Dự án 2006-2008
cho LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP
Những dòng sau đây biểu lộ một giấc mơ, rất giới hạn và khiêm tốn là ngỏ ra với Cộng đoàn, trình lên Ban Giám Đốc, Ban Thường vụ, Ban Đồng Hành và Ban Đại Diện Liên ngành LĐNN một vài ý kiến cụ thể dùng làm cơ sở thảo luận cho những sinh hoạt tương lai của LĐNN. Các ý kiến này khởi đầu bằng một nhận định về Tình hình hiện nay, để đi đến một suy nghĩ liên hệ đến những nguyên tắc căn bản làm việc, hầu đề nghị một hướng tiến tương lai và phác họa một sổ làm việc cụ thể cho LĐNN.
I. Hiện tình LĐNN
Sinh hoạt của Liên Đới Nghề Nghiệp có thể được nhìn dưới hai khiá cạnh. Sinh hoạt liên ngành và sinh hoạt từng ngành. Dưới khiá cạnh liên ngành, các hoạt động chính đã được quyết định và thực hiện trong ngày đại hội hàng năm, ngày 01 tháng năm. Đại Hội 01.05.2000, qua sự hiện diện của khoảng 150 người, đả lấy một quyết định lớn là thành lập 5 nhóm Liên Đới Nghề Nghiệp : Xây Dựng, Doanh thương, Dịch Vụ, Thân hữu Taxi và Chuyên gia. Năm 2001, các nhóm tiếp tục củng cố các sinh hoạt. Nhóm Chuyên gia xúc tiến dự án Internet. Chuyên gia và Thân hữa Taxi đã tổ chức bữa cơm bác ái gây quĩ gởi về Việt Nam giúp các trại cùi. Năm 2002, LĐNN đã giúp Giáo xứ lập đươc một mạng tin học www.giaoxuvnparis.org, khai trương vào ngày 01.05.2002 và từ đó hiện diện, cải tiến và khoe sắc cùng muôn ngàn mạng tin khác. Ðồng thời LĐNN đã gây quĩ giúp Giáo Xứ mua một máy chụp hình, chiếu hình và in điện tử, tự động. Nhờ đó, tờ báo Giáo Xứ đã được trình bày hấp dẫn hơn. Năm 2003, LĐNN đã ấn hành được một cuốn NIÊN GIÁM LIÊN ĐỚi NGHỀ NGHIỆP, nhờ đó các thành phần liên đới và đồng bào biết đến và xử dụng được những dịch vụ của các nhóm Liên Đới nhiều hơn. Nam 2004 và 2005, LĐNN dặc biệt hướng về Việt Nam, trong chiều hướng liên đới truyền giáo. Một ngân khoản 4000 À đẵ được gởi về HộI Đồng Giám Mục Việt Nam để giúp quĩ truyền giáo.
Ngoài những sinh hoạt liên ngành còn có những sinh hoạt từng ngành. Tổng cộng hai nhóm công việc sinh hoạt ấy, LĐNN đã làm được nhiều việc tích cực cho Cộng đoàn Giáo Xứ nói riêng và Cộng đoàn Việt Nam nói chung. Ta có thể kể ra một vài việc tiêu biểu. Nhờ LĐNN, một luồng gió bác ái mới đã thổi vào Giáo Xứ khiến các sinh hoạt thường nhật được khởi sắc hơn và hương thơm của Giáo Xứ được lan tỏa xa rộng hơn. Các phương tiện truyền thông đã đề cập nhiều hơn đến Giáo Xứ, từ đài Internet Vietcatholic, qua đài truyền hình A2, đến báo chí công giáo ở Việt Nam và ở Pháp. Cũng nhờ LĐNN, quĩ truyền giáo do Hội Yểm trợ ơn gọi thiết lập đẵ được tăng cường, nhờ vậy, các Đại Chủng Viện ở Việt Nam đã nhận được một khoản trợ cấp rộng lượng hơn. LĐNN cũng đã không quên giúp đỡ các tổ chức xã hội ở Việt Nam, nhờ vậy, họ đã giúp được nhiều người khốn khó hơn. Ngoài ra, phổ thông hoá những kiến thức thường thức về y học, về văn hoá Việt Nam, về tâm sinh lý và nhận làm tư vấn luật pháp cho đồng bào Việt Nam không phân biệt lương giáo cũng là những hành động liên đới khác mà LĐNN đã thực hiện trong Giáo Xứ. Cộng Đoàn cũng nhiệt liệt tán thưởng những hoạt động tu sửa cơ sở Giáo Xứ do nhóm Xây Dựng thực hiện, hoặc kế hoạch chuyên chở miễn phí cho các vị cao niên hay bệnh nhân do nhóm Taxi đưa ra. Và mới nhất, vào mùa Vu Lan 2005, Giáo Xứ đã cùng các tôn giáo Việt Nam khác, như Phật Giáo, Hoà Hảo, tổ chức ngày lễ liên tôn, ngày 10/09/2005 tại nghĩa trang Père Lachaise, cầu cho tổ tiên.
