.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

PHẦN I: Vai trò chủ động của trẻ em trong tiến trình phát triển

PHẦN II: Thể thức phát hiện những trẻ em có nguy cơ

PHẦN III: Can thiệp và đề phòng

PHẦN IV: Những khó khăn tiếp xúc nơi bà mẹ

PHẦN V: Kết luận - Bốn kỹ năng của bà mẹ

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Quan hệ mẹ con : Bài học đầu tiên của cuộc sống
Tác giả: Gs. Nguyễn Văn Thành
PHẦN I: VAI TRÒ CHỦ ĐỘNG CỦA TRẺ EM TRONG TIẾN TRÌNH PHÁT TRIỂN

Ngành tâm lý tăng trưởng nhằm nghiên cứu những tiến trình và điều kiện phát triển của trẻ em, từ ngày được cưu mang trong lòng mẹ, và nhất là từ ngày sinh ra.

Ngành tâm lý ấy đã thực hiện những bước tiến bộ rõ rệt từ hơn 10 - 15 năm gần đây.

Trước đây, từ thời gian sinh ra đến lúc trẻ em có ngôn ngữ độ 3 - 4 tuổi, những kiến thức về tâm lý trẻ sơ sinh rất thô thiển, nghèo nàn và đại loại. Ngày nay, những khám phá mới nhất cho chúng ta thấy rằng : Trẻ sơ sinh, từ ngày sinh ra, đã là một chủ thể :

­  Có những khả năng rõ rệt về giác quan.

­ Chủ động trong tiến trình phát triển cũng như trong những quan hệ tiếp xúc trao đổi có tính cách xã hội giữa mẹ và con.

­  Có những khả năng để khắc phục những hoàn cảnh khó khăn và thích nghi với

môi trường chung quanh, sau khi vượt ra khỏi lòng mẹ.

Biết rõ những khả năng và giai đoạn phát triển, người mẹ sẽ tạo mọi điều kiện dễ dàng, để trẻ em đóng góp tích cực phần của mình trong tiến trình xây dựng bản thân.

Những hiểu biết tâm lý như vậy có hiệu năng giải thoát người mẹ khỏi những lo âu, khắc khoải, và tạo điều kiện thuận lợi để người mẹ trao đổi và tiếp xúc với đứa con. Chính những quan hệ trao đổi tiếp xúc này sẽ dần dần gia tăng chất lượng, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu tăng trưởng của đứa con.

Trường hợp những đứa con đã gặp một vài khó khăn trắc trở, trong tiến trình phát triển của mình, những kiến thức tâm lý sẽ giúp người mẹ sáng tạo những giải pháp thích ứng; hay là tức khắc bắt tay vào công việc, để giúp trẻ em khắc phục những khó khăn và vượt thắng một số chướng ngại.

 

***

CHƯƠNG 1.1

NHỮNG KHẢ NĂNG CỦA TRẺ EM

TRONG ĐỊA HẠT GIÁC QUAN

 

Nói đến khả năng, chúng ta cần phân biệt rõ ràng hai loại khả năng :

­ Khả năng hiện hành : là khả năng đã có mặt nơi trẻ em. Trẻ em hoàn toàn chủ động, không cần chúng ta kích thích hoặc tạo điều kiện thuận lợi.

­ Khả năng tiềm tàng : là khả năng đã có mặt ở một mức độ nào đó nơi trẻ em. Trẻ em chưa hoàn toàn chủ động. Các em cần sự kích thích của người lớn để thể hiện khả năng ấy. Sau một thời gian được kích thích và thực tập, khả năng tiềm tàng sẽ trở nên hiện hành, hiện thực. Nói cách khác, khả năng tiềm tàng chưa phải là cây, nhưng còn là hạt giống, cần được tưới tẩm để mọc lên.

L.S Vygotsky dựa vào sự khác biệt giữa hai loại khả năng ấy để phân biệt ba vùng học tập hay là ba vùng hoạt động :

Thứ nhất là vùng tự lập hoàn toàn :

Vùng này bao gồm tất cả những khả năng hiện hành của trẻ em. Ở đây trẻ em có khả năng làm một mình; chủ động và tự lập hoàn toàn, không cần sự giúp đỡ của kẻ khác.

Về mặt sư phạm, chúng ta cần thêm một đặc điểm khác là lý thú hay là ý thích. Không cần một yếu tố ở ngoài thúc đẩy, trẻ em tự mình thường xuyên trở lại vùng tự lập này, để củng cố và bồi dưỡng ý thức về khả năng của mình hay là lòng tự tin vào mình.

Thứ hai là vùng học tập, thực tập :

Vygotsky gọi vùng này là vùng tiếp giáp, tiếp cận, vì nó phải nằm sát ngay vùng tự lập.

Trẻ em làm được một số công việc với điều kiện là người khác tạo ra cho các em những điều kiện thuận lợi hay là làm công việc bắc cầu, tạo trung gian.

Sau này chúng ta sẽ trở lại với kỹ thuật bắc cầu, trong lãnh vực giáo dục và sư phạm. Cơ bản của vùng tiếp cận phải dung nạp hai điều kiện :

 

Điều kiện 1 :    ­ Tỉ lệ hoạt động bao gồm :

                         ­ 3/4 khả năng hiện hành.

      ­ 1/4 khả năng tiềm tàng.

Điều kiện 2 : ­ Có liên hệ tiếp xúc giữa hai thành viên; trong đó vui thích chiếm một vị trí thượng thắng. Thiếu vui thích, chất lượng của tiếp xúc sẽ suy giảm và bị khước từ.

Vùng 3 : là vùng xa lạ, chưa thể đề cập đến.

Tất cả những hoạt động đều vượt ra ngoài tầm hiểu biết và khả năng của trẻ em.

Nếu chúng ta khư khư cố chấp, áp đặt cho trẻ em những điều phải làm thuộc vùng này, chúng ta sẽ dần dần tạo nên những trẻ em chống đối, khước từ, bị động, dị ứng đối với vấn đề học tập.

Đó là nguyên nhân cơ bản tạo nên tình trạng chậm phát triển hay là rối loạn về tác phong. Cách thức dạy dỗ, giáo dục bằng cách áp đặt từ ngoài những điều vượt quá khả năng và tầm hiểu biết hiện tại của trẻ em được mang tên là Kích thích quá đáng, còn được gọi là  "vượt ngưỡng“.

Một loại kích thích khác cũng tạo nên tình trạng chậm phát triển là Kích thích bất cập, nghèo nàn, thiếu thốn, "ở dưới ngưỡng". Ở đây khả năng học tập của trẻ em không được phát huy một cách đầy đủ và thích ứng.

Trong tinh thần và quan điểm ấy, chúng ta cần mật thiết liên hệ hai vấn đề chậm phát triển và phát huy khả năng học tập. Đây là một khả năng bẩm sinh có mặt nơi mọi trẻ em.

1.1.1. Thị giác : Khả năng nhìn, thấy.

Từ những ngày mới sinh ra, trẻ em đã biết nhìn:

­ Quay đầu theo dõi một đồ vật có màu sắc rực rở, không quá sáng chói.

­ Lựa chọn, yêu chuộng một số cơ cấu riêng biệt, giống khuôn mặt của con người : hình thuẫn có đôi mắt ...

­ Tập trung chú ý vào những đường ranh giữa hai diện tích có hai màu sắc phản nghịch nhau, hay là vào địa điểm của các góc của một hình tam giác.

Nói cách chung, trẻ sơ sinh chú ý đặc biệt vào những vị trí tập trung nhiều tin tức và tín hiệu phản nghịch nhau.

 

­ Sau ba tuần, trẻ sơ sinh đã có khả năng nhận biết và phân biệt khuôn mặt của mẹ mình.

­  Khoảng cách giữa mắt và đối tượng lúc ban đầu: 25-30cm, khoảng cách lúc 3 tháng: 2-3m, khoảng cách lúc 6 tháng: giống người lớn.

­  Khi một đồ vật gây chú ý và thích thú từ từ di dộng, trẻ em có thể quay đầu qua trái và phải, với góc chừng 12 độ; hay là lên phía trên, xuống phía dưới.

Chừng ấy dữ liệu cho ta thấy :

a/. Từ những ngày đầu tiên của cuộc sống, trong cái nhìn và cách nhìn của trẻ em, các em đã bộc lộ rõ rệt nhiều khả năng đặc biệt như tổ chức các dữ kiện, kết hợp với khả năng vận động của đầu, đình chỉ những phản xạ vận động của tứ chi làm cản trở tập trung chú ý vào đối tượng, lựa chọn một số kích thích đặc thù và thích hợp.

b/. Khả năng nhìn và thấy như vậy đòi hỏi phải có một hệ thần kinh trung ương não bộ lành mạnh, toàn vẹn không bị chấn thương hoặc thất tổn.

c/. Khả năng nhìn và thấy như vậy là cơ bản của trí thông minh. Thiếu khả năng này, trẻ em sẽ gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề khám phá và học hỏi.

d/. Để có thể vận dụng được khả năng này để học tập và tạo nên những quan hệ trao đổi, tiếp xúc với bà mẹ, đứa trẻ phải có một khả năng khác là biết duy trì và dần dần kéo dài tình trạng thức tỉnh hoạt bát.

Nhiều bà mẹ quá nghiện ngập rượu mạnh, ma tuý, lạm dụng thuốc men, thiếu dinh dưỡng suốt thời kỳ mang thai, có thể cho ra đời những đứa con thiếu khả năng thức tỉnh trong những ngày tháng đầu tiên. Và một số khó khăn sau này đã bắt nguồn từ những yếu tố ấy. Cho nên đây là một tiêu cứ để chúng ta sớm phát hiện những trẻ em có nguy cơ, hầu can thiệp tức khắc và đề phòng những gì trầm trọng có thể xảy đến sau này.

e/.Trong thực tế, chúng ta cần phân biệt nơi trẻ sơ sinh hai cách nhìn khác nhau :

­ Nhìn bất động; nhìn chòng chọc, cố định. Trẻ em hình như bị đối tượng thôi miên. Mắt cac em gắn chặt vào vật  được nhìn. Dấu hiệu này cho ta biết : trẻ em không có khả năng tự động rút lui, để hạ giảm cường độ kích thích.

