.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

1. Mục vụ Xã hội Bác ái thời Liên đoàn

2. Mục Vụ Xã hội Bác ái thời Tổ chức Truyền Giáo

3. Mục Vụ xã hội Bác ái thời Giáo Xứ Việt Nam cuối thế kỷ XX

4. Mục Vụ xã hội Bác ái thời Giáo Xứ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

5. Liên đới Nghề Nghiệp : Lý do thành lập

6. Liên đới Nghề Nghiệp : Chuẩn bị thành lập

7. Liên đới Nghề Nghiệp : Thành lập

8. Liên đới Nghề Nghiệp : Sinh hoạt từ ngày thành lập

9. Liên đới Nghề Nghiệp : Một dự án tương lai

10. Thay lời kết

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Mục Vụ Xã Hội, Bác Ái Liên Đới, Giáo Xứ Việt Nam Paris trong 60 năm qua 1947-2007
Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh
10. THAY LỜI KẾT

Liên đới nghề nghiệp giới thiệu nghề TH MÁY XE HƠI 

Liên Ðới Nghề Nghiệp là một phong trào Công Giáo Tiến Hành đã được thiết lập từ năm 2000 tại Giáo Xứ Việt Nam Paris. LÐNN liên hệ đến hết mọi người trong mọi ngàng nghề, không phân biệt sĩ, nông, công, thương ; mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ ; mọi công việc, không phân biệt chân tay hay trí óc ; mọi cấp bậc, không phân biệt chủ, lãnh đạo hay thợ. Mục đích của LÐNN là để đáp lại tiếng gọi của chủ chăn sống phúc âm một cách cụ thể trong đời sống nghề nghiệp, để gặp gỡ các đồng nghiệp khác, giáo cũng như lương, hầu trao đổi kinh nghiệm với nhau, học hỏi với nhau, thăng tiến với nhau, liên đới với nhau, cầu nguyện với nhau, làm việc với nhau.

Trong chiều hướng trao đổi với nhau về kinh nghiệm nghề nghiệp, LÐNN hân hạnh giới thiệu một số ngành nghề do một số anh em đã và đang thực hiện. Chúng tôi đã giới thiệu 1- L ÐNN Ngành Doanh Thương và 2- Ðường vào nghề y sĩ và nghề kỹ sư điện tử, do Bs Lê Trung Tú và Ks Vũ Duy Mạc Khải. Sau đây chúng tôi xin giới thiệu 3- Nghề thợ máy xe hơi do Ông Vũ Trung Thủy trình bày.

 

Từ người rửa xe đến TH MÁY XE HƠI lão luyện 

Vũ Trung Thủy 

Öng Vũ Trung Thuỷ, 46 tuổi, hiện là « Thợ máy xe hơi lão luyện trong hệ thống Garage Volvo ». Sau 21 năm liên tục làm việc tại dây, khởi đầu là người rửa xe (laveur), chuẩn bị xe (préparateur), rồi phụ tá thợ máy (Aide mécanicienn), thợ máy cấp 1 (mécanicien P1), thợ máy cấp 2 (mécanicien P2), thợ máy cấp 3 (mécanicien P3), kỹ thuật viên lão luyện về cơ khí, điện tử và tin học xe hơi (technicien expert d’automobile). Ông Vũ Trung Thủy đã dành cho chúng tôi một cuộc phỏng vấn để nói về nghề dịch vụ sửa xe của ông. Xin chân thành cám ơn Ông Vũ Trung Thủy.  

Câu hỏi : Xin Ông tự giới thiệu đôi lời.

VTT : Dạ, tôi là Vũ Trung Thủy, 46 tuổi, có gia đình. Tham gia các sinh hoạt mục vụ của Giáo Xứ Việt Nam tại Paris từ nhiều năm qua trong các hội đoàn, như Hướng Ðạo,Duca, Liên Ðới Nghề nghiệp. Tôi cư ngụ vùng Seine-et-Marne mà tuyên úy hiên nay là cha Trần Anh Dũng.

 

 

 

 

 

 

 

 

 

(Ông Vũ Trung Thủy và bà thi trưởng Roissy, ngày ông lãnh Huân chương bạc lao động)

Câu hỏi : Theo ông, Liên đới nghề nghiệp là gì và tại sao ông lại vào phong trào này ?