Nhìn qua bảng tóm tắt những sinh hoạt trên, bất cứ ai, dầu khó tính mấy cũng phải công nhận rằng LĐNN đẵ làm được nhiều việc liên đới hữu ích cho Cộng Đoàn Giáo Xứ, cho đồng bào Việt Nam tại Paris, lương cũng như giáo và cho Giáo Hội Việt Nam. Nhưng bên cạnh những hoạt động tích cực ấy, một sự kiện khách quan mà ai cũng nhìn thấy là số thành viên tham dự sụt xuống. Ngày thành lập 01/05/2000, số thành viên đến tham dự là 150 người. Trên cuốn NIÊN GIÁM LÌÊN ĐƠ1 NGHỀ NGHIỆP 2003, số thành viên ghi tên là 212 người : 19 Taxi, 23 Xây Dựng, 48 Dịch Vụ, 109 Chuyên Gia và 19 Danh thương. Ngày Đại Hội 01/05/2004 và 01/05/2005, số thành viên tham dự chỉ đếm được trên dưới 50 người mà thôi. Phân tích sự kiện này, nhiều người cho rằng đó là sự kiện tất nhiên, chứng tỏ sinh hoạt LĐNN đã đi vào tổ chức và sinh hoạt bình thường, nghĩa là dựa vào một nhóm nhỏ hơn về số lượng, nhưng tốt hơn về phẩm chất. Nhưng cũng có người cho rằng có thể làm tốt hơn. Phân tích khách quan có lẽ nên tổng hợp cả hai mặt trên, nghĩa là xác nhận rằng LĐNN đã có những hoạt động tích cực, nhưng vẫn có thể làm tốt hơn. Ở những điểm nào ? Sau sáu năm hiện hữu, tổ chức và sinh hoạt đã được bình thường, có lễ đã đến lúc LĐNN nên phác ra cho mình những nguyên tắc chung hướng dẫn hành động, một hướng tiến ngắn hạn vài ba năm cho tương lai và một sổ làm việc cụ thể cho năm 2006-2007.
II. Những nguyên tắc hành động chung
Ở Giáo xứ, một số nguyên tắc quản lý đă được nhận thấy và áp dụng. Vô tình hay hữu ý, những nguyên tắc này rất gần với những nguyên tắc của Tổ Chức Thế Giới Tiêu Chuẩn ISO 9000. Những nguyên tắc này đã được Ban Thường Vụ của Hội Đồng Mục Vụ thiết kế, xây dựng và áp dụng tử trên 20 năm nay. Phong trào Liên Đới Nghề Nghiệp đã được cưu mang và khai sinh do Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ vào ngày 01/05/2000. Từ ngày ấy, Liên Đới Nghề Nghiệp vẫn đã được Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ dưỡng nuôi và chăm sóc. Đã đến lúc LĐNN phải ý thức sự kiên này. Đã đến lúc LĐNN phải phụ giúp Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ một cách tích cực và có tổ chức hơn. Muốn được vậy, LĐNN cũng phái áp dụng những nguyên tắc hành động chung mà Ban Thường Vụ đã áp dụng. Những nguyên tắc này đã được Ban Giám Đốc đặc biệt lưu tâm phân tich và hoàn chỉnh trong phiên họp ngày 23/03/2006. Chúng đã được viết lại như sau :