­ Liếc nhìn hoạt bát : liếc nhìn này bao gồm bốn giai đoạn :

1. Chú ý nẩy sinh, hoặc phản ứng giật mình tỉnh táo.

2. Chú ý tăng cường.

3. Ý thích giảm sút từ từ.

4. Trẻ em lơ là và khước từ, vì nhàm chán quen thuộc.

Quen nhàm là một phản ứng có khả năng bảo vệ hệ thần kinh trước những kích thích dồn dập đổ tới, bằng cách loại thải những đột nhập không thích ứng.

Khả năng “khép kín cửa” giác quan này thiếu hiệu năng nơi những trẻ em “thiếu tháng” hoặc thiểu năng. Những loại thuốc an thần hoặc thuốc mê được người mẹ sử dụng lúc sinh nở, cũng giảm suy khả năng này, nơi đứa trẻ sơ sinh, bao lâu ảnh hưởng của các loại dược phẩm ấy còn có tác dụng trên hệ thần kinh của em.

f/. Sau hết, liếc nhìn là phương tiện và điều kiện để mẹ và con tiếp xúc trao đổi, thiết lập những quan hệ gắn bó vào nhau.

Biết nhìn con và tạo điều kiện để đứa con học tập nhìn mình; trong lúc em ở vào tình trạng tỉnh thức hoạt bát : đây là một khả năng tự nhiên, bẩm sinh, có mặt nơi người mẹ. Tuy nhiên, khi có những khó khăn xảy đến từ phía đứa con, vì lý do sinh thiếu tháng hay thiểu năng... khả năng nhìn của người mẹ có thể bị tê liệt vì lý do suy nhược khổ đau, thất vọng... Lúc bấy giờ, vì thiếu những kích thích cần thiết từ phía của người mẹ, những khó khăn ban đầu của đứa con càng ngày càng trở nên trầm trọng hơn !

Trong tinh thần ấy, người mẹ cần được nâng đỡ tức khắc và kịp thời, để nhận chân giá trị những yếu tố sau đây :

­ Đứa con chưa nhìn mình, chưa hẳn vì thiếu khả năng, nhưng vì thiếu điều kiện thuận lợi, do chính người mẹ sáng tạo cho đứa con.

­ Đứa con ngoảnh mặt không nhìn mình, không phải vì nó ghét mình, không thích mình nhưng đó là một khả năng biết rút lui, để tự bảo vệ mình. Chấp nhận con là tôn trọng khả năng và quyền lợi ấy.

­  Cần lợi dụng tối đa giai đoạn tỉnh thức hoạt bát của đứa con để tiếp xúc và thiết lập quan hệ gắn bó mẹ con.

1.1.2. Thính giác : khả năng nghe.

Nghe là một khả năng thứ hai của đứa bé sơ sinh. Tuy dù khả năng này cần được phát huy song song và phối hợp với khả năng thấy, cho đến khi mọi đường dây của tế bào thần kinh được lớp my-ê-lin bao bọc... Ở một cấp độ nào đó, khả năng này đã bắt đầu hoạt động ngay sau khi đứa con sinh ra :

a/ Trong tuần lễ đầu tiên, đứa bé đã bộc lộ ý thích của mình đối với tiếng nói phụ nữ, đặc biệt là tiếng nói của người mẹ, bằng các phản ứng như sau : trở nên hoạt bát thức tỉnh và quay đầu về phía tiếng nói.

b/ Để trắc nghiệm và phát hiện khả năng này, chúng ta có thể dùng một kích thích âm thanh như giọng nói dịu dàng hay là tiếng lúc lắc... phản ứng của đứa bé sơ sinh sẽ diễn biến như sau; trong những điều kiện bình thường lành mạnh :

­ Trẻ em thức tỉnh và dần dần trở nên  hoạt bát.

­  Hơi thở không đều (hồi hộp).

­  Hai mắt bừng sáng, tò mò, mở rộng.

­  Khi trẻ em đã thức tỉnh và hoạt bát tối đa, cac em sẽ quay mắt và đầu về phía tiếng động, để tìm kiếm nguồn gốc phát sinh.

c/ Để có một cái nhìn toàn diện về phản ứng của trẻ em trước những âm thanh, chúng ta cần phân biệt ba loại kích thích khác nhau:

Loại 1. Những âm thanh có tần số từ 500 đến 900 chu kỳ/1 giây. Đây là vùng tần số của giọng nói loài người. Trước những kích thích thuộc loại này, phản ứng thông thường của trẻ em được ghi nhận như sau :

­ Trẻ em đình chỉ hoạt động thuộc địa hạt vận động cơ thể bên ngoài.

­  Nhịp tim trở nên chậm chạp.

Loại 2. Những âm thanh có tần số cao trên 1000 chu kỳ.

­ Trẻ em giật mình.

­ Quay đầu tránh né.

­ Nhịp tim đập mạnh và hơi thở tăng cường.

­ Màu da trở nên hồng đỏ

Nếu âm thanh vẫn kéo dài với tần số cao như vậy, hoặc là trẻ em trở nên nhàm quen, không còn phản ứng.

Một số trẻ em sẽ khóc la inh ỏi để khắc phục hoàn cảnh gây rối loạn như vậy.

Loại 3: Những âm thanh êm đềm, dịu dàng chung quanh tần số 500 c/s.

­ Những vận động cơ thể giảm suy.

­ Hơi thở và nhịp tim hạ giảm.

­ Đầu và mắt quay về phía nguồn gốc phát âm.

d/ J. Lacey còn đưa ra một nhận xét chính xác và cụ thể hơn. Theo tác giả này, phản ứng gia tăng hay là suy giảm của trẻ em tuỳ thuộc tình trạng và điều kiện hiện tại của trẻ em chính lúc trẻ em được kích thích.

Ví dụ nhịp tim của trẻ em đang đập mạnh, kích thích âm thanh sẽ hạ giảm nhịp tim. Trái lại, nhịp tim ở mức độ yếu, kích thích âm thanh sẽ làm gia tăng nhịp tim.

Trong địa hạt tác phong và vận động, cũng có những hiện tượng “trở về mức độ trung bình” như thế :

­ Nếu trẻ em đang ở tình trạng hoạt náo, khóc la inh ỏi, tay chân múa động vùng vẫy; một âm thanh dịu dàng vui thú sẽ làm cho trẻ em thư giản.

­ Trái lại, khi trẻ em còn mê man bình lặng, âm thanh và giọng nói hoặc tiếng động lúc đầu có thể làm trẻ em giật mình tỉnh thức, trở nên tỉnh táo hoạt bát và quay về phía phát âm thanh.

Cả trong hai trường hợp, kích thích âm thanh có khả năng tạo cho trẻ em một tình trạng thức tỉnh hoạt bát, thuận lợi cho mọi công việc học tập hay là tiếp xúc, trao đổi. Tiếng hát của bà mẹ bên cạnh chiếc nôi của đứa con có thể ru con ngủ và cũng có thể đánh thức con dậy để bồi dưỡng, vui đùa, dạo chơi.

e/ Chừng ấy nhận xét và tin tức về khả năng nghe của đứa bé đã chứng minh cho chúng ta thấy rõ một điều rất cơ bản trong quan hệ mẹ con :

­ Tiếng nói và giọng nói của bà mẹ có một tầm quan trọng, trên vấn đề tăng trưởng và phát triển của đứa con.

­ Đứa con cần mẹ nhìn mình cũng như cần mẹ nói chuyện với mình, mặc dù em chưa có khả năng nói và hiểu tiếng nói loài người. Những âm thanh và cung điệu trầm bổng đã có khả năng tổ chức, điều hướng tác phong và tâm tình của đứa con.

­ Qua giọng nói của bà mẹ, đứa con sẽ dần dần ý thức một cách thấm đậm :

. “Tôi là một người quan trọng có giá trị,

. “Tôi đang sống và được yêu thương, cuộc đời thật đáng sống.

­ Trong câu ca dao :

“Mẹ già như chuối ba hương,

”Như xôi nếp một

“Như đường mía lau...”

Người bình dân Việt Nam đã ý thức tất cả ý nghĩa và giá trị trong giọng nói của bà mẹ : đó là một của ăn tình cảm làm cho đứa con lớn lên về mặt tâm thần và trí tuệ.

f/ Nhận xét sau cùng là qua giọng nói, người mẹ sẽ tỏ ra có khả năng hiểu biết nhu cầu của đứa con và đáp ứng một cách thoả đáng; hay là giữa mẹ và con, những khoảng cách càng ngày càng gia tăng. Một số trẻ em từ giây phút đầu tiên đã tỏ ra quá nhạy cảm, dễ bị kích động và căng thẳng. Ngưỡng độ kích thích sơ khởi là mức độ tối thiểu, để trẻ em có thể đưa ra những phản ứng. Ngưỡng độ này có thể rất thấp nơi trẻ em nhạy cảm. Vùng tần số thuộc giọng nói loài người là 500 ­ 900 chu kỳ mỗi giây.

Đối với một số trẻ em, những tần số ấy đã quá lớn, có thể  tạo  ra  những  đau đớn nhức nhối. Cho nên các em có thái độ và phản ứng quay mặt nơi khác hay là bịt tai, để tự bảo vệ mình.

