.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

1. Mục vụ Xã hội Bác ái thời Liên đoàn

2. Mục Vụ Xã hội Bác ái thời Tổ chức Truyền Giáo

3. Mục Vụ xã hội Bác ái thời Giáo Xứ Việt Nam cuối thế kỷ XX

4. Mục Vụ xã hội Bác ái thời Giáo Xứ Việt Nam đầu thế kỷ XXI

5. Liên đới Nghề Nghiệp : Lý do thành lập

6. Liên đới Nghề Nghiệp : Chuẩn bị thành lập

7. Liên đới Nghề Nghiệp : Thành lập

8. Liên đới Nghề Nghiệp : Sinh hoạt từ ngày thành lập

9. Liên đới Nghề Nghiệp : Một dự án tương lai

10. Thay lời kết

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Mục Vụ Xã Hội, Bác Ái Liên Đới, Giáo Xứ Việt Nam Paris trong 60 năm qua 1947-2007
Tác giả: Gs. Trần Văn Cảnh
3. MỤC VỤ XÃ HỘI BÁC ÁI THỜI GIÁO XỨ VIỆT NAM CUỐI THẾ KỶ XX

CHƯƠNG 3 

MỤC VỤ XÃ HỘI BÁC ÁI

Giáo Xứ Việt Nam Paris

thời kỳ tiếp cư người tỵ nạn cuối thế kỷ XX

1977-1997[1] 

 

Mai Đức Vinh

Nguyễn Thị Kim Thoa

Trần Văn Cảnh 

Thời kỳ ‘Giáo Xứ’ (1977-1997) : Mặc dầu tự sắc ‘Pastoralis Migratorum Cura’ đã được ban hành từ 1969, nhưng mãi đến biến cố 1975 ở Việt Nam và với làn sóng người Việt tị nạn qua Pháp, Giáo Hội Pháp mới nghĩ đến việc áp dụng tinh thần tự sắc vào việc tổ chức lại cơ cấu và sinh hoạt mục vụ cho cộng đồng người Việt tại Pháp. Việc áp dụng này chỉ thành hình cụ thể vào năm 1977, và thực sự vào năm 1986. Bởi vì mặc dầu từ 1952, Sở Truyền Giáo Việt Nam ở Paris ‘xét về nhiều mặt đã được đồng hóa như một xứ đạo, nhưng cho đến thư bổ nhiệm Cha Trương Đình Hòe vẫn còn gọi ngài là ‘Missionnaire’, mãi từ 1986, trong các thư bổ nhiệm Cha Mai Đức Vinh mới rõ rệt dùng chữ ‘curé de la paroisse Vietnamienne‘, cũng từ đây trong Ordo hằng năm của Paris mới đề chữ ‘curé’. 

1. Giáo xứ Việt Nam tại Paris là tên gọi mới từ năm 1977 

Ngày 28.05.1976, với tư cách là Giám Mục đặc trách về các đồng bào Á Châu, Ðức Cha André Rousset biên thơ cho cha Michel Nguyễn Quang Toán báo tin rằng trước tình hình khẩn trương và bi thương của dân tị nạn ba nước Việt Miên Lào, Ủy Ban Mục Vụ Ngoại Kiều yêu cầu Hội Thừa Sai Paris giúp đỡ, cha Etcharren đã được bổ nhiệm làm việc với hai cha Guillard và Couessin, và xin cha Toán liên lạc với cha Guillard để xác định phận vụ của mình.

Nhiều Giám Mục địa phương đã bổ nhiệm Tuyên Úy Việt Nam trong các năm 1975, 1976.

Ðại Hội ngày 21.10.1976 qui tụ trên 30 linh mục Việt Nam từ nhiều tỉnh khác nhau về họp tại Toà Tổng Giám Mục Paris, dưới quyền chủ tọa của cha Trương Ðình Hoè, do đại hội bầu lên, để bàn về các vấn đề và hành động mục vụ khẩn cấp cho kiều bào Việt Nam

Ngày 13.09.1997, Ðức Cha Daniel Pérézil, giám mục phụ tá Parus, gởi cho cha Samuel Trương Ðình Hoè lá thơ bổ nhiệm cha làm thừa sai với quyền coi sóc các linh hồn người Việt Nam ở Paris kế vị cha Toán. Cũng trong thơ này, Ðức Cha Pérézil xác định : « Giáo Xứ Việt Nam Paris phải là cộng đoàn cầu nguyện, bí tích, tương trợ huynh đệ, sống đạo theo truyền thống và văn hoá Việt Nam ». 

