.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Ý THỨC. Thao luyện 1: Sự Phong Phú Của Thinh Lặng

TL 2: Những Cảm Giác Từ Thân Xác

TL 3: Những Cảm Giác Từ Thân Xác. Kiểm Soát Tư Tưởng

TL 4: Kiểm Soát Tư Tưởng

TL 5: Những Cảm Nhận Từ Việc Hít Thở

Ý THỨC và CHIÊM NIỆM. TL6: Thiên Chúa Ở Trong Hơi Thở Của Tôi

TL7: Thông Hiệp Với Thiên Chúa Qua Hơi Thở

TL8: Tĩnh Lặng

TL9: Thân Xác Cầu Nguyện

TL10: Tiếp Xúc Với Thiên Chúa

TL11: Những Âm Thanh

TL12: Tập Trung

TL13: Tìm Kiếm Thiên Chúa Trong Mọi Sự

TL14: Ý Thức Tha Nhân

TƯỞNG TƯỢNG. TL15: Ở Đó và Ở Đây

TL16: Chỗ Cầu Nguyện

TL17: Trở Lại Galilê

TL18: Những Mầu Nhiệm Hân Hoan Của Đời Bạn

TL19: Những Mầu Nhiệm Thương Đau

TL20: Giải Tỏa Oán Hờn

TL21: Chiếc Ghế Trống

TL22: Chiêm Niệm Theo Thánh Inhaxiô

TL23: Những Tưởng Tượng Mang Tính Biểu Tượng

TL24: Chữa Lành Vết Thương Của Ký Ức

TL25: Giá Trị Cuộc Sống

TL26: Thấy Trước Viễn Ảnh Cuộc Sống

TL27: Nói Lời Từ Biệt Với Thân Xác

TL28: Đám Tang Của Bạn

TL29: Tưởng Tượng Về Tử Thi

TL30: Ý Thức Về Quá Khứ

TL31:Ý Thức Về Tương Lai

TL32:Ý Thức Về Con Người

LÒNG SÙNG KÍNH. TL33: Phương Pháp “Biển Đức”

TL34:Cầu Nguyện Bằng Lời

TL35:Niệm Tên Chúa Giêsu

TL36: Thiên Chúa Với Ngàn Tên Gọi

TL37: Thấy Chúa Đang Nhìn Bạn

TL38:Thánh Tâm Chúa Kitô

TL39: Tên Giêsu, Như Là Hiện Diện

TL40: Cầu Thay Nguyện Giúp

TL41: Lời Cầu Khẩn

TL42: Đức Giêsu, Đấng Cứu Độ

TL43:Những Câu Tin Mừng

TL44: Những Ước Vọng Thánh

TL45: Quy Hướng Về Thiên Chúa

TL46: Lửa Yêu Mến Sống Động

TL47: Lời Nguyện Ngợi Khen

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Sadhana - Một nẻo đường dẫn tới Thiên Chúa (của Anthony de Mello, sj.)
Tác giả: Lm. Minh Anh, TGP. Huế
dịch từ Anthony de Mello
TL30: Ý THỨC VỀ QUÁ KHỨ

Để thực hiện thao luyện này, bạn phải nghĩ đến toàn bộ ngày sống của mình như một cuốn phim. Giả thiết bạn làm thao luyện này về đêm. Bạn mở cuốn phim của ngày sống ra, quay lại, từng cảnh một, cho đến khi bạn trở lại cảnh đầu tiên của buổi sáng, giây phút chỗi dậy đầu tiên của bạn.

 

 

Chẳng hạn, đâu là điều cuối cùng bạn đã làm trước khi bắt đầu thao luyện này? Bạn đã đi vào căn phòng, lấy chiếc ghế của bạn và trấn tĩnh chính mình cho việc cầu nguyện. Đó là cảnh thứ nhất bạn sẽ chiêm niệm. Điều gì xảy ra trước đó? Bạn bước vào căn phòng này. Đó là cảnh hai. Và trước đó nữa? Bạn dừng lại để nói chuyện với một người bạn nào đó trên đường. Đó sẽ là cảnh ba…

 

 

Hãy lấy một cảnh, một hành động trong những hành động ở một thời điểm nào đó và quan sát mọi thứ bạn đang làm, đang suy nghĩ, đang cảm nhận trong cảnh đó. Đừng làm sống lại cảnh ấy. Khác với những thao luyện tưởng tượng tôi đã cho bạn trước đây, bạn không tham dự vào những biến cố này như thể chúng lại xảy ra, nhưng chỉ quan sát chúng từ bên ngoài. Hãy nhìn chúng cách thanh thoát như một người bàng quan.

 

 

Trước hết, vì thao luyện này đòi hỏi yên tĩnh bên trong thật sự, nên bạn phải có đủ thời gian để làm lặng yên chính mình... Hãy thực hành một trong những thao luyện ý thức hầu làm im bặt tâm trí và ý thức giây phút hiện tại…

 

 

Giờ đây, bạn bắt đầu mở cuốn phim, lùi lại trên mỗi một sự kiện của ngày sống… Hãy dành thời giờ và nhìn từng sự kiện này trong một vài chi tiết… Bạn hãy nhìn một cách đặc biệt vào diễn viên chính, chính bạn đó… Hãy lưu ý anh ta đóng như thế nào, anh ta đang nghĩ gì, anh ta đang cảm nhận thế nào…

 

 

Điều rất quan trọng là, đang khi quan sát những sự kiện này, bạn chọn cho mình một thái độ trung dung, nghĩa là bạn không lên án, cũng không tán thành về những gì bạn đang quan sát… Bạn chỉ quan sát, không phán đoán, cũng không đánh giá…

 

 

Nếu chia trí trong chuỗi thao luyện này, hãy xem, liệu bạn có thể lần theo dấu vết sự chia trí, lùi lại tận nguồn xuất phát của nó ngay khi bạn ý thức mình bị chia trí. Nói cách khác, giả thiết bạn thấy mình đang nghĩ đến bữa ăn sắp tới, hãy tự hỏi, làm thế nào mà bạn có ý nghĩ này? Ý tưởng nào xảy ra trước ý tưởng bữa ăn sắp tới? Và ý tưởng trước đó? Và trước đó nữa?... Cho đến khi bạn tìm tới chỗ mà bạn rời bỏ công việc của mình là mở lại cuốn phim.

