.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Vai trò chủ động của trẻ em trong tiến trình phát triển

PHẦN II: Thể thức phát hiện những trẻ em có nguy cơ

PHẦN III: Can thiệp và đề phòng

PHẦN IV: Những khó khăn tiếp xúc nơi bà mẹ

PHẦN V: Kết luận - Bốn kỹ năng của bà mẹ

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống
Tác giả: Gs. Nguyễn Văn Thành
PHẦN V: KẾT LUẬN - BỐN KỸ NĂNG CỦA BÀ MẸ

Để kết luận, tôi muốn trở lại hai vấn đề có liên hệ giao thoa chằng chịch với nhau : nguồn gốc của tình trạng chậm phát triển và vai trò của người mẹ trong địa hạt phát triển của đứa con.

Trước hết, người mẹ không phải là nguyên nhân, nhưng là cơ duyên. Nhân là hạt giống. Duyên là đất màu.

Tuy dù chưa thành cây, với cành lá sum sê, gốc rễ vững mạnh, hạt giống đã hàm chứa trong mình tất cả mọi thành tố cơ bản và cần thiết để mai ngày đâm chồi nẩy lộc, lớn lên, phát triển.

Mặc dù vậy, không có đất màu, hạt giống không bao giờ thành cây. Hay là nếu đất màu quá cằn cỗi, đầy dẫy chông gai, hạt giống cũng không thể phát huy những gì đã có sẵn trong mình.

Quan hệ mẹ con cũng giống như quan hệ hạt giống và đất màu. Là cơ duyên, người mẹ đóng một vai trò rất quan trọng trong vấn đề tăng trưởng và phát triển của đứa con.

Duyên có thể là duyên may, tạo cơ hội và điều kiện thuận lợi cho đứa con. Nhưng Duyên cũng có thể là duyên rủi, gây trắc trở, hay là bóp nghẹt những năng động dồi dào và phong phú.

Hạt giống cũng có thể có hai loại xấu tốt. Xấu ở đây không hàm chứa ý nghĩa luân lý, nhưng biểu lộ tình trạng sức khoẻ. Có lẽ trong tương lai, y khoa sẽ bước được những bước khổng lồ trong vấn đề nghiên cứu các Gên, các nhân tố năng sinh; để điều trị tận nguồn gốc những mầm mống bệnh hoạn khuyết tật. Trong tình trạng hiện thời, một số trẻ em sinh ra đã mang sẵn trong mình những nguy cơ trở thành chậm phát triển.

Tôi nhấn mạnh từ ngữ “Nguy cơ”, thay vì sử dụng danh từ “mầm mống”, bởi vì nguy cơ ấy xuất hiện ở nhiều phạm vi và địa hạt khác nhau; không nhất thiết được hạn chế ở mức độ các Gên.

Tâm lý và y khoa chỉ dừng lại ở đó, không đặt thêm câu hỏi siêu hình học : Tại sao ? Tại sao tôi và không phải người khác ? Tại sao trong số con tôi, đứa này và không phải đứa kia ?

Cũng như y khoa, tâm lý là khoa học đặt cơ bản trên vấn đề quan sát các sự kiện. Và nếu chúng ta quan sát sự sống ở mọi cấp độ như loài vật, thảo mộc, chúng ta có thể ghi nhận sự có mặt của một số hạt giống không lành mạnh.

Người nông phu trước mỗi vụ mùa, chỉ lựa chọn những hạt giống tốt để gieo trồng. Số hạt còn lại được sử dụng vào những công việc khác cũng quan trọng và cần thiết.

Tuy nhiên, trong địa hạt thuộc sự sống con người, vấn đề chấp nhận hay khước từ sự có mặt của một đứa con có nguy cơ trở thành chậm phát triển không thể được giải quyết một cách hồn nhiên, dứt khoát, mau lẹ và dễ dàng trong một giờ, một ngày, một tuần hoặc một tháng. Vấn đề này kéo dài hàng năm và có khi suốt đời của đứa con. Sự có mặt của một đứa con chậm phát triển cũng như sự ra đi của người thân luôn luôn tạo nên những khổ đau mất mát. Chính vì vậy thời gian tang chế được so sánh với thời gian chấp nhận. Bao lâu chúng ta chưa chấp nhận sự ra đi đột ngột của người thân, chúng ta vẫn chờ đợi một phép lạ. Đối với trẻ em chậm phát triển, bao lâu còn chờ đợi một phép lạ từ người khác, người cha mẹ không thể chủ động tạo điều kiện thuận lợi, trở thành “mảnh đất màu mỡ” cho đứa con.