a. Nhiệm kỳ của cha Samuel Trương Ðình Hoè, 1997-1979 

Sau khi đã gởi thơ bổ nhiệm cho cha Trương Ðình Hoè, Ðức Cha Pérézil gởi thơ, ngày 29.09.1997, báo tin này cho cha Nguyễn Quang Toán và cám ơn cha nồng nhiệt về những việc cha đã làm cho Giáo Xứ trong những năm qua. Ngày 13.10.1977 là ngày bàn giao công vụ giữa cha Nguyễn Quang Toán và cha Trương Ðình Hoè, với sự chứng kiến của cha J.B. Etcharren, cha Bernard le Franc và cha Robert Gilbert.

Lãnh thổ hoạt động của Giáo Xứ từ nay hạn hẹp vào lãnh thổ của 8 giáo phận thuộc Giáo Tỉnh Paris, trừ những nơi mà Giáp Quyền địa phương đã bổ nhiệm một tuyên úy Việt Nam khác.

Cha Trương đình Hoè đã qui tụ được một nhóm linh mục khá hùnh hậu cộng tác : cha Hoàng Quang Lượng lo phó giám đốc, cha Ngô Duy Linh lo phụng Vụ, cha Lương Tấn Hoàng và nữ tu Huỳnh Thị Na lo xã hội, cha Mai Ðức Vinh lo giáo lý, cha Ðinh Ðồng Thượng Sách và nữ tu Sophie Nguyễn thị Phú lo giới trẻ.

Cha Giám Ðốc Trương Ðình Hoè đã làm được hai việc quan trọng sau đây : chỉnh trang lại cơ sở giáo xứ cho ngăn nắp, sạch sẽ và khang trang hơn và nhất là đã vận động với Toà Tổng Giám Mục để những linh mục hay tu sĩ làm việc cho Giáo Xứ đều được bổ nhiệm trên giấy tờ, được trả lương và bảo hiểm xã hội.

 

b. Nhiệm kỳ của cha Denis Lương Tấn Hoàng, 1979-1980

 

Năm 1979, Cha Trương đình Hoè từ chức vì dòng Phanxicô cần đến ngài để lo các công tác văn hoá và huấn luyện của dòng. Cha Lương Tấn Hoàng lên thay.

Một năm sau, trong tờ báo Giáo Xứ Việt Nam, số 122, tuần lễ 02-09.11.1980 có thông báo rằng « Vì lý do sức khoẻ, từ tháng 07, Cha Denis Hoàng đã đệ đơn xin từ chức Giám Ðốc Giáo Xứ. Nay Ðức Giám Mục chấp nhận đơn của Cha và đồng thời bổ nhiệm cha Giuse Mai Ðức Vinh thay thế. Vậy hôm nay, chủ nhật 02.11.1980, cha Bernard le Franc, thay mặt Ðức Cha Daniel Pérézil, đến đồng tế và chính thức công bố sự thay đổi này”. 

 

c. Nhiệm kỳ của cha Giuse Mai Đức Vinh, 1980-Hôm nay (2007) 

Qua văn thư ngày 28.11.1980, cha Giuse Mai Ðức Vinh được Toà Tổng Giám Mục Paris bổ nhiệm làm cha sở Giáo Xứ. Nhiều chính sách và chương trình hoạt động mục vụ trong các lãnh vực khác nhau đã được các linh mục trong ban giám đốc và các giáo dân trong hội đồng mục vụ liên tiếp thực hiện, dưới sự lãnh đạo của cha giám đốc Giuse Mai Đức Vinh :

1980-1983 : xây dựng cơ cấu tổ chức : 1983 : Thành lập ban đại diện cho các địa điểm mục vụ : Paris, Sarcelles-Garges, Villiers-Le-Bel, Noisy-Le-Grand. 1983 : Thành lập các nhóm công giáo tiến hành và bầu ban đại diện. Ngày 30.10.1983, một Hội Ðồng Mục Vụ tiên khởi đã được thành lập