Phản ứng rút lui, làm ngơ, đóng kín cửa giác quan, nói cách chung là phản ứng tự vệ không có mặt nơi một số trẻ em: vì nhiều lý do, trong đó có lý do “hệ thần kinh bị chấn thương hay là chưa được phát triển đầy đủ”. Trong những trường hợp như thế, người mẹ cần được nâng đỡ, để ý thức đến những khó khăn của đứa con và tìm phương cách kích thích thích ứng với điều kiện của đứa con, trong địa hạt âm thanh và giọng nói.

g/ Một số tác giả đang nghiên cứu vấn đề liên hệ nhân quả giữa hội chứng Tự Kỷ  (Autism) và ngưỡng độ kích thích trong địa hạt thị và thính giác. Trên bình diện giáo dục và sư phạm, chúng ta cần lưu tâm đến vấn đề NGƯỠNG kích thích một cách đặc biệt. Nói đến NGƯỠNG là  nói đến khả năng phản ứng và sức chịu đựng của trẻ em trong vấn đề học tập. Trong những  điều kiện gây nên khổ đau nhức nhối, trẻ em không thể tiếp thu và chủ động. Học tập lúc bấy giờ có thể trở nên một cực hình.

1.1.3. Khướu giác, vị giác và xúc giác

Những khả năng của trẻ em sơ sinh cũng có mặt trong những địa hạt thuộc các giác quan khác.

1.1.3.1. Về mặt khứu giác

Một trẻ sơ sinh sau một tuần lễ đã có khả  năng  phân  biệt  2  miếng  bông: miếng bông thứ 1 có tẩm mùi sữa của chính mẹ mình, miếng bông thứ 2 tẩm mùi sữa của một người mẹ khác; 80% trẻ sơ sinh quay đầu về phía miếng bông có  mùi sữa của mẹ mình.

Sau ba tuần lễ, được mẹ bồng trên tay, đứa bé  đói  bụng có  hành  động  “tìm kiếm” vú mẹ. Ngược lại, được người cha bồng bế, đứa bé không có hành vi này.

1.1.3.2. Về mặt vị giác

Ngay từ những ngày đầu tiên, qua nhịp điệu và tốc độ bú của đứa bé, chúng ta có thể khám phá và nhận biết : đứa bé có khả năng phân biệt nước muối, sữa bò và sữa của mẹ mình. Sau một vài ngày cho con bú, một bà mẹ sẽ khám  phá những nhu cầu và ý thích của đứa con qua cách bú của nó.

1.1.3.3. Về mặt xúc giác

­ Xúc giác là phương tiện tiếp xúc, trao đổi  giữa mẹ và con.

Xúc giác được sử dụng để dỗ dành và làm cho trẻ em lắng dịu, trở lại tình trạng quân bình.

Xúc giác là phương tiện để đánh thức.

Xúc giác được dùng để tăng cường hoặc hạ giảm mức độ hoạt động.

­ Cũng giống như những âm thanh, giọng nói, kích thích thuộc xúc giác có những giá trị và tác dụng khác nhau, tùy tình trạng và điều kiện hiện tại của đứa bé :

Một trẻ em đang bực bội tức giận, sẽ lắng dịu, trở nên bình tĩnh, khi có một bàn tay vuốt ve nhẹ nhàng, chậm rãi.

Một trẻ em nửa tỉnh nửa mê, sẽ trở nên tỉnh táo nếu có người lại gần, từ từ thoa bóp chân tay hoặc bồng bế đưa qua đưa lại.  Một  trẻ  em  tỉnh táo bình lặng sẽ trở nên thức tỉnh hoạt bát, nếu chúng ta dùng chiếc võng, để đu đưa càng lúc càng nhanh.

­ Trong lãnh vực xúc giác, ảnh hưởng còn tùy thuộc vào những vùng được kích thích. Có em thích thoa đầu, em khác thích trò chơi va chạm mạnh, có em thích được thoa lưng. Em khác trở nên hoạt bát, nếu chúng ta thoa bóp hai bàn chân.

­ Ngày nay trong lĩnh vực trị liệu và khoa sư phạm đặc biệt dành cho trẻ em thiểu năng loại nặng và trầm trọng, nhiều phương pháp đã đặt  trọng tâm vào lãnh vực xúc giác, để phát huy khả năng trao đổi và tạo ra một nếp sống thoải mái cho những trẻ em này. Phương pháp “những kích thích cơ bản”, khoa “thoa bóp trị liệu”, đang được sử dụng trong các lớp đặc biệt, cũng nhằm những mục tiêu tương tự.

Để kết luận, chúng ta cần ghi nhận một vài yếu tố cơ bản sau đây :

1/. Năm giác quan là vốn liếng rất quan trọng của trẻ em. Cho dù nghèo nàn, khuyết tật đến độ nào, vốn liếng ấy vẫn có mặt nơi một trẻ em. Biết khai thác vốn liếng ấy, để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em phát huy khả năng học tập là công việc và nhiệm vụ của chúng ta.

2/. Năm giác quan là 5 cánh cửa để trẻ em tiếp xúc và trao đổi với thế giới bên ngoài, với môi trường chung quanh. Bà mẹ là nhịp cầu cơ bản, thiết yếu, nối kết thế giới bên ngoài với nội tâm của trẻ em. Công việc  trung gian này trở nên khó khăn, phiền toái, khi trẻ em sinh ra với những giới hạn hoặc thương tổn. Bà mẹ cần được nâng đỡ tối đa trong lúc này, để tiếp tục can trường đảm nhiệm công việc “làm mẹ” của mình.

***

CHƯƠNG 1.2

SÁU TÌNH TRẠNG Ý THỨC

CỦA TRẺ SƠ SINH

 

Thông thường chúng ta không hiểu rõ về khả năng hiện hành và thật sự của một em bé sơ sinh. Ngoài ba công việc : ngủ, bú và khóc, hình như các em không làm gì. Và chúng ta không biết phải làm gì với các em. Chính vì vậy, nhiều người đã tỏ ra nghi kỵ về những chương trình hoặc dự án hoạt động và can thiệp liên hệ đến lứa tuổi này. Theo ca dao và tục ngữ Việt Nam, “dạy con dạy thuở nên ba”. Ngày nay, tâm lý bảo chúng ta phải bắt đầu tiếp xúc và trao đổi, xây dựng và phát huy những quan hệ gắn bó mẹ con, từ những giây phút đầu tiên của cuộc sống.

Kỳ thực, trẻ sơ sinh đã có những khả năng trong nhiều địa hạt khác nhau.

*  Quan sát, theo dõi và chú ý.

* Đình chỉ những phản xạ vận động tự nhiên, để tạo điều kiện thuận lợi cho công việc chú ý và tiếp thu.

* Tiếp xúc và trao đổi với môi trường chung quanh, trung gian năm cánh cửa giác quan: thị, thính, khướu, vị và xúc giác.

Tuy nhiên, để trẻ em có thể có điều kiện  thức  tỉnh  và  tiếp  xúc  như  vậy, người lớn và nhất là bà mẹ phải có hai kỹ năng và kiến thức cơ bản :

­ Thứ nhất là lựa chọn những loại kích thích thích ứng để đánh thức và tiếp xúc.

Để xác định những đặc điểm cơ bản của loại kích thích thích ứng, chúng ta cần khám phá cho mỗi cá tính của trẻ em, hai loại ngưỡng kích thích :

a) Ngưỡng sơ khởi : Để một kích thích có tác dụng hữu hiệu, chúng ta phải lựa chọn những cường độ ở trên ngưỡng sơ khởi. Cường độ này tăng giảm tùy trẻ em và cá tính của em. Nếu kích thích ở dưới cường độ tối thiểu  này, trẻ em không có phản ứng.

b) Ngưỡng khổ đau còn gọi là ngưỡng chịu đựng.

Ngưỡng khổ đau là cường độ tối đa, một trẻ em có thể chịu đựng được. Những cường độ ở trên ngưỡng khổ đau sẽ tạo nên những cực hình, trên hai bình diện tâm lý và sinh lý. Nếu kích thích vượt cường độ khổ đau, vẫn kéo dài hay là lập đi lập lại, hệ thần kinh có thể bị chấn thương. Trong lãnh vực thính giác chẳng hạn, tần số quá cao sẽ làm rách vở màn nhĩ trong lỗ tai. Và trẻ em sẽ trở nên khiếm thính.

Những kích thích ở dưới ngưỡng sơ khởi được gọi là kích thích bất cập.

Những kích thích ở trên ngưỡng khổ đau được gọi là kích thích thái quá.

Ở giữa hai ngưỡng tối đa và tối thiểu, chúng ta có thể chọn lựa những kích thích thích ứng để giao tiếp với trẻ em.

Để quán triệt vấn đề, chúng ta cần thêm hai yếu tố khác : thời gian kích thích và số lượng kích thích. Chính phản ứng của trẻ em sẽ soi sáng và hướng dẫn chúng ta trong công việc :

Sau một thời gian được kích thích, trẻ em sẽ có phản ứng quen nhàm, lơ đãng.

Nếu trẻ em ngột ngạt vì quá nhiều kích thích dồn dập cùng một lúc, các em sẽ có phản ứng rút lui, ngoảnh mặt nơi khác, khước từ, đóng kín cửa giác quan.

Biết thông đạt, hiểu biết, thông cảm với trẻ em là biết ghi nhận, quan sát lắng nghe “những sứ điệp câm nín”, những cách thức các em nhắn gởi cho chúng ta :

“Thôi con mệt rồi, mẹ ngừng lại đừng chơi thêm!

“Mẹ chỉ nói một điều thôi. Nhiều điều làm con lẫn lộn, rối loạn. Chỉ nói, đừng làm. Hay là chỉ nhìn đừng nói. Hãy vuốt  ve,  dỗ dành con trong thinh lặng...”

“Hãy từ từ và dịu dàng bồng bế con lên, để con có thời gian mở mắt nhìn mẹ”

“Sao mẹ mạnh tay và đột ngột như vậy? Mẹ tức bực ai mà trăm dâu đổ đầu tằm như vậy?

“Mẹ buồn chuyện gì với ba, thì nói cho ba nghe. Sao lại lơ là, lơ đãng với con!”