1. Nhu cầu mục vụ của giáo dân phải là nguồn gốc, nền tảng và mục tiêu của mọi hoạt động trong giáo xứ.
2. Ban Giám Đốc lãnh đạo bằng cách xướng xuất ra những mục tiêu, những đường hướng, rồi cùng Ban Thường Vụ và Hội Đồng Mục vụ đưa ra những chương trình và kế hoạch thực hiện, để từ đó, mỗi người và mọi người tự nguyện chấp hành và thực hiện.
3. Tất cả mọi giáo dân, mọi phần tử trong cộng đoàn, ai ai cũng được mời gọi để góp tài, góp lực, góp công, góp của vào các công việc mà Ban Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ đã đề ra.
4. Tất cả mọi công việc to nhỏ đều được quản lý theo qui tắc tiến trình và chuẩn bị kỹ lưỡng.
5. Tất cả mọi công việc to nhỏ đều được quản lý theo nguyên tắc tổ chức hệ thống của Giáo xứ, theo đó, Giáo xứ là một thân thể mà mỗi đơn vị, mỗi giáo dân là một chi thể liên đới và tuỳ thuộc lẫn nhau.
6. Tất cả mọi công việc to nhỏ đều được thực hiện theo tiêu chuẩn cải thiện và cầu tiến liên tục.
7. Mọi quyết định đều phải được lựa chọn theo những dữ kiện, thư liệu và tin tức khách quan.
8. Tất cả những ai gần xa tham dự vào công việc đều được chung phần kết quả.
III. Hướng tiến cho tương lai
Mục đích chính của LĐNN là giúp mỗi thành phần dân Chúa ‘sáng kiến thực thi tinh thần bác ái Phúc Âm trong cộng đoàn’ (Thư ngỏ của BGĐ và BTV, tháng 03-1999). Trong phạm vi cá nhân và trong phạm vi riêng của mỗi ngành, những sáng kiến và những hoạt động hoàn toàn tự do, chỉ cần theo đúng những nguyên tắc hành động vứa xác định trên đây. Nhưng Giáo xứ là một thân thể mà mỗi đơn vị, mỗi giáo dân là một chi thể liên đới và tuỳ thuộc lẫn nhau. Bởi vậy, một hướng đi chung liên ngành của LĐNN dựa vào hướng đi chung của Giáo Xứ, Giáo Phận và Giáo Hội, cũng là điều cần để các ngành đưa ra được những chương trình sinh hoạt riêng và thích hợp của họ. Dựa vào những quyết định của sáu đại hội đã qua, từ 2000 đến 2005, hướng tiến cho tương lai của LĐNN có thể được tóm tắt qua bốn số và một chữ. Bốn số là 1 đại hội LĐNN hàng năm ; 3 buổi họp Liên ngành các Đại Diện ; 10 nhóm LĐNN : và 300 thành viên liên đới. Một chữ là : Cộng đoàn Giáo Xứ. Vị chi tất cả có 5 tiêu chuẩn phải dạt cho tương lai gần, 2006-2008.
1 đại hội LĐNN hàng năm.
Đây là hoạt động định kỳ hàng năm đã được quyết định ngày 01/05/2000, ngày thành lập LĐNN. Hoạt động này đã được Ban Giám Đốc và Ban Thường Vụ thực hiện tương đối có phương pháp và tổ chức từ sáu năm qua. Chỉ cần làm sao tăng thêm số ngưòi tham dự lên mức trung bình 100 đều đặn.
3 buổi họp các Đại Diện Liên ngành.