1984-1989 : phát triển văn hoá giáo dục : 1984 : Phát hành Báo Giáo Xứ, bộ mới. 1986 : Cải tiến việc giáo dục giáo lý và văn hoá Việt Nam cho Ấu Thiếu Nhi và lập Ðoàn Thiếu Nhi Thánh Thể. 1986 : Chương trình tu bổ cơ sở, lập sổ vàng và vận động xin một nhà nguyện rộng lớn hơn. 1986 : Phát huy lễ hội văn hoá, khởi xướng bữa tiệc xuân giáo xứ. 1987 : Ðào tạo nhân sự giáo sĩ, đề nghị phong chức phó tế vĩnh viễn cho thầy Girard Xavier thuộc cộng đoàn Sarcelles. 1989 : Lập « Hội yểm trợ ơn gọi tận hiến ».

1990-1996 : Phát triển Ðời sống thiêng liêng : 1990 : Thư Viện Giáo xứ chính thức khai trương. 1993 : Khai trương phong trào CURSILLO. 1995 : Thành lập Ban Mục Vụ Gia Ðình

1997-2001 : Phát triển đời sống văn hoá, cơ sở vật chất và liên đới xã hội : 1997 : Tu thư tập thể, viết sách chung. Nhận cơ sở mới và dâng thánh lễ đầu tiên tại cơ sở mới vào ngày lễ Đức Mẹ lên trời, 15.08.1998 và chuyển giao cơ sở Boissonade cho cộng đoàn công giáo Triều Tiên ngày 31.08.1998. 2000 : Thành lập Liên đới nghề nghiệp trong 5 ngành có nhiều người việt nam : Chuyên Gia, Thân Hữu Taxi, Doanh Thương, Dịch Vụ, Xây Dựng.

2002-2007 : Phát triển và tự lập tài chánh : 2002 : Mạng lưới đầu tiên của Giáo Xứ chào đời với tên gọi www.giaoxuvnparis.org trong Đại hội liên đới nghề nghiệp lần thứ 3, ngày 01.05.2002. 2003 : Lập nhóm đặc trách ‘Tiền giúp Giáo Hộĩ’, Giáo xứ hoàn toàn tự lập về tài chánh. Qua lá thơ đề ngày 29.06.2005, Ðức Ông Giám Ðốc Mai Ðức Vinh đã chính thức loan báo với cộng Ðoàn việc thành lập điạ điểm mục vụ mới ở Antony.

 

Trong lãnh vực mục vụ xã hội, cha Mai Đức Vinh và các linh mục trong Ban Giám Đốc đã tiếp tục chương trình của các vị tiền nhiệm, tạo nên một sự thống nhất về mục vụ xã hội trong thời gian này. Vì tình hình chính trị ở Việt Nam, sau 1975 số người Việt Nam tị nạn qua Pháp mỗi ngày một đông, tạo nên nhiều vấn đề bận rộn, khẩn trương và phức tạp cho công việc mục vụ nói chung và cho Văn phòng Xã hội nói riêng. Tình trạng này kéo dài cho tới 1997, mười năm sau khi các trại tị nan ở Đông Nam Á bị đóng cửa.  Đó là lý do khiến chúng ta chia ‘sinh hoạt xã hội trong giai đoạn Giáo Xứ thành hai thời gian : thời gian 1977– 1997 và thời gian 1998– 2007’. Bài này chỉ trình bày “Mục vụ xã hội của Giáo xứ Việt Nam Paris trong trời gian 1977-1997”.  

 

2. 1977-1997 : Mục vụ xã hội đặc biệt hướng vào việc tiếp đón và ổn định người tỵ nạn Á Châu,  

a. Tổng quát 

Người Trách nhiệm : Cha Denis Lương Tấn Hoằng và nữ tu Têrêsa Huỳnh Thị Na (dòng Chúa Quan phòng) (1977-1979). Cha Đinh Đồng Thượng Sách và nữ tu Nguyễn thị Phú (Dòng Đức Bà) (1979-1982). Nữ tu Têrêsa Huỳnh thị Na (1983-1997). 

Người Cộng tác : Ban Giám Đốc, Ban Thường Vụ, Hội Legio, các bà Mẹ Công Giáo, Nhóm tình nguyện Việt Pháp, Nhóm Trẻ ‘Hành Động Xã Hội’.

