Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lê Thiên
Bài Viết Của
Lê Thiên
Thánh Giuse “đã từng thất nghiệp?”.
Năm Tân Sửu 2021 – Chuyện Con Trâu
Mừng Xuân Tân Sửu 2021 - Chúc nhau PHÚC, LỘC, THỌ
Nói hành là dịch bệnh tệ hơn dịch Covid-19 (Lời Cha Chung của Hội Thánh Công Giáo)
CHÀO MỪNG NGƯỜI ANH EM TÂN TÒNG Nguyễn Văn A
Linh mục Bác sĩ Antôn Phạm Hữu Tâm, Trái tim Việt giữa tâm dịch New York
Thánh Rô-cô, quan thầy ủi an thời ôn dịch
Đọc Thư HĐGMVN Gửi Cộng Đồng Dân Chúa VỀ MỘT SỐ LƯU Ý TRONG ĐỜI SỐNG ĐỨC TIN
Kinh hoàng dự luật sát nhi!
GIÁO LUẬT & GIÁO HOÀNG TỪ CHỨC
THÁNH RÔ-CÔ, QUAN THẦY ỦI AN THỜI ÔN DỊCH


(1348 –1376/79)

(Có tài liệu ghi nhận: sinh năm 1295 – qua đời ngày 16 /8/1327)

Lê Thiên (30/3/2020)

  

Người lữ hành

Thánh Rô-cô sinh năm 1340  từ một gia đình quý tộc khoảng tại lãnh địa Montpellier, Pháp. Từ thuở sơ sinh, Rô-cô đã mang trên má trái vết ấn hình thánh giá. Từ tấm bé, Rô-cô đã tỏ lòng tôn kính đặc biệt  đối với Chúa Giêsu và Mẹ Maria.

Song thân ngài chết sớm khi ngài hãy còn là một thiếu nhi. Cậu bé mồ côi Rô-cô được người chú ruột là Công tước xứ Montpelier nuôi dưỡng.

Lớn lên, Rô-cô dùng hết gia sản cha mẹ để lại mà ban phát cho người nghèo rồi khấn sống đời khó nghèo, khoác áo người lữ hành hành hương đến tận Rôma, nước Ý.

 

Vướng dịch bệnh

Trên đường hành hương, Rô-cô đã trải qua một cơn dịch gây nhiễm da thịt làm lỡ loét phần trên chân của ngài khiến ngài bị trục xuất ra khỏi lãnh địa ngài đang sống. Rô-cô chấp nhận ẩn dật nơi hang động của một khu rừng,chấp nhận cuộc sống cô đơn thiếu thốn mọi thứ, nằm trên lá cây, ăn rau trái rừng uống nước suối.

Một con chó bất ngờ từ đâu chạy lạc vào rừng. Nó đến với Rô-cô, quấn quít bên ngài, rồi hằng ngày chạy rong đâu đó tìm thức ăn mang về cho chủ mình, sau đó quanh quẩn bên chủ.

Xa xa nơi hang động của Rô-cô, có một lâu đài của một Lãnh chúa mà Rô-cô không hề hay biết. Thì ra, con chó trung thành ấy hằng ngày lai vãng lâu đài này để tìm thức ăn mang về cho Rô-cô khiến vị lãnh chúa sinh nghi, tò mò theo dõi. 

Ngày nọ, con chó đến lâu đài ông lãnh chúa sủa lên bất thường như kêu cứu điều gì, cắn vào gấu áo của ông, lôi đi. Đến nơi hang động thì gặp thấy Rô-cô tiều tụy nằm vật vã, dở sống dở chết, ông vội vàng đưa Rô-cô về lâu đài mình để săn sóc và chữa trị vết lở nơi chân Rô-cô.

 

Trên quê hương mình

Rô-cô lành bệnh. Ngài lại tiếp tục cuộc hành hương của ngài, đi đến tận miền bắc nước Ý, hãm mình, ăn chay, cầu nguyện và giúp đỡ kẻ khốn cùng cho đến khi cảm thấy kiệt sức mới quay về quê hương Montpellier, nước Pháp.

