Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jerome Nguyễn Văn Nội
Bài Viết Của
Jerome Nguyễn Văn Nội
LOAN BÁO TIN MỪNG CHO NGƯỜI THỜI NAY!
SỐNG MẬT THIẾT VỚI CHÚA GIÊSU KITÔ
MỤC TỬ TỐT LÀNH HY SINH MẠNG SỐNG CHO ĐOÀN CHIÊN [CHÚA NHẬT CHÚA CHIÊN LÀNH Cầu cho Ơn Thiên Triệu Linh Mục và Tu Sĩ]
Ý ĐỊNH VÀ ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA
LỄ TÔN VINH LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT - QUÀ TẶNG CỦA CHÚA KITÔ PHỤC SINH
LÀM CHỨNG CHO ĐẤNG PHỤC SINH
CÁI GIÁ CỦA YÊU THƯƠNG & VÂNG PHỤC
ƠN CỦA TRỜI & VIỆC CỦA NGƯỜI
Ý NGHĨA ĐÍCH THỤC CỦA LAO ĐỘNG
BÀN TAY QUYỀN NĂNG VÀ CHỮA LÀNH
CHÚC TỤNG NGỢI KHEN VÀ CẢM TẠ CHÚA & CẦU BÌNH AN CHO NĂM MỚI
TẤM LÒNG CỦA THIÊN CHÚA
THEO CHÚA VÀ CHINH PHỤC NHIỀU NGƯỜI CHO CHÚA
SỨ MẠNG CỦA NHỮNG NGƯỜI ĐƯỢC CHÚA CHỌN
MẮT THẤY TAI NGHE
THIÊN CHÚA CỦA MUÔN DÂN MUÔN NGƯỜI
THIÊN CHÚA LÀM NGƯỜI SỐNG ĐỜI SỐNG GIA ĐÌNH
NGÔI LỜI ĐÃ ĐÊN ĐỂ TRẦN GIAN ĐƯỢC CHAN HÒA ƠN PHÚC
KẾ HOẠCH CỨU ĐỘ CỦA THIÊN CHÚA
DỌN ĐƯỜNG ĐÓN CHÚA
KHẮC KHOẢI MONG CHỜ THIÊN CHÚA
LỄ CHÚA KITÔ VUA VŨ TRỤ
CHÚA NHẬT XXXIII THƯỜNG NIÊN NĂM A (19/11/2023) - KÍNH TRỌNG THỂ CÁC THÁNH TỬ ÐẠO VIỆT NAM
LÀM LỢI NHỮNG NÉN BẠC CHỦ GIAO
KHÔN DẠI THEO THÁNH KINH KITÔ GIÁO
LỜI NÓI PHẢI ĐI ĐỐI VỚI VIỆC LÀM
CHỈ CÓ MỘT GIỚI RĂN
CHÚA NHẬT TRUYỀN GIÁO - CỦA THIÊN CHÚA TRẢ VỀ THIÊN CHÚA
TRANG PHỤC CỦA KHÁCH DỰ TIỆC CƯỚI
HÃY LÀM CHO VƯỜN NHO SINH TRÁI NGỌT!
LÀM CON THẢO CỦA CHA TRÊN TRỜI
HÃY VÀO LÀM TRONG VƯỜN NHO
THA THỨ ĐỂ ĐƯỢC THỨ THA
VÌ TÌNH BÁC ÁI HUYNH ĐỆ HÃY GIÚP NHAU SỬA LỖI
TỪ BỎ MÌNH & VÁC THẬP GIÁ ĐỂ THEO THẦY
QUAN TRỌNG LÀ MỐI TUƠNG QUAN CÁ VỊ VỚI CHÚA!
“NÀY BÀ, BÀ CÓ LÒNG MẠNH TIN, BÀ MUỐN SAO THÌ ĐƯỢC VẬY”
“CHÍNH THẦY ĐÂY, ĐỪNG SỢ!”
CHÚA GIÊSU HIỂN DUNG
NGƯỜI KHÔN CÓ ĐƯỢC KHO BÁU
TRUYỀN GIÁO TẠI VIỆT NAM - BÀI 8: TRUYỀN GIÁO BẰNG LOAN BÁO TIN MỪNG

 

VÀO ĐỀ

Chứng tá đời sống là đường lối Truyền Giáo đầu tiên, có tính cơ bản và phổ quát nhất, như chúng ta đã thấy trong bài trước (bài 7). Đường lối Truyền Giáo tiếp theo là  LOAN BÁO  TIN MỪNG. Đó vừa là nghĩa vụ, vừa là quyền lợi của người và của Giáo Hội Ki-tô giáo, vì bản chất của Giáo Hội là Truyền Giáo tức tiếp nối công trình Loan Bao Tin Mừng của chính Chúa Giêsu Ki-tô, Con Một Thiên Chúa xuống trần.