Thay vì biết lắng nghe như vậy, chúng ta đã phóng chiếu lên trẻ em những tình trạng khổ đau, buồn phiền chán nản chủ quan của chúng ta. Chúng ta đưa ra những lời nhận xét và giải thích hoàn toàn tiêu cực, thay vì ghi nhận những sự kiện khách quan, mắt thấy, tai nghe, tay chân va chạm. Trong những điều kiện như vậy, chúng ta chỉ thấy vấn đề, khó khăn thay vì đón tiếp và  chấp nhận trẻ em với bao nhiêu vốn liếng có sẵn của em.

Trong cách bồng bế, tắm gội, thay áo quần, ru ngủ, thoa bóp, cho con bú… theo D. Winnicott, người mẹ đã bộc lộ cho đứa con hay  biết ba tin tức về mình :

* Lề lối tiếp xúc : hiện diện tích cực hay là lơ đểnh.

* Cách xử trí : tôn trọng, chấp nhận đứa con hay không.

* “Cách nhìn con” con được gọi là kiến thị về đứa con : Tích cực hay tiêu cực.

Nếu bà mẹ đã thấy con khuyết tật, bà sẽ tạo mọi điều kiện để đứa con càng ngày càng trở nên khuyết tật. Đó là hiện tượng “thực hiện những dự tưởng của chính mình”.

­ Thứ hai là khám phá hiện trạng ý thức của trẻ em.

Để tiếp xúc và kích thích một cách thích hợp với mức độ và khả năng đáp ứng của trẻ em, chúng ta còn phải khảo sát thời điểm thuận lợi.

Để làm công việc lựa chọn thời điểm giao tiếp này chúng ta cần phân biệt và phát hiện sáu tình trạng ý thức của trẻ sơ sinh.

Tình trạng thứ 1 : Giấc ngủ thâm sâu và bình lặng.

Đôi mắt khép kín.

Tứ chi và cơ thể không có những cử động.

 Nhịp thở điều hòa.

Khuôn mặt bình lặng, nét mặt không nhăn nhó, môi miệng không máy động.

Tuy nhiên ở đầu các ngón tay, và mí mắt, có những cử động đơn sơ và nhẹ nhàng.

Tất cả những kích thích bình thường trở nên vô hiệu.

Đối với trẻ em lành mạnh, sinh ra đúng ngày tháng và đúng cân lượng (2,500 ­ 3 kilô) giai đoạn này kéo dài độ 4 tiếng đồng hồ, mỗi chu kỳ.

Đối với trẻ em sinh ra thiếu tháng, chu kỳ này chưa ổn định, cho đến khi hệ thần kinh được phát triển đầy đủ.

Giấc ngủ thâm sâu là thời gian nghỉ ngơi bồi dưỡng về mặt cơ thể. Hệ thần kinh của những trẻ em thiếu tháng, dễ bị kích động, cần giai đoạn giấc ngủ thâm  sâu để từ từ tổ chức và phát triển.

Tình trạng thứ 2 : Giấc ngủ náo hoạt

Hai mắt khép lại và một vài khi nhãn cầu cử động nhẹ và quay tròn.

Toàn thân cử động, trở qua trở lại, hay là co giật.

Hơi thở nhẹ nhàng và không đều.

Mí mắt nhấp nháy, nét mặt nhăn nhó, miệng mỉm cười, máy động hay là bú mút.

Theo lời giải thích của một số tác giả, đây là giai đoạn mộng mị, cần thiết cho việc bồi dưỡng tâm trí. Hệ thần kinh của trẻ sơ sinh phát triển mạnh trong giai đoạn này và bắt đầu phân phối những phần vụ chuyên biệt cho mỗi cơ cấu não bộ khác nhau.

Trong giai đoạn này, trẻ em có thể tiếp nhận những kích thích từ ngoài và bị đánh thức dễ dàng khi có những kích thích mạnh.

Tình trạng thứ 3 : Giai đoạn trung gian và chuyển tiếp giữa ngủ và thức.

Hai mắt có khi mở ra, khi khác khép lại.

Tuy dù mắt mở ra, trẻ em còn mơ màng, không tươi tỉnh.

Chân tay có thể cử động chậm chạp.

Nếu được đánh thức hoặc kích thích vào lúc này, trẻ em sẽ từ từ trở nên thức tỉnh hoàn toàn và hoạt bát, sẵn sàng tiếp thu và trao đổi.

Tuy dù còn mơ màng, trẻ em đã có thể quan sát, lưu tâm và ghi nhận một  vài điều đang xảy ra hai bên cạnh mình.

Tình trạng thứ 4 : Tỉnh thức hoạt bát

Ở vào giai đoạn này, trẻ em có tác phong bình  lặng,  không  náo  động,  không vùng vẫy, chạy nhảy lung tung.

Đôi mắt linh động, láu lỉnh có khả năng tiếp thu tất cả những gì đang xảy ra chung quanh. Đây là giai đoạn tốt hảo nhất để trẻ em học tập, tiếp xúc, trao đổi.

Những ngày đầu tiên, giai đoạn này chỉ kéo dài vài ba phút. Nhưng sau ba bốn tuần lễ, có thể đạt thời gian chừng 20­30 phút đồng hồ.

Tình trạng thứ 5 : Tỉnh thức náo động

Khả năng chú ý bắt đầu giảm suy.

Nếu trẻ em vẫn còn được kích thích, các em sẽ “trở chứng” nghĩa là trở nên bực bội, phẫn nộ, khước từ hoặc phản kháng, đập vỡ, phá  hoại hay là liệng đồ vật tung tóe khắp nơi. Tán loạn, vô tổ chức là những đặc điểm trong tác phong của trẻ em trong giai đoạn này.

Tuy dù vậy, chúng ta còn có thể tiếp xúc, trao đổi, dỗ dành. Dựa vào những sở thích của trẻ em, chúng ta có thể điều hợp và hướng dẫn  trẻ em trở lại tình trạng “quân bình và trung bình”.

Kinh nghiệm sẽ dạy chúng ta :

­ Dừng lại hay là thay đổi thể thức kích thích, trước khi trẻ em hết  khả năng chịu đựng, và trước khi trẻ em “trở chứng”.

­ Để tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em học tập, tiếp xúc, chúng ta hãy lưu tâm canh chừng : Ngưỡng khổ đau. Ngưỡng này tăng giảm tùy thuộc điều  kiện sức khoẻ và điều kiện sinh lý hiện tại của trẻ em.

­ Vui thích là điều kiện và phương tiện để chúng ta phát huy khả năng học tập. Đó cũng là tiêu chuẩn để chúng ta tiếp tục hay dừng lại. Học tập chỉ thu lượm kết quả, chừng nào học tập mang lại vui thích. Mất hết  vui  thích,  học tập sẽ biến thành cực hình, tạo khổ đau. Nếu khổ đau vẫn tăng cường, trẻ em sẽ khóc la inh ỏi.

Trạng thái thứ 6 : Khóc la inh ỏi.

Khóc la là một sứ điệp. Cho nên trước khi tìm cách can thiệp, chúng ta phải tìm hiểu chức năng tích cực của tín hiệu này.

Khi trẻ em khóc, các em đang có thể nhắn gửi chúng ta những điều sau đây :

1 ­  Con đang khổ đau,

2 ­  Con đang đói bụng,

3 ­ Con đang bực bội khó chịu trong cơ thể,

4 ­ Con đang buồn chán, cần có người trao đổi, tiếp xúc, bồng bế,

5 ­ Con đang cần những vận động để điều hòa sinh hoạt của tim phổi,  hoặc bộ máy tiêu hóa.

Trong trường hợp bình thường sau ba ngày, người mẹ đã có khả năng giải thích, tìm ý nghĩa trong tiếng khóc của đứa con mới sinh ra.

Sau 3 tuần, một tháng, khóc la xảy ra theo những chu kỳ đều đặn trong ngày. Đó là loại khóc la số 5 : một nhu cầu vận động để điều hòa cơ thể, sau những lúc khóc la vì nhu cầu như vậy, tự động trẻ em sẽ trở về trạng thái bình lặng, thoải mái và trầm mình vào giấc ngủ. Đây là một loại “thể dục” của trẻ sơ sinh.

Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đối với một số bà mẹ, tiếng khóc la của đứa con tạo nên những tình trạng lo âu khắc khoải hay là những mặc cảm tội lỗi, khả dĩ làm tê liệt mọi năng lực cần thiết. Từ đó, bà mất hết khả năng để đảm nhiệm những công việc bình thường của một bà mẹ chăm lo cho đứa con.

Thực ra, tiếng khóc la của đứa con không phải là nguyên nhân chủ yếu gây nên tình trạng suy nhược như thế. Tiếng khóc la của đứa con chỉ là cơ hội gợi lại cho bà tất cả những vấn đề khủng hoảng và xung đột nội tâm mà chính bà đã kinh qua trong quá khứ. Đứa con của bà, bằng xương bằng thịt trước mắt bà, đã hà hơi, tiếp sức và làm sống lại một đứa bé khác với bao nhiêu vết thương lòng luôn luôn rướm máu và chưa một lần được ai băng bó, thoa dịu, vỗ về, chữa trị.

Những bà mẹ như thế cần có người giúp đỡ, lắng nghe, phản ảnh. Nhờ đó, bà sẽ có khả năng tìm về những ngày tháng xa xưa, sống lại những tâm tình đã được chôn vùi dồn nén trong đáy sâu của vô thức. Đem ra ánh sáng, chuyển  biến vô thức thành ý thức, khách thể hóa, khả năng nhìn lại mình : Đó là những điều chúng ta cần xúc tác nơi bà mẹ, để bà lấy lại niềm tin và  đón  nhận  đứa  con với những vốn liếng thực sự của em. Thay vì khước từ, tránh né nhắm mắt  hay là tô son điểm phấn những điều bà không dám nhìn vì sợ hãi.

 

***

CHƯƠNG 1.3

TRẺ EM TỪ 6 THÁNG ĐẾN 1 NĂM

1. Theo Stella Chess và Alexander Thomas,[1] để  theo  dõi  và  đánh  giá  tiến trình phát triển của trẻ em vào lứa tuổi này, chúng ta cần khảo sát  kỹ lưỡng những yếu tố sau đây :

1/­ Mức độ và chất lượng những hoạt động của trẻ em : thụ động, chủ động hay là hiếu động (vận động lộn xộn, nhảy từ cái này qua cái khác).

