.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

1. Mục vụ Xã hội Bác ái thời Liên đoàn

2. Mục Vụ Xã hội Bác ái thời Tổ chức Truyền Giáo

3. Mục Vụ xã hội Bác ái thời Giáo Xứ Việt Nam cuối thế kỷ XX

4. Mục Vụ xã hội Bác ái thời Giáo Xứ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

5. Liên đới Nghề Nghiệp : Lý do thành lập

6. Liên đới Nghề Nghiệp : Chuẩn bị thành lập

7. Liên đới Nghề Nghiệp : Thành lập

8. Liên đới Nghề Nghiệp : Sinh hoạt từ ngày thành lập

9. Liên đới Nghề Nghiệp : Một dự án tương lai

10. Thay lời kết

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Mục Vụ Xã Hội, Bác Ái Liên Đới, Giáo Xứ Việt Nam Paris trong 60 năm qua 1947-2007
Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh
4. MỤC VỤ XÃ HỘI BÁC ÁI THỜI GIÁO XỨ VIỆT NAM ĐẦU THẾ KỶ XXI

CHƯƠNG 4 : MỤC VỤ XÃ HỘI BÁC ÁI

Giáo Xứ Việt Nam Paris

thời kỳ ổn định vào đầu thế kỷ XXI

1998-2007[1]

 

Đức Ông Mai Đức Vinh

Nữ tu Nguyễn Thị Kim Thoa

Giáo Sư Trần Văn Cảnh 

Giáo xứ Việt Nam Paris, trên nền tảng đã được khai sinh và lớn lên trong 33 năm đầu (1947-1980), đã trưởng thành trong 17 năm tiếp theo (1980-1997), vẫn tiếp một nhịp phát triển thăng tiến cho 10 năm hiện tại vừa và đang qua (1998-2007), trong mục vụ tổng quát cũng như mục vụ xã hội..

Trong lãnh vực mục vụ tổng quát, qua 17 năm giai đoạn trưởng thành, từ 1980 đến 1997, ba chương trình mục vụ, cũng là ba phát triển, đã được thực hiện : 

¨      1980-1983 : xây dựng cơ cấu tổ chức với việc thành lập ban đại diện cho các địa điểm mục vụ và  các nhóm công giáo tiến hành để đi đến việc thành lập Hội Ðồng Mục vụ.

¨      1984-1989 : phát triển văn hoá giáo dục và tu bổ cơ sở vật chất với việc phát hành Báo Giáo Xứ, cải tiến việc giáo dục giáo lý và văn hoá Việt Nam cho Ấu Thiếu Nhi và lập Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể, tu bổ cơ sở, lập sổ vàng và vận động xin một nhà nguyện rộng lớn hơn phát huy lễ hội văn hoá, khởi xướng bữa tiệc xuân giáo xứ, đào tạo nhân sự giáo sĩ, đề nghị phong chức phó tế vĩnh viễn cho thầy Girard Xavier thuộc cộng đoàn Sarcelles, lập « Hội yểm trợ ơn gọi tận hiến ».

¨      1990-1996 : Phát triển Ðời sống thiêng liêng, với việc lập một thư viện, khai trương phong trào CURSILLO và thành lập Ban Mục Vụ Gia Ðình

 

Trong lãnh vực mục vụ xã hội, ở giai đoạn 1980-1997, cha Mai Đức Vinh và các linh mục trong Ban Giám Đốc đã tiếp tục chương trình của các vị tiền nhiệm, tạo nên một sự thống nhất về mục vụ xã hội trong thời gian này.

 

Nhưng từ khi về cơ sở mới vào năm 1998, với những hoàn cảnh mới về xã hội và kinh tế, một đường hướng mới về mục vụ xã hội dường như đang được tìm kiếm và từ từ thể hiện.  

 

1. Giáo xứ có cơ sở mới, các lãnh vực mục vụ phát triển 

Vấn đề cơ sở vật chất là một vấn đề rất quan trọng, mà Ban Giám Ðốc cùng với Ban Cố Vấn và Ban Thường Vụ của Hội Ðồng Mục Vụ (BTV-HÐMV) đã nghĩ đến rất nhiều. Ðược thành lập ngày 30.10.1983, BTV-HÐMV đã quyết định nhiều việc, trong đó có những việc để gây quĩ điều hành và gây quĩ xây dựng cơ sở. Năm 1983, mở lại quán cơm chủ nhật và tổ chức hai ngày thân hữu, để gây quĩ điều hành. Năm 1986, ba việc quan trọng đã được thực hiện : 1- Qua sự gợi ý của BGÐ và BTV-HÐMV, nhiều giáo dân đã biên thơ cho ÐHY Lustiger, trình bày về nhu cầu cần một cơ sở mới và rộng rãi cho Giáo Xứ ; 2- Ðại Hội Mục Vụ kỳ I, tháng 06.1986, quyết định mở « Sổ Vàng » gây quĩ xây dựng cơ sở ; 3- Ðồng thời BTV đã quyết định khởi đầu tổ chức « Tiệc xuân hàng năm » để gây thêm quĩ cho Giáo Xứ. Làm tất cả những điều ấy, Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ Hội Ðồng Mục Vụ, nhất trí và nhất chí, chỉ mong muốn tạo dịp để có được một cơ sở rộng rãi hơn, hầu Giáo Xứ được tự lập tổ chức và sinh hoạt mục vụ một cách bình thường và sốt sắng hơn.