 

 

Cứ kiên trì với thao luyện này cho đến khi bạn lần thấu tận những giây phút đầu tiên của ngày sống, giây phút chỗi dậy đầu tiên của bạn… Đây là một bài thao luyện vô cùng khó khăn để có thể thực hiện thành công. Nó đòi hỏi một trình độ cao trong việc lấy lại bình tĩnh và một sự làm chủ đáng kể trong nghệ thuật tập trung. Loại hình tập trung này chỉ đạt được nơi những ai sống trong an bình nội tâm một cách sâu thẳm và khôn khéo để sự an bình đó ngập tràn tâm trí và các khả năng khác của họ. Vì thế, bạn đừng nản lòng nếu những lần thử nghiệm đầu tiên gặp nhiều thất bại. Riêng chỉ nỗ lực mở lại cuốn phim cũng sẽ thực hiện cho bạn bao điều tốt lành, và rất có thể bạn sẽ nhận được bao lợi ích từ việc quan sát duy chỉ một hay hai cảnh tượng hoặc sự kiện. Các thiền sư Đông phương, cũng là những người gợi lên thao luyện này, bảo rằng, ai nắm vững nó (và đồng thời, biết làm chủ tâm trí mình cách đầy đủ để thực hiện nó một cách thành công) sẽ có khả năng nhớ lại với sự sáng suốt hoàn toàn không chỉ từng sự kiện đơn thuần của một ngày qua, nhưng từng sự kiện của tuần trước đó, tháng trước đó, năm trước đó hay nhiều năm trước đó…

 

 

Nếu bạn thấy nỗ lực lần theo dấu vết chia trí đến tận   ngọn nguồn của chúng tự nó là một chia trí đáng kể, hãy bỏ qua tất cả ý định này. Vừa lúc nhận ra mình bị chia trí, bạn hãy quay lại với cảnh tượng cuối cùng mà bạn đang chiêm niệm trước khi bạn chia trí. Cố tìm lại dấu vết những chia trí đến tận ngọn nguồn của chúng cũng có thể cùng lúc kéo theo bao điều khó khăn.

 

 

Lời khuyên không tán thành cũng không lên án đặt nền tảng trên giáo huấn của một vài vị thiền sư Đông phương, rằng, tán thành hoặc lên án chẳng cần thiết cho việc hình thành cuộc sống và những ứng xử của bạn. Việc sử dụng sức mạnh ý chí nhằm đưa ra những quyết tâm và hình phạt cho mình liên quan đến việc lên án cũng có thể gợi lên một sự kháng cự nào đó bên trong bạn; và bạn sẽ chuốc lấy cách không cần thiết một cuộc chiến đấu nội tâm, một hành động sản sinh một phản ứng tương đồng và có chiều hướng đối nghịch.

 

 

Việc tự ý thức sẽ giúp bạn tránh được hiểm hoạ này. Một cách mặc nhiên, chính ý thức sẽ chữa lành mà không cần đến những xét đoán hay quyết tâm. Chính ý thức tinh ròng sẽ giết chết những gì không lành mạnh và làm lớn lên những gì tốt lành, thánh thiện như ánh mặt trời đem sự sống cho thảo mộc, đồng thời cũng giết chết những mầm bệnh. Bạn cũng không cần sử dụng đến sức mạnh tinh thần và tâm lý hầu có được điều này. Bạn chỉ cần trầm lặng và tự chủ, thanh thản - và ý thức. Hãy ý thức tràn đầy ngần nào có thể. Điều này, dĩ nhiên, là một giả định. Vậy mà, khi bạn trở nên quen thuộc với sức mạnh của việc tự ý thức, nó sẽ không còn là một giả định, nhưng trở thành vấn đề của kinh nghiệm cá nhân.

 

Giờ đây, bạn có thể đi một bước xa hơn trong thao luyện của mình.

 

Bạn hãy mở lại cuốn phim và quan sát mỗi một sự kiện của ngày sống, từng sự kiện một… Khi đã rảo qua một chuỗi các sự kiện, bạn hãy chọn một trong những sự kiện đó, sự kiện mà bạn cho là ý nghĩa nhất, và quan sát nó một cách chi tiết hơn… Mỗi cử chỉ, mỗi lời nói, mỗi tâm tình, mỗi ý tưởng, mỗi phản ứng đều nói lên một điều gì đó về bạn. Hãy lưu ý đến những gì chúng đang nói… Đừng phân tích. Chỉ việc nhìn…

 

 

Và bước sau hết:

Hãy lặp lại thao luyện vừa rồi, nhìn lại một trong những sự kiện đó cách chi tiết hơn nữa… Đức Kitô đã ở trong sự kiện đó. Người ở đâu? Bạn có thể quan sát Người đang hoạt động trong đó? Người hành động thế nào?…

Tác giả Lm. Minh Anh, TGP. Huế (dịch từ Anthony de Mello)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!