2/­ Mức độ tập trung hay là khả năng quan sát chú ý.

3/­ Ổn định, kiên trì trong hoạt động và tình cảm hay là tính khí thất thường, không ổn định.

4/­ Dè dặt sợ sệt, co rút hay là có khả năng tiếp xúc, nhất là trong những hoàn cảnh mới lạ.

5/­ Cường độ của phản ứng và tình cảm, xúc động.

6/­ Khả năng thích nghi mau, chậm trong một môi trường mới lạ.

7/­ Điều kiện cơ thể và sinh lý : ăn uống, tiêu hóa, ngủ nghỉ.

8/­ Ngưỡng độ kích thích và mức độ nhạy cảm : dễ bị kích thích hay là phản ứng chậm chạp.

9/­ Tính khí : u sầu, hay gắt gỏng, bực bội...

2. Khả năng vận động :

2.1. Thế ngồi :

5 tháng : ngồi dựa vào 2 tay ra đằng trước, mất quân bình, nếu vận động.

6 tháng : vẫn ngồi dựa vào hai tay, nhưng đạt được thế quân bình khi vận động đưa đầu ra trước hoặc ra sau. Nhưng mất quân bình khi nghiêng về mặt hoặc trái.

7 tháng : ngồi không cần dựa vào hai tay. Nhưng còn mất quân bình khi vận động.

8 tháng : làm chủ được thế ngồi và có thể vận động quay ra trước va sau hay là quay ra hai phía mặt và trái.

Khi thấy trẻ em có khả năng ngồi, còn giữ thế bất động : Trẻ em mới bắt đầu có khả năng ngồi.

Thế ngồi + vận động : Thế ngồi đã có mặt gần 1 tháng.

Trẻ em có khả năng chuyển vận từ thế nằm, bò qua thế ngồi một cách dễ dàng : Thế ngồi đã được thực tập hai tháng.

2.2. Cách xử dụng bàn tay và các ngón tay :

6 tháng : chưa phân biệt 2 phần lòng bàn tay và đầu ngón tay, trẻ em cầm đồ vật trong lòng tay.

7 tháng : biết di chuyển đồ vật từ tay này sang tay kia, và bắt đầu sử dụng đầu ngón tay.

8 tháng : dùng 2 ngón tay cái và trỏ để kẹp đồ vật.

Để thực tập “thế kẹp”, trẻ em có thể dùng hai ngón tay để lượm những vật ở trên mặt đất.

Cũng vào lứa tuổi này, trẻ em càng ngày càng ổn định thứ tự chính và phụ giữa hai tay trái và mặt. Tay chủ động sẽ luôn luôn đưa ra để nhận hoặc nắm đồ vật.

2.3. Thế Trườn và Bò :

Từ 7 đến 8 tháng, trẻ em thích di động.

Từ thế nằm em lật qua thế trườn tới sau 8 tháng : bò 4 chân, bò tới hoặc bò lui như con cua.

Tuy nhiên, một số trẻ em không đi qua giai đoạn này. Từ thế ngồi, trẻ em học đứng lên. Sau đó, em học đi.

2.4. Thế đứng :

Chung quanh 9 tháng, trẻ em học đứng lên.

Vào giai đoạn này, vấn đề an toàn cần được chúng ta lưu tâm  một cách đặc biệt.

Những tai nạn té ngã, ngộ độc có thể xảy ra bất cứ lúc nào, nếu trẻ không được người lớn theo dõi, canh phòng.

Vào lứa tuổi này ý thức về giới hạn cũng như hiểu biết về nguy cơ, hiểm nghèo chưa có mặt.

Vì lý do đó :

­ Chúng ta cần lưu tâm về vấn đề vệ sinh nhà cửa. Trẻ em có thể bỏ vào miệng bất cứ cái gì.

­ Thuốc diệt rầy, muỗi, chuột cũng như thuốc men phải cất kỹ, có tủ khóa lại.

­ Lửa, điện, than, tầng cấp là những nơi tai họa có thể xảy đến.

­ Nếu nhà có bếp điện, bếp ga, hay là bồn tắm, chúng ta cũng cần có biện pháp đề phòng.

3. Kỹ năng học tập và khám phá

3.1. Vấn đề học tập chủ yếu trong giai đoạn này là ý  thức và hiểu biết về tính chất thường tồn của sự vật và con người.

* Trẻ em đi tìm những đồ chơi đã biến mất.

* Trẻ em yêu thích những trò chơi trốn tìm.

* Trẻ em liệng xa đồ vật, để người lớn lượm lại cho mình.

* Trẻ em phân biệt người lạ người quen và có phản ứng lo sợ trước người lạ mặt : "Sự hiện diện của một khuôn mặt xa lạ nhắc cho em sự vắng mặt của mẹ, có thể hay là đã xảy ra", cho nên trẻ em có phản ứng lo sợ.

* Đồng thời trẻ em bắt đầu có khả năng hiểu biết về nguyên lý nhân quả.

Để tạo điều kiện cho trẻ em có thể chấp nhận  những  hoàn  cảnh  “xa  lìa  tạm biệt” như vậy, bậc cha mẹ cần chuẩn bị cho trẻ em về vấn đề ra đi của mình.

a/ Thông báo trước cho trẻ em hay ngày giờ và lý do vắng mặt của mình.

b/ Lúc có mặt trở lại, chúng ta cũng cho trẻ em hay.

c/ Trong những lúc sống và tiếp xúc với trẻ em, tổ chức những trò chơi trốn tìm, thu giấu đồ vật sai trẻ em đi lấy những vật dụng ở phòng kế cạnh.

d/ Khi giao phó trẻ em cho một người lạ, chúng ta cần chọn những người nào biết tiếp xúc, gần gũi với trẻ em, trao đổi bằng liếc nhìn, và cư xử một cách dịu dàng, cẩn trọng.

e/ Nếu vì lý do công việc, chúng ta phải xa lìa trẻ em hằng ngày, chúng ta cần tìm ra những cơ hội để bù trừ sự vắng mặt ấy.

f/ Yêu cầu những người ngoài gia đình ­ thậm chí ông bà nội ngoại hay bà con cô bác đừng quá vội vã bồn chồn, muốn ôm ẵm trẻ em khi gặp gỡ.

Trái lại, hãy dành cho trẻ em thời giờ làm quen, tiếp cận.

Không tạo những “chuyển tiếp” như vậy, chúng ta sẽ được trẻ em kết nạp vào loại người “vi phạm lãnh thổ”; và các em sẽ tỏ ra những thái độ dè dặt, sợ sệt hoặc từ khước.

g/ Thay vì áp đặt cho trẻ em những điều lệ hoặc qui luật, chúng ta cần dành thì giờ để giải thích cho trẻ em hiểu lý do, nguyên nhân hoặc thể thức làm.

h/ Khi có những cấm đoán, chúng ta cũng cần có một thái độ tương tự : giải thích tại sao một cách ngắn gọn, với ngôn ngữ đơn sơ, thích hợp với trình độ.

Về lâu về dài, thái độ và thể thức làm như vậy sẽ tạo niềm tin và quan hệ tình cảm vững chãi cho trẻ em. Bằng không, độ một vài tháng sau này, khi trẻ em có kỹ năng ngôn ngữ, các em sẽ lặp đi lặp lại mãi hoài câu hỏi “tại sao?”, mà không ai có thể thỏa mãn các em.

i/ Trên bình diện tâm bệnh, vì nhu cầu an toàn nội tâm, một số trẻ em có khuynh hướng lặp đi lặp lại mãi hoài một hành vi, một câu nói. Thuật ngữ tâm lý gọi đó là tác phong “Nhai lại”.

Lý do sơ khởi của hành vi và tác phong “nhai lại” là trở về với một hoàn cảnh trong đó, trẻ em đã tìm gặp một phần nào cách làm thỏa mãn vấn đề lo sợ của mình. Nhưng, trong điều kiện hiện thời, câu trả lời ấy không còn thích ứng.

3.2. Ý thức về giới hạn hành động hay là ý thức về hoàn cảnh nguy cơ, hiểm nghèo

Bài học này phải bắt đầu từ lúc trẻ em có khả năng trườn, bò, di chuyển, vận động. Hơn ai hết, chính bà mẹ ­ hoặc những người thay thế bà mẹ ­ là người có khả năng và trách nhiệm giúp trẻ em hội nhập và nội nhập bài học này.

Hai yếu tố hoặc 2 điều kiện gần như “bẩm sinh”; nghĩa là có mặt một cách tự nhiên, giúp trẻ em tiếp thu và hội nhập bài học này.

Yếu tố 1 : Trẻ em cảm thấy bất ổn. Đây là một tình cảm, cảm xúc, nói được là một  ý thức mơ hồ, chưa được xác định, thuộc địa hạt cảm thức.

Yếu tố 2 : Trẻ em đưa mắt nhìn mẹ để tham khảo ý kiến

“con làm được hay không?

“con có thể đi tới hay là rút lui?

Không có ai để trả lời câu hỏi chính lúc ấy, nhiều tai nạn có thể xảy ra, nếu hoàn cảnh có tính nghiêm trọng.

Nếu có bà mẹ đáp trả bằng liếc nhìn cổ võ hay là cấm đoán, đứa trẻ sẽ từ từ nội nhập “câu trả lời và sự có mặt của bà mẹ” khi có hiểm nguy.

Sau này, khi đã có ý thức ấy, mặc dù bà mẹ vắng mặt, đứa trẻ sẽ có khả năng rút lui nếu cảm thấy bất ổn.

Tình cảm bất ổn  ==> dừng lại hỏi ý kiến = Đánh giá (mắt mẹ).

Nếu tình cảm bất ổn        ==>      Rút lui.

