.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Tựa

Lời nói đầu

CHƯƠNG 1

CHƯƠNG 2

CHƯƠNG 3

CHƯƠNG 4

CHƯƠNG 5

CHƯƠNG 6

CHƯƠNG 7

CHƯƠNG 8

CHƯƠNG 9

THAY LỜI KẾT

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Giáo dục hôm nay cho ngày mai
Tác giả: Lm. Xavier Thévenot, SDB
dịch, Gs. Trần Thái Đỉnh
CHƯƠNG 2

GIÁO DỤC  -  MỘT CON ĐƯỜNG

      

Giáo dục là gì?

Chúng ta hãy để ý đến gốc rễ của từ này : thường khi nhờ đó mà ý nghĩa hiện ra rõ ràng. Tiếng La tinh: ‘E-ducere’ (gốc của từ giáo dục bằng tiếng pháp) có nghĩa là ‘đưa ra khỏi’. Vào thời đại La-mã còn đời sống thôn dã và tiếng La tinh là tiếng nói của dân chăn cừu, thì ‘E-devere’ chỉ có nghĩa rất đơn sơ là bước đi trước đàn cừu của mình để dẫn chúng ra ngoà. Đó cũng là ý nghĩa mà từ này còn giữ lại trong Phúc âm, vì trong dụ ngôn người mục tử tốt lành, ta thấy người mục tử gọi các con cừu của mình bằng tên của mỗi con, và đưa chúng ra khỏi : Vocat  nominatim  et  educit  eas (Jn 10. 3).

Đó là gốc rễ của từ. Vậy giáo dục có nghĩa là dẫn ra khỏi, dẫn ra khỏi tình trạng thiếu nhi, mà đặc trưng là ‘không có lời nói’ chưa biết nói (tiếng La tinh ‘infans’, gốc của chữ  ‘enfans’ có nghĩa là chưa biết nói).

GIÁO DỤC CHỚ KHÔNG DỖ DÀNH

Tôi muốn đối chọi ngay từ educere (éduquer, giáo dục) với một từ có gốc rễ rất giống như thế : đó là  se-ducere (sédeire, dụ dỗ, dỗ dành), vì nhiều khi nhờ những so sánh như  thế mà ý nghĩa được nêu rõ hơn.

Tất nhiên, trong mọi giao tiếp, nhất là giao tiếp giáo dục, bao giờ cũng có những quá trình dụ dỗ.

Ai trong chúng ta dám quyết rằng mình không có lần tìm cách dỗ dành, dụ dỗ, khi mình phải nói với một thiếu niên hoặc một nhóm thiếu niên ?

Điều quan trọng là nhà giáo dục phải có ý thức về các quá trình đó, đừng có bị mê hoặc, nhưng phải tự  chế ngự. Giáo dục là ‘dẫn ra khỏi’, chớ không phải ‘dẫn về mình’.

GIÁO DỤC LÀ MỘT SỰ SANG QUA

Giáo dục là dẫn ra khỏi tình trạng thiếu nhi, tình trạng của sự lệ thuộc chặt chẽ (đứa bé hoàn toàn lệ thuộc vào mẹ nó và nó ước muốn tái tạo sự hiệp nhất với mẹ nó),  để đưa nó tới tình trạng của một chủ thể có khả năng đối lập, làm việc, giao tiếp và có khả năng thực hiện hình thức cao nhất của giao tiếp giữa hai con người là : tình yêu. Đó, mục đích của giáo dục là thế.

Mục đích của giáo dục là một sự sang qua, bước qua tình trạng của một chủ thể có khả năng giao tiếp và yêu thương. Sự sang qua này không phải công việc của một lúc nhưng phải được tiếp tục mãi, vì không phải là thứ việc làm một lần là xong luôn. Giáo dục là cả một lịch sử. Giáo dục là biết tình nguyện thời gian.

Nhà giáo dục là người đưa qua chỗ lội. Ông ta là người dẫn đưa các thiếu niên từ bỏ thiếu nhi qua bờ người trưởng thành. Trước hết và trên hết, nhà giáo dục là một người đi với, một người dẫn đường.

THẾ  GIỚI  CỦA  CHỖ KHỞI  HÀNH 

Vì nói đến sự sang qua, nên chúng ta phải dừng chân  chốc lát để nhận định về những đặc trưng của thế giới mình sắp rời bỏ : đó là thân phận đầu tiên của tất cả mọi người chúng ta.