Có lẽ đây là trọng điểm gay cấn nhất rất khó giải quyết trong toàn diện vấn đề liên hệ đến trẻ em khuyết tật. Một đàng người cha mẹ cần nhiều ngày tháng để băng bó vết thương lòng, trước khi chấp nhận thực trạng, thực thể chậm phát triển của đúa con. Đàng khác khi một đứa con có nguy cơ chậm phát triển, vấn đề can thiệp phải tức khắc “càng sớm càng tốt” như tôi đã đề nghị; bởi vì mỗi ngày trôi qua, nguy cơ càng trở nên trầm trọng. Khả năng học tập của đứa con càng bị tổn thương, vì thiếu kích thích hay là vì kích thích không hoà ứng. Không một người phụ nữ nào trên thế giới được học tập, chuẩn bị để trở thành bà mẹ của một đứa con chậm phát triển. Tuy nhiên đây là một trách vụ đòi hỏi nhiều kỹ năng mới và kiến thức mới :

Kỹ năng thứ nhất là biết cách nhìn đứa con một cách toàn diện và tích cực. Mỗi ngày, bà mẹ phải luân phiên sử dụng sáu chiếc mũ có sáu màu khác nhau để nhìn đứa con mình :

Màu trắng : những sự kiện khách quan.

Màu vàng : những vốn liếng và khả năng.

Màu đen : những khó khăn trắc trở.

Màu đỏ : những tình cảm tiêu cực.

Màu xanh da trời : những ý nghĩa.

Màu xanh lá cây : những cách giải quyết, những tác động cụ thể, tích cực hằng ngày.

Kỹ năng thứ hai là sử dụng những vốn liếng tích cực của đứa con để giải quyết những khó khăn và bù trừ những thiếu sót.

Kỹ năng thứ ba là cắt nhỏ và tán mỏng những điều đứa con phải học tập, giúp nó xây dựng bản thân và cuộc đời với phương pháp thành công của con kiến: “Kiến tha lâu đầy tổ”.

Kỹ năng thứ bốn là ngày ngày đối trị những tình cảm đau buồn, tiêu cực, để chấp nhận vô điều kiện sự có mặt của đứa con trong cuộc đời.

 

Nguyễn Văn Thành

 

 

SÁCH THAM KHẢO

1. Brazelton T.B. – Points forts, les mouvements essentiels du développement de votre enfant – Stock 1993 Paris

2. Brazelton T.B., Cramer B. – Les premiers Liens – Stock, 1991

3. Cramer B. – Profesion bébé – Calmann – Lévy, 1989, Paris

4. Cramer B – Psychiatrie du Bébé – Ed. Eshel, Paris 1988

5. Lebovici S. – Le nourrisson, la mère et le psychanalyste – Les interactions précoces – Centurion, Paris 1983

6. Stern D. – Mère Enfant, les premières relations – Pierre Mardaga, Bruxelles 1977

7. Stern D.N. – Le monde interpersonnel du nourrisson – P.U.F. Paris 1989

8. Stern D. – Journal d'un bébé – Calmann – Lévy, Paris 1992

9. Cramer B., Palacio – Espasa F. – La pratique des Psychothérapies mères –bébés – P.U.F. 1993

10. Sammeroff A.J. Emde R.N. – Les troubles des Relations précoces – P.U.F. 1993

11. Schaffer R. – Le comportement maternel –Pierre Mardaga Bruxelles, 1981

12. Smirnoff V. ­– La psychanalyse de l’Enfant – P.U.F. Paris 1966

13. Bower T.G.R. – Le développement psychologique de la première enfance – Pierre Mardaga, Bruxelles, 1978

14. Bower T.G.R. – The rational Infant : Learning in Infancy – Freemann and Cie, New York 1989

15. Watt G.L. – La relation mère – enfant et l’acquisition du langage – Pierre Mardaga, Bruxelles 1973

16. Galland Dr.A., Galand J. – L’enfant handicapé mental – Nathan, Paris 1993

17. Della – Courtiade CL. – Elever un enfant handicapé – ESF, Paris 1988

18. Bradshaw J. – Retrouver l’enfant en soi –Le Jour Ed. Québec, 1992

19. Gray (J.) – Children are from Heaven – Harper P., N.Y. 1999

20. Lemay M. – L’Eclosion psychique de l’être humain – Fleurus, Paris 1983

21. Cramer B. – Que deviendront nos bébés ? – Ed. O. Jacob, Paris 1999

22. Nguyễn Văn Thành – Nẻo vào Phân tâm học của Freud – Đại học Minh Đức, Sàigòn 1975

23. Nguyễn Văn Thành – Tìm hiểu trí năng của trẻ em – Đại học Minh Đức, Sàigòn 1974

***

Cùng một tác giả

Định Hướng xuất bản, Pháp:

  1. Chúng ta sống lại                              1995

  2. Đối thoại với các tôn giáo                 1998

Tủ sách Tình người, Lausanne:

  3. Em là Đại Dương                        Hè 1995

  4. Chia sẻ                                    Xuân 1996

  5. Đường vào nội tâm                 Xuân 1997

  6.  Con người mới                       Xuân 1997

  7. Le Projet pedago – éducatif     Eté 1997

  8. Em là quê hương                        Hè 1997

  9. Phát huy Nhân Lực                 Xuân 1998

10. Bắt chước Thiên Chúa               Hè 1998

11. Đồng hành với Mẹ Maria            Hè 1998

12. Đối thoại : quê hương Tình Người    Xuân 1999

13. Lắng Nghe                                  Hè 1999

14. Quan hệ Mẹ con                        Thu 1999

15. Tự Tin                                      Xuân 2000

Tác giả Gs. Nguyễn Văn Thành

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!