Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
Bài Viết Của
Lm. Trần Xuân Sang, SVD
Việt Nam- Sứ Vụ Mới, Bài Sai Mới
VIỆT NAM - CHÚA Ở ĐÂU GIỮA CƠN ĐẠI DỊCH
VIỆT NAM - MÙA PHỤC SINH GIỮA CƠN ĐẠI DỊCH VIRUS VŨ HÁN
HÒA LAN– CẢM NGHIỆM DỊP KỶ NIỆM KIM KHÁNH LINH MỤC CỦA ĐỨC ÔNG PHÊRÔ TRẦN VĂN HÒA
HÒA LAN – VIẾT CHO BA
HÒA LAN – CẢM NGHIỆM ĐỜI LINH MỤC
CẢM NHẬN CHUYẾN HÀNH HƯƠNG ĐẤT THÁNH 2019
PARAGUAY – ĐÔI ĐIỀU CẢM NHẬN
PARAGUAY – VIẾT CHO MẸ NHÂN NGÀY HIỀN MẪU
MỘT THOÁNG COLOMBIA
PARAGUAY – MỘT CUỘC PHỤC SINH
TẦM QUAN TRỌNG CỦA LỜI CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG CỦA NHỮNG CURSILLISTAS
PARAGUAY – LỜI CHÚC XUÂN MUỘN MÀNG
LỜI CHÚA TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ VỤ CỦA CÁC NHÀ TRUYỀN GIÁO
PARAGUAY – TẢN MẠN VỌNG-GIÁNG SINH 2010
NHÂN LỄ THANKSGIVING, XIN CHIA SẺ MỘT VÀI PHONG TỤC, TẬP QUÁN CỦA NGƯỜI PARAGUAY
PARAGUAY : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ DỊP KỶ NIỆM CHỊU CHỨC LINH MỤC
MỘT THOÁNG COLOMBIA

 

Cuối tháng 1 năm 2011, sau khi tham dự lễ bế mạc Năm Thánh Bách Chu Niên hiện diện của các Nhà Truyền giáo Dòng Ngôi Lời tại Paraguay, tôi đáp máy bay từ Paraguay đến Colombia để tham dự khóa tu nghiệp về đào tạo trong vòng 3 tháng tại CELAM, Tổng Hành Dinh của Liên Hội Đồng Giám Mục Châu Mỹ Latin và vùng Ca-ri-bê tọa lạc ở thủ đô Bogotá, Colombia.

 

Colombia là một quốc gia tại Nam Mỹ (không phải là District of Columbia của Hoa Kỳ). Phía đông giáp với VenezuelaBrazil; phía nam giáp với EcuadorPeru; phía bắc giáp Đại Tây Dương, qua Biển Caribe; và phía tây giáp PanamaThái Bình Dương. Colombia là quốc gia duy nhất ở Nam Mỹ giáp cả Đại Tây DươngThái Bình Dương. Colombia là một nước lớn và đa dạng, với diện tích 1.141.748 km2, lớn thứ 4 ở Nam Mỹ (sau Brasil, Argentina và Peru).

Tên gọi "Colombia" lấy theo tên của nhà thám hiểm Tây Ban Nha Christopher Columbus. Đây là quốc gia nổi tiếng về hoạt động sản xuất thuốc phiện trái phép, các vụ bắt cóc và tỷ lệ các vụ giết người. Người ta còn biết đến Colombia qua nhóm phiến quân khủng bố gọi là FARC (Fuerzas Armadas Revolucionarias de Colombia), là một nhóm du kích tự xưng là chủ nghĩa Mác-Lênin Colombia. FARC hoạt động tại Colombia trong khu vực biên giới của Brazil, Ecuador, Panama, Peru Venezuela nên ảnh có ảnh hưởng rất nhiều đến toàn vùng Nam Mỹ.  Đây cũng là quốc gia có tỉ lệ công giáo khá đông (khoảng 90% công giáo, theo thống kê của kênh truyền hình el Tiempo) và dân số khoảng 46 triệu người.

Colombia có 32 thành phố lớn (dĩ nhiên cũng có rất nhiều thành phố và quận huyện nhỏ khác) với những huyền thoại của mỗi thành phố này gắn liền với tên gọi Giám Mục Mỹ Latin và Ca-ri-bê) là nơi có học viện thần học mục vụ để đào tạo các chuyên ngành cho giáo hội Mỹ Latin và vùng Ca-ri-bê. Năm 2007, UNESCO đã trao tặng cho Bogotá danh hiệu là Thủ Đô Của Thế Giới về sách.

 

Khóa tu nghiệp về đào tạo

 

Tôi đã đặt chân đến thủ đô Bogotá của Colombia vào buổi chiều cuối tháng 1 năm 2011 với cơn mưa nặng hạt. Bogotá có độ cao 2.600 mét so với mực nước biển nên khí hậu quanh năm lạnh lẽo. Cũng may mà tôi có xem trên Internet về thời tiết trước khi lên đường nên có đem theo cái áo ấm chứ không thì chắc không chịu thấu với thời tiết lạnh đột ngột vì khí hậu ở Colombia lúc này là 7 độ C.