Thế giới của chỗ khởi hành là một thế giới kết hiệp, theo nghĩa ở lúc khởi đầu vẫn có một sự hoàn toàn hoà trộn giữa đứa bé và nguồn gốc của nó là mẹ của nó.

Đó  là một thế giới không có những khác biệt.

‘Quả vậy, thế giới nguyên thủy này không nhận biết hai sự khác biệt lớn nhất ở thế giới này : sự khác biệt của thời gian là cái ghi dấu tất cả cuộc sống của chúng ta, và sự khác biệt của tha nhân là điều chúng ta cần thiết phải chạm trán để sinh sống. Hơn nữa, thế giới liên hiêp này của đứa trẻ không hàm chứa một thứ ‘trung gian’ nào hết, bởi vì trung gian thì giả thiết có những khác biệt. Đó cũng là một thế giới không nhận biết những suy sụt lớn nhất trong cuộc đời của chúng ta : thất bại và sự chết. Sau cùng, thế giới của thiếu nhi là thế giới của mơ tưởng, mơ tưởng của ‘toàn năng’, vì đứa trẻ chưa biết đến những giới hạn của con người và chưa nhận ra tha nhân : nó vẫn tưởng mọi người đều như mẹ nó, và mẹ nó với nó cũng là một. Bởi vậy nó nghĩ rằng không có gì có thể cưỡng lại quyền năng của nó’[1]. 

Phận sự chính của giáo dục là giúp đứa trẻ ra khỏi cái thế giới của nó, để có thể bước vào thế giới của quan hệ với người khác.

ĐỊA  VỊ CỦA  CẤM  KỴ

Muốn thực hiện điều đó, cần thiết đứa trẻ phải hiểu   rằng : cấm, không thể lặp lại sự hoà đồng đã mất kia, và phải dấn thân vào thế giới bên ngoà.

Ở đây người ta thấy ngay tầm quan trọng của cấm kỵ trong lãnh vưc giáo dục. Phải chăng sự không đặt ra những cấm kỵ, hoàn toàn gạt bỏ những cấm kỵ, đã là một trong những nguyên do chính của những thói tư kỷ ?

Cấm kỵ cơ bản là sự cấm kỵ của sự bất phân. Do sự hiện diện của mình, hiện diện thể lý hoặc tượng trưng, một sự hiện diện có giá trị luật pháp, người cha cấm đứa trẻ không được hoà đồng với mẹ nó. Luật pháp này của người cha, không phải chỉ là luật pháp của người cha bằng xương bằng thịt, nhưng nó còn một tầm vóc bao quát hơn nhiều : đó là luật pháp của văn hoá.

Nhờ sự đặt ra xa như thế, đứa trẻ sẽ có thể đạt tới ngôn ngữ, bởi vì nó là đứng cách xa những sự vật mà mình gọi tên. Như vậy, nhờ luật này của người cha, đứa trẻ sẽ có thể có những quan hệ với những người khác.

Ở đây người ta có thể đoán ra những sự tàn phá có thể gây ra bởi những quan hệ loạn luân .

Người ta có thể thấy trong sách Freud phân tách quá trình Ơ-dip, một thí dụ của sự cấm kỵ này đã ngăn chận sự thỏa mãn trực tiếp và mơ tưởng của ước ao. Nói đúng hơn, cấm kỵ này mở đường cho đứa bé đi từ sự khẩn cấp của nhu cầu sinh lý, tới một ước ao bị trì hoãn, chuẩn bị và nhân bản  hóa bởi sự chờ đợi và bởi ngôn ngữ.

Như vậy không có nghĩa là ‘hoàn toàn không thể được’ nhưng đúng như gốc chữ của nó cho thấy, ‘cấm kỵ’ (tiếng Pháp là interdit) là ‘điều được nói giữa người ta với nhau’ : cho nên cấm kỵ mở đường và biến đổi những khả thể bằng cách công nhận sự hiện hữu của những người khác.