Ban Đồng Hành và Ban Đại Diện năm nhóm sẽ có các buổi họp chung định kỳ nhằm ‘trao đổi kinh nghiệm’ và ‘góp ý xây dựng cho sinh hoạt chung’, để hình thức sinh hoạt này ngày càng phát huy tinh thần ‘tương trợ huynh đệ của Giáo Xứ ‘ . Đây là Quyết Nghị thứ hai của Đại Hội thành lập LĐNN ngày 01/05/2000. Quyết định này chưa được thực hành. Nhưng một bước tiến đã đi. Ban Giám Đốc đã chỉ định GS Trần Văn Cảnh lo trách nhiệm chung cho các sinh hoạt LĐNN. Ông sẽ phải tổ chức và thực hiện sinh hoạt này.
10 nhóm LĐNN.
Trong năm ngành LĐNN, hai ngành Dịch Vụ và Chuyên gia tương đối đông đảo về số người và về số tiểu ban theo sổ sách. Nhưng trong thực tế số người sinh hoạt rất ít. Ngành Chuyên gia có 109 người ghi tên trong 14 tiểu ban, theo niên giám. Thực tế sinh hoạt chỉ xoay quanh trên dưới vài chục người. Ngành Dịch vụ cũng gặp trường hợp tương tự. Có lễ nên bắt chước gương nhóm Taxi, tách nhóm chuyên gia và dịch vụ ra làm nhiều nhóm nhỏ, mỗi nhóm qui tụ khoảng 15, 20 người : nhóm bác sĩ, nhòm dược sĩ, nhóm nha sĩ, nhóm y tá, nhóm kỹ nghệ, nhóm luật và quản trị, nhóm nhân văn xã hội, nhóm công chức hành chánh, nhóm dịch vụ kỹ nghệ, nhóm dịch vụ thương mại,..Hy vọng rằng với những nhóm nhỏ này, LĐNN sẽ đạt được 3 mục tiêu Liên Đới Huynh Đệ mà Ban Giám Đốc ước mong : 1- Tái lập lại Ban Đồng hành, 2- Tăng gia số hội viên cho mỗi ngành và 3-Tìm ra cho mỗi ngành có một hay nhiều sinh hoạt.
và 300 thành viên liên đới.
Trong thư ngày 20/03/2002 về Ý Nghĩa LĐNN Cha Giám Đốc đã bày tỏ một ước vọng như sau: ‘Mặc dầu còn một số đông chưa ghi danh, trên sổ sách quí anh chị ghi danh trong năm ngành nghề đã hơn 300 người. Hai ngành đông hơn cả là Dịch Vụ và Chuyên Gia. Con số quí anh chị tham dự Ngày Liên Đới 1 (01.05.2000) là trên 200. Tôi nghĩ mỗi anh chị phải cố làm sao để ngày liên đới 3 tới (01.05.2002) đạt được con số 300 người tham dự ‘. Ứơc vọng này dĩ nhiên rất chính đáng và sẽ phải là một mục tiêu cho hướng đi cho LĐNN trong hai năm 2006 Ố 2008.
Cộng đoàn Giáo Xứ.
Tất cả các sinh hoạt của LĐNN, dẫu ở cấp liên ngành hay ở cấp ngành, sứ mệnh đàu tiên phải là liên đới huynh đệ cộng đoàn, qua các sinh hoạt liên đới đã được thực hiện, đặc biệt là giúp tìm công ăn việc làm cho người trưởng thành và hướng nghiệp cho giới trẻ. Ba mục tiêu cụ thể là 1- vận động cho có nhiều người hơn tham dự vào các hoạt động mục vụ và liên đới; 2- tăng cường sự hiện diện của người trẻ trong hai đại hội Mục Vụ và Liên Đới Nghề Nghiệp và 3- vận động thêm số các gia đình hưởng ứng góp tài chánh giúp Giáo Hội.