 

Bảy lá thơ đã được gởi lên Ðức Hồng Y Lustiger và toà tổng giám mục Paris để trình bày nhu cãu của Giáo Xứ cần một cơ sở mới rộng rãi hơn :

1.      01.10.1986, thơ của giáo sư Trần Văn Cảnh gởi cho ÐHY Lustiger

2.      10.03.1987, thơ của nữ tu Marie Thérèse Trần gởi cho ÐHY Lustiger

3.      10.06.0987, thơ của chị Marie Julie Dương Nguyệt Di gởi cho ÐHY Lustiger

4.      03.10.1987, thơ của Cha GD Mai Ðức Vinh và ông chủ Tịch Phan Quang gởi cho ÐHY Lustiger

5.      14.04.1988, thơ của Ban Giám Ðốc và Ban Thường Vụ gởi cho ÐHY Lustiger

6.      10.10.1989, thơ của Ông Pierre Ðặng Kim Ban gởi cho ÐHY Lustiger

7.      12.09.1992, thơ của Ông Vũ Văn Nghi gửi cho ÐHY Lustiger

Bảy cơ sở đã được toà tổng giám mục đề nghị cho Giáo Xứ :

1.      1977 : Nhà thờ Sainte Geneviève, cũng gọi là Saint Etienne du Mont, sau điện Panthéon, 75005

2.      1979 : Nhà thờ Marie Médiatrice, 48bis, Bd Serurier, 75019 Paris

3.      1982 : Nhà thờ Notre Dame des Malades, 15, rue Philippe Girard, 75010 Paris

4.      1987 : Nhà thờ Saint Cyrille et Methode, 124, rue de Bagnolet, 75020 Paris

5.      1989 : Nhà thờ Notre Dame des Blancs Manteaux, 12, rue des Blancs Manteaux, 75004 Paris

6.      1995 : Nhà Thờ Saint Marcel, 82, Bd de l’Hôpital, 75013 Paris

7.      1997 : Cơ sở Epinettes, 38, rue des Epinettes, 75017 Paris

 

Cuối năm 1997, theo lời đề nghị của toà tổng giám mục, cơ sở thứ bảy đã được các nhân vật của Giáo Xứ đến thăm nhiều lần. Triệu chứng tốt. Sau nhiều lần suy nghĩ, thảo luận và bàn hỏi với Ban Thường Vụ và Ban Cố Vấn, Ban Giám Ðốc Giáo Xứ đã lấy quyết định nhận cơ sở số 38, rue des Epinettes, Paris 17, làm cơ sở mới. Trong tập « Lịch sử biên niên GXVN Paris », về năm 1998, tôi có ghi hai sự kiện, xin được phép chép lại nơi đây :

·        Ngày 15.08.1998, lễ Đức Mẹ lên trời, Giáo Xứ dọn đến cơ sở mới và dâng thánh lễ đầu tiên tại cơ sở này ở số 38, rue des Epinettes, 75017 Paris. Giáo Xứ sẽ  chuyển giao cơ sở cũ ở đường Boissonade, 75014 Paris,  cho cộng đoàn công giáo Triều Tiên ngày 31.08.1998.

·        Ngày 15.11.1998, lễ các Thanh Tử Ðạo Việt Nam, Đức Hồng Y Gioan Maria Lustiger đã đến địa điểm mới của Giáo Xứ cử hành lễ Các Thánh Tử Đạo Việt Nam, để chính thức « Ăn mừng nhà thờ mới của Giáo Xứ » với cộng đoàn giáo xứ và đích thân công bố quyết định ngày 12.11.1998 do Phủ Quốc Vụ Khanh của Tòa Thánh ân thưởng tước vị ‘Đức ông’ cho Linh mục giám đốc Mai Đức Vinh.

 

Song song với việc có cơ sở mới, Giáo Xứ đã biết làm giầu thêm cho mình về nhân sự. Trẻ hơn, với sơ THOA thay sơ TÊRÊSA qua đời, với cha ĐIỂN thay cha CẨN đi nghỉ hưu. Nhiều và đông hơn với việc tăng giờ làm việc của cha DŨNG từ nửa thời gian đến toàn thời gian và với việc phong chức phó tế vĩnh viễn cho ba thấy sáu PHẠM BÁ NHA, NGUYỄN VĂN THẠCH và TẠ ĐÌNH CHUNG.

Nhờ cơ sở vật chất rộng rãi và nhân sự nhiều lượng và nhiều phẩm hơn, giáo xứ đã có cơ hội phát triển các sinh hoạt mục vụ hơn. Trong thời gian mười năm hiện đại, từ 1998 đến 2007 hôm nay, hai chương trình mục vụ quan trọng khác đã được thực hiện :

¨      1997-2001 : Phát triển đời sống văn hoá, cơ sở vật chất và liên đới xã hội : 1997 : Tu thư tập thể, viết sách chung. Nhận cơ sở mới và dâng thánh lễ đầu tiên tại cơ sở mới vào ngày lễ Đức Mẹ lên trời, 15.08.1998 và chuyển giao cơ sở Boissonade cho cộng đoàn công giáo Triều Tiên ngày 31.08.1998. 2000 : Thành lập Liên đới nghề nghiệp trong 5 ngành có nhiều người việt nam : Chuyên Gia, Thân Hữu Taxi, Doanh Thương, Dịch Vụ, Xây Dựng.