 

Ngày đầu tiên đến lớp tại trụ sở của Liên của nó giống như ở Việt Nam chúng ta gọi thành phố Sài Gòn là Hòn Ngọc Viễn Đông, Đà Lạt gọi là thành phố Mộng Mơ, Huế là Đất Thần Kinh… thì các thành phố ở Colombia cũng vậy. Thành phố Medellín được gọi là La Ciudad de la Eterna Primavera, o Capital de la Montaña ("Thành phố của Mùa xuân Vĩnh cửu", hay  "Thủ phủ của núi non"), thành phố Pereira với tên gọi là La Querendona, Trasnochadora y Morena ("Người đàn bà da đen đáng yêu không bao giờ ngủ"). Thành phố Buenaventura được mệnh danh là Bello Puerto del Mar ("Hải cảng xinh đẹp"). Thành phố Popayán được gọi là La Ciudad Blanca ("Thành phố trắng")Bogotá là thủ đô và là thành phố đông dân nhất của nước Colombia với dân cư khoảng 8 triệu người. Đây cũng là trung tâm văn hóa, công nghiệp, kinh tế và du lịch của Colombia và được mệnh danh là thành Athens của Nam Mỹ. Về phương diện tôn giáo, có trụ sở CELAM (Consejo Episcopal Latinoamericano- Hội Đồng Hội Đồng Giám Mục Mỹ Latin và Ca-ri-bê, mỗi thành viên phải tự giới thiệu tên, quốc tịch, chức vụ và nơi làm việc để những người khác được biết và làm quen. Khi 47 thành viên giới thiệu xong thì tôi mới được biết hầu hết những tham dự viên khóa tu nghiệp lần này đều là những nhà đào tạo trong các chủng viện của các giáo phận và các Dòng Tu trực thuộc 23 quốc gia vùng châu Mỹ Latin và Ca-ri-bê. Chỉ có tôi là người Á châu Việt Nam duy nhất lạc loài ở chốn này. Đây là một điều thất lợi cho tôi vì các quốc gia vùng châu Mỹ Latin nói tiếng Tây Ban Nha là tiếng mẹ đẻ, còn tôi, một anh hai lúa làm việc ở Paraguay mới bập bẹ nói tiếng Tây Ban Nha thì làm sao sánh kịp với họ. Nhưng tôi đã tự trấn an lòng mình : lỡ phóng lao thì phải theo lao luôn, hai lúa ơi.

 

Dòng Ngôi Lời chúng tôi cũng có trụ sở ở thủ đô Bogotá, Colombia nhưng lại quá xa Trung Tâm CELAM nên tôi phải thuê một nhà trọ gần trụ sở của các cha Hội Xuân Bích. Vì thế, mỗi buổi sáng tôi cuốc bộ khoảng 40 phút đến trường vừa ngắm cảnh vừa tập thể dục và buổi chiều cũng lội bộ về nhà.

 

Những giáo sư phụ trách giảng dạy là những chuyên viên đến từ các nước vùng châu Mỹ Latin và các buổi học thật sự mang tính chuyên nghiệp. Chúng tôi cũng làm việc trong những nhóm nhỏ và cuối tuần phải nộp bài cho giáo sư. Mỗi thứ Hai đầu tuần và thứ Sáu cuối tuần chúng tôi dâng lễ đồng tế với sự chủ tọa của các giám mục, hồng y đến từ các nước trong vùng châu Mỹ Latin để chia sẻ những vấn đề trong vùng. Các ngày thứ Bảy chúng tôi có những buổi hội thảo chuyên đề về Tông Huấn Lời Chúa của Đức Giáo Hoàng Biển Đức XVI, Lectio Divina hay học thuyết xã hội công giáo… với những chuyên viên đầy kinh nghiệm.

 

Mỗi buổi sáng trước giờ học, từng quốc gia dâng lên lời cầu nguyện theo văn hóa của mình. Tôi đã chọn sáng thứ Năm ngày 3 tháng 2, đúng ngày Tết Cổ truyền của Việt Nam để cầu nguyện và giới thiệu cho các bạn đồng môn về Tết Tân Mão Việt Nam qua một Powerpoint các hình ảnh về Việt Nam (xin gởi kèm theo). Các linh mục đồng môn hỏi tôi rằng sao Trung quốc gọi là Tết con Thỏ, còn Việt Nam gọi là Tết con Mèo? Nhiều người còn lầm tưởng rằng Việt Nam là một tỉnh của Trung quốc. Nhưng tôi giải thích với họ rằng Trung quốc là Trung quốc, còn Việt Nam là Việt Nam. Việt Nam là một quốc gia  có nền văn hóa lâu đời và là một dân tộc yêu chuộng hòa bình nhưng không hề chịu khuất phục bất cứ một quốc gia xâm lược nào kể cả Trung quốc lớn mạnh. Trong phần trình bày của tôi, tôi có giới thiệu hình ảnh 117 vị thánh tử đạo Việt Nam và một gương mặt ấn tượng mà cả thế giới đều ngưỡng mộ : Đức cố Hồng Y Phan-xi-cô Xa-vi-ê Nguyễn Văn Thuận. Khi gương mặt ngài được chiếu lên thì cả căn phòng đều ồ lên : Testimonio de esperanza (chứng nhân của hy vọng). Một số linh mục đồng môn đang học với tôi thuộc phong trào Tổ Ấm Focolare rất ngưỡng mộ Đức cố Hồng y của chúng ta nên đã xin cái powerpoint này để xem đi xem lại. Tôi không hiểu sao người Việt Nam chúng ta gọi là Tết Tân Mão (con Mèo) còn người Trung quốc thì Mèo lại hóa Thỏ!