IV. Sổ làm việc cụ thể cho năm 2006-2007
Từ năm mục tiêu vừa nêu trên, trong phiên họp ngày 02/04/2006, Ban Thường Vụ Hội Đồng Mục Vụ đã đề nghị một sổ làm việc như sau cho năm 2006-2007 :
1. Làm một thơ pháp việt gởi cho các bạn trẻ mới ra trường để giới thiệu Phong Trào Liên Đới Nghề Nghiệp và đề nghi họ quy tụ lại lập một NHÓM LIÊN ĐỚI TRẺ (Jeunes diplômés).
2. Nhóm chuyên gia vẫn tiếp tục thực hiện chương trình tư vấn hàng tháng về sức khoẻ, tin học, luật pháp và tâm lý giáo dục, nhưng sẽ được chia thành bốn nhóm nhỏ : 1- Nha Y Dược, 2- Kỹ sư, 3- Luật Quản trị, 4- Xã hội Nhân văn.
3. Làm một dự án ‘TÌM VIỆC’ để giúp những người gặp khó khăn tìm ra việc làm, hoặc thăng tiến trong việc làm. Dự án này sẽ phải được thực hiện do những người có chuyên môn về kỹ thuật dự án, về xã hội và về luật lao động.
4. Đẩy mạnh việc hướng nghiệp bắng cách mở một QUẦY HƯỚNG NGHIỆP trong hai ngày thân hữu tháng năm và mở một TRANG LIÊN ĐỚI NGHỀ NGHIỆP trên Báo và Mạng Internet Giáo Xứ để trình bày hoạc chỉ dẫn về những kinh nghiệm nghề nghiệp : về cách học nghề, vào nghề thực hành nghề và thăng tiến nghề.
5. Tái bản cuấn Niên Giám Liên Đới Nghề Nghiệp dưới hình thức CHỈ NAM NGHỀ NGHIỆP.
Tin và làm chứng cho niềm tin, noi gương các thánh tử đạo tổ tiên, Liên đới nghề nghiệp trung với Thiên Chúa, tín với Giáo Hội và liên đới với đồng nghiệp. Người tin sống niềm tin trong đời sống đức tin và trong đời sống nghề nghiệp, trong đời sống cá nhân và đời sống cộng đoàn, trong cộng đoàn đã tin và môi trường chưa tin. Khởi thuỷ từ cùng một nghề nghiệp, cùng một số phận, cùng một ước mơ, cùng một sở thích, cùng một ngôn ngữ, cùng đồng hương, cùng đồng bào, cùng niềm tin,... chúng ta đi về cùng nhau gặp gỡ, cùng nhau trao đổi, cùng nhau làm việc, cùng nhau ăn uống, cùng nhau cầu nguyện, cùng nhau xây dựng cộng đoàn, cùng nhau cải tiến xã hội, cùng nhau làm vẻ vang giống nòi, cùng nhau mở rộng nước Chúa.
Paris, ngày 01 tháng 5 năm 2006
Người đệ trình
Trần Văn Cảnh
L ỜI K ẾT
Ðể kết luận bài khảo luận này, chúng ta ghi nhận rằng Liên Ðới Nghề Nghiệp có nguồn gốc từ Ðức Ái Tin Mừng và từ những giảng dậy xã hội của Giáo Hội qua Công Ðồng Vatican II . Liên Ðới Nghề Nghiệp đã được chuẩn bị nhiều năm trườc khi thành hình. Liên Ðới Nghề Nghiệp đã được thành lập tại Giáo Xứ từ năm 2000 và sinh hoạt đều đặn cho đến năm nay 2007. Ðược như vậy, Liên Ðới Nghề Nghiệp hẳn thật đã được hưởng rất nhiều « Hồng Ân ». Lời kết luận thích đáng nhất có lẽ là lời chia sẻ của Ðức Ông Mai Ðức Vinh trong Ðại Hội ngày 01 tháng 5 năm 2007 vừa qua :
« Hồng Ân Thiên Chúa bao la’, là ý tưởng tôi muốn chia sẻ với Đại Hội hôm nay, để chúng ta vừa cảm tạ Thiên Chúa, vừa thăng tiến tổ chức Liên Đới Nghề Nghiệp (LĐNN), vừa sống tích cực năm Hồng Ân của Giáo Xứ chúng ta.