Trong lịch sử Truyền Giáo của Giáo Hội, từ cổ chí kim, từ Đông sang Tây, có lẽ không ai có thể so sánh được với Thánh Phao-lô được gọi là Vị Tông Đồ Dân Ngoại. Ngài đã dành cả cuộc đời cho công cuộc Loan Báo Tin Mừng và xây dựng các Cộng Đoàn Ki-tô trong các nước thuộc vùng Địa Trung Hải. Hai lời nói "bất hủ" nhất của ngài đáng mọi Ki-tô hữu phải thuộc nằm lòng là:

“Khốn thân tôi! nếu tôi không rao giảng Tin Mừng” (1).

“Hãy rao giảng lời Chúa, hãy lên tiếng, lúc thuận tiện cũng như lúc không thuận tiện" (2).

         

TRÌNH BÀY

1. Giáo huấn của Giáo Hội về Đường Lối Truyền Giáo bằng Loan Báo Tin Mừng:

    “Giảng truyền tức là dùng lời nói công bố một sứ điệp vẫn luôn luôn cần thiết…. Lời nói mãi mãi còn hợp với hiện thời, nhất là khi nó lại mang quyền năng của Thiên Chúa. Bởi vậy phương châm của Thánh Phao-lô vẫn còn hợp thời với hiện thời: ”Tin là bởi đã được nghe”: chính nhờ Lời đã nghe mà dẫn tới đức tin  (3).

“Không thể có sự Phúc âm hóa thật sự nếu không có việc công khai loan báo Chúa Giê-su là Chúa.…..Thế nên, Đức Giáo hoàng Phao-lô VI đã viết rõ ràng rằng “không có việc phúc âm hóa thật sự, nếu trong đó người ta chưa công bố tên, giáo lý, cuộc đời, các lời hứa, Nước Trời và mầu nhiệm của Chúa Giê-su Na-da-rét, Con Thiên Chúa”. Đây chính là điều mà các thế hệ Ki-tô hữu đã làm trong bao nhiêu thế kỷ qua” (4).

Riêng tại Châu Á:

Ý thức sâu xa về sự phức tạp do có quá nhiều tình huống khác nhau tại Á Châu, và vì muốn “sống theo sự thật và trong tình bác ái” (Ep 4,15), nên Giáo Hội luôn công bố Tin Mừng với sự tôn trọng và quý mến đối với những người nghe. Loan báo mà vẫn tôn trọng các quyền lương tâm sẽ không xâm phạm sự tự do của con người, vì đức tin luôn luôn đòi phía cá nhân phải có sự hưởng ứng tự do tự nguyện. Tuy nhiên, tôn trọng không có nghĩa là không được phép công khai loan báo Tin Mừng một cách nguyên vẹn. Nhất là trong bối cảnh có quá nhiều nền văn hóa và tôn giáo tại Á Châu, cần phải nói rõ rằng “không bao giờ vì tôn trọng và yêu quý các tôn giáo ấy, cũng chẳng bao giờ vì tính phức tạp của các vấn đề được đặt ra mà yêu cầu Giáo Hội rút lui không công bố Chúa Giê-su Ki-tô cho những người không phải là Ki-tô hữu.”

“Tuy nhiên, trong những cuộc tham khảo diễn ra trước Thượng Hội Đồng, nhiều Giám Mục Á Châu đã nêu lên những khó khăn khi công bố Chúa Giê-su là vị Cứu Tinh duy nhất. Trong Hội Nghị, các vị cũng mô tả tình hình ấy như sau: ”Một số tín đồ của các tôn giáo lớn tại Á Châu không gặp vấn đề gì khi chấp nhận Chúa Giê-su là hiện hình của Thần Minh hay Đấng Tuyệt Đối, hoặc như một Đấng “Giác Ngộ”. Nhưng thật khó cho họ phải coi Ngài là hiện thân duy nhất của Thần Minh. Thật ra, nỗ lực chia sẻ ơn đức tin đối với Chúa Giê-su như là vị Cứu Tinh duy nhất đã đụng phải những khó khăn về triết học, văn hóa và thần học, nhất là nhìn từ những niềm tin có trong các tôn giáo lớn của Á Châu, vốn quyện rất chặt với các giá trị văn hóa và các thế giới quan riêng biệt.

“Theo ý kiến của các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng những khó khăn ấy còn được tăng thêm do sự kiện Chúa Giê-su thường được cho là xa lạ với Á Châu. Thật là nghịch lý khi đại đa số người Á Châu có khuynh hướng coi Chúa Giê-su, một người sinh ra trên chính mảnh đất Á Châu, là một người Tây Phương hơn là Á châu…” (5).