‘Như vậy, luật pháp vạch ra cho đứa bé một không gian của mỗi liên hệ giữa những con người với nhau : nó khởi sự dạy cho đứa bé phải công nhận tha nhân, đừng đồng hóa tha nhân, với nhu cầu mà em có về tha nhân, hoặc với sự thoả mãn mà em có thể nhận được nơi tha nhân. Đây là luật pháp giúp em hiện hữu và lớn  lên : nó phân ly và phối hiệp, và nhân đó đưa mầu nhiệm sự chết vào giữa cuộc sống để phục vụ cho sự sống : bởi vì tất cả mọi lựa chọn đều là một sự từ bỏ, và tất cả mọi sự lớn lên đều là một sự lưu đày’[1].

Để lớn lên, đứa bé phải từ bỏ cái mà nó đang là bây giờ, để đón nhận hình ảnh còn mờ ảo về cái mà nó sẽ là. Mà ta biết không một ai dễ dàng từ bỏ những vị trí của mình. Ở mỗi chặng đường đời của chúng ta, chúng ta sẽ luôn luôn phải bỏ lại sau lưng mình một thế giới nào đó của tuổi thơ.

Nhưng đó là giá mà chúng ta phải trả trong việc công nhận tha nhân. Và chỉ sự công nhận này mới có thể mở đường cho sự tiếp thông và tình yêu.

CHẤP NHẬN SỰ KHÁC BIỆT

Công nhận tha nhân là chấp nhận sự khác biệt của tha nhân, công nhận tha nhân khác với ta và cũng khác với hình ảnh mà ta tự hào ra về tha nhân. Và đó sẽ là tất cả một cuộc phiêu lưu, bởi vì tha nhân sẽ luôn khác với hình ảnh mà ta tự hào ra về tha nhân.

Sự khác biệt làm cho sợ, nhưng chính sự khác biệt này mang lại sự phong phú. Bởi vì, như chúng ta đã thấy ‘bản chất của mỗi người không ở tại cái mỗi người là cho bản  thân mình, nhưng ở tại những tương quan của mỗi người với những gì không phải là bản thân mình’[1].

Để có thể giao tiếp, trao đổi phải có một sự khác biệt, một sự cách biệt giữa người cho và người nhận. Nếu không sẽ thể giao tiếp. Như vậy đã nói rõ, nói về giao tiếp, trao đổi, quan hệ, cũng là nói về cùng một sự.

Chấp nhận khác biệt (A # B) là từ khước ba thái độ:

  1. Hủy bỏ  A : đó là những thái độ tự sát.

2.      Hủy bỏ B : đó là bạo lực sát nhân, của những người kỳ thị chủng tộc quá trớn.

3.      Thay dấu # bằng dấu = : đó là thái hóa, muốn trở lại sự hòa đồng.

Thực ra đây là ba cấm kỵ chính đã được nêu lên trong những giới răn của Thiên Chúa : tôn trọng mạng sống mình, tôn trọng mạng sống tha nhân và tránh sự hoà đồng lộn xộn.

Ba cấm kỵ này làm nên cấm kỵ cơ bản, là cấm kỵ làm nền cho bất cứ công việc giáo dục nào, như chúng ta đã thấy: cấm kỵ của sự bất phân.

Chấp nhận sự khác biệt, đó là cái giá, là điều kiện cơ bản của công tác giáo dục, nhất là đối với thế giới hôm nay, một thế giới của biết bao hiện tượng bất khoan dung và kỵ thị chúng tộc.

Dạy cho các thiếu niên biết giá trị của cấm kỵ, là thực hiện một việc có giá trị giáo dục cao. Và các thiếu niên, luôn sẵn sàng chống lại bất cứ những gì các em linh cảm là phạm đến sự tự do, sẽ nhận ra giá trị của sự cấm kỵ, vì không những không thu hẹp sự tự do của con người, các cấm kỵ này là nền tảng của tự do.

VAI TRÒ CỦA NHÀ GIÁO DỤC

Nhờ có ba cấm kỵ :

-          ‘Ngươi đừng tự sát’

-          ‘Ngươi đừng sát nhân’

-          ‘Ngươi đừng giả mạo thực tại băbằng các hủy bỏ sự khác biệt’.

Người thiếu niên có thể bước vào vòng sinh động của những trao đổi đối với các chủ thể khác. Và như chúng tôi đã nhấn mạnh, chính trong vòng sinh động này mà cậu thiếu niên sẽ  đầy đủ trở thành người lớn.

Vai trò chủ yếu của nhà giáo dục là dẫn đưa các thanh thiếu niên vào cái vòng sinh động của các sự trao đổi.