¨      2002-2007 : Phát triển và tự lập tài chánh : 2002 : Mạng lưới đầu tiên của Giáo Xứ chào đời với tên gọi www.giaoxuvnparis.org trong Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ 3, ngày 01.05.2002. Vào năm 2003 : Lập nhóm đặc trách ‘Tiền giúp Giáo Hộĩ’, Giáo xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh. Qua lá thơ đề ngày 29.06.2005, Ðức Ông Giám Ðốc Mai Ðức Vinh đã chính thức loan báo với cộng Ðoàn việc thành lập điạ điểm mục vụ mới ở Antony.

 

Trong lãnh vực xã hội, người việt nam dần dần đã an cư lạc nghiệp, đã tự lập thoả mãn các nhu cầu vật chất. Sinh hoạt mục vụ xã hội, sau nhiều năm bận rộn tiếp đón người tỵ nan, dường như gặp một khoảng trống ? Hay đang tìm hướng đi mới ?

 

2. Nhu cầu xã hội cổ điển về vật chất đã giảm rõ rệt

 

Trong tất cả 14 công việc xã hội căn bản mà giáo xứ đã thực hiện, chỉ hai việc vẫn dược tiếp tục, vì vẫn có nhu cầu. Đó là việc tiếp đón mỗi ngày và tổ chức các lớp học pháp văn. Tất cả những việc khác, nhu cầu giảm hẳn xuống. Đó là tình trạng đã được ghi nhận trong bảng sinh hoạt xã hội trong những năm từ 1998 đến 2005.

 

 

Năm

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

 Ghi chú

Tiếp đón mỗi ngày

12

12

12

5-10

5-10

5-10

5-10

 

Kể từ 1988, các trại tị nạn ỏ Á châu đóng cửa, số người tới Pháp bớt hẳn đi

Tiếp tế …

 

 

 

 

 

 

 

 

Kể từ 1983 số người đến xin quần áo giảm dần,  người ta cũng ít lấy đồ cũ gửi về VN…

Giấy tờ

 

 

 

 

 

 

 

 

Những người tị nạn VN, khi đến trại luôn được giúp đỡ ưu tiên về giấy tờ. Nhưng kể từ 1990, nhiều người từ Đông Au đổ qua, lại có vấn đề.

Việc làm

 

 

 

 

 

 

 

 

Không đông như trước, nhưng vẫn nhiều người tìm việc làm, hầu hết ở gia đình, như coi người già, giữ trẻ em, làm ‘ménage’.

Nhà ở

 

 

 

 

 

 

 

 

Vẫn còn, không cho dân tị nạn, nhưng cho sinh viên mới qua…

Thăm viếng

 

 

 

 

 

 

 

 

Không còn là sinh hoạt xã hội, nhưng là công tác tông đồ của các hội Legio, Các Bà Mẹ Công Giáo…

Lễ Noel

 

 

 

 

 

 

 

 

Kể từ 1986, các trại ít trẻ em, các gia đình khá ổn định, nên không cần tổ chức nữa

Giáo sư Pháp văn 

27          

27

33

38

36

24

33

 

Mục vụ-xã hội-văn hóa khởi sự từ 1985 dể giúp cho các bạn trẻ không đủ điều kiện theo học các trường, cần có số vốn Pháp Văn để làm việc, để học nghề và để hội nhập. Văn phòng xã hội hướng về hoạt động văn hóa.

 

Năm

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

 

Hoc sinh Pháp văn

188

188

180

241

172

168

152

 

Số học sinh, tuy có phần giảm bớt, nhưng vẫn là đông sánh với tầm mức sinh hoạt xã hội của Giáo Xứ. Đặc biệt từ năm 2000, học sinh VN bớt hẳn, nhưng học sinh từ Trung Hoa tới lại đông vọt lên, tới 90%.

Mượn địa chỉ

3

 

 

 

 

 

 

 

Cũng còn, nhưng chỉ 2, 3 trường hợp, và hầu như là những người từ Đông Au tới hay từ tỉnh đổi lên Paris.

 

Trại hè

28

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều lý do không sinh hoạt nữa : Sơ Têrêsa đau nặng và qua đời, các gia đình VN có thể tự túc, các em đi colonie theo trường học, Emmaus kông giúp nữa.

Hè với gia đình Pháp

12

 

 

 

 

 

 

 

Kể từ 1994, không còn lý do để xin các gia đình Pháp đón nhận các em VN đi hè nữa. Gia đình các em kể như đã an cư lạc nghiệp.

Đỡ đầu

 

 

 

 

 

 

 

 

Sinh hoạt này ngưng kể từ khi Sơ Têrêsa lâm bệnh.  Không còn là nhu cầu đối với các gia đình VN tại Pháp.

Nhóm

xãhội

 

 

 

 

 

 

 

 

Luôn có nhiều người giúp Văn phòng Xã Hội, nhưng họ giúp về Văn Hóa nhiều hơn.