Chính Robert Emde đã giúp chúng ta thấy sự chuyển biến của một phản xạ lo âu thành phản ứng khôn ngoan, đánh giá mình, trung gian liếc nhìn của bà mẹ.

Tác giả này đã tổ chức một thí nghiệm sau đây :

Trên một mặt bằng làm bằng kính, trẻ em có thể trườn bò, di động.

Khi bò tới một khoảng chừng vài mét, trẻ em có thể, qua  mặt  kính  nhìn  thấy một hố sâu ở bên dưới.

Trẻ em từ 6­12 tháng sẽ dừng lại, đưa mắt nhìn mẹ ở bên kia “hố thẳm”. Nếu mặt mẹ vẫn tươi cười, trẻ em sẽ can đảm bò tới. Nếu  mẹ  tỏ ra sợ hãi,  cấm đoán, trẻ em sẽ rút lui.

Thí nghiệm này cho ta thấy :

a/ Trẻ em đã có thể hiểu biết thái độ tình cảm và ước muốn của bà mẹ, khi nhận thấy diện mạo, điệu bộ và những dấu hiệu khác của bà mẹ.

b/ Dựa vào ý kiến của bà mẹ, các em có thể có những quyết định hành động tiến tới hoặc rút lui.

3.3. Ý thức và hình ảnh về mình : Tích cực hoặc tiêu cực

Trước khi bắt tay vào một hành động, một số trẻ em, vào khoảng 8 hoặc 9 tháng, đã cho chúng ta biết thái độ và cảm thụ của mình thế nào :

­ Tích cực, thích khám phá, tò mò kiên định, hãnh diện về kết quả.

­ Tiêu cực, sợ thất bại, khước từ, bực bội, bỏ cuộc nửa chừng, bất cố, nhảy từ cái này qua cái nọ.

Thái độ và thể thức hoạt động như vậy biểu lộ một hình ảnh về mình.

­ Tích cực, tự tin, ý thích muốn học hỏi và khám phá.

­ Tiêu cực, cảm thức bất lực, sợ thất bại, không dám mạo hiểm tìm tòi.

Trong đa số những trẻ em chậm phát triển, vấn đề “ý thức và hình ảnh tiêu cực” về mình làm cho tình trạng mỗi ngày càng thêm trầm trọng.

Theo D. Winnicott, ý thức về khả năng của mình đã được phát triển theo một trình tự như sau :

Giai đoạn 1: trẻ em cảm thức một nhu cầu

Giai đoạn 2: Nhu cầu làm nẩy sinh một ý thích được thỏa mãn

Giai đoạn 3: trẻ em mơ tưởng đối tượng làm cho mình thỏa mãn

Giai đoạn 4: Trẻ em bộc lộ ra ngoài ước mong của mình

Giai đoạn 5: Ba mẹ đem đến cho em chính điều em đã mơ tưởng

Giai đoạn 6: Ý thức đến tính cách ở ngoài của đối tượng, nhưng mình có khả năng hoặc đi tìm hoặc yêu cầu kẻ khác làm cho mình.

Ý thức về khả năng sẽ bị tổn thương trong những hoàn cảnh sau đây :

a/ Mẹ trả lời quá sớm, trước khi đứa con mơ tưởng, hình dung đối tượng và bộc lộ ra ngoài.

b/ Mẹ trả lời quá chậm : trẻ con đã khóc la, nhưng không ai động chuyển. Dần dà trẻ em có một ý niệm tiêu cực và bi quan về cuộc sống.

c/ Mẹ trả lời không thích ứng : "con dao 2 lưỡi". Cho nên trẻ em sinh ra nghi kỵ.

d/ Mẹ trả lời “chấp cố, chấp thủ” không ý thức đến giai đoạn phát triển của trẻ em.

e/ Mẹ trả lời tùy hứng, bốc đồng: Trẻ em không thể hiểu biết và dự đoán.

Trong quan điểm ấy, ý thức về mình hoặc hình ảnh tích cực bao gồm 4 yếu tố:

y.t.1 : Tôi có khả năng

y.t.2 : Tôi là một nhân vật quan trọng, có giá trị

y.t.3 : Tôi có xác tín như vậy : Tự tin

y.t.4 : Tôi biết về giới hạn của tôi : khi nào có thể, khi nào không.

Hình ảnh và ý thức tích cực về mình là trọng tâm và cơ bản của công cuộc giáo dục và dạy dỗ. Bao lâu, chúng ta chưa thành công trong  việc kiện dựng một hình ảnh tích cực về mình nơi trẻ em, chúng ta phải can đảm xét lại toàn bộ tư tưởng và phương pháp giáo dục của chúng ta.

3.4. Ngôn ngữ của trẻ em

Trong vòng 4 hoặc 5 tháng này, trẻ em càng ngày càng phát âm, khi tiếp xúc với người lớn, cũng như khi chơi một mình. Phát âm trở thành một trò chơi rất hấp dẫn đối với các em.

Những âm thanh như Ba, Má, đã thường được lặp đi, lặp lại, hay là được trẻ em sử dụng để gọi kẻ khác.

Có trẻ em dùng âm “ê, ê...” để tiếp xúc hay là kêu người lớn.

Dù phát âm rõ ràng hay không rõ ràng, đa số trẻ em lên 8 hoặc 9 tháng đều hiểu rõ giá trị truyền đạt, giao tiếp của các âm thanh. Thay vì khóc la, các em đã biết diễn tả tâm tình của mình qua âm thanh.

Hiểu biết cơ bản của trẻ em là nhận thức về vai trò dấu hiệu của một số âm thanh. Ví dụ mỗi buổi chiều, tiếng máy xe hay là tiếng động của bước chân tạo nên một phản ứng vui mừng vì các em hiểu : Đó là dấu hiệu “Ba đi làm về.

4. Những xung đột mẹ con cần xa lánh và đề phòng

Vì lý do thực tập những kỹ năng mới như trườn bò, đứng đi, trẻ em trong lứa tuổi này rất dễ bị kích thích và căng thẳng. Nhiều trẻ em có phản ứng “khó ăn, khó ngủ”. Các em thích vận động, hơn là ngồi yên để ăn. Ở trong giường, các em mải mê đứng lên, ngồi xuống, vận động trườn bò...  thay vì nằm yên để chờ giấc ngủ.

Vì lo âu, nhiều bà mẹ đã trở nên căng thẳng, có thái độ cưỡng ép con ăn và ngủ. Nguyên nhân những xung đột mẹ con đã đâm chồi nẩy lộc trong hai địa hạt ăn và ngủ này.

Thái độ lành mạnh là không quan trọng hóa cũng như không tạo nên những xung đột. Khi trẻ em tỏ ra có vấn đề ăn và ngủ sau một vài tuần, những vấn đề này sẽ không còn lý do tồn tại, nếu bà mẹ đã không biến làm đề tài căng thẳng xung đột giữa mẹ và con.

Nhiều bà mẹ đã đặt vấn đề “vệ sinh tiểu tiện và đại tiện” vào giai đoạn này. Theo thiển ý của tôi, đây là ảnh hưởng méo mó của sách vở và văn minh Âu Tây. Một bà mẹ mộc mạc người Việt Nam sẽ biết chắc rằng : Đặt vấn đề như vậy là quá sớm, không cần thiết. 

***

CHƯƠNG 1.4

TRẺ EM TỪ 12 ĐẾN 18 THÁNG

1. Những kỹ năng trong giai đoạn này :

1.1. Trẻ em bắt đầu biết đi chập chững.

1.2. Mặt vận động và trí năng :

* Dùng bốn hình khối lập phương đặt để trên nhau, để xây một tầng tháp.

* Có thể tìm ra một đồ chơi được cất giấu và chuyển vận 2 lần.

Như vậy, trẻ em có kỹ năng này là có khả năng hiểu biết về tính chất thường tồn của sự vật.

* Có khả năng hình dung và tưởng tượng cũng như dùng vật này để thay thế vật khác.

Ví dụ : dùng một thanh gỗ nhỏ để làm bình sửa cho em bú.

* Bắt đầu hiểu biết về quan hệ Nhân quả giữa 2 sự vật. Cho nên trẻ em thích khám phá tìm hiểu. Vì tò mò, nên trẻ em thích đụng đến, cầm lấy mọi đồ vật.

 

1.3. Trong lãnh vực trò chơi

Trẻ em chơi bên cạnh nhau : chơi song song.

Nhưng chưa có trò chơi hợp tác : cùng làm với nhau, chơi một trò chơi với nhau

Tuy nhiên, nhờ chơi bên cạnh nhau, các em có thể học cách chơi của những trẻ em lớn hơn : CHƠI NHƯ NHAU.

1.4. Trong lãnh vực “sơ đồ thân thể”

* Trẻ em 1 năm nhìn vào tấm gương tỏ ra bỡ ngỡ nhìn “cái mũi có tô son đỏ”.

* Trẻ em 15 tháng, đưa tay đụng vết son đỏ trên mặt tấm gương.

* Trẻ em 18 tháng : biết đưa tay lên mũi của chính mình để lau vết son.

1.5. Ngôn ngữ :

Trong lứa tuổi này, trẻ em có khả năng hiểu  những mệnh lệnh đơn sơ thông thường. Chúng ta có thể bảo một trẻ em đi lấy một vật dụng ở một nơi khác trong nhà.

Khi chơi một mình, trẻ em thường huyên thuyên dài dòng, có cung điệu trầm bổng, phát ra những âm thanh. Nhưng trong những câu nói ấy, chưa có một từ nào rõ rệt, ngoại trừ : Ba, má, bé, không...

Mặc dù chưa nói được thành lời, nhưng qua cử điệu, trẻ em có thể diễn tả để người lớn hiểu được em muốn cái gì. Ví dụ trẻ em có thể đưa tay chỉ điều mình muốn. Nói tóm lại, từ những cơ bản trao đổi, tiếp xúc ấy, dần dần trẻ em sẽ đưa vào những từ càng ngày càng rõ rệt. Và số từ càng ngày càng gia tăng.

