Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Gia Đình Lectio Divina
Bài Viết Của
Gia Đình Lectio Divina
Trả lời thắc mắc về Kinh phụng vụ
52 Tuần CẦU NGUYỆN VỚI LỜI CHÚA
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XXI: SAI ĐI
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XXI: ĐAM MÊ LỚN NHẤT CỦA ĐỜI TA
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XX: MỘT VIÊN ĐÁ ĐỂ XÂY DỰNG THÁNH ĐƯỜNG
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XIX: NGÀY HÔM NAY
Tác Phẩm Khi Lời Bùng Cháy - Chương XVIII: NHỮNG PHỤ ÂM NẢY LỬA
TÁC PHẨM KHI LỜI BỪNG CHÁY - CHƯƠNG XVII - DƯỚI BÓNG NHỮNG PHỤ ÂM NỞ HOA
TÁC PHẨM KHI LỜI BỪNG CHÁY - CHƯƠNG XVI: VĂN CẢNH, BỐI CẢNH, TIỀN CẢNH (Texte, Contexte, Prétexte)
Tac Pham Khi Loi Bung Chay - Chuong XV: MỘT DÒNG SÔNG CUỐN TRÔI TẤT CẢ
Tác Phẩm Khi Lời Bùng Cháy - Chương XIV: HAI THỬA VƯỜN
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XIII: “TA SẼ ĐẶT VÀO LÒNG CÁC NGƯƠI THẦN KHÍ CỦA TA”
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XII: Hãy Đào Giếng, Hãy Leo Thang
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương XI: BẢN VĂN TƯƠNG ĐỒNG (CONCORDANCE)
Lectio divina chính là phương thế để Ngôi Lời Nhập Thể nơi Mẹ Maria
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương X: Phòng Xét Nghiệm Của Con Tim
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương IX: BẢN GIAO HƯỞNG CHO NGƯỜI CON ĐI HOANG TRỞ VỀ
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy- Chương VIII: HÃY ĂN SÁCH NÀY ĐI !
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương VII: Con Người Kinh Thánh
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương VI: VỚI CON TIM RỘNG MỞ
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương V: ĐỌC LÀ MỘT VIỆC LÀM
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương IV: BA CỘT TRỤ CỦA THẾ GIỚI
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương III: BẠN CÓ ĐÓI THẬT KHÔNG ?
Chương 2, Tác phẩm Khi Lời Bừng Cháy: SÁCH ĐƯỢC VIẾT CHO BẠN
Tác Phẩm Khi Lời Bừng Cháy - Chương 1 - SÁCH ĐƯỢC MỞ RA
Gia Đình Lectio Divina trân trọng giới thiệu tác phẩm: KHI LỜI BỪNG CHÁY - ĐÔI LỜI VỀ LECTIO DIVINA
Tóm tắt thực hành Lectio divina, song ngữ Việt Anh, bản văn dành cho thiếu nhi.
Tóm tắt thực hành Lectio divina, song ngữ Việt Anh, bản văn dành cho người lớn
Tác Phẩm: MỘT VỊ THIÊN CHÚA NGỎ LỜI!
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 18: HIẾN CHẾ TÍN LÝ VỀ MẠC KHẢI CỦA THIÊN CHÚA
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 17: CẦU NGUYỆN VÀ LỜI CHÚA
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 16: BÁM RỄ TRONG LỜI 
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 15: LỜI CHÚA, NGUỒN MẠCH CỦA TỰ DO
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 14: VIỆC HÌNH THÀNH QUI ĐIỂN CỦA SÁCH THÁNH
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 13: LỜI CHÚA VÀ TRUYỀN THỐNG
Tác phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 12: LECTIO DIVINA hay ĐỌC LỜI CHÚA TRONG TÂM TÌNH CẦU NGUYỆN
Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương 11: MẦU NHIỆM “LẮNG NGHE” TRONG TÂN ƯỚC
Linh hứng hay linh ứng ?
HÃY LẮNG NGHE, HỠI ÍT-RA-EN - Chương X: Tác Phẩm Một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời -
Tác Phẩm một Vị Thiên Chúa Ngỏ Lời - Chương IX. LINH HỨNG TRONG TÂN ƯỚC
THƯ CHÚC TẾT TÂN MÃO CỦA CHA BẢO TỊNH GỞI GIA ĐÌNH LECTIO DIVINA

