hay không, người ta sẽ mất nhiều thời giờ để xem mình có hay không có niềm tin, tại sao mình đã mất và làm sao tìm lại được niềm tin … và người ta còn nói đến ‘những cấp độ của niềm tin’ hay ‘những cấp bậc của niềm tin’ . Làm sao chúng ta có thể ăn nói như thế, bởi vì Phúc âm tỏ cho ta thấy rằng điểm chú yếu của niềm tin là trao đổi, chớ không phải là sở hữu? Phải tin tưởng chớ không phải có sự tin tưởng.

Cũng vậy người ta chỉ có thể yêu mến Thiên Chúa bằng cách yêu thương tha nhân, người ta có thể tin Chúa bằng cách tin nơi con người . Tình yêu Thiên Chúa và tình yêu tha nhân không thể tách rời nhau . Tin Chúa và tin con người cũng là những niềm tin không thể tách rời nhau … về hy vọng cũng thế .

 ‘ Nếu ai nói ‘Tôi yêu mến  Thiên Chúa’ và người đó không yêu thương tha nhân, thì đó là một kẻ nói dối’ thánh Gioan  đã viết như thế trong thư thứ nhất của Ngài (1  Jn  4,20) . Người ta cũng có thể nói như vậy : ai nói mình tin vào Thiên Chúa mà lại không tin vào con người thì đó là một kẻ ngu đần, vì chẳng hiểu gì về dự án của Thiên chúa đối với con người .

Trong lãnh vực đức tin kitô giáo, tất cả mọi sự đều ở trong trao đổi, trao đổi tình yêu ngay cả nơi Thiên Chúa, vì Ngài vừa là ba (Cha, Con và Thánh Thần) vừa là một Rất nhiều đoạn Phúc âm vang lên theo âm điệu này . Chúng ta hãy nhớ lại tất cả cuộc gặp gỡ giữa Chúa Giêsu và những người nghèo khổ ở thời đại Ngài .

THIÊN CHÚA VỪA KHÁC VỪA GIỐNG

Kinh nghiệm về Thiên Chúa bao giờ cũng là kinh nghiệm về sự giống nhau và khác nhau .Tính lưỡng diện này lànét chủ yếu của kinh nghiệm về Thiên Chúa mà chúng ta có thể thực hiện theo gương Chúa Kitô.

Nhưng, như chúng tôi đã nói (nơi chương 3) rằng kinh nghiệm về giáo dục là kinh nghiệm về sự khác và giống nhau . Theo nghĩa này , tthì kinh nghiệm giáo dục có thể được gọi làcó tính Bí tích.

Có kinh nghiệm về Thiên Chúa , trước hết là kinh nghiệm về sự khác biệt,vì Thiên Chúa làĐấng Tuyệt Đối khác biệt , Ngài vượt xa mọi khả năng nhận thức của chúng ta, đến nổi Ngài luôn luôn được bao trùm trong mầu nhiệm . Khi chúng ta tưởng mình hiểu biết Thiên Chúa , thì chúng ta phải nhận thức rằng các sự hiểu biết của chúng ta vẫn chưa hiểu được tí gì về ‘sự hiện hữu’ của Ngài . Như vậy gặp gỡ Thiên Chúa, chúng ta chạm trán với một sự hoàn toàn khác biệt .

‘Chưa bao giờ có ai nhìn thấy Thiên Chúa’ (Ga 1,18)

Tuy nhiên (và đây làđiều nghịch lý), đối với người tín hữu Kitô, có kinh nghiệm về Thiên Chúa cũng là có kinh nghiệm về sự giống nhau và gần gủi nhau.Bởi vì Thiên Chúa đã tạo thành con người ta giống hình ảnh Ngài . Hơn nữa, nơi con Giêsu của ngài, ‘Ngài đã chia sẻ thân phận con người với chúng ta  hết mọi sự , ngoại trừ ‘tội lỗi’. Nếu chưa bao giờ có một ai nhìn thấy Thiên Chúa , nhưng người con duy nhất của Ngài đã mặc khải cho chúng ta biết Ngài .