VTT : Theo tôi, LÐNN là một phong trào bác ái công giáo. Vào năm 2000, Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ Giáo Xứ đã gióng lên tiếng chuông Liên đới, Bác Ái. Trong bầu khí hồ hởi của năm thánh 2000, tôi và nhiều bạn bè, đã đáp lời gọi của các cha tham dự phong trào này. Cần nói ngay là LÐNN liên hệ đến mọi ngàng nghề, không phân biệt sĩ, nông, công, thương ; mọi lứa tuổi, không phân biệt già trẻ ; mọi công việc, không phân biệt chân tay hay trí óc ; mọi cấp bậc, không phân biệt chủ, lãnh đạo hay thợ. Tôi gia nhập phong trào để đáp lại tiếng gọi của chủ chăn đã vậy, mà còn để gặp gỡ các đồng nghiệp khác, trao đổi kinh nghiệm với họ, học hỏi với họ, để giúp đỡ và nhận giúp đỡ, khi cần.

 

Câu hỏi : Ông đã vào nghề thợ máy xe hơi như thế nào ?

VTT : Sang Pháp vào năm 1984, 24 tuổi đời, tứ cố vô thân, tôi được tiếp đón trong một trại ở quận 9, Paris. Vào buổi ấy, gia đình tôi cũng như nhiều gia đình khác ở Việt Nam rất cần sự giúp đỡ từ bên ngoài. Vì vậy, trong sáu tháng đươc lưu trú miễn phí tại trại tiếp cư, tôi đã liều lĩnh đi kiếm một việc làm để có thể gởi tiền về giúp gia đình ở Việt Nam, đồng thời gây chút vốn hầu có thể thuê nhà lúc phải ra khỏi trại. Với nhiều cố gắng, rút cục tôi đã xin được việc làm tạm thời về đêm. Ban ngày thì tôi đi học tiếng pháp do trung tâm tiếp cư tổ chức. Ban đêm thì tôi đi quét dọn đường xe điện ngầm. Ra khỏi trại hai vấn đề lớn được đặt ra : làm sao có thể sống tự lập về tài chánh và làm sao kiếm được một chỗ ở. Về tài chánh, nhờ việc làm tạm thời cho xe điện ngầm, tôi đã có một số tiền tiết kiện nhỏ, tạm đử để sinh sống trong vắn hạn. Cũng nhờ đã có việc làm này, tôi đã xin được việc làm tạm thời khác, cũng về đêm, tại Phi trường Charles de Gaulle. Còn về chỗ ở, nhờ các bạn bè quen thuộc, sau 6 tháng tạm cư trong trại tiếp cư, ngày ra trại, tôi đã tìm được một chỗ ở chung phòng với hai người bạn khác. Nhưng muốn có việc làm tốt hầu cho tương lai được bảo đảm hơn, tôi quyết định phải học thêm tiếng pháp. Tôi xin ghi tên học tại trường Alliance Française, đóng tiền mỗi tháng 600 quan.

Dịp may bất chợt đến. Sau ba tháng làm đêm tại phi trường, có người mách rằng Garage Volvo cần một người rửa xe (laveur), làm ban ngày. Tôi bèn đến trình diện và xin việc. Tôi được nhận làm với lương tối thiểu. Sau 3 tháng, chủ kêu và đề nghị tôi làm chuẩn bị xe (préparateur) : lương cao hơn được 200 quan, việc làm thích thú hơn. Tôi được chỉ dẫn để chuẩn bị xe cho đúng mức (mise et remise à niveau), nào là mức bơm hơi lốp xe, mức dầu nhớt, nào là xem lại thắng, đèn,…