Lời chúc xuân

Thưa bạn

Trong giờ Lectio đầu ngày cuối cùng của năm cũ, tôi nghĩ rất nhiều đến bạn, người ít lâu nay ghi tên vào Gia Đình Lectio divina, nhận tài liệu về Lectio divina và có lẽ say mê thực hành Lectio divina. Như lời tâm tình cho năm Tân Mão, xin gửi đến bạn số 86 trong Tông Hiến Verbum Domini”, (bản dịch chính thức của Ủy Ban Kinh Thánh trực thuộc Hội Đồng Giám Mục Việt Nam. Bạn đã có thể tìm mua sách tại các nhà sách Công Giáo, và có lẽ tại các Tòa Giám Mục).

Số 86 của Tông Huấn viết riêng về Lectio divina. Thật cô đọng, nhưng cũng thật quan trọng nói lên sự cần thiết “đọc Sách Thánh trong tư thế cầu nguyện” mà gia đình Lectio divina chúng ta đã và đang thực hành.

Mong rằng Lời Chúa sẽ luôn mãi là lương thực chúng ta dùng thường xuyên trong suốt ngày sống. Ước mong này là lời chúc xuân gửi đến bạn. Khi lời chúc được bạn tiếp nhận và thưc hiện thì bạn đã có một Mùa Xuân tuyệt vời nhất. Mùa Xuân bất tận trải dài suốt cuộc sống trần thế của bạn, trần thế nhưng thực ra đã là thiên đàng ngay tại thế này rồi.

Fr. Marie Bảo Tịnh O.Cist

 

TÔNG HUẤN VERBUM DOMINI

số 86. Đọc Sách Thánh trong thế cầu nguyện và “Lectio divina” 

Thượng Hội Đồng nhiều lần nhấn mạnh tới việc cần phải có một cách tiếp cận bản văn thánh trong tư thế cầu nguyện, cho như là yếu tố căn bản cho đời sống thiêng của mọi tín hữu, đang dấn thân vào các thừa tác vụ và các bậc sống khác nhau, và đặc biệt nhắc tới Lectio divina (290: Đề nghị 17).

Quả thật, Lời Thiên Chúa nằm ở tại nền tảng của mọi linh đạo Kitô giáo chân chính. Như thế, các Nghị Phụ Thượng Hội Đồng đã đặt mình vào thế hoà điệu với những gì Hiến chế tín lý Dei verbum đã khẳng định: “Ước gì các tín hữu sẵn lòng đi đến với chính bản văn Kinh Thánh, hoặc nhờ phụng vụ thánh đầy dẫy Lời Thiên Chúa, hoặc nhờ việc sốt sắng đọc Kinh Thánh, hoặc nhờ những lớp học hỏi thích hợp và những phương tiện khác ngày nay đang phổ biến khắp nơi cách đáng mừng, với sự ưng thuận và chăm lo của các vị chủ chăn trong Giáo Hội. Nhưng họ nên nhớ rằng kinh nguyện phải có kèm theo việc đọc Kinh Thánh” (291: Số 25). Khi suy tư như vậy, Công Đồng muốn nhắc lại Truyền thống Giáo Phụ cổ kính vì Truyền thống này đã luôn khuyến khích người ta tiếp cận Sách Thánh trong tư thế đối thoại với Thiên Chúa. Như thánh Augustinô đã nói: “Lời cầu nguyện của bạn chính là lời bạn thưa với Thiên Chúa. Khi bạn đọc Sách Thánh, thì chính Thiên Chúa nói với bạn; khi bạn cầu nguyện, thì chính bạn nói với Thiên Chúa” (292: Enarrationes in Psalmos, 85, 7: CCL 39, 1177).   Ôrigiênê, một trong những bậc thầy của cách đọc Kinh Thánh này, chủ trương rằng muốn hiểu Kinh Thánh, còn hơn là muốn nghiên cứu Kinh Thánh, cần phải sống thân tình với Chúa Kitô và cầu nguyện. Quả thế, ngài xác tín rằng con đường ưu tiên phải theo để biết Thiên Chúa là tình yêu và người ta không đạt được một scientia Christi (sự hiểu biết Chúa Kitô) chân thật nếu không say mê Người. Trong Thư gửi cho Grêgôriô, nhà thần học trứ danh thành Alêxanria đã khuyến cáo: “Con hãy chuyên chăm đọc Sách Thánh; hãy kiên trì làm công việc này (…). Khi chuyên chăm đọc Kinh Thánh với ý hướng tin và làm vui lòng Chúa, nếu trong lectio, mà thấy có cánh cửa đóng, con hãy gõ cửa, và người canh cửa sẽ ra mở cho con, người canh cửa mà Đức Giêsu đã nói tới: ‘Người canh cổng sẽ mở cổng cho ông ta’. Khi chuyên chăm làm lectio divina (đọc Sách Thánh) như thế, với lòng ngay thẳng và niềm tín thác không lay chuyển vào Thiên Chúa, con hãy cố tìm hiểu ý nghĩa Sách Thánh, mà ý nghĩa trọn vẹn phần lớn bị che giấu. Tuy nhiên, đừng bằng lòng với việc gõ cữa và tìm kiếm: muốn hiểu sự việc của Thiên Chúa, tuyệt đối cần làm oratio (cầu nguyện). Chính là để khuyến khích chúng ta mà Đấng Cứu Thế không những đã nói: “Cứ gõ cửa thì cửa sẽ mở ra cho” và “Cứ tìm sẽ thấy”, nhưng còn nói: “Cứ xin thì sẽ được” (293: Origiênê, Epistola ad Gregorium, 3L PG 11,92).