Năm

1998

1999

2000

2001

2002

2003

2004

2005

 

 

 3. Hướng mục vụ xã hội mới đang được tìm kiếm 

Có phân tích cho rằng những sinh hoạt xã hội giảm xuống vì đồng bào việt nam đã an cư lạc nghiệp, không còn cần giáo xứ giúp đỡ về quần áo, thực phẩm ; cũng không cần giúp đỡ về thủ tục giấy tờ hành chánh, về giúp tìm công ăn việc làm, về giúp thuê mua nhà cửa ; cũng chẳng cần ai thăm viếng, đỡ đầu, tổ chức lễ Noël cho trẻ em, cho mượn địa chỉ, v. v...

 

3a. Mục vụ xã hội mới không quên chia sẻ những thiếu thốn về nhu cầu vật chất căn bản và cổ điển : ăn mặc, nhà ở, sức khoẻ  

Đọc kỹ bảng tổng kết các sinh hoạt xã hội 1998-2005, nhất là ở cột chót về phía phải “ghi chú”, một nhận xét quan trọng đã được ghi nhận là “nhiều việc vẫn được thực hiện, vì nhu cầu vẫn còn, dẫu ít hơn ; nhưng không được ghi sổ vì bị coi là ít trọng yếu hơn”. Trong cột này ta đọc được những ghi chú sau đây :

 

Kể từ 1988, các trại tị nạn ỏ Á châu đóng cửa, số người tới Pháp bớt hẳn đi ; số người đến xin quần áo giảm dần,  người ta cũng ít lấy đồ cũ gửi về VN…

Những người tị nạn VN, khi đến trại luôn được giúp đỡ ưu tiên về giấy tờ. Nhưng kể từ 1990, nhiều người từ Đông Âu đổ qua, lại có vấn đề.

Về việc làm, không đông người xin như trước, nhưng vẫn nhiều người tìm việc làm, hầu hết là những việc ở gia đình, như coi người già, giữ trẻ em, làm ‘ménage’.

Về việc tìm nhà ở, vẫn còn, không cho dân tị nạn, nhưng cho sinh viên mới qua…

Về thăm viếng, không còn là sinh hoạt xã hội, nhưng là công tác tông đồ của các hội Legio, Các Bà Mẹ Công Giáo…

Về Cây Giáng Sinh Noël, kể từ 1986, các trại ít trẻ em, các gia đình khá ổn định, nên không cần tổ chức nữa

Về các lớp pháp văn, mục vụ-xã hội-văn hóa khởi sự từ 1985 dể giúp cho các bạn trẻ không đủ điều kiện theo học các trường, cần có số vốn Pháp Văn để làm việc, để học nghề và để hội nhập. Văn phòng xã hội hướng về hoạt động văn hóa.

Số học sinh, tuy có phần giảm bớt, nhưng vẫn là đông sánh với tầm mức sinh hoạt xã hội của Giáo Xứ. Đặc biệt từ năm 2000, học sinh VN bớt hẳn, nhưng học sinh từ Trung Hoa tới lại đông vọt lên, tới 90%.

Việc cho mượn địa chỉ cũng còn, nhưng chỉ 2, 3 trường hợp, và hầu như là những người từ Đông Au tới hay từ tỉnh đổi lên Paris.

Về việc tổ chức trại hè, nhiều lý do khiến không sinh hoạt nữa : Sơ Têrêsa đau nặng và qua đời, các gia đình VN có thể tự túc, các em đi colonie theo trường học, Emmaus kông giúp nữa.

Kể từ 1994, không còn lý do để xin các gia đình Pháp đón nhận các em VN đi hè nữa. Gia đình các em kể như đã an cư lạc nghiệp.

Về việc xin người đỡ đầu, sinh hoạt ngưng kể từ khi Sơ Têrêsa lâm bệnh.  Không còn là nhu cầu đối với các gia đình VN tại Pháp.

Còn việc giúp Văn phòng Xã Hội, luôn có nhiều người, nhưng họ giúp về Văn Hóa nhiều hơn.

 

Theo những ghi chú trên, có lẽ ta có thể bảo rằng những nhu cầu căn bản vật chất vẫn là đối tượng của nhiều sinh hoạt mục vụ xã hội của Giáo Xứ ở đầu thế kỷ XXI. Thiếu ăn, thiếu mặc, không có nhà ở, bị bệnh tật, bị tù ngục, bị cô đơn,...vẫn là những điều làm giáo dân chạnh lòng và giáo xứ muốn góp phần thoa dịu, làm giảm bớt.

Kinh “Thương người có 14 mối ; thương xác bảy mối : thứ nhất cho kẻ đói ăn, thứ hai cho kẻ khát uống, thứ ba cho kẻ rách rưới ăn mặc, thứ bốn viếng kẻ liệt cùng kẻ tù rạc, thứ năm cho khách đỗ nhà, thứ sáu chuộc kẻ làm tôi, thứ bảy chôn xác kẻ chết ; thương linh hồn bảy mối : thứ nhất lấy lời lành mà khuyên người, thứ hai mở dậy kẻ mê muội, thứ ba yên ủi kẻ âu lo, thứ bốn răn bảo kẻ có tội, thứ năm tha kẻ dể ta, thứ sáu nhịn kẻ mất lòng ta, thứ bảy cầu cho kẻ sống và kẻ chết” mà cộng đoàn giáo xứ vẫn cùng nhau đọc vào mỗi sáng chủ nhật, vẫn được mang ra thực hiện, nhất là về “thương xác bảy mối“.