Sau một năm, chủ lại kêu tôi và đề nghị thăng bậc cho tôi, bằng cách cho tôi học tại chỗ để trở thành phụ tá thợ máy ôtô (aide mécanicien). Thế là tôi bắt đầu thực sử sửa máy xe hơi, dẫu chỉ ở mức độ khởi đầu, như thay thắng, thay ống bô, thay dầu nhớt, thay đèn đóm, …Tôi rất phấn khởi, nhất nữa khi chủ đề nghị tăng lương nữa. Từ đây, chủ bắt đầu gởi tôi đi học tại Trung Tâm Ðào Tạo Volvo ở Les Mureaux, rồi Nanterre. Thường thường mỗi năm tôi được gởi đi học chín mười lần, mỗi lần khoảng từ ba đến năm ngày. Tôi được gởi đi học như vậy trong nhiều năm. Dần dà có mức độ chuyên môn tương đương với CAP (chứng chỉ khả năng nghề nghiệp), rồi BEP (bằng học trình chuyên nghiệp) và sau cùng là BAC PRO (Tú tài chuyên nghiệp). Dồng thời ngạch trật cũng được thăng cấp, từ phụ tá thợ máy, tôi được thăng thợ máy cấp 1, rồi cấp 2, rồi cấp 3. Dĩ nhiên lương bổng cũng tăng theo. Thợ máy xe hơi cấp 3 được lương khởi đầu khoảng 2000€. Từ bậc thợ máy cấp 3, việc tu nghiệp chuyên môn là do Trung Tâm Ðào Tạo Volvo trực tiếp chiêu mộ, không cần chủ Garage đề nghị nữa. Ngày nay, sau nhiều khoá tu nghiệp, tôi được thăng bậc với chức vị Thợ máy lão luyện (technicien expert). Tôi rành hết các kỹ thuật cơ khí cho tất cả các loại xe hơi. Về kỹ thuật điện và điện tử, tôi làm chủ hoàn toàn các máy móc và kỹ thuật của các xe Volvo. 

Câu hỏi : Có thể có cách khác để vào nghề thợ máy xe hơi không ?

VTT : Dĩ nhiên là có. Như trên tôi đã trình bày, trường hợp vào nghề của tôi là vào nghề trực tiếp. Rồi học và hành lẫn lộn vào nhau. Nhờ hành mà học, rồi nhờ học mà hành. Tôi vào nghề năm tôi đã ngoài 20 tuổi. Trường hợp bình thường của các bạn trẻ, t 16 đến 25 tui, thì ngõ vào nghề là học nghề. Sau trung học đệ nhất cấp, các bạn trẻ có thể bắt đầu học nghề khởi đầu bằng việc học 2 năm lấy bằng CAP (chứng chỉ khả năng nghề nghiệp). Sau đó học tiếp 2 năm để lấy bằng BEP (bằng học trình chuyên nghiệp) và có thể đi làm. Rồi nếu muốn có chuyên môn cao hơn có thể ghi học 2 năm nữa để lấy bắng BAC PRO (Tú tài chuyên nghiệp). Ba học trình này thường được tổ chức trong các Trung Học chuyên nghiệp (LP, Lycée professionnel, LEP, Lycée d’enseignement professionnel), Trung Học Kỹ thuật (LT, Lycée technique), hay Trung Tâm dậy nghề (CFA, Centre de formation d’apprentis) của các Nghiệp đoàn chủ, các Phòng Kỹ nghệ Thương mại hay các Phòng Nghề nghiệp. Nếu học tại các CFA thì là học độn hành, nghĩa là đi học một tuần hay hai tuần tại trung tâm học nghề, rồi đi làm một hay hai tuần tại hãng xưởng. Và vì việc học trộn lẫn vào việc hành như vậy, cho nên người đi học được coi là người đi làm và được trả lương, ít nhất là 25% lương SMIC, tức khoảng 304,47€, và nhiều nhất là 78% lương SMIC, tức khoảng 949,95€, tùy theo cấp học và tuổi của người học nghề. Lúc đi làm toàn thời, tùy theo cấp học, bạn sẽ được nhận vào phụ tá thợ máy, thợ máy P1, thợ máy P2, thợ máy P3,…Muốn biết địa chỉ các Trung Học Chuyên nghiệp, Trung Học Kỹ thuật hay Trung Tâm học nghề, các bạn trẻ có thể hỏi thăm nơi các cố vấn hướng nghiệp trong các trung học, các phòng hướng nghiệp, hay tại Giáo Xứ với Ban Chuyên gia. 

 

Câu hỏi : Ðiều kiện làm việc của người thợ máy xe hơi có những đặc điểm nào ? Lương bổng có xứng đáng không ?