Đại diện cho luật chủ yếu (cấm kỵ của sự bất nhân), nhà giáo dục là chứng nhân của tha nhân để tránh cho đứa trẻ khỏi suy thoái. Bởi vậy điều răn quan trọng là nhà giáo dục phải hiểu rõ ràng quan hệ của mình đối với luật này.

Cấm kỵ là sự bất nhân, là cấm kỵ sự giả mạo, cấm kỵ sự dối trá. Người ta không thể thật sự sống bằng cách tự đặt mình vào viêc giả mạo ngôn ngữ, giả mạo sự giao tiếp. Đó sẽ là thác loạn. Đây tôi gọi thác loạn là viện vào luật để hành động trái nghịch với qui định của luật.

Giáo dục bao giờ cũng là tập sống cách trung thực … Và đó là một con đường dài ta phải cùng bước đi cùng với các thiếu niên.

Sống trung thực mối quan hệ giáo dục, là công nhận tha nhân khác biệt với ta, nhưng cũng là công nhận tầm quan trọng của những cơ cấu của sự đồng hoá vẫn thường tác động giữa cậu thiếu niên và nhà giáo dục. Và đồng hoá đây không chỉ là những quá trình công nhận (quan hệ của sự tương tự), nhưng còn là sự tạo nên sự đồng hoá. Đó là một trong những cơ cấu quan trọng nhất của việc hình thành nhân cách của cậu thiếu niên. Bởi vậy nó giữ một vai trò trổi vượt trong bất cứ quá trình giáo dục nào.

Vậy cần thiết nhà giáo dục phải sống cách trung thực, nếu ông ta muốn giữ trọn vai trò của mình, và không bị mê hoặc về khuôn mẫu mà ông ta có thể tượng trưhg trong giai đoạn khác của bước tiến hoá của các thiếu niên.

HAI  CON  ĐƯỜNG  :  ĐÀN ÁP HOẶC DỰ PHÒNG

Bây giờ sau khi đã minh định về vai trò của mình, nhà giáo dục thấy mở ra hai con đường để thực hiện, và tôi xin lấy lại sự phân chia các phương pháp giáo dục làm hai loại, như  Don Bosco đã làm.[1]

-            Phương pháp đàn áp nhằm làm cho các thiếu niên biết rõ luật pháp, rồi giám sát để tìm ra những kẻ lỗi phạm, và nếu cần thì áp dụng hình phạt mà những kẻ này đáng chịu. Theo lời của Don Bosco, phương  pháp này ‘dễ dàng và ít mệt nhọc’, nhưng ‘chỉ thích hợp cho người chỉ huy một đạo quân’: phương pháp này đòi hỏi một sự xa cách giữa các nhà giáo dục và các thiếu niên, để gia tăng uy quyền của nhà lãnh đạo, các nhà giáo dụ. Nhà giáo dục sẽ tránh tất cả những giao tiếp thân thiện, và sẽ chỉ luôn luôn có mặt để hăm doạ và trừng phạt.

-            Phương pháp dự phòng thì ngược lại, nó làm giống như khẩu hiệu của y khoa mà ai cũng biết : ‘phòng bệnh tốt hơn chữa bệnh’ và nó được tóm gọn trong một câu ‘Dự phòng tốt hơn đàn áp’. Phương pháp này đòi hỏi phải có đức tính cao và sự có mặt của nhà giáo dục bên cạnh các thiếu niên. Nhà giáo dục phải luôn lưu tâm sẵn sàng lắng nghe và chia sẻ việc nêu lên các vấn đề, luôn sẵn sàng khuyên nhủ và sữa chữa những sai lỗi một cách nhân từ .

Trong viễn ảnh dự phòng này, có thể có hai thể thức của hành vi giáo dục. Có khi cần phải thuyết phục : chẳng hạn để tránh một sự nguy hiểm nào đó, cần  phải dùng biện pháp nào đó. Khi đó, mục đích của nhà giáo dục là thuyết phục các thiếu niên về sự cần thiết đó, và khuyến khích các em hãy thực hiện biện pháp đó. Nhưng cũng có khi công việc của nhà giáo dục căn dặn tỏ cho thấy sự lựa chọn của các em có vấn đề, và có thể gây nguy hại cho các em. Nhà giáo dục sẽ giúp các em đi tới một sự lựa chọn tốt, và cũng có khi đưa các em đến chỗ gạt bỏ không lựa chọn nữa.