 

3b. Mục vụ xã hội mới mở ra dưới nhiều hình thức tinh thần, nặng chiều văn hoá giáo dục và hướng về tiên phòng 

Những thiếu thốn về vật chất và tinh thần, làm đối tượng cho những hoạt động xã hội, thường là kết quả của những hoàn cảnh cuộc sống thiếu chuẩn bị. Vì không có chuyên môn và chuyên nghề, nhiều người dễ thất nghiệp và lâm vào đường ngèo túng, đôi khi đến cả vô gia cư ; Vì không biết đề phòng về ăn uống, giao tiếp và vì không biết nhận ra những triệu chứng, nhiều người mắc phải những bệnh hiểm ngèo, khó chữa, đôi khi đi đến liệt yếu lâu năm ; Vì thiếu hiểu biết về tính tính và tâm lý con người, thành ra không biết cư xử cho thích đáng và hoà thuận giữa vợ chồng, hay giữa bố mẹ con cái, nhiều người lâm vào cảnh gia đình bất hoà, đôi khi đi đến ly thân, ly dị, hoặc bị bỏ rơi; từ đó, nhiều hậu quả tinh thần và vật chất khác phát sinh : khủng hoảng tinh thần, mất việc, bị nợ nần, bị tước nhà, bị đau yếu,...

Có lẽ hiểu hơn được những nguyên nhân dẫn đến nghèo khó, khổ sở và bệnh tật, một số sáng kiến xã hội có hình thức tinh thần, nặng chiều hướng văn hoá giáo dục và hướng về tiên phòng đã được đưa ra. Những hội thảo về các vấn đề xã hội, về sinh học, về y học,... giáo xứ đã thực hiện ngay từ những năm 40 ; những khoá trình tiếng pháp giáo xứ đã mở từ những năm 70,.. tất cả những sinh hoạt đó đã là những bước đầu cho những sinh hoạt xã hội có tính cách tiên phòng và dùng phương tiện văn hoá. Nhờ những bài thuyết trình về nguyên nhân và cách phòng bị một số bệnh, nhiều người đã tránh được những cảnh bệnh tật. Nhờ những khoá trình tiếng pháp, nhiều người đã có được phương tiện ngôn ngữ pháp văn tồi thiểu để xin việc, đi làm, hội nhập vào xã hội Pháp và sinh sống đầy đủ, sung túc hơn.  

Nhưng đặc biệt từ những năm 2000, những sinh hoạt này được thực hiện nhiều hơn và với sự tham gia của nhiều người hơn.

Từ khi được thành lập vào ngày 01.05.2000, các nhóm liên đới nghề nghiệp đã tích cực đóng góp vào việc đáp ứng những nhu càu xã hội mới này, bằng cách tổ chức những buổi thuyết trình về những điều cần biết liên quan đến một số bệnh hay gặp hiên nay. Trong cuốn Niên Giám Liên Đới Nghề Nghiệp[2] phát hành năm 2003, Nhóm Chuyên gia đã ghi nhận 10 buổi nói chuyện như sau :

1.      Thứ bảy 07.12.2002, từ 16 đến 17 giờ : “Một vài điểm căn bản về tuổi vị thành niên” / Bs Trần Thị Tuyết

2.      Chủ nhật 22.12.2002, hồi 13 giờ 30 : “Những điều cần biết về bệnh mỡ trong máủ / Bs Lê Trung Tú

3.      Chủ nhật 09.01.2003, hồi 13 giờ 30 : “Những điều cần biết về cách khai thuế cho năm 2002” / Chuyên gia kế toán Pha5m Ngọc Thành

4.      Chủ nhật 26.01.2003, hối 13 giờ 30 : “Những điều cần biết về chứng viêm gan” / Bs Nguyễn Hoàng Việt

5.      Chủ nhật 23.02.2003, hồi 13 giờ 30 : “Những điều cần biết về bệnh tiểu đường” / Bs Nguyễn Ngọc Đỉnh

6.      Thứ bảy 01.03.2003, hồi 16 giờ và chủ nhật 02.03.2003, hồi 13 giờ 30 : “Làm thế nào để trở thành những bậc phụ mẫu có thể chấp nhận được” / Tiến sĩ Như Nguyện

7.      Chủ nhật 30.03.2003, hồi 13 giờ 30 : “Sự đau khổ dưới vài khía cạnh” / Bs Nguyễn Bá Hậu

8.      Chủ nhật 04.05.2003, hồi 14 giờ : “Nhà văn hoá Paulus Huỳnh Tịnh Của “

9.      Chủ nhật 25.05.2003 : hồi 13 giơờ  30 : “Những điều cần biết về bệnh răng” / Ns A6u Triệu Nhơn

10.  Chủ nhật 29.06.2003, hồi 13 giờ 30 : “Những điều cần biết về bệnh cao áp huyết” / Bs Tạ Thanh Minh

 

Cũng nằm trong chiều hướng xã hội tiên phòng, những buổi thảo luận trong Ngày Gia Đình từ năm 2001 do Nhóm Gia Đình Trẻ tổ chức đã đặc biệt giúp các cặp vợ chồng trẻ trao đổi và giải quyết những vấn đề mà chính họ đang gặp và đang tìm cách giải quyết, qua 7 đề tài đã thực hiện :

1.      28-10-2001 : Niềm vui và nỗi buồn của vợ chồng,

2.      29-10-2001 : Sóng ngầm lứa đôi.      