Và Thiên Chúa đã hứa sẽ lập gia cư của Ngài trong tâm hồn mỗi  chúng ta . ‘Nếu ai yêu mến Thầy , thì tuân giữ lời Thầy ,và Cha Thầy sẽ yêu thương ngưới đó , và chung ta sẽ đến và ở trong người đó ,và sẽ lập gia cư nơi người đó’. (Ga 14,23)

Hơn thế nữa, chúng ta được đoan chắc rằng tất cả những gì chúng ta làm cho một kẻ bé mọn nhất, sẽ được kể là đã làm cho Chúa Kitô : ‘Thật, Thầy bảo thật anh em, những gì anh em làm cho một người trong những người anh em bé mọn nhất của Thầy, được kể là đã làm cho bản thân Thầy’  (Mt  25,40)

Như vậy, chúng ta có thể gặp vị Thiên Chúa tuyệt đối khác biệt này nơi con của Ngài, nơi những người bên cạnh chúng ta, nơi những anh em bé mọn nhất của chúng ta, loại người mà người coi là không đáng kể chút nào .

Bởi vậy, ‘ những người nghèo khổ’ những kẻ mà thế gian không kính trọng, lại được truyền thống Phúc âm đề cao : ‘Họ là hình ảnh của Chúa Kitô’ .

Bởi vậy hành vi và thái độ Kitô giáo luôn xây trên sự đặc biệt lưu tâm đến những kẻ bé mọn . Về vấn đề giáo dục, tất nhiên cũng vậy . Cho nên đừng ai tìm đâu xa để xem tại sao những trang này đã dành một địa vị ưu tiên cho những em thiếu niên của thời đại đang gặp nhiều khó khăn nhất, … Khó khăn để tin tưởng, vì các em đã chạm trán với quá nhiều thất bại … khó khăn để hy vọng, vì tương lai của các em quá đen tối … khó khăn để yêu thương, vì các em đã quá đau khổ vì thiếu tình thương .

Đúng thế, để gặp Thiên Chúa cách đích thực, không cần phải nhà thờ hay nhà nguyện, những nơi rộng rãi đầy không khí tôn nghiêm . Chính trong những cuộc gặp gỡ mọi ngày với những người sống xung quanh ta, mà chúng ta gặp được Thiên Chúa . Một con đường đạo đức chân chính sẽ giúp ta đề phòng sự cảm dỗ muốn biến đời sống Kitô hữu thành một sự chạy trốn thế gian này .

Kết cuộc, người Kitô hữu sẽ là người sống trong sự căng thẳng giữa niềm tin rằng Thiên Chúa là Đấng tuyệt đối cao xa, và niềm xác tín rằng Thiên Chúa đến với chúng ta qua con người của tha nhân, trong một sự gần gũi lạ thường . ‘Rất xa’ và ‘Rất gần’ : đó là Thiên Chúa của  các tín hữu Kitô .

Kinh nghiệm của người Kitô hữu về Thiên Chúa là một kinh nghiệm mạnh mẽ về sự khác biệt và sự giống nhau . Và đó cũng chính là kinh nghiệm của quan hệ giáo dục, ở một bình diện khác . Cho nên tôi nghĩ rằng hành động giáo dục có thể trở thành con đường tuyệt hảo giúp nhà giáo dục Kitô giáo tới gặp Thiên Chúa, tiếp cận với Nước Trời .

GIÁO DỤC DỤ NGÔN VỀ NƯỚC TRỜI …. 

Nước Thiên Chúa cũng giống như trẻ em lớn lên  ….