Tính lưỡng diện này của công tác giáo dục sẽ hiện ra rất hữu hiệu nếu người ta hiểu rõ đặc tính của phương pháp dự phòng. Để nói gọn hơn, có thể nói rằng, trong phương pháp thứ nhất, đó thực sự là giáo dục, còn trong phương pháp thứ hai, việc phải làm là bảo vệ các em.

Tôi thấy hai loại hành động này được thực thi trong phương pháp dự phòng, và bất cứ cách thực hành nào trong lãnh vực này cũng đều phải dựa vào một trong hai đường lối, tuỳ từng hoàn cảnh .

VIỆC GIÁO DỤC XÉT NHƯ MỘT SỰ CỘNG TÁC GIỮA THIẾU NIÊN VÀ NHÀ GIÁO DỤC

Trong một nhãn quan dự phòng như thế, mà tôi chia sẻ vì tôi là đệ tử của Don Bosco, chúng ta chỉ có thể quan niệm giáo dục như một sự cộng tác với các em là những người nắm vai chủ động trong quá trình giáo dục.

Giáo dục không phải là ‘luyện tập’ như kiểu người ta tập cho con vật, nhưng là  ‘nói với’. Công việc giáo dục chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở sự tín nhiệm.

Không thể thực hiện việc giáo dục một cách có hiệu qủa, Khi người ta không chiếm được sự đồng tình của em thiếu niên. Trong một khoa sư phạm đặt nền trên sự tôn trọng, nhà giáo dục phải cùng với các em soạn thảo ra những dự án giáo dục, và cùng với các em đánh giá việc thực thi. Phải luôn coi các em là người chủ động trong việc giáo dục bản thân mình.

Khi đó nghệ thuật số một của nhà giáo dục sẽ là nghệ thuật thương nghị …

Về điểm này, không bao giờ người ta nhấn mạnh đủ về sự hài hước trong quan hệ giáo dục. Tính hài hước làm cho nhà giáo dục tách mình ra khỏi hành vi của mình, và như vậy nhiều khi dễ thực hiện những sự thương thảo với các em.

Tin tưởng các em, là thành tâm xác tín rằng bất cứ thái độ nào của các em, dù sai quấy mấy đi nữa, cũng đều có lý do của nó. Và bao lâu nhà giáo dục chưa nắm được các lý do đó, phán ứng của ông ta sẽ có nguy cơ không thích ứng.          

Tin tưởng các em, là tin cậy rằng các em có đủ khả năng hiểu được tại đâu mà có những bó buộc và những cấm kỵ, và tại sao các em lại đặt vấn đề về những cấm đoán kia.

Tất nhiên một thái độ giáo dục như thế sẽ không khỏi có những va chạm, và nhất là đòi hỏi nhà giáo dục phải suy nghĩ nhiều : một sự suy nghĩ có thể sinh ra sự bất ổn nào đó, và tất nhiên là phải uyển chuyển. Đúng như thế, nhà giáo dục bó buộc phải suy nghĩ lại về chính nền đạo lý của mình, phải kiểm điểm lại xem mình có hành động theo lối ‘tôi cấm em, bởi vì tôi tự cấm tôi không ?’ Nhà giáo dục phải luôn sẵn sàng đối chiếu những giá trị và những điểm chuẩn của mình với những giá trị và những điểm chuẩn của các em.

Nhà giáo dục kitô giáo không tự coi mình như người biết mọi sự, đứng trước mặt đứa trẻ là người  không biết gì. Ông ta cũng bước đi với các em, trên con đường của sự nhân bản hóa hoàn toàn, vì biết rằng đường đi, chân lý và sự sống là những thực tại cùng một lãnh vực. Chân lý không phải là một bộ giáo lý nào đó mà một số người đã nắm được. Chân lý chỉ có thể tiếp cận bởi những người bước tới. Đó là bí quyết của cuộc sống. Chúng ta thường muốn tin rằng hạnh phúc, tình yêu, sự trọn hảo thì ở cuối con đường, ở cuối cuộc đời … trong khi cuộc đời, chính là lên đường, là đã khởi hành...

“Thầy là ĐƯỜNG, là SỰ THẬT, là SỰ SỐNG”. (Ga  14,6)

Tác giả: Lm. Xavier Thévenot, SDB (dịch, Gs. Trần Thái Đỉnh)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!