Tuy nhiên, về điểm này, ta phải tránh nguy cơ một tiếp cận cá nhân chủ nghĩa, mà phải nhớ rằng Lời Thiên Chúa đã được ban cho chúng ta chính là để xây dựng sự hiệp thông, để nối kết chúng ta lại trong chân lý trong khi chúng ta tiến về với Thiên Chúa. Đây là một Lời ngỏ riêng tư với từng người, nhưng cũng là một Lời có sức xây dựng cộng đoàn, xây dựng Giáo Hội. Vì thế, bản văn thánh phải được luôn luôn tiếp cận trong tinh thần hiệp thông Giáo Hội. Thực thế, phải luôn luôn tiếp cận với bản văn thánh trong sự hiệp thông Giáo Hội. Quả vậy, “điều hết sức quan trọng là phải đọc trong cộng đoàn (…), bởi vì chủ thể sống động của Sách Thánh là Dân Thiên Chúa, là Giáo Hội. (…), Sách Thánh không thuộc về quá khứ, bởi vì chủ thể của Sách Thánh, là dân Thiên Chúa được chính Ngài linh hứng, vẫn là đoàn Dân ấy, do đó Lời Chúa cũng luôn sinh động nơi chủ thể sống động. Chính vì thế, điều quan trọng là phải đọc và trải nghiệm Sách Thánh trong sự hiệp thông với Giáo Hội, nghĩa là với tất cả các chứng nhân vĩ đại của Lời này, bắt đầu với các Giáo Phụ đầu tiên cho tới các vị thánh thời nay, cho tới Huấn Quyền hiện nay (294: Đức Bênêđitô XVI, Diễn văn cho Đại chủng viện giáo hoàng Rôma (17-2-2007): AAS 99 (2007), tr, 254; OR bản tiếng Pháp, 27-2-2007), tr. 3).

Vì thế, muốn đọc kinh Thánh trong tư thế cầu nguyện, nơi ưu tiên là phụng vụ, nhất là Bí tích Thánh Thể, khi đó lúc ta cử hành Mình và Máu Chúa Kitô hiện diện trong Bí tích, chính Lời Chúa cũng hiện diện sống động giữa chúng ta. Theo một nghĩa nào đó, cách đọc Sách Thánh trong tư thế cầu nguyện, cá nhân cũng như cộng đoàn, phải luôn luôn được sống trong liên hệ với cử hành Thánh Thể. Cũng như việc thờ lạy Thánh Thể chuẩn bị, tháp tùng và tiếp nối việc cử hành Thánh Thể (295: X. Đức Bênêđitô XVI, Tông Huấn hậu Thượng Hội Đồng Sacramentum Caritatis (22-2-2007). s. 66: AAS 99 (2007), tr. 155-156), thì việc đọc Sách Thánh trong tư thế cầu nguyện, cá nhân cũng như cộng đoàn, cũng chuẩn bị, tháp tùng và đào sâu những gì Giáo Hội cử hành khi công bố Lời trong khung cảnh phụng vụ. Khi đặt để Lectio và phụng vụ trong quan hệ chặt chẽ như thế, ta có thể nắm vững hơn các tiêu chuẩn phải hướng dẫn việc đọc Lời Chúa trong bối cảnh mục vụ và đời sống thiêng liêng của dân Thiên Chúa.