Vết thương từ bệnh dịch năm nào vẫn không khả quan dù đã được chữa trị nhiều cách. Lại nữa, do lang thang khắp đó đây, tự hãm mình ép xác, ăn uống thiếu thốn, nên khi trở về, Rô-cô tiều tụy, da bọc xương.

Người đồng hương không ai nhận ra ngài. Nghi ngờ ngài là gián điệp, người ta tống ngài vào tù dù không tìm được bằng chứng gì về cái tội do thám. Ngài bị đồng hương mình hất hủi, giam tù suốt năm năm ngay trên quê hương mình.

 

Qua đời

Ngày 16, Tháng Tám, năm 1378, viên cai ngục vào tù kiểm tra tù nhân thì phát hiện Rô-cô đang thoi thóp, Nhưng lạ thay! Từ thân xác ngài tỏa ra luồng sáng lạ. Viên cai tù báo cáo lên ngài lãnh chúa. Ông này vội vã đích thân vào nhà tù gặp Rô-cô. Ông hỏi về quá khứ của ngài.

Thánh Rô-cô thật thà nói ra tông tích quý tộc của mình. Thì ra, Rô-cô có quan hệ họ hàng rất gần với vị lãnh chúa.

Vị lãnh chúa lại hỏi về vết loét nơi chân Rô-cô cũng như cái dấu chữ thập (thánh giá) nơi má trái của ngài. Thánh Rô-cô cho biết dấu chữ thập ấy là từ bẫm sinh, còn vết loét là do hứng phải bệnh dịch.

Ngày ấy (16/8/1378), Rô-cô vĩnh viễn ra đi sau một thời gian chịu đau đớn vì vết thương dày vò mà ngài đã cam chịu một cách đau đớn nhưng luôn vui vẻ chấp nhận và cầu nguyện. Người xung quanh bấy giờ nghe thấy như có tiếng từ Trời vọng xuống: Linh hồn Rô-cô xứng đáng được hưởng phúc Trường sinh nơi Thiên quốc” và từ dấu thánh giá ở má trái của ngài cũng như từ vết loét nơi chân ngài tỏ ra luồng ánh sáng lạ khiến ai nấy tung hô ngài là thánh.

 

Thánh Rô-cô với dịch bệnh

Thánh Rô-cô được Giáo Hội Công Giáo nhìn nhận là Quan Thầy ủi an và cứu giúp dân lâm phải dịch bệnh. Tượng Thánh Rô-cô được xem như là sản phẩm nghệ thuật thần thiên độc đáo với hình ảnh ngài đứng chỉ tay trên vết loét nơi chân phải mình. Dưới chân ngài là con chó đang phủ phục.

Quả thật, sau khi Thánh Rô-cô lìa đời, nhiều ơn lạ, nhất là ơn niềm vui chấp nhận đau thương, được Chúa đoái ban nhờ lời cầu khẩn của ngài qua bao nạn dịch xuyên các thế kỷ.

Hiện hài cốt Thánh Rô-cô được bảo tồn trong quan tài kiếng đặt tại nhà thờ Thánh Rô-cô ở thành phố Venice, nước Ý. Ngày 16/8 hằng năm là ngày lễ kính Thánh Rô-cô, quan thầy cứu dân thoát dịch.

Công giáo Việt Nam thời xa xưa có Kinh Cầu cùng Thánh Rôcô nay đã bị quên lãng. Xin mạo muội giới thiệu bản kinh ngắn nhất sau đây.

Lạy Thánh Rô-cô, trong khi bước theo chân Chúa Ki tô, Người đã từng chứng kiến dịch bệnh cướp đi những kẻ khốn cùng, mà Người đã cầu thay nguyện giúp.  

Nay chúng con cầu xin Thánh Rô-cô tiếp tục xót thương và cầu bầu cho chúng con đang lâm cơn khốn khó này.  

Chúng con cũng xin được noi gương Thánh Rô-cô, sống xứng đáng là con cái Chúa, trung thành cùng Hội Thánh, để cùng nhau chia sẻ cuộc Khổ nạn của Chúa và không còn nữa lòng ích kỷ, hận thù, ganh ghét, đố kỵ và bất công... 

Chúng con cầu xin, nhờ Đức Giêsu Kitô, Chúa chúng con và Mẹ Maria đầy ơn phước. Amen.

Tác giả: Lê Thiên

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!