Để giúp trẻ em tiếp thu dễ dàng, người lớn dùng câu đơn sơ, thường lặp lại những từ quan trọng.

Khi trẻ em phát âm sai, thay vì sửa chữa, chúng ta có thể dùng câu hỏi để kiểm tra: "Con nói gì mẹ không hiểu. Con nói “con gà” phải  không?  À con gà kêu : o, o, ò". Để giúp trẻ em học nói, chúng ta nên bắt đầu bằng tiếng chim kêu, gà gáy, để các em học tập phát âm.

Vào tuổi này, trẻ em thích nghe những mẫu chuyện đơn sơ thông thường.

2. Đa số trẻ em ở lứa tuổi này đều có tác phong hiếu động :

* đụng tay vào mọi đồ vật, nhưng chưa tập trung chú ý vào một cái gì lâu dài.

* dễ bị kích thích.

* không có khả năng chọn lựa một đối tượng kích thích và khước từ tạm thời hoặc bỏ qua một bên những đối tượng khác.

Vấn đề giáo dục, là hạn chế lượng số những yếu tố kích thích, để giúp trẻ em kéo dài khả năng tập trung chú ý của mình.

3. Những cơn tức giận và la ó rộn ràng : Thái độ khước từ và bất tuân

Khi trẻ em đi vào lứa tuổi từ hơn 1 năm đến 2 năm rưởi, không khí giáo dục rất căng thẳng. Ba lý do chính yếu :

Lý do 1. Trẻ em bắt đầu phân biệt Mình và Người. Cho nên, để chứng minh quyền tự lập và tự chủ của mình, trẻ em muốn khước từ ý kiến và lời đề nghị của kẻ khác.

“Chấp Ngã” : Thái độ qui ngã có một chức năng tích cực trong vấn đề giáo dục. Phát huy nhân cách và vừa được ý thức một cách rất sơ phác và thô thiển.

Lý do 2. Trẻ em bắt đầu hình dung và tưởng tượng. Đồng thời, các em bắt đầu có ý niệm : những gì biến mất, không thấy không phải là không còn, nhưng vẫn còn. Trên bình diện xã hội, các em bắt đầu va chạm với những qui luật và giới hạn hành động.

Để hội nhập và nội nhập những qui luật ấy, trẻ em cần chứng nghiệm và khám phá :

“Cái gì làm được,

“Cái gì làm không được”.

Sở dĩ trẻ em thường xuyên có ý đồ thách thức, làm ngược lại, hay là trốn thoát khỏi tầm kiểm soát của người lớn, là vì các em muốn học tập về những giới hạn và quyền năng của mình.

Lý do 3. Trong khi trẻ em thuộc lứa tuổi này chung sống hay là chơi chung với nhau trong một môi trường, có nhiều hiện tượng tranh chấp, giằng co, xung đột, đụng chạm, đánh lộn nhau.

Khí cụ để đấu tranh và tự vệ ở tuổi này là những chiếc răng. Cho nên có những trẻ em hay cắn những trẻ em khác.

Vì những lý do ấy, cha mẹ thường nêu lên vấn đề kỹ luật và trừng phạt trong giai đoạn này.

4. Học tập về kỷ luật và vấn đề quyền uy :

Để có thể có thái độ và hành động thích ứng trong lãnh vực kỷ luật và quyền uy, chúng ta cần quán triệt một cách sâu xa những nguyên lý cơ bản sau đây :

Nguyên lý 1 : Căn bản của hành động giáo dục, trong đó có vấn đề sửa phạt, là tình thương và tâm thần an lạc, bình thản.

Trong những điều kiện bực bội, khắc khoải, lo âu, giận dữ, căng thẳng, chúng ta không thể có thái độ và hành động thích ứng trong lãnh vực giáo dục. Trong những hoàn cảnh như vậy, “không làm” có ích và có lợi hơn là “làm”, vì áp lực của những tình cảm lo buồn, bực tức... có thể gây nên những lệch lạc đáng tiếc trong cách thế phản ứng và xử lý chúng ta.

Nguyên lý 2 : Mỗi tác phong của trẻ em, cho dù tiêu cực đến độ nào cũng có một phần vụ tích cực, nhằm diễn tả và nhắn gởi cho ta một điều gì.

Vào lứa tuổi 2 năm, một trẻ em chưa có khả năng nói một cách rõ ràng những điều em ước mong và suy nghĩ. Tác phong là một loại ngôn ngữ, diễn bày một lời nhắn gửi. Chúng ta hãy học tập lắng nghe, tìm hiểu ý nghĩa và trả lời một cách thích đáng, thay vì có phản ứng bốc đồng, vội vã, dưới  áp lực của một tình cảm đau buồn, lo hãi.

Nguyên lý 3 : Tìm hiểu ý nghĩa trước khi hành động, để cách thế phản ứng và giải quyết của chúng ta có 3 tính chất sau đây :

­ Hợp lý

­ Hợp tình

­ Hợp cảnh

Tính chất thứ 1 là hợp lý : Trước khi hành động như trên đây chúng ta đã nói tới, chúng ta phải cố gắng tìm hiểu phần vụ tích cực trong thái độ và hành vi của trẻ em. Thêm vào đó, chúng ta cần xác định rõ ràng cấp độ phát triển của trẻ em, để tránh những lề lối giải thích lệch lạc.

Tính chất thứ 2 là hợp tình : Lề lối xử thế hay là phản ứng của chúng ta là phải đáp ứng nguyện vọng cơ bản của trẻ em. Vào lứa tuổi 2 năm, đa số trẻ em có thái độ và hành vi chống đối, như chúng ta đã thấy trên đây, thứ nhất là vì các em muốn tìm hiểu giới hạn thực sự của mình là gì. Thứ hai là các em muốn trắc nghiệm hay là xem thử người lớn như cha mẹ có quan hệ thế nào với mình : thương hoặc ghét.

Tính chất thứ 3 là hợp cảnh : khi đụng chạm đến vấn đề kỷ luật và sửa phạt, chúng ta không thể cố chấp, áp dụng một cách máy móc và bất di dịch một nguyên tắc sẵn có. Trẻ em trước mắt chúng ta là một con người xương máu cụ thể.

Để hiểu rõ một hành vi “bất tuân” và để đối trị hành vi bất tuân ấy, chúng ta không thể làm ngơ, bỏ qua những điều kiện sinh sống hiện tại của trẻ em, cũng như tình trạng tâm lý và sinh lý của em.

Duy chữ “không” cũng có rất nhiều ý nghĩa tùy trường hợp.

Nguyên lý 4 : Sau hết trong vấn đề kỷ luật và sửa phạt, chúng ta không thể bốc đồng, tùy tiện hoặc tùy hứng. Để công việc dạy dỗ mang lại kết quả, chúng ta phải xác định rõ ràng mục tiêu của chúng ta là gì. Mục tiêu ấy có thực hiện được không? Có những khó khăn nào xảy ra nếu chúng ta thành đạt mục tiêu. Điều nào quan trọng nhất ?

Nhiều người lớn, bậc cha mẹ, vì thiếu mục tiêu rõ rệt, cho nên có khuynh hướng kiểm soát tất cả, can thiệp tối đa. Nhưng vì thiếu đắn đo, cho nên họ dễ bỏ cuộc, đầu hàng nhanh chóng.

Theo D. Stern thể thức phản ứng của chúng ta trước một hành vi của trẻ em, chỉ hữu hiệu chừng nào phản ứng ấy là một hành vi có tính Hòa ứng.

Hòa ứng có nghĩa là phản ánh tác phong bên ngoài, đồng thời cũng phản chiếu những sinh hoạt nội tâm, đặc biệt là những tình cảm và xúc động đang có mặt bên trong.

Vì thiếu hòa ứng, đa số lề lối sửa phạt và dạy dỗ đều trật đường rầy hay là “lạc đề”, cho nên không có kết quả thực sự tích cực !

***

CHƯƠNG 1.5

TRẺ EM 2 TUỔI ­ 3 TUỔI

1. Những đặc điểm cần ghi nhận và quan sát

1.1. Khả năng bắt chước điệu bộ của cha mẹ.

1.2. Khả năng đồng hóa với người cha mẹ cùng phái.

1.3. Phản ứng chống đối, ý thích độc lập, tự lập.

Ngược lại, những trẻ em còn có tác phong bám sát, lệ thuộc cha mẹ, không muốn hay là thiếu  khả năng tự lập trong vấn đề vui đùa : Đó là vấn đề báo động cần được chúng ta nghiên cứu kỹ lưỡng và tìm phương cách đối trị.

2. Dấu hiệu của những trẻ em lành mạnh :

2.1. Tự tin :

­ Chơi một mình.

­ Tò mò, thích khám phá, tìm kiếm.

­ Thích những trò chơi mới lạ.

2.2. Điệu bộ vững vàng, thích hợp với hoàn cảnh vì có sự phối hợp quân bình giữa tay, chân và mắt.

2.3. Ngôn ngữ :

Biết chào, từ chối, gọi tên một số đồ vật quen thân.

Giọng điệu êm đềm và thích ứng.

2.4. Ý thức về phái tính của mình và có tác phong đồng hóa với người cha mẹ cùng phái.

2.5. Biết sử dụng một cách dứt khoát và tự nhiên phía mặt hay trái trong các cử điệu thông thường như bắt tay, cầm muỗng, đồ chơi. Vào tuổi này, nếu mặt trái chưa ổn định, cử điệu của trẻ em sẽ còn vụng về không vững vàng.

3. Những kỹ năng về mặt trí tuệ cần được nghiên cứu và quan sát kỹ lưỡng :

3.1. Trong các trò chơi, trẻ em vận dụng một cách tự nhiên.

­ Khả năng hình dung những cảnh tượng trong cuộc sống hằng ngày.

­ khả năng bắt chước người khác.

­ khả năng phân biệt nam nữ.

­ khả năng hiểu biết về nguyên nhân của hành động.