Các bạn biết truyện hạt giống nhỏ bé nhất đã trở thành một cây cao lớn . ‘Nước trời giống như một hạt cải người ta nhặt và đem gieo trong vườn . Đó là hạt bé nhỏ nhất trong các loại hạt giống, nhưng khi nó mọc lên, thì trở thành cây cao lớn nhất trong vườn rau, nó trở thành cây lớn, đến nỗi các chim trời đến ẩn nấp trong các cành của nó’  (Mt  13, 31 –32) .

Câu truyện về Nước Trời cũng giống câu truyện một hạt giống mọc lên . Một nước, theo nghĩa trần gian , là một toàn bộ những đất đai và của cải (Các lâu đài , các lãnh thổ ) thuộc quyền sở hữu một ông vua … Trái lại ,theo nghĩa của phúc âm , thì Nước trời ở trong tương lai …vừa đã hiện có rồi (‘Nước Thiên Chúa đến giữa anh em’ Mt 12,28), nhưng lại chưa có đó (Xin cho Nước Cha trị đến’ Mt 6,10 ‘ Nước thiên Chúa đã gấn rồi’ Mt 10,7) …. Cũng như cây có trong hạt giống mà lại chưa thật sự có đó .

Bởi vậy câu chuyện hạt giống có thể được đọc như một dụ ngôn tuyệt vời về giáo dục . Phải vừa nhìn thấy hạt giống , vừa nhìn thấy cây trong hạt giống … Chỉ có thế người ta mới lo tìm mảnh đất  cần thiết cho sự phát triển của nó . Cũng vậy, nhà giáo dục phải biết nhìn nơi đứa trẻ, để vừa thấy đứa trẻ vừa thấy người lớn mà nó sẽ trở thành . Giới hạn cái nhìn của ta vào đứa trẻ làcó nguy cơ không lo giúp em đó phát huy tài năng của em . Và nguy cơ đó sẽ lớn lao , khi cha mẹ và nhà giáo dục không muốn em lớn lên , theo nghĩa cử muốn để em lệ thuộc vào người lớn, vào chúng ta !Trái lại , nếu chỉ nhìn cái người lớn mà em sẽ trở thành sau này , thì có nguy cơ là nhà giáo dục không mấy lưu tâm đến ‘môi trường’ mà em thiếu niên cần phải có để phát huy con người của em một cách hài hoà . Và nguy cơ này sẽ lớn lao nơi một số nền giáo dục, không lưu tâm đến nhu câu riêng của tuổi trẻ … nhất là bầu không khí vui tươi …

Phải luôn luôn nhìn thấy nơi đứatrẻ cái hiện trạng của nó hôm nay , và cái mà nó đang trở thành ngày mai , thì nhà giáo dục mới biết cách giáo dục . Và đứa trẻ là thầy dạy rất tốt, giúp ta nhìn nhận như thế .

Như vậy công viếc giáo dục có thể được đọc như một dụ ngôn về Nước Trời .

Đôi khi người ta nghĩ đến trời làmuốn đặt Thiên Chúa ra ngoài thế giới , đặt Ngài ở một nơi nào khác và sau này …. Nhưng Thiên Chúa tạo thành trời và đất , ở đây và bây giờ , mỗi khi có cái gì mọc lên , khi em bé lớn lên, khi tình bạn nở hoa, khi tình yêu được phát huy , khi tình huynh đệ trở thành sống động .

Nước Trời giống như một đứa trẻ thơ sinh ra  … có lẽ đây là mầu nhiệm của lễ Giáng Sinh , của lễ Noel thiên Chúa đến trong thế gian như một hài nhi lớn lên .

Nước Trời chỉ có thể hiểu được theo nghĩa phát triển.

Tôi thích tiếng Pháp vì người ta nói ‘Je Crois’ thì có thể là :

-       ‘Tôi lớn lên’ (do động từ Croitre) hoặc

-       ‘Tôi tin tưởng’ (do động từ Croire ) .