3.      22-12-2002 : Khác biệt cá tính giữa vợ và chồng.

4.      28-03-2004 : Giáo dục con trẻ (mẫu giáo - tiểu học) : Trao truyền văn hóa Việt Nam và đức tin công giáo cho con cái

5.      13-03-2005 : Hạnh phúc vợ chồng (tiền bạc - sức khỏe - sinh lý - nghề nghiệp - đam mê cá nhân - tôn giáo).

6.      11-06-2006 : Đối thoại vợ chồng (về các vấn đề tài chánh, giáo dục con cái, hạnh phúc vợ c hồng và mối liên hệ đến gia đình thân tộc hai họ, đồng nghiệp, láng giềng, bạn bè).

7.      06-05-2007 : Giáo dục con cái : tiểu học và trung học, vai trò cha mẹ trong việc trao truyền niềm tin và văn hóa, học hành, xử dụng phương tiện truyền thông.

 

Từ năm 2005, một hướng xã hội mới đang được Liên Đới Nghề Nghiệp thiết kế nghiêng về công việc làm ăn. Ba loạt hoạt động đã đang được thực hiện :

1.      « Nhóm Chỉ dẫn và tìm kiếm việc làm » gồm Ks Ðặng Mạnh Ðĩnh, Ks Khải, Ks Vượng, Ks Trân. Một khung phương án đã được thực hiện. 8 việc làm đã được giới thiệu qua 3 đợt khác nhau. Nhóm cần sự tham gia và hỗ trợ của các Ðồng Hành và Các Ðại Diện Ngành trong việc cung cấp việc làm và phổ biến các cung cấp ấy.

2.      Quầy hướng nghiệp. Trong hai ngày thân hữu 20 và 21/05/2006, một quầy hướng nghiệp đã được mở ra. Khoảng 10 thành viên đã tiếp tay, thay nhau trực quầy để tư vấn.

3.      Trang hướng nghiệp. Mỗi ngành viết một bài giới thiệu đăng Báo và Internet GX : Bài giới thiệu có mục đích trình bày hoặc chỉ dẫn về những kinh nghiệm nghề nghiệp, cách học nghề, vào nghề, thực hành nghề, thăng tiến nghề,..

·Tháng 12/2006 : Ngành Doanh thương đã viết bài : “Nhóm Doanh Thương trong Loên Đới Nghề Nghiệp” / Ban Đồng Hành[3]

·Tháng hai 2007 : Ngành Chuyên Gia  đã viết hai bài : “Vào Nghề Y sĩ “ / Bs Lê Trung Tú và “Học điện tử và thông tin” / Ks Vũ Duy Mạc Khải[4]

·Tháng ba 2007 : Ngành Dịch Vụ đã viết bài : “Từ người rửa xe đến thợ máy xe hơi lão luyện” / Vũ Trung Thủy[5]

·Tháng tu 2007 : Ngành Thân Hữu Taxi, đã viết bài “Nhóm thân hữu Taxi- Muốn học nghề taxi “ / Một nhóm viên[6]

·Tháng năm 2007 : Ngành Xây Dựng đã viết bài “Thợ làm nhà ở “ / Nguyễn Văn Thơm[7]

 

3c. Mục vụ xã hội mới không chi đóng khung vào giáo xứ và Việt Nam, nhưng mở ra cho hết mọi người, mọi dân 

Trong tinh thần “bác ái khởi đầu từ những người thân”, giáo xứ vẫn tiếp tục công việc mục vụ xã hội hướng về Việt Nam. Từ ngày lập “Hội yểm trợ ơn gọi tận hiến” vào năm 1989, Giáo xứ vẫn hằng năm gửi về một ngân khoản giúp các chủng viện ở Việt Nam có thêm phương tiện đào tạo. Chương trình này đã được tăng cường từ ngày nhóm Liên Đới Taxi được thành lập vào năm 1996, vì hằng năm nhóm tổ chức một bữa tiệc xuân gây quĩ giúp việc truyền giáo ở Việt Nam và giúp các cơ sở từ thiện xã hội ở Việt Nam : năm 1998 giúp việc xây dựng thanh địa Lavang, năm 1999 giúp trại cùi Kontum và Nghệ An. Trong các năm 2000, 2001, 2002, 2003, 2004, 2005, 2006 và 2007 một ngân khoản trung bình 3000 hay 4000 euros đã được nhóm Thân Hữu Taxi gửi về Việt Nam giúp các trại cùi Nha Trang, Pleiku, Cái Sắn, Ban Mê Thuật và Nghệ An.

