.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Phần I: Phần dẫn nhập

Phần II : Nền Tảng Lý Thuyết

Phần III : Vai Trò của người chuyên viên Tâm Vận Động

Phần IV: Đường Hướng Tổ Chức

Phần V : Thể thức tổ chức - Các Nhóm Sinh Hoạt tùy theo lứa tuổi ( và cấp độ phát triển )

Phần VI : Những Điều Kiện Hoạt Động

Phần VII : Kết Luận

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Phương Pháp Tâm Vận Động
Tác giả: Gs. Nguyễn Văn Thành
Nguyên tác: Bernard AUCOUTURIER
PHẦN VI : NHỮNG ĐIỀU KIỆN HOẠT ĐỘNG

Nhằm giúp trẻ em có những điều kiện thuận lợi, để hoạt động và tiến bộ một cách dễ dàng, chúng tôi cảm thấy cần nêu lên những nhận xét cuối cùng sau đây :

1.- Để trẻ em có thể sinh hoạt một cách thoải mái, người chuyên viên Tâm Vận Động cần lưu tâm đến y phục của chúng nó. Trong khi thao tác những trò chơi vận động, đấu tranh… áo quần luộm thuộm có thể tạo nên những chướng ngại, hay là gây ra những tai nạn bất ngờ, khi chúng nó leo trèo, từ trên cao buông mình nhảy xuống. Với những trẻ em nào bằng lòng, chúng ta có thể đề nghị : đi chân không, chỉ mang quần đùi.

2.- Theo nguyên tắc, mỗi nhóm sinh hoạt chỉ thâu nhận tối đa 20 em. Hai chuyên viên phải luôn luôn có mặt, để hướng dẫn và bảo đảm an toàn cho trẻ em. Khi nêu lên những điều kiện tối đa, chúng tôi biết rõ : có nhiều nơi sẽ chẳng bao giờ có khả năng tài chánh, vật chất và nhân sự, để đáp ứng những yêu cầu như vậy. Vì nhắm tới lợi ích của trẻ em, nhất là trên hai bình diện tâm lý và tình cảm, chúng ta vẫn có thể tổ chức những buổi sinh hoạt, tuy dù chúng ta chưa có khả năng hội tụ một cách đầy đủ mọi điều kiện. Tuy nhiên,   chúng tôi đã trình bày,  trong các chương trước đây, những nguyên tắc hành động cơ bản :  không áp đặt - cưỡng chế, đồng cảm, đón nhận và nhìn nhận những sản phẩm của trẻ em… Bao lâu tinh thần nầy không được người chuyên viên tôn trọng một cách chân thành và nghiêm chỉnh, chúng ta không thể nói tới « Phương Pháp Tâm Vận Động AUCOUTURIER ».

3.- Thêm vào đó, chúng ta cần sáng suốt và trung thực chấp nhận rằng : vì thiếu những khuôn khổ vật chất và nhân sự tối thiểu, chúng ta có thể trở thành bất kham, đánh mất an lạc nội tâm, không còn tôn trọng tư cách làm người của mình và của trẻ em. Lúc bấy giớ, chúng ta có bổn phận thành tâm với chính mình, sáng suốt và can đảm DỪNG LẠI, trước khi làm hại cho trẻ em, bằng cách nầy hay cách khác. Nếu chúng ta vẫn mù quáng tiếp tục, với tình trạng nội tâm bất ổân,trẻ em sống với chúng ta sẽ trở nên loạn động, bực bội, lăng xăng, căng thẳng…

Chính tác giả B. AUCOUTURIER đã đánh thức mỗi người trong chúng ta :  « Chúng ta phải sống một cách hăng say và trọn vẹn cuộc sống LÀM NGƯỜI của chúng ta… thay vì « nửa sống, nửa chết… sống cũng không ra sống, chết cũng không chết thực sự ». Khi chúng ta « sống ngất ngưởng » như thế, làm sao giúp đỡ trẻ em « thành người » ?

4.- Đối với một số trẻ em có vấn đề trầm trọng - ( bít kín không tiếp xúc, lăng xăng vọng động suốt ngày, hay là đánh đập, tấn công, làm hại kẻ khác ) -  nhóm « giáo dục Tâm Vận Động » không thể giải quyết mọi vấn đề. Các em nầy cần những nhóm can thiệp đặc biệt : số lượng : từ 3 đến 5 em, với sự có mặt liên tục của hai người chuyên viên đã được đào tạo về mặt lý thuyết và thực hành.

5,. Với những trẻ em sống thường xuyên trong những tình trạng lo hãi trầm trọng, chúng ta cần phân biệt hai thể loại : Loại thứ nhất không có khả năng sử dụng những mơ tưởng, để diễn tả và bộc lộ chính mình. Nói cách khác, chúng nó « không có những mơ tưởng ». Với chúng nó, chúng ta không có đường vào, để tiếp xúc. Với những trẻ em thuộc loại thứ hai, những mơ tưởng được so sánh như những vòng mê cung đàn áp, khống chế chúng nó. Chúng nó xẩn vẩn và lẩn quẩn trong đó, không thể tìm được lối ra.

Những trẻ em thuộc hai loại nầy nầy, cần có những quan hệ đặc biệt, với một người lớn có khả năng chuyên môn. Người nầy đóng vai trò « khuôn khổ hay là mẫu thức », có khả năng giúp những trẻ em nầy từ từ đi vào một khuôn khổ, để có thể chấp nhận những quan hệ xã hội sau nầy.

Tác giả Gs. Nguyễn Văn Thành (Nguyên tác: Bernard AUCOUTURIER)

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!