Những việc làm chính yếu : Kể từ 1998 , Bản Báo Cáo Mục Vụ nộp lên Tòa Tổng Giám Mục Paris mỗi năm đều nêu bật bốn hoạt động chính yếu : Hoạt động thiêng liêng, Hoạt động  xã hội, hoạt động văn hóa và hoạt động hợp tác.

 

b. Sinh hoạt và ngân qũy : 

 

Niên khóa 1982-1983, nữ tu Têrêsa để lại cho chúng ta một bản bá cáo sinh hoạt thường trực và một dự án ngân sách của Văn Phòng Xã Hội như sau : 

b1. Trực Văn Phòng Xã Hội: Thường trực để tiếp đón các gia đình, người cô đơn, người tị nạn mới tới (Việt Nam hay Á Châu ở Paris hay ngoại ô). Mục đích giúp họ giải quyết những khó khăn trong vấn đề giấy tờ và hội nhập, việc làm, nhà ở, giáo dục con cái, giúp tiền bạc khi khẩn cấp, khi đau yếu, cho quần áo, giúp học tiếng Pháp… Trong trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 6.000f, vậy phải xin Giáo Xứ cho: 3.000f  

b2. Hoạt động xã hội bên những người già cả, đau yếu, những người trẻ tật nguyền, mà thường không có gia đình tại Pháp. Nếu Văn phòng xã hội của Giáo Xứ không đáp ứng được thì phải kêu gọi hay giới thiệu đến các cơ quan liên hệ hầu giúp ho ïvề tiền bạc, về giấy tờ hành chánh. Trong trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 4.500f, vậy phải xin Giáo Xứ cho 2.500  

b3. Những hoạt động bên cạnh người trẻ tị nạn á châu từ 17 đến 25 tuổi (phần đông không có gia đình tại Pháp. Giúp đỡ cả về tinh thần và vật chất khi người trẻ bị khủng khoảng. Cứ hai tháng có một buổi gặp gỡ, trao đổi, giải trí, học hỏi theo nhóm… đặc biệt vào các dịp lễ Giáng Sinh, Tết, Phục Sinh, kỳ hè… Nhiều khi phải giúp người trẻ tìm nhà ở, tìm khóa học nghề… Trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 8.000f, vậy phải xin Giáo Xứ 5.000f  

b4. Công tác giúp các trẻ em Á Châu làm quen và hội nhập: Tổ chức những ngày gặp gỡ để trao đổi, gây tình bạn, huấn luyện, giải trí, dùng cơm chung, xem phim, tặng quà… Tổ chúc đi hè theo từng nhóm, tham quan Paris hay ngoại ô Paris, học tiếng Việt… Đôi khi tìm gia đình bảo trợ… Trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 10.000f, vậy phải xin Giáo Xứ 5.000f  

b5. Phí tổn về di chuyển, bữa ăn, hội hè, điện thoại… cho một cán sự xã hội và nhân viên Văn phòng. Trường hợp này, ngân khoản dự trù : Cho cả năm: 12.000f (mỗi tháng 1.000f), vậy xin Giáo Xứ cho mỗi lục cá nguyệt 6.000f 

Tóm lại: Những sinh hoạt thường trực của Văn phòng Xã Hội trình bày ở trên đòi phải có một ngân qũy 40.000f. Giáo Xứ chỉ cho được 27.500f. Bởi vậy Văn phòng phải hạn chế nhiều sinh hoạt và nhiềugiúp đỡ tiền bạc đối với những người tị nạn đến với mình. (ký tên: Nữ tu Têrêsa Huỳnh Thị Na, Cán sự xã hội[2]). 

c. Tổ chức lễ Giáng Sinh cho các em tị nạn 

Sau đây là bản bá cáo của nữ tu Têrêsa Huỳnh Thị Na về một ngày lễ Noel được tổ chức tại Giáo Xứ cho  các em tị nạn Á châu, 18.12.1982: 

c1. Số trẻ em tham dự lễ Noel: Năm nay vì cơ sở Giáo Xứ đã nhỏ lại bị thu hẹp vì công việc chỉnh trang, số các em được đón về dự lễ chỉ có 244 em nhỏvà vị thành niên và 21 người lớn đi theo. Các tiêu chuẩn đón các em: thuộc gia đình nghèo, mới tới, không có thân nhân, không phân biệt tôn giáo, quốc tịch Việt Nam, Lào hay Cao Miên. Các em thuộc các trại:

 

Trại

Địa chỉ

Số trẻ em

Ng. lớn đi theo

Đặc biệt

Thorigny

14 r.Port,77 Thorigny

50

10

 

AFPR

1al.Promontoir,93NoisyleGrand

54

6

 

CRF

10 r. deVanves, 92IssylesMoul.

