VĂN HÓA GIA ĐÌNH
Của Ban Mục Vụ Gia Đình
Do Giáo Xứ Việt Nam xuất bản
Paris, 2006 ; 552 trang, 20 euros
Là một công trình đầu tiên về văn hoá gia đình việt nam công giáo, cuốn VĂN HOÁ GIA ĐÌNH đã gặt hái được nhiều thành công. Thành công thứ nhất là sự đón tiếp nồng hậu của độc giả. Được phát hành vào giữa tháng sáu, đến giữa tháng chín 2006, 300 cuốn sách đã được bán đi. Thành công thứ hai là vì các tác giả biên tập cuốn VĂN HOÁ GIA ĐÌNH đã khéo léo trình bày được một tổng hợp súc tích các chiều hướng và tiếp cận khác nhau của gia đình công giáo việt nam. Chiều hướng có thể là nghiên cứu, kinh nghiệm hành động mục vụ, hay dự phóng tương lai. Tiếp cận có thể là văn học, quản lý tổ chức, xả hội, giáo dục, triết lý hay luân lý.
Đọc VĂN HOÁ GIA ĐÌNH, độc giả sẽ nhớ lại rằng « Huyền sử lập quốc Việt Nam đặt trên nền tảng gia đình : gia đình Âu Lạc. Cuộc sống thường ngày của người Việt Nam được hướng dẫn và giải quyết với một tiếp cận căn bản là tiếp cận gia đình, với những dụng cụ phong tục gia đình đa dạng và phong phú ; từ gia tài, gia sản, gia bản,gia tư… qua gia thất, gia trang, gia đường… đến gia tiên, gia tộc, gia phả, gia huấn, gia lễ, gia truyền, gia đạo, gia pháp, gia phong… Như vậy cái văn hoá gia đình Việt Nam này, khởi thủy phát xuất từ gia đình việt Nam. Ca dao, tục ngữ, cổ tích và các tác phẩm văn học khác… là những dụng cụ tích trữ, chuyên chở và phổ biến cái văn hoá gia đình Việt Nam này “.
Họ cũng sẽ khám phá ra rằng «Từ thế kỷ XV, văn hoá gia đình Ki Tô giáo đã dần dà góp phần làm tươi mát, phong phú và khởi sắc cho văn hoá gia đình việt Nam. Đây là lý do thứ hai thúc đẩy chúng tôi mạo muội nêu lên sự bổ túc liên đới và hỗ tương của văn hoá Việt Nam và văn hoá Ki Tô trong văn hóa gia đình Việt Nam. Họ cũng sẽ còn được thông tin về những « biến chuyển của văn hoá gia đình trong dòng thời gian, nhất là từ mấy thập niên qua... Chủ ý của các tác giả thật rõ ràng : “Quả thật, Văn Hóa Gia Đình rất cơ bản và phong phú, vượt ngoài khả năng khai thác và quảng diễn của mọi người. Chính vì thế, với tầm sức hạn hẹp, chúng tôi chỉ dám ‘lần mò’ đề cập đến một số khía cạnh văn hóa Việt Nam trong Gia Đình Việt Nam nói chung, và đồng thời nêu bật mộât số khía cạnh văn hoá Kitô giáo trong Gia đình Việt Nam nói riêng. Đây cũng làø những nét hội nhập văn hóa của Kitô giáo ngay trong sinh hoạt của Gia Đình Việt Nam. Thêm vào đó, chúng tôi không chỉ nhắc lại những điểm nét văn hóa cổ truyền, mà còn quan tâm đến những biến chuyển của văn hoá gia đình trong dòng thời gian, nhất là từ mấy thập niên qua. Vì văn hóa gia đình không ứ đọng, chết mòn, nhưng là một phần bộ văn hóa sống động, thích ứng, hôïi nhập, tiên tiến… trong toàn bộ văn hóa của nhân loại. Do đó, văn hóa gia đình càng ngày càng trở nên quan trọng trong sinh hoạt mục vụ của Giáo Hội, trong sự sinh tồn và phát triển của các Cộng Đoàn Việt Nam hải ngoại, và dĩ nhiên, cho cả xã hội nhân loại. Vậy, khi chọn viết cuốn ‘Văn Hoá Gia Đình’, chúng tôi muốn góp phần nhỏ vào những bận tâm mục vụ của Giáo Hội và của các Bậc chủ chăn.