Cảm tạ hồng ân: Chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa không ngừng (Rm 1,8 ; Cl 1,3, Cr1,4) : Chúa Giêsu đã làm gương cho chúng ta về tinh thần ‘Cảm tạ Hồng ân’, Ngài đã cảm tạ Chúa Cha trước khi làm phép lạ hóa bánh ra nhiều (Mt 14,19, Mc 6,41), trước khi cho Lazarô sống lại (Ga11,41), trước khi lập Bí tích Thánh Thể (Mt 26,27) … Theo gương Ngài, mỗi người chúng ta phải cảm tạ Thiên Chúa về sức khoẻ, về gia đình, về công ăn việc làm mỗi ngày và về bảy tuổi đời của LĐNN. Tất cả đều là hồng ân Chúa ban cho chúng ta. Đây chính là chủ đích cơ bản của việc cầu nguyện ban tối và ban sáng của mỗi Kitô hữu. Uống nước nhớ nguồn, ăn quả nhớ kẻ trồng cây, không một hồng ân nào chúng ta có mà chúng ta đã không lãnh nhận (Ga 1,16-17 ; 15,4-8).
Phát triển hồng ân : Càng ý thức về hồng ân Chúa trao ban, chúng ta càng có bổn phận làm phát triển hồng ân đã lãnh nhận. Đó là điều Chúa Giêsu đòi hỏi trong dụ ngôn ‘Những đầy tớ được chủ trao cho các nén bạc’ (Mt 25,14-30). Những nén bạc mà Chúa trao cho mỗi người chính là khả năng nghề nghiệp chúng ta đang có: Trước mặt Chúa, nghề sống nào cũng giá trị cũng đáng qúy, nghề nào cũng là những nén bạc Chúa trao ban cho mỗi người. Và người nào cũng phải quan tâm phát triển nghề sống mình đang có. Có nhiều hình thức, nhiều cách thế, nhiều môi trường làm phát triển nghề sống, như học hỏi thêm về lý thuyết, về chuyên môn, về kinh nghiệm, học qua sách vở, qua việc làm thực tế, qua trao đổi kinh nghiệm với bạn bè đồng nghiệp, trong môi trường bạn hữu, môi trường cộng đoàn, môi trường xã hội, và đặc biệt với lời cầu nguyện cùng Thánh Giuse thợ mộc, cùng Chúa Giêsu lao động, cùng Đức Maria nội trợ. Chủ yếu của LĐNN là cung hiến cho từng người chúng ta những cách thế, những môi trường thuận lợi để làm lời lãi nén bạc Chúa trao gửi, để phát triển nghề sống của mình, nói tắt, để phát triển hồng ân Thiên Chúa trao ban.
Sống năm hồng ân : LĐNN gồm những giáo dân đang tuổi hoạt động nhất của xã hội, của Giáo Hội, của gia đình và của Cộng Đoàn Giáo Xứ. Vì thế, trong năm Hồng Ân, kỷ niệm 60 năm thành lập Giáo Xứ, LĐNN phải có một đóng góp nổi bật. Để cụ thể hóa, tôi xin để nghị hai việc làm: 1) Từng cá nhân hãy cố sống tốt trong ngành nghề của mình theo tinh thần công bằng và bác ái của Tin Mừng, và tham gia tích cực vào các sinh hoạt chung của Giáo Xứ. 2) Quyết tâm làm vững mạnh và phát triển LĐNN nói chung và cách riêng trong ngành nghề Chuyên gia, Dịch vụ, Doanh thương, Xây dựng, Thân hữu Taxi của mình. LĐNN là một thân thể, hễ một chi thể phát triển là cả thân thể phát triển (xem Rm 12,4-6). Tất cả cho một và một cho tất cả ».
Paris, ngày 19.07.2007
Trần Văn Cảnh