40

 

Vị thành niên

ADEF

112Ch.VertdesMèches 93Créteil

50

5

 

VCJG

10 r. de Trévise, 75009 Paris

14

 

Học nghề

Gia đình nghèo

Paris

36

 

16 gia dình

 

Tổng cộng

244

21

 

 

c2. Chương trình:

·        Điạ điểm: Giáo Xứ Việt Nam, 15 rue Boissonade, 75014 Paris

·        Ngày: Thứ bảy, 18. 12. 1982, từ 12-17g

·        Chương trình: 12g 4 xe ca đón các em từ trại về tới Paris. – 12g30 gặp gỡ, cơm chung. – 14g Họp mặt: ca hát, chiếu phim, trò chơi do nhóm Hành Động Xã Hội của cha Joseph Sách và chị Sophie Phú. – 15g45 các nhóm học sinh tự nguyện đến gặp gỡ và chia sẻ với các nhóm tị nạn: trẻ em, thiếu niên hay người lớn, ăn bánh uống trà, nước ngọt. – 16g45 phát quà. – 17g30 lên xe về trại.

c3. Góp phần chuẩn bị:

Số chi

 300 phần ăn

20fx300 : 6.000f00

250 phần quà

25fx250 : 6.250f00

4 xe ca

4x1.000f : 4.000f00

Tiền metro

                    500f00

Tiêu linh tinh

                    500f00

Tổng cộng

               17.250f00

 

Số thu

Giáo Xứ Việt Nam không có ngân qũy dồi dào, nhưng từ tháng 10, Văn Phòng Xã Hội viết thư xin các cơ quan (Secours Catholiques, CCFD, France-Asie) và các trường học, như:

 

Trường, cơ quan

Địa chỉ

Phần quà

Tiền

Ec. Paul Claudel

Paris 6e

60 phần quà, giá tiền :

1.680f00

Ec. Format. Cadres Pédag.

Paris 16e

70 phần quà, giá tiền :

1.400f00

Ec. St Joseph

Confl.StHonoré

50 phần qua, giá tiền:

 950f00

Ec. St Joseph

Confl.S.Honoraire

 

850f00

Ass. D’Acceuil des Réfug.

78 Versailles

 

500f00

OeŒuvre de St Paul

Paris 6e

 

250f00

Frat. N.D. du Sacré Coeur

36 Issoudun

 

500f00

Com. Servante du T.S.S.

Paris 16e

 

150f00

Abbé Louvet Pierre

87 Limoges

 

250f00

Các Bà Mẹ Công Giáo

Của Giáo Xứ

 

500f00

Hội Đạo Binh

Của Giáo Xứ

 

500f00

Thị trưởng Paris

Paris 4e

 

5.500f00

 

Tổng cộng

 

13.030f00

 

Như vậy Giáo Xứ phải bù vào : 17.250f – 13.030 : 4.220f00

 

c4. Những người góp phần chuẩn bị (đã hội ba lần trước 18.12.1982) :

Thuộc Ban Giám Đốc Giáo Xứ : Cha Mai Đức Vinh, giám đốc, cha Hoàng Quang Luợng, phó giám đốc, cha Đinh Đồng Thượng Sách, lo giới trẻ, chị Sophie Phú lo giới trẻ.

Thuộc Nhóm Xã Hội Giáo Xứ : Sơ Huỳnh Têrêsa, phụ trách Văn Phòng Xã Hội, Bà Perret, bà Planchu, bà Roubert, bà Le Bellec, bà Chín Ngoạn, bà Từ Giác Linh.

Các nhóm : Nhóm trẻ xã hội, nhóm học sinh trường Paul Claudel, nhóm học sinh trường Saint Joseph.