Bởi vì có thể trẻ em chỉ lớn lên , phát huy con người của em (chấp nhận sự khác biệt và trao đổi, chấp nhận gạt bỏ cái sợ hãi để lao mình vào cuộc phiêu lưu, chấp nhận bỏ rơi những cái cầm chắc để sống trong hy vọng, chấp nhận chết cho tính ích kỷ để sinh ra trong tình thương …, và như chúng ta đã nhận thấy qua các trang sách này, con đường của trưởng thành thì dài và đầy những chướng ngại vật, và đôi khi người ta bị cảm dỗ nặng nề muốn ở lì lại trong tình trạng tuổi trẻ), nếu em tin tưởng vào những người lớn ở xung quanh em.

Muốn lớn lên … muốn cho người khác lớn lên … phải chăng đó là tin, cậy và mến ? phải chăng đó là giáo dục?

Bởi vậy, giáo dục có thể là dụ ngôn tuyệt hảo nhất về Nước Trời đối với con người . Khi đọc hành động giáo dục với cái nhìn như thế, người ta sẽ khám phá ra tính thống nhất sâu xa của những đề tài mà, vì phương pháp ta phải tách lẻ ra : giáo dục là một con đường, giáo dục là sự cộng tác giữa nhà giáo dục và em thiếu niên, giáo dục là kinh nghiệm về sự khác biệt và sự giống nhau, giáo dục là việc chỉ có thể thực hiện trên căn bản tin tưởng và thân ái, giáo dục hôm nay cho ngày mai, giáo dục như một lời mời gọi nên thánh .

CHIỀU KÍCH BÍ TÍCH CỦA QUAN HỆ GIÁO DỤC   

Theo nghĩa này, chúng ta có thể nói rằng công việc giáo dục là khoa thần bí và khoa tu đức của nhà giáo dục Kitô giáo. Là khoa thần bí, vì công việc giáo dục làm cho chúng ta dần dần tiếp xúc được với mầu nhiệm Thiên Chúa . Là khoa tu đức, vì việc giáo dục giúp chúng ta khuôn đúc dần dần đời sống của chúng ta cho phù hợp với lời Chúa trong Phúc âm .

Vậy đang mở ra một con đường đặc biệt để gặp Chúa Kitô, con đường hoàn toàn đảm nhận lấy tình trạng nghề nghiệp, chiến sĩ và gia đình của nhà giáo dục .

Như vậy đức tin Kitô giáo cho phép chúng ta nhận lãnh công việc giáo dục để làm con đường đi gặp Thiên Chúa, con đường mặc khải cho ta thấy Ngài là Đấng khác xa ta mà lại rất gần gũi với chúng ta .

Với niềm xác tín rằng Chúa làm những việc kỳ diệu nơi tâm hồn của kẻ bé mọn nhất  (‘Chúa đã dẹp tan những kẻ có lòng trí kiêu căng, và Ngài đã nâng những người khiêm tốn lên, Lc  1, 51–52 ), nhà giáo dục Kitô giáo sẽ lắng nghe các trẻ em và các thiếu niên, nhất là những em có tinh thần và cuộc sống nghèo khó .

Dấn thân vào con đường đầy hứa hẹn của việc giáo dục, nhà giáo dục sẽ có dịp sung sướng và ngạc nhiên trước các em, mặc dầu con đường của giáo dục vướng đầy những chướng ngại  vật : ông sẽ học được nơi các em rất nhiều .

Hơn nữa, giữa những khó khăn của công tác giáo dục, ông sẽ có dịp thốt ra lời cảm tạ như Chúa Giêsu ngày xưa : ‘Lạy Cha, là Chúa Trời đất,  Con chúc tụng Cha vì đã che dấu những điều này cho những người khôn ngoan và thông minh, và đã mạc khải những điều đó cho những kẻ rất bé mọn . Vâng, lạy Cha, đó là ý muốn của Cha’ (Mt  11, 25 - 26 )     

Tác giả: Lm. Xavier Thévenot, SDB (dịch, Gs. Trần Thái Đỉnh)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!