Từ năm 2000, công việc này lại được tăng cường hằng năm với sự đóng góp của các nhóm Liên Đới Nghề Nghiệp khác, như Chuyên gia, nhóm Dịch Vụ và của Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp. Vì hằng năm, Liên Ngành Liên Đới Nghề Nghiệp gửi một ngân khoản trung bình 3000 euros về giúp quĩ truyền giáo ở Việt Nam.

Ngoài ra cũng nên nhắc đến những tổ chức hay hội đoàn do các giáo dân xuất thân từ giáo xứ, trực tiếp đứng ra tổ chức các công việc từ thiện xã hội hướng về Việt Nam : Cấp học bổng cho các học sinh nghèo ở miền quê, xây cầu ximăng cốt sắt thay cho các cầu khỉ trên các kênh, rạch, xây nhà tường ximăng, mái tôn thay cho tường mái bằng lá rách nát, mở trạm phát thuốc và khám bệnh miễn phí,...

 

Những công việc mục vụ xã hội hướng về người việt nam ở Pháp cũng vẫn được tiếp tục. Phòng xã hội, mà Sơ Nguyễn Thị Kim Thoa lo trách nhiệm từ năm 2000, vẫn được sự cộng tác của các nhóm xã hội và các đoàn thể công giáo tiến hành, như Hội Các Bà Mẹ Công Giáo, Hội Đạo Binh Đức Mẹ,.. và vẫn đảm nhiệm những công việc xã hội thường ngày cho người việt nam tại Pháp, như ta xừa xem ở mục 3a trên đây.

Đặc biệt trong năm hồng ân 2007, một chương trình « Ngày Bệnh Nhân » đã được thực hiện trong 10 ngày, từ 26/01/07 đến 04/02/07, qua ba việc : 1- bó hoa thiêng cầu nguyện, lần hạt, xin lễ, xem lễ, rước lễ, làm phúc chỉ cho các bệnh nhân ; 2- thánh lễ đặc biệt vào chủ nhật 04/02/2007 cầu cho các bệnh nhân ; và 3- thăm viếng, tặng quà cho các bệnh nhân của Cộng Ðoàn. Về việc thứ nhất là BÓ HOA THIÊNG, những việc sau đây đã được thực hiện, ghi sổ và chuyển về Giáo xứ : 60 đi thăm, 24 viết thư, 76 điện thoại, 55 bố thí, 75 giúp đỡ người khác ; 116 dự thánh lễ, 117 lần chuỗi, 101 đọc kinh vắn, 59 viếng thánh thể, 15 đường thánh giá và 51 nguyện gẫm. Dĩ nhiên ngoài những việc đã được ghi sổ và chuyển về Giáo Xứ trên đây, còn rất nhiều việc khác, đã được rất nhiều người thầm kín thực hiện, để cầu nguyện cho các bệnh  nhân.

Ngoài ra, Phòng Xã Hội từ ít năm gần đây đặc biệt gặp hai lớp người mới. Đó là người trung hoa và sinh viên việt nam. Người trung hoa đặc biệt đông đảo theo học các khoá trình tiếng pháp. Sinh viên việt nam thì cần những giúp đỡ mà đa số sinh viên cần, nhất là nhà ở và việc làm.  

Một hướng mục vụ xã hội mới có hướng nhân loại đang được mở ra, ‘Góp phần vào các tổ chức xã hội và từ thiện quốc tế’, không phân biệt tôn giáo, mầu sắc quốc gia và văn hóa. Từ ba năm rồi, 2004, 2005, 2006, Giáo Xứ gửi giúp mỗi năm một lần cho trên 50 hội đoàn hay tổ chức từ thiện khác nhau. Tuy chỉ là một món tiền nhỏ bé, 20 euros cho mỗi hội, nhưng đây cũng là công tác xã hội trong tinh thần chia sẻ và liên đới. Đó là chưa kể những lần quyên giúp đại quy mô, như giúp các nạn nhân sóng thần Indonesia,  nạn nhân bão lụt ở Việt Nam hay nạn nhân động đất ở các nơi khác trên thế giới.  

Trong những năm gần đây, một số các bạn trẻ ở giáo xứ việt nam đã lấy một sáng kiến mới là tổ chức những cuộc thăm viếng người vô gia cư trong những khu phố khác nhau và vào mùa đông lại tổ chức thêm những bữa ăn tối ngoài phố cho những ai có nhu cầu. Một số bạn trẻ việt nam khác tham gia vào các hội đoàn bác ái trong các xứ đạo địa phương. Một số khác, nhất là những bạn trẻ sinh viên lại trực tiếp tham gia vào các hội đoàn xã hội địa phương, góp phần vào những công việc thiện nguyện văn hoá xã hội, như giúp kèm các học sinh của các gia đìng nghèo, giúp sinh hoạt với các trẻ em trong các xóm lao động nghèo vào cuối tuần. Càng ngày người ta càng thấy các bạn trẻ việt nam gia nhập các hội đoàn công ích, từ thiện xã hội, từ những hội danh tiếng, như Emmaüs, Bác sĩ không biên giới, Armée du Salut,.. đến những hội địa phương mới lập, ít được biết. Những người trẻ này làm công tác tại địa phương nước Pháp đã vậy, mà còn bằng lòng đi công tác tại những xứ xa xôi, từ châu Phi đến châu Á. Có những bạn trẻ còn đích thân cùng nhau lập ra những hội từ thiện để sinh hoạt.