 

c5. Tổng kết : Nhiều người trong các nhóm chuẩn đã họp nhau lại vào ngày 23.12.1982 để tổng kết, rút ưu khuyết điểm và góp ý chuẩn bị cho ngày Noel 1983… Mọi người đều hài lòng về công việc đã làm, hài lòng vì thấy các em và cả những người lớn tới tham dự đều phấn khởi và hạnh phúc[3]

 

d) Thống kê về hoạt động của Văn phòng Xã hội và thành quả đạt được.

 

Khuôn khổ bài viết không cho phép chúng ta trình bày tỉ mỉ từng hoạt động và thành quả thu được, vì mỗi hoạt động có một hoàn cảnh khác nhau, một sắc thái xã hội và nhân bản khác nhau, cũng như đem lại những kết quả nhiều khi không giống nhau. Vì thế đơn giản và rõ ràng hơn, chúng ta nhìn chung bảng thống và sau đó đưa ra những nhận định vắn gọn.

 

 

(những trang thống kê)

Năm

1979

1980

1981

1982

1983

1984

1985

1986

1987

Nhận định

Tiếp đón

10/30

10/30

10/31

10/30

25/30

10/30

10/15

10/15

8/12

Rất tấp nập

Tiếp tế nhu yếu (quần áo)

1.210

1.000

1.000

1.000

 

 

 

 

 

Ban xã hội liên hệ với nhiều phòng cho quần áo Pháp

Giấy tờ

 

100

80

50

 

 

 

 

 

Nhiều ít, vẫn có

Việc làm xin

 

1532

 

1200

 

1000

 

800

 

30/80

 

700

 

560

 

 

 

Về sau ít hơn, xin độ 20, cho độ 10

Việclàm cho

1105

250

200

300

20/40

260

350

 

 

Về sau ít hơn, xin độ 20, cho độ 10

Nhà ở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỗi năm có độ 5-8

Thăm viếng

 

900

 

 

 

20/30

 

 

 

Legio, các Bà Mẹ và nhóm trẻ vẫn  đi

Lễ Noel

800

500

400

300

280

250

280

180

 

Trẻ em ở trại giảm

Gs Pháp văn

 

 

 

15

30

30

28

25

20

Đa số là ng. Pháp

Số học sinh

 

15

10

120

200

215

165

157

120

86-90 có nhiều quốc tịch

Trại hè

150

90

70

65

160

107

 

60

50

Trại Carmeaux do Emmaus giúp.

Hè với gia đình Pháp

 

 

 

 

 

 

90

70

16

Mỗi năm đều có nhưng không ghi

Đỡ đầu

50

30

10

8

25

6

3

12

8

Gia đình VN an cư

Nhóm xã hội

8

10

8

10

7

6

8

6

7

Còn Legio, nhóm trẻ Xã Hội

  

Năm

1988

1989

1990

1991

1992

1993

1994

1995

1996

 

Tiếp đón

8/12

8/12

8/12

8/12

8/12

8/12

8/12

8/12

8/12

Rất tấp nập

Tiếp tế nhu yếu (quần áo)

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Ban xã hội liên hệ với nhiều phòng cho quần áo Pháp

Giấy tờ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nhiều ít, vẫn có

Việc làm xin

 

160

 

 

97

 

 

 

 

 

 

 

Về sau ít hơn, xin độ 20, cho độ 10

Việclàm cho

60

 

30

 

 

 

 

 

 

Về sau ít hơn, xin độ 20, cho độ 10

Nhà ở

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mỗi năm có độ 5-8

Thăm viếng

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Legio, các Bà Mẹ và nhóm trẻ vẫn  đi

Lễ Noel

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Trẻ em ở trại giảm

Gs Pháp văn

20

27

28

27

21

27

23

23

27

Đa số là ng. Pháp

Số học sinh

130

189

165

240

220

262

148

158

268

86-90 có nhiều quốc tịch

Trại hè

34

66

50

30

48

35

23

35

30

Trại Carmeaux do Emmaus giúp.