 

Ở Nam Mỹ người ta chỉ biết đến một vài quốc gia ở châu Á mà thôi. Họ biết đến Trung quốc vì là nước đông dân nhất thế giới và hàng hóa giả lan tràn khắp nơi. Họ biết đến Nhật Bản vì là quốc gia có công nghệ cao với những hãng xe hơi nổi tiếng. Họ biết đến Hàn Quốc vì có vị tổng thư kí liên hợp quốc Ban Ki Moon, và rất may là họ biết đến Việt Nam với một vị Hồng y lỗi lạc Phan-xi-cô Xa-vi-e Nguyễn Văn Thuận với những tác phẩm để đời và đang trong quá trình phong chân phước. Tôi rất tự hào về điều này.

 

Trong những lúc giải lao sau các tiết học, các bạn học linh mục lại thích nói chuyện đùa về văn hóa của từng vùng, và một linh mục người Venezuela nói rằng ở Việt Nam mỗi cái Tết thì thay đổi một con vật, và 12 con vật thay đổi từng năm. Riêng ở Venezuela thì chỉ có 1 con vật ngự trị suốt 12 năm mà không thay đổi (họ ám chỉ tổng thống độc tài Hugo Chavez của Venezuela như là con bò đã cai trị đất nước 12 năm mà vẫn tại vị, và trong cuộc bầu cử sắp tới ông ta nói là sẽ tiếp tục chiến thắng và sẽ tại vị suốt đời!).

 

Các nước vùng Nam Mỹ có nhiều điều lợi là họ dùng chung một ngôn ngữ : tiếng Tây Ban Nha và vì thế rất thuận tiện cho việc tổ chức các hội nghị quốc tế mà không cần qua thông dịch. Vấn đề đi lại trong vùng cũng khá thuận tiện nên việc trao đổi văn hóa khá dễ dàng. Tôi có hỏi các bạn đồng môn là làm thế nào để phân biệt được người này đến từ Chi-lê, người khác đến từ Argentina vì tất cả đều nói tiếng Tây Ban Nha và dáng vẻ giống nhau. Các anh em linh mục đã chỉ cho tôi phân biệt qua giọng nói từng vùng, qua các phát âm thì ngay lập tức nhận biết anh này đến từ quốc gia nào của Nam Mỹ giống như người Việt Nam ở 3 Miền. Ví dụ người Venezuela nói rất nhanh và nói như đang cãi nhau. Người Colombia muốn mời uống Café thì hỏi : Quieres tinto? (trong khi người Argentina gọi “tinto” là rượu vang)… Hai linh mục đến từ Costa Rica có nói về vị Sứ Thần Tòa Thánh là Đức Tổng Giám Mục Phê-rô Nguyễn Văn Tốt, người Việt Nam thân yêu của chúng ta với sự ngưỡng mộ. Biết bao nhiêu điều tôi được học hỏi trong khóa tu nghiệp này. Sống trong môi trường quốc tế và hàng ngày cọ sát với thực tế giúp tôi lớn khôn rất nhiều.

 

Trong những ngày vừa qua, tôi cũng có dâng thánh lễ ở vài giáo xứ để hiểu thêm tình hình sống đạo của người dân nơi đây. Thực tình mà nói dù là một quốc gia có tiếng xấu là bạo động, cướp bóc và vận chuyển ma túy, người dân ở đây thực hành đạo rất tốt và có tinh thần đóng góp cho giáo hội rất nhiều. Họ cũng rất quí trọng các linh mục và luôn lắng nghe tiếng nói của các vị chủ chăn. Tôi cũng ghé thăm một linh mục truyền giáo trẻ cùng Dòng mới từ Việt Nam qua và còn rất nhiều điều bỡ ngỡ như tôi trước đây. Dù đời sống vật chất ở đây cao gấp nhiều lần so với Paraguay nhưng sống xa xứ không dễ dàng tí nào. Cụ thế là đã từng có 1 linh mục người Việt đến từ Mỹ cách đây hai năm nhưng chỉ trụ được vài tháng và đã quay lại Mỹ không mà không một lời từ biệt nên để lại một ấn tượng không mấy tốt. Tôi chỉ ở đây một thời gian ngắn nữa cho công việc chuyên môn của mình rồi sẽ phải trở về nhiệm sở cũ ở Paraguay để tiếp tục vai trò anh hai lúa như thuở nào.                 

 

Colombia, 19 tháng 02/2011

Tác giả: Lm. Trần Xuân Sang, SVD

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!