Trích Tông Huấn Hậu Thượng Hội Đồng Giám Mục

VERBUM DEI của ĐGH Bênêđitô VVI

về LỜI THIÊN CHÚA
TRONG ĐỜI SỐNG VÀ SỨ MẠNG CỦA GIÁO HỘI

(Bản dịch của Ủy Ban Kinh Thánh

trực thuộc HĐGM Việt Nam) Nhà xuất bản Tôn Giáo -

Nhà Sách Đức Bà Hòa Bình)

  

Tài liệu đọc thêm trong những ngày đầu năm: 

LỜI CHÚA LÀ SUỐI NGUỒN BẤT TẬN

St. Ephrem 

Lạy Chúa, ai có thể hiểu hết được sự phong phú của những lời của Chúa?

Điều chúng con hiểu thì quá ít so với những gì chúng con bỏ qua không hiểu, như người khát đến uống ở suối nước. Những viễn tượng của lời Chúa thì nhiều vô kể,  như những ý hướng của những người học hỏi lời của Chúa.

Chúa đã tô điểm lời của Người bằng nhiều nét đẹp, để mỗi người trong số những kẻ tìm hiểu lời có thể chiêm ngưỡng những điều họ ưa thích, để mỗi người chúng ta có thể tìm gặp được sự phong phú trong những điều mình suy niệm.

Lời của Chúa là một cây sự sống, từ khắp các cành cống hiến cho bạn những trái được chúc phúc; lời Chúa như tảng đá được khơi mạch trong hoang địa để ban cho mọi người một thức uống thiêng liêng. Theo lời thánh Tông đồ, “họ đã ăn một thức ăn thiêng liêng, họ đã uống ở một suối thiêng liêng”.

Ai đã chiếm được một trong những điều phong phú này khi chia sẻ đừng lầm tưởng rằng trong lời của Chúa chỉ có điều họ tìm gặp. Ngược lại, họ phải hiểu rằng họ đã chỉ có thể khám phá được một điều trong muôn vàn điều khác. Được phong phú nhờ lãnh nhận lời, họ đừng nghĩ rằng lời đã bị nghèo đi; không thể làm cạn được lời, họ nên tạ ơn vì sự phong phú của lời.

Bạn hãy vui mừng vì bạn đã được đã khát, và đừng buồn vì những gì vượt qua bạn. Ai khát sẽ vui mừng được uống, nhưng không buồn vì mình đã không thể uống cạn được suối nước. Nếu cơn khát của bạn đã được thỏa thuê mà nguồn suối vẫn không cạn khô, bạn sẽ còn có thể uống nữa mỗi khi bạn khát. Bằng ngược lại, nếu khi uống đã khát mà bạn làm cạn nguồn suối, sự chiến thắng của bạn sẽ biến thành điều bất hạnh cho bạn.

Hãy tạ ơn về điểu bạn đã lãnh nhận và đừng tiếc nuối về điều đã không thể dùng đến. Điều bạn đã lấy được và đem đi đó là phần của bạn. Những gì còn lại cũng là gia nghiệp của bạn. Điều bạn đã chưa có thể lãnh hội ngay vì sự yếu kém của mình, bạn sẽ nhận được vào lúc khác, nếu bạn luôn kiên trì. Vậy bạn đừng có ý nghĩ xấu là muốn đắc thủ một mạch điều không thể nhận hết được trong một lần; đừng vì trễ nải mà từ chối tiếp nhận điều bạn có thể thâu nhận ít một.

Thánh Ephrem (chú giải Phúc Âm) 

CUNG CHÚC TÂN XUÂN

Tác giả: Gia Đình Lectio Divina

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!