Hè với gia đình Pháp

30

29

28

26

7

 

23

 

 

Mỗi năm đều có nhưng không ghi

Đỡ đầu

10

10

11

12

10

9

7

10

4

Gia đình VN an cư

Nhóm xã hội

6

8

7

5

8

7

7

5

4

Còn Legio, nhóm trẻ Xã Hội

 

 LỜI KẾT 

Tọng tâm mục vụ xã hội của 20 năm đầu thời Giáo Xứ, từ năm 1977 đến năm 1997 là tiếp nối và phát triển mạnh chương trình mục vụ xã hội “Tiếp đón người tỵ nạn việt nam và á châu” đã được khởi đầu từ những năm cuối 70, thời Tổ Chức Truyền Giáo. Giáo xứ tấp nập với những sinh hoạt hằng ngày rất bận rộn xoay quanh những công việc như : tiếp đón, tiếp tế nhu yếu phẩm thức ăn, quần áo và thuốc men, chi dẫn thủ tục hành chánh và lo giùm các giấy tờ, giúp tìm nhà ở và công ăn việc làm, tổ chức những nhóm xã hội, thanh niên thiện chí đi thăm viếng kiều bào trong các trại tiếp cư, đưa đón đi thăm Paris, đưa đón đến Giáo xứ tham dự các lễ nghi, phát quà cho các em trong những dịp Giáng sinh, tết nhất, gởi đi nghỉ hè với các gia đình pháp, tổ chức trại hè chung cho kiều bào mới đến, tổ chức các lớp học tiếng pháp và văn minh văn hoá pháp, giúp kiếm người pháp đỡ đầu,...

 

Chúng tôi muốn mượn lời của anh Vũ Đình Lộc viết về Nhóm Trẻ Xã Hội (NTXH) để kết luận bài viết này. Bởi vì chúng tôi thấy những điều anh Lộc viết, tuy ngắn gọn nhưng đủ để nói lên đường hướng và chủ đích hoạt động của bất cứ một văn phòng mục vụ xã hội nào.

·        Động lực hoạt động là Đức Tin,  môi trường hoạt động là Giáo Xứ, và người cố vấn là linh mục tuyên úy : ‘NTXH là một nhóm gồm các anh chị cùng một đức tin công giáo cộng tác với nhau để hoạt động trong môi trường Giáo Xứ dưới sự hướng dẫn của cha Tuyên Úy ».

·        Hành trang sinh hoạt là Lời Chúa, thủ lãnh tối cao là Đức Kitô : «Đào sâu và học hỏi thêm về Lời Chúa, tìm hiểu về Phúc Aâm và gương mẫu phải theo là Chúa Giêsu trong đời sống của người công giáo ».

·        Phương thức hoạt động là tinh thần cộng tác, cởi mở và gây tình huynh đệ : «Cộng tác với nhau, cộng tác với các sinh hoạt của thanh niên trong Cộng Đoàn Giáo Xứ Paris, hợp tác cùng cha Giám Đốc và Hội Đồng Mục Vụ trong các công việc của Giáo Xứ, nhất là trong các dịp lễ… Cố gắng mở rộng sự thông hiểu trong tình thân hữu của thanh niên trẻ trong cộng đoàn. Đem thêm tình bạn mới và giúp người trẻ có cơ hội gặp nhau…

·        Đối tượng hoạt động là giúp những người tị nạn, những người gặp khó khăn : «Thăm viếng các người tị nạn mới qua ở Créteil, và các trại khác, cùng nghững người đang gặp khó khăn về tinh thần, nhất là các bạn trẻ thanh niên , các bạn trẻ cô độc ở Paris[4] ». 

Sau những lời của anh Vũ Đình Lộc, chúng tôi muốn nêu bật hai vụ việc khác đã có từ năm 2000 trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Xứ, mà theo chúng tôi, tự bản tính, chúng là đối tượng mục vụ xã hội : ‘Liên Đới Nghề Nghiệp’ và ‘Tham gia vào các tổ chức xã hội và từ thiện quốc tế’. Hai sinh hoạt này phải chăng đang mở màn cho một hướng mục vụ xã hội mới ? Được như vậy mục vụ xã hội của Giáo Xứ Việt Nam quả tốt đẹp, qúy hóa và giầu ý nghĩa ! Mừng thay !  

 

Mai Đức Vinh

Nguyễn Thị Kim Thoa

Trần Văn Cảnh 


[1] Đọc Rapport Pastoral mỗi năm kể từ 1978…

[2] VKGX, ‘Rapports Pastoraux 1971-1983’ tr. 137-139

[3] VKGX, ‘Rapports Pastoraux 1971-1983’ tr. 140-144

[4] VKGX ‘Local Boissonade’ tr. 72-73 

Tác giả Gs. Trần Văn Cảnh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!