Nhờ những chiều hướng đa phương và những tiếp cận đa diện, ba nhóm độc giả đã đọc VĂN HOÁ GIA ĐÌNH. Trước nhất là những việt kiều hải ngoại gắn bó và tha thiết với văn hoá việt nam, đặc biệt là những thanh niên nam nữ đang hay mới bước vào hôn nhân. Thứ đến là nhũng người mà công việc làm ăn có dính líu đến gia đình, như công việc mục vụ của các linh mục và tu sĩ, công việc xã hội của các cán sự xã hội,..Và sau cùng là những người muốn tìm hiểu về văn hoá gia đình việt nam, ở quốc nội cũng như ở hải ngoại. Vì “cuốn ‘Văn Hóa Gia Đình’ là kết quả tụ họp của 10 năm sinh hoạt với các gia đình : sinh hoạt chuẩn bị hôn nhân cho các thanh niên nam nữ, sinh hoạt đồng hành với các gia đình trẻ, sinh hoạt mừng khánh nhật hôn nhân với các gia đình kỳ cựu, sinh hoạt chúc mừng thượng thọ với các bậc lão niên. Qua các sinh hoạt phong phú và đa dạng ấy với người Việt Nam ở Paris thuộc đủ mọi lứa tuổi, từ trẻ trung 18-30 tuổi, qua quan viên 30-60 tuổi, đến lão niên 60-100 tuổi, một sự kiện văn hóa nổi bật rất mạnh đã đánh động mọi người, hướng dẫn viên cũng như tham dự viên, đó là sự kiện văn hoá gia đình trong tâm tư và cách sống của người Việt Nam.”
Qua những tác giả quen thuộc từ nhiều năm qua ở Giáo Xứ Việt Nam Paris, độc giả sẽ đọc được 12 đề tài khác nhau trong cuốn ‘Văn Hoá Gia Đình’, cuốn sách thứ 17 được Ban Tu Thư Giáo Xứ biên soạn[] :
· Dẫn nhập vào Văn hóa Gia đình Việt Nam (Gs Trần Văn Cảnh).
· Lập Gia Đình (ÔB Long Hằng).
· Văn hóa Gia đình trong đời sống tại Pháp (Gs Tạ Thanh Minh Khánh).
· Những trao truyền giữa các thế hệ (Pt Phạm Bá Nha).
· Giáo dục con cái (Gs Trần Văn Cảnh).
· Dòng dõi, Thảo hiếu, Tổ tiên (ÔB. Bình Huyên).
· Gia đình trong Cộng Đoàn và Giáo Hội (Bs Nguyễn Ngọc Đĩnh, Lm Mai Đức Vinh).
· Học thuyết công giáo về Gia đình trong thế kỷ XXI (Ls Lê Đình Thông).
· Góp ý về dinh dưỡng (Bs Tạ Thanh Minh).
· Hôn nhân dị chủng (Lm Mai Đức Vinh).
· Thiết lập gia đình trong luật pháp (Ls Nguyễn Thị Hảo).
· Linh đạo gia đình (Lm Mai Đức Vinh).
Vậy xin giới thiệu cuốn VĂN HOÁ GIA ĐÌNH cùng quý Độc giả, quý Gia đình, nhất là các Gia đình trẻ. Cũng xin giới thiệu cuốn VĂN HOÁ GIA ĐÌNH với hết thảy những ai quan tâm đến văn hoá việt nam, và đặc biệt là văn hoá gia đình việt nam công giáo.
17 cuốn sách đã được Ban Tu thư biên soạn và Giáo Xứ xuất bản, phát hành là :
1. Kỷ yếu Giáo Xứ 50 năm ; 1997
2. Giáo lý cho người trưởng thành ; 1997
3. Têrêxa vị thánh lớn của thời đại mới ; 1997
4. Hành trang sống thế kỷ XXI ; 1999
5. Chân phước giáo hoàng Gioan XXIII ; 2000
6. Đường vào tình yêu (chuẩn bị hôn nhân) ; 2000
7. Fatima, hoà bình – tình thương ; 2000
8. Tâm tình tuổi xuân (Hỏi để biết sống) ; 2001
9. Sống đức tin trong thiên kỷ mới ; 2001
10. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 1 ; 2002
11. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 2 ; 2003
12. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 3 ; 2004
13. Văn hoá và Đức tin ; 2004
14. Kỷ niệm 20 năm tái bản báo Giáo Xứ Việt Nam 1984-2004, Giáo Xứ Việt Nam số đặc biệt, 200, 01.02.2004
15. Tân lịch sử Giáo Hội, cuốn 4 ; 2005
16. Tặng cho nhau (Kỷ yếu 60 năm hội Liên Tu sĩ ); 2006
17. Văn hoá gia đình ; 2006