 

2. Giáo huấn của Chúa Giê-su  Ki-tô về Loan Báo Tin Mừng:

       “Chúa Giê-su đến gần nói với các môn đệ: "Thầy đã được trao toàn quyền trên trời dưới đất. Vậy anh em hãy đi và làm cho muôn dân trở thành môn đệ, làm phép rửa cho họ nhân danh Chúa Cha, Chúa Con và Chúa Thánh Thần, dạy bảo họ tuân giữ mọi điều Thầy đã truyền cho anh em. Và đây, Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế." (6).

 

3. Chứng Tá của chính Chúa Giêsu Kitô:

          “Thế rồi Chúa Giê-su đi khắp miền Ga-li-lê, giảng dạy trong các hội đường, rao giảng Tin Mừng Nước Trời, và chữa hết mọi kẻ bệnh hoạn tật nguyền trong dân. Danh tiếng Người đồn ra khắp xứ Xy-ri. Thiên hạ đem đến cho Người mọi kẻ ốm đau, mắc đủ thứ bệnh hoạn tật nguyền: những kẻ bị quỷ ám, kinh phong, bại liệt; và Người đã chữa họ. Từ miền Ga-li-lê, vùng Thập Tỉnh, thành Giê-ru-sa-lem, miền Giu-đê và vùng bên kia sông Gio-đan, dân chúng lũ lượt kéo đến đi theo Người.” (7).

4. Giải thích thêm về Loan Báo Tin Mừng là một Đường Lối để Truyền Giáo:

          4.1 Loan báo Tin Mừng nhắm cả ba loại đối tượng: thứ nhất là những người chưa biết chưa tin Chúa; thứ hai là những người đã tin theo Chúa và đang sống đạo; thứ ba là những người đã tin Chúa nhưng nay đã bỏ Chúa và Giáo Hội.

          4.2 Loan báo Tin Mừng được thực hiện bằng rất nhiều cách khác nhau: việc làm, lời nói, bài viết, sách báo, phim ảnh, băng đĩa, hội họa, âm nhạc, kiến trúc vân vân.....

         

5. Điều kiện để người Ki-tô hữu và Giáo Hội Việt Nam Loan Báo Tin Mừng:

          5.1 Ý thức ơn gọi và sứ mạng Loan Báo Tin Mừng của cá nhân và cộng đoàn Ki-tô hữu.

          5.2 Được huấn luyện & đào tạo một cách tương đối về Đời Sống Nội Tâm (8), về Tinh Thần và Phương Pháp Truyền Giáo.

          5.3 Biết tổ chức một cách chặt chẽ, khoa học và phù hợp với từng loại đối tượng, với các môi trường xã hội khác nhau.

          5.4 Biết sử dụng những phương tiện có sẵn trong tay và sáng tạo ra những phương thế mới, nhắm đáp ứng nhu cầu và mong ước của người thời nay (9).

 

THAY LỜI KẾT

 Việc Loan Báo Tin Mừng là trách nhiệm của mọi Ki-tô hữu. Điều đó không có gì phải nói thêm. Nhưng để việc Loan Báo Tin Mừng của người Ki-tô hữu và của Giáo Hội Việt Nam đạt nhiều kết quả thì điều chúng ta cần là Phương Tiện và Nhân Sự Truyền Giáo, nhất là Cán Bộ Truyền Giáo thông minh, thánh thiện và chuyên nghiệp. Ước gì và hãy cầu xin Thiên Chúa cho Giáo Hội chúng ta có được nhiều người như thế ở trong hàng giáo phẩm, giáo sĩ, tu sĩ cũng như giáo dân.   

            Giêrônimô Nguyễn Văn Nội

            Lễ Suy Tôn Thánh Giá

            Kansas City (MO/USA) ngày 14.09.2006

.........................

Chú thích

(1) 1 Cr 9,16.

(2) 2 Tm 4,2

(3) Đức Thánh Cha Phaolô VI, Tông huấn Loan Báo Tin Mừng, số 42

(4) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II,  Tông huấn Giáo Hội tại Châu Á, số 1.

(5) Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II, Tông huấn  Giáo Hội tại Châu Á, số 20.

(6) Mt 28,17-20; Mc 16, 14 -18; Lc 24, 36 -49; Ga 20, 19 -23; Cv 1,6-8.

(7) Mt 4,23-25.

(8) Mt 5,48: "Anh em hãy nên hoàn thiện như Cha anh em trên trời là Đấng hoàn thiện”.

Hiến chế tín lý về Giáo Hội 11,3: “Mọi Kitô hữu đều được Chúa kêu gọi đạt tới sự trọn lành thánh thiện như Chúa Cha trọn lành”

Hiến chế tín lý về Giáo Hội 40,2: “Vì thế, tất cả các Kitô hữu, bất cứ theo bậc sống hay địa vị nào, đều được kêu gọi tiến đến sự viên mãn của đời sống Kitô giáo và sự trọn lành của Đức Ái”.

(9) Đề nghị đọc lại Bài 6: Các phương tiện cần thiết cho việc Truyền Giáo tại Việt Nam.

Tác giả: Jerome Nguyễn Văn Nội

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!