 

LỜI KẾT 

Trong thông điệp “Thiên Chúa là Tình yêu “, ban hành ngày 25.12.2005, Đức Giáo Hoàng Bênêđictô XVI đã xác định rằng : “Bản chất Hội Thánh được thể hiện qua một trách nhiệm có ba mặt : rao giảng Lời Chúa (kerygma-martyria) cử hành các Bí tích (leiturgia), phục vụ bác ái (diakonia). Đó là những trách nhiệm lệ thuộc vào nhau và không thể tách rời nhau được. Việc phục vụ bác ái đối với Hội Thánh không phải là một cách thức hoạt động trợ giúp có thể giao cho người khác, nhưng nó thuộc về bản chất của Hội Thánh, là một biểu lộ bản chất không thể từ bỏ được[8]. Trách nhiệm này  “trước hết là lời đáp trả nhu cầu khẩn cấp trực tiếp trong một hoàn cảnh cụ thể. Phải cho người đói lương thực, người trần truồng quần áo, bệnh nhân phải được chữa trị, phải thăm viếng tù nhân[9]...”. Nhưng “Mỗi ngày chúng ta càng ý thức hơn, có quá nhiều đau khổ trên thế giới do sự thiếu thốn vật chất cũng như tinh thần gây nên, dù cho có nhiều tiến bộ về mặt khoa học và kỹ thuật. Từ đó, ngay trong thời đại chúng ta, đòi hỏi cần có sự sẵn sàng mới mẻ để giúp đỡ người thân cận đang túng quẫn. Công đồng Vatican II đã nói những lời rõ ràng như sau : ''Ngày nay, nhờ những phương tiện truyền thông hoàn thiện hơn, những khoảng cách giữa con người có thể nói là đã vượt qua, [...] hoạt dộng bác ái có thể và phải bao trùm tất cả mọi người và tất cả mọi nhu cầu[10]". 

Và “Ai muốn phục vụ cho những người đau khổ, cần phải được đào tạo có nghiệp vụ : những người trợ giúp phải được đào tạo, để họ thực hiện những hành động đúng đắn vào đúng lúc và tiếp tục chăm sóc. Khả năng nghề nghiệp là điều cần thiết đầu tiên và căn bản, thế nhưng duy chỉ như thế thì không đủ. Ở đây nhắm đến con người, và con người luôn cần đến một cái gì hơn là sự chăm sóc đúng đắn đầy kỹ thuật. Họ còn cần đến tình người. Họ cần đến sự quan tâm của con tim. Đối với tất cả những ai hoạt động trong các tổ chức bác ái của Hội Thánh, phải chú tâm đặc biệt để không những thực hiện những gì cần thiết đúng lúc, nhưng còn phải quan tâm đến kẻ khác bằng con tim, để người này có thể cảm nhận được sự phong phú của phẩm giá nhân bản của họ. Vì thế, những người trợ giúp này, ngoài việc đào tạo ngbế nghiệp, còn cần đến việc đào luyện con tim : họ cần được hướng dẫn đến gặp gỡ Thiên Chúa trong Đức Kitô, cuộc gặp gỡ này sẽ đánh thức tình yêu trong họ và mở rộng con tim của họ cho tha nhân, đến độ tình yêu tha nhân đối với họ không còn là một giới răn được thiết đặt tự bên ngoài, nhưng đó là bước tiếp nối của đức tin, chính đức tin đó : hoạt động trong tình yêu (x. .Gl 5,6)[11]”.

 

Những lời giảng dậy trên đây của Đức Thánh Cha Bênêđictô XVI đang là đuốc soi cho những sinh hoạt mục vụ xã hội của Giáo Xứ Việt Nam tại Paris trong giai đoạn tìm đường hiện tại và cũng là “lời kết” súc tích nhất cho bài khảo luận này vậy. 

 

Paris, ngày 27 tháng 09 năm 2007

 

Đức Ông Mai Đức Vinh

Nữ tu Nguyễn Thị Kim Thoa

Giáo Sư Trần Văn Cảnh


[1] Đọc Rapport Pastoral mỗi năm kể từ 1978…

[2] Liên Đới Nghề Nghiệp; Paris : GXVN; tr. 58-59

[3] Ban Đồng Hành ; « Nhóm Doanh Thương », GXVN, số 228, 12-2006, tr. 17-18

[4] Lê Trung Tú, Vũ Duiy Mạc Khải ; “Y sĩ và kỹ sư điện tử “, GXVN, số 230, 02-2007, tr. 25-26

[5] Vũ Trung Thủy ; “Từ người rửa xe đến thợ máy xe hơi lão luyện”, GXVN, số 231, 03-2007.

[6] Nhóm Thân Hữu Taxi ; « Muốn học nghề taxi « , GXVN, số 232, 04-2007, tr. 17-18

[7] Nguyễn Văn Thơm ; “Thợ làm nhà ở “ ; GXVN số 233, 05-2007 ; tr. 22

[8] ĐGH Bênêđictô XVI, Thông điệp  “Thiên Chúa là Tình Yêu” , 25.12.2005, khoản 25. a

[9] Ibidem, 31a

[10] Ibidem, 30a

[11] Ibidem, 31a

Tác giả Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!