­ khả năng hiểu biết về mục đích của hành động và chức năng của một số dụng cụ.

­ khả năng giả vờ làm người này, hoặc người kia hay là dùng một vật để thay thế vật khác.

­ khả năng tổ chức hoặc xếp đặt các yếu tố theo một thứ tự thời gian và không gian.

3.2  Khi tiếp xúc hoặc sử dụng những trò chơi, trẻ em đã tỏ ra có khả năng thực thi những cử điệu và vận động rất tinh vi và thích ứng, ở đầu ngón tay, nhất là 2 ngón tay cái và tay trỏ để cầm các đồ vật.

Khi trẻ em thuộc lứa tuổi này còn thiếu những vận động vi tế này hay là còn vụng về khi đưa tay tìm nắm các đồ vật, chúng ta cần tìm hiểu về thực trạng của hệ thống thần kinh, nhất là những chấn thương não bộ.

3.3. Trong thể thức tiếp thu, sử dụng và hiểu biết về các tin tức do môi trường cung cấp, chúng ta cần ghi nhận những phản ứng sau đây :

a/ Một số trẻ em như vượn chuyển cành, thiếu ổn định và tập trung tư tưởng : các em đụng đến mọi đồ chơi nhưng không có khả năng tổ chức một trò chơi ổn định với bất cứ vật dụng nào. Đó là những trẻ em hiếu động.

b/ Một số trẻ em quá nhạy cảm : kích thích càng nhiều, những trẻ em này càng rối loạn không thể tập trung chú ý vào một đối tượng.

c/ Một số trẻ em dễ bỏ cuộc, bởi vì không có khả năng hiểu biết, những liên hệ giữa hai yếu tố, nhất là những liên hệ về không gian trong những trò chơi ghép hình, chẳng hạn.

d/ Một số trẻ em trong số này không có khả năng định hướng trong các vận động chân tay. Nghĩa là cả hai tay đều hoạt động một cách lộn xộn, thiếu tổ chức. Cho nên cách thức giải quyết không được hữu hiệu.

3.4. Nếu chúng ta để ý quan sát thể thức hoạt động của những trẻ em này, chúng ta có thể ghi nhận những đặc điểm sau đây :

a/ Khi thực hiện một công việc, trẻ em loại này không tỏ ra hứng thú và thoải mái.

b/ Thời gian để hoàn thành công việc, có khi kéo dài gấp 2 lần, so với kết quả của những trẻ em khác.

c/ Những trẻ em này thường bỏ cuộc nửa chừng.

d/ Trẻ em loại này dùng mọi thủ thuật để thoái thác khước từ công việc do người lớn đề nghị.

3.5. Thể thức đối trị

a/ Đừng bao giờ gây áp lực hay là la rầy, sửa phạt. Trái lại chúng ta cần nâng đỡ, vì những trẻ em này đang có những khó khăn trong vấn đề thu nhận và hiểu biết.

b/ Tìm những lúc bình lặng, yên ổn để sinh hoạt và dạy dỗ.

c/ Đừng dùng quá nhiều dữ kiện hay là nhiều loại kích thích cùng một lúc. Khi nói, chúng ta không dùng bộ điệu. Khi nhìn chúng ta không dùng lời nói.

d/ Chỉ bày thể thức thực hiện theo từng giai đoạn, từ dễ đến khó.

e/ Trước mỗi giai đoạn, dành thì giờ để trẻ em có thể nghỉ ngơi, giải trí.

f/ Khi làm việc, chúng ta phải tôn trọng vận tốc và nhịp điệu của từng em.

g/ Chọn những công việc, để trẻ em có thể dám làm và thành công.

Khi trẻ em thành công, chúng ta phải tức khắc tán dương, bằng cách giải thích nhờ vào đâu em đã thành công.

4. Lãnh vực ngôn ngữ

Trẻ em 2 tuổi có thể sử dụng động từ và tính từ trong các câu nói hằng ngày.

Đi chợ

Áo đẹp...

Trẻ em có thể hiểu và thực hiện những mệnh lệnh bao gồm 3 yếu tố : đi tìm một vật, mang ra, và đặt lên bàn.

Nhiều trẻ em không nói, nhưng có khả năng diễn tả ý muốn của mình một cách rõ ràng bằng cử chỉ, điệu bộ... Theo các nhà chuyên môn về tâm lý và ngôn ngữ trẻ em, những trẻ em có khả năng truyền đạt bằng cử điệu, sẽ có khả năng diễn tả bằng lời nói. Các em không phải là những trẻ em chậm phát triển về mặt trí tuệ.

Trong những trường hợp như vậy, người lớn nên cổ võ ngôn ngữ :

“Mẹ hiểu con muốn cái gì. Nhưng con hãy thử nói ra cho mẹ nghe: con muốn gì? Có phải con muốn chiếc ôtô không? Con nói đi : ôtô.

Nói đi, rồi mẹ đưa cho!"

Có nhiều nguyên nhân gây nên sự chậm phát triển về ngôn ngữ :

a/ Vấn đề “khó nghe, hay là không nghe”.

b/ Những trẻ em quá được nuông chiều. Cha mẹ đã tạo nên mọi dễ dàng.  Trẻ em không cảm thấy cần nói để được thỏa mãn.

c/ Trong nhà có nhiều anh chị và những anh chị này quá nuông chìu đứa em.

d/ Cha mẹ dùng 2 ngôn ngữ cùng một lúc trong đời sống hằng ngày. Trẻ em cần nhiều thời giờ hơn để phát âm, vì trong 2 ngôn ngữ, có nhiều âm cần khắc phục trước khi sử dụng.

***

 

CHƯƠNG 1.6

TRẺ EM 3 TUỔI ­ 6 TUỔI

1. Những phản ứng chống đối, khước từ của lứa tuổi 2 năm đã bắt đầu lắng dịu.

2. Sau ba tuổi, trẻ em bắt đầu ý thức đến Phái tính của mình : chúng ta cần lưu tâm đến 3 hiện tượng :

* Các em tò mò, khám phá bộ phận sinh dục của mình và nơi người khác : trẻ em cũng như người lớn.

* Có thể có những hành vi thủ dâm trong giai đoạn này.

* Trong cuộc sống hằng ngày, bắt chước và gắn bó một cách đặc biệt vào người cha hoặc người mẹ, và lơ là tạo khoảng cách với một trong hai người.

­ Trong lãnh vực này, thái độ lành mạnh của cha mẹ :

* đừng quá phân vân và gây những áp lực, cấm đoán khắt khe.

Vì thái độ cấm đoán, chúng ta có thể biến một phản ứng bình thường, nhất thời thành một tập quán chùng vụng.

* đừng có những bình phẩm hoặc giải thích tiêu cực, khi trẻ em không tỏ ra thái độ quyến luyến và gắn bó với mình.

“Nó ghét tôi

“Nó không thèm để ý đến tôi...”

* Điều cấm kỵ là sửa phạt hoặc tức giận vì có cảm tưởng mình bị “bỏ rơi, từ khước”.

* Tìm mọi cách và mọi cơ hội để tiếp xúc, trao đổi, chuyện trò, chơi đùa và sẵn sàng trả lời khi trẻ em đưa ra những câu hỏi có liên hệ đến phái tính và liên lạc nam nữ.

Câu trả lời một đàng phải thực, một đàng phải vắn gọn, thích hợp với lứa tuổi.

Vào giai đoạn này, nội dung, không quan trọng bằng lề lối và chất lượng trao đổi.

3. Trong lãnh vực xã hội, vào lứa tuổi này trẻ em cần tiếp xúc với các trẻ em cùng lứa tuổi.

* Mục tiêu là để có kinh nghiệm về lề lối tiếp xúc, cư xử của các bạn cùng tuổi, đặc biệt, trong vấn đề tranh chấp, xung đột, thương lượng.

* Điều tối quan trọng, trẻ em cần học tập vào lứa tuổi này là biết chia sẻ những gì mình có, với bạn bè.

Có những trẻ em khi gặp khó khăn trong vấn đề này, lúc bấy giờ người lớn phải can thiệp để hướng dẫn.

Trong số đồ chơi, đồ dùng, hướng dẫn trẻ em phân biệt cái mà trẻ em quí trọng nhất không muốn chia sẻ. Những đồ dùng còn lại, “con có thể cho bạn bè mượn, và bạn bè có thể cho con mượn những đồ con không có”.

Để bắt đầu, chúng ta cần tôn trọng tình cảm quyến luyến của trẻ em, từ đó chúng ta có thể trao đổi, hướng dẫn...

4. Trong lãnh vực học tập, phát triển trí năng :

Một vài nguyên tắc sư phạm :

1. Thay vì áp đặt từ ngoài và đòi hỏi trẻ em tuần phục, chúng ta cần phát huy và giúp trẻ em phát huy ý thích học tập. Ý thích học tập là điều kiện tối quan trọng để trẻ em có thể phát huy trí năng của mình.

2. Học là học cho chính mình. Cho nên nếu trẻ em không tìm thấy thích thú trong vấn đề học tập, trẻ em sẽ trở nên bị động và bao nhiêu vấn đề về phát huy trí năng bị tắc nghẽn.

3. Điều tối quan trọng cần học tập vào lứa tuổi này là thể thức tiếp xúc và cư xử với người khác, trẻ em cùng lứa tuổi, và người lớn. Đặc  biệt trong vấn đề tranh chấp, xung đột giữa bạn bè, và thể thức tìm hiểu và đối xử với những người lớn trong gia đình.

4. Bài học quí hóa nhất là ý thức tích cực về bản thân mình.

“Tôi là 1 giá trị đích thực và mọi người yêu chuộng tôi”.

“Nhu cầu tự lập được kẻ khác tôn trọng: tôi có khả năng”.

5. Trò chơi với chúng bạn cùng lứa tuổi là phương tiện học tập và phát triển hữu hiệu nhất.

 

***

[1] Know your Child - New York, Basic Book, 1987.

Tác giả Gs. Nguyễn Văn Thành

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!