VTT : Theo kinh nghiệm riêng của tôi thì điều kiện làm việc của người thợ máy xe hơi tương đối thoải mái, dẫu bề ngoài có vẻ nhọ nhem, chân lấm tay bùn. Ðiều kiện làm việc thường được thực hiện theo luật lao động tại Pháp, tức là một tuần làm 5 ngày, mỗi ngày 7 tiếng. Một năm được 5 tuần nghỉ làm có lương. Mỗi nhân viên đều có quyền nhập nghiệp đoàn, được bảo hiểm ốm đau, bảo hiểm thất nghiệp, có quyền được đi tu nghiệp để học thêm,... Riêng về lương bổng, như tôi đã nói ở trên, khởi đầu, người rửa xe và chuẩn bị xe lãnh lương cỡ SMIC, tức khoảng 1200€. Từ Phụ tá thợ máy trở lên, lương cao hơn. đến bậc thợ máy cấp 3, lương cỡ khoảng 2000€. Thợ máy lão luyện, xếp xưởng, chủ Garage,.. thì lãnh lương nhiều hơn.

 

Câu hỏi : Người thợ máy cần những đức tính nào ?

VTT : Theo tôi, cũng như những nghề khác, người thợ máy trước nhất phải có khả năng chuyên môn đáng tin cậy, nghĩa là theo thứ bậc chuyên môn cấp 1, 2, 3, bạn phải làm được những việc mà mức chuyên môn đòi hỏi. Nếu không, bạn có nguy hiểm bị khách hàng bất bình và chủ sẽ sa thải. Khả năng chuyên môn này sẽ thăng tiến mau nếu bạn có tính tò mò kỹ thuật và yêu nghề. Trường hợp của tôi, tôi đã tự học hỏi nhiều : tôi tìm tòi, đọc sách, đọc báo chuyên môn. Ngoài những đức tính nghề nghiệp chuyên môn, bạn còn cần có những đức tính xã hội khác, như chăm chỉ, đúng giờ, lịch sự, bặt thiệp,… 

 

Câu hỏi : Làm sao để tiến thân trong ngàng nghề ?

VTT : Ðể tiến thân trong ngành nghề, trước nhất bạn phải có ý chí và tham vọng tiến thân. Từ ý chí và tham vọng này, bạn sẽ tìm ra những phương thế tiến thân một cách dễ dàng. Những đức tính mà tôi vừa nêu lên ở trên sẽ góp phần giúp bạn tiến thân rất nhiều.

 

 

 

 

 

 

 

                  ( Bà Vũ Trung Thủy và 2 con)

Câu hỏi : Nghề thợ máy có tương lai không ?

VTT : Theo thiển ý của tôi thì nghề thợ máy có nhiều tương lai. Xe hơi càng ngày càng nhiều. Nó trở thành một dụng cụ bất khả khuyết trong cuộc sống hiện tại, ngay cả trong các nước đang phát triển, như Á, Phi. Dĩ nhiên nghề thợ máy sẽ có nhiều thay đổi, mà khả năng kỹ thuật điện tử và tự động càng ngày càng phải nâng cấp. Nhưng các bạn trẻ sẽ thích hợp dễ dàng, nếu có những đức tính tối thiểu mà tôi vừa nêu lên ở trên.

Câu hỏi : Ông sẽ nói gì với con ông, nếu nó muốn nối nghiệp cha làm nghề thợ máy ?

VTT : Tốt lắm. Thợ máy xe hơi là một nghề kỹ thuật của thời đại ta. Người thợ máy hãnh diện tham gia vào các tiến bộ khoa học và kỹ thuật. Mới đây, trên đài truyền hình có mô tả trường hợp một thợ máy xe hơi miền nam nước Pháp đã phát minh ra cái « bougie » xài điện 5 lần ít hơn là những cái bougies hiện tại. Thợ máy là một nghề lương thiện, mà lương bổng và điều kiện làm việc giúp gia đình sinh sống một cách tốt đẹp, có điều kiện xã hội ổn định, có thời giờ dành cho đời sống riêng, gia đình, cộng đoàn, thể thao, nghệ thuật. Nghề thợ máy lại có thể cho phép bạn có nhiều giao tiếp hữu ích về phương diện xã hội cũng như tài chánh : nhiều người đến hỏi thăm bạn về cách bảo trì, chăm sóc hay sửa chữa xe hơi của họ. Từ đó, thợ máy cũng là nghề, mà nếu bạn muốn, bạn có thể nới rộng giao tiếp xã hội rất nhiếu. 

Paris, ngày 09.01 ?2007
Người đặt câu hỏi và ghi

Trần Văn Cảnh

Tác giả Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!