Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
Bài Viết Của
Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt
THÁNH CATHERINE THÀNH SIENA: ĐẶC SỦNG CHỮA LÀNH VÀ HỘ GIÁO
CÂY NHO VÀ CÀNH (Suy niệm và sống Tin Mừng)
GIÁO DỤC CON KHI NÀO VÀ NHƯ THẾ NÀO?
LỄ TRUYỀN TIN CHO ĐỨC MẸ
GIÁ TRỊ CỦA MỘT KIẾP NGƯỜI
LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA: QUÀ TẶNG CỦA PHỤC SINH
30 ĐỒNG CỦA GIUĐA VÀ BÌNH DẦU THƠM CỦA MARIA MAĐALÊNA
CHỨNG NHÂN PHỤC SINH
CON LỪA (Suy niệm Chúa Nhật Lễ Lá)
CHÚA CỠI LỪA VÀO GIÊRUSALEM
THÁNH GIUSE QUA KINH THÁNH TÂN VÀ CỰU ƯỚC
NHỮNG NGUYÊN NHÂN GÂY ĐỔ VỠ HÔN NHÂN
NAM HAY NỮ, THÀNH PHẦN NÀO CHỦ ĐỘNG LY DỊ NHIỀU HƠN?
CHÚA BIẾN HÌNH TRƯỚC MẶT CÁC ÔNG
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU
Qua Sa Mạc, Thiên Chúa Dẫn Chúng Ta Tới Tự Do (SỨ ĐIỆP MÙA CHAY 2024 CỦA ĐỨC THÁNH CHA PHANXICÔ)
GỌI EM HAI TIẾNG “MÌNH ƠI!”
NGƯỜI CON HOANG ĐÀNG CỦA TIN MỪNG LUCA
GIÁ TRỊ VÀ VẺ ĐẸP CỦA NGƯỜI NỘI TRỢ
CHÚA MÀ CŨNG KHÙNG!
CHÚNG TÔI ĐÃ THẤY NGÔI SAO CỦA NGƯỜI XUẤT HIỆN BÊN PHƯƠNG ĐÔNG
LỄ TRỌNG ĐỨC MARIA, MẸ THIÊN CHÚA - BÀI GIẢNG CỦA ĐỨC GIÁO HOÀNG BENEDICT XVI - Vương Cung Thánh Đường Vatican - Chúa Nhật, 1 tháng 1 năm 2012
THÁNH GIA NAZARETH MẪU GƯƠNG CÁC GIA ĐÌNH
THIÊN CHÚA ĐÃ HÓA THÂN THÀNH TRẺ THƠ ĐỂ CHÚNG TA CÓ THỂ HIỂU ĐƯỢC NGÀI (Bài giảng của ĐTC Bênêđíctô XVI trong Thánh Lễ Nửa Đêm 2006)
TRÁI TÁO NOEL
MẸ MARIA VÔ NHIỄM NGUYÊN TỘI
ĐỪNG COI THƯỜNG MÙA VỌNG ĐẦU TIÊN, ĐỂ MÙA VỌNG THỨ HAI KHÔNG LÀM CHÚNG TA KHIẾP SỢ
BÀI GIẢNG CỦA THÁNH GIÁO HOÀNG GIOAN PHAOLÔ II Đại Lễ Chúa Giêsu Kitô, Vua Vũ Trụ 22 tháng Mười Một, 1998
SỐNG VỚI LÒNG BIẾT ƠN
CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM
NHÓM TRỪ QUỶ HAY “NHÓM CỦA QUỶ”?
CHÚNG TA LÀ ĐỀN THỜ CỦA THIÊN CHÚA
CÂU HỎI CỦA NGƯỜI KHÔNG TÊN
THÁNH NHÂN LÀ NHỮNG AI? LÀM SAO TÔI CÓ THỂ NÊN THÁNH?
THÁNG 11: THÁNG ĐỀN ƠN VÀ BÁO HIẾU
THÁNH SỬ LUCA
ĐẠO ĐỨC SINH HỌC VÀ LINH HỒN BẤT TỬ
KHẨU NGHIỆP!
THIÊN THẦN LÀ AI? CÁC NGÀI ĐƯỢC TẠO DỰNG NÊN ĐỂ LÀM GÌ?
“LÒNG SÙNG KÍNH ĐỨC MẸ LÀ TẤM VÉ THÔNG HÀNH GIÚP TA VƯỢT THOÁT KHỎI HỎA NGỤC” (St. Ephrem)
NHỮNG CƠN CÁM DỖ CỦA CHÚA GIÊSU

 


Trần Mỹ Duyệt  

 

 

Chúa Giêsu sau khi chịu Phép Rửa trên sông Gordan, Ngài được Thánh Thần đưa vào sa mạc, ở đó 40 ngày ăn chay và chịu Satan cám dỗ. Để tìm hiểu những cám dỗ ấy của Ngài, cũng như chúng có ý nghĩa gì trong đời sống tâm linh của chúng ta, đặc biệt trong Mùa Chay Thánh này. Sau đây là bài viết của cha Thomas G. Weinandy, OFM, Cap., một nhà thần học, một nhà trước tác và cựu thành viên trong Ủy Ban Thần Học Thế Giới của Vatican, phổ biến trên The Catholic Thing, Feb. 18, 2024 qua đề tài “The Temptations of Jesus” (Những Cám Dỗ Của Đức Giêsu). Như tác giả đã nhấn mạnh, đây là một suy tư thần học, và do đó, mang ý nghĩa thần học về những cám dỗ mà Chúa Giêsu đã phải trải qua.  Để hiểu rõ mục đích của những cám dỗ này là gì và ý nghĩa của nó như thế nào, chúng ta hãy cùng đọc và suy gẫm bài viết qua phần dịch thuật dưới đây:

 

***

 

Phúc Âm Thánh Marcô trong Chúa Nhật thứ I Mùa Chay tóm lược những cám dỗ của Chúa Giêsu phải trải qua trong sa mạc. Nhưng trong Phúc Âm của Thánh Mátthêu, ngài trình bày một cách đầy đủ hơn về những cám dỗ này.   

 

Để nắm bắt một cách rõ ràng những cám dỗ của Chúa Giêsu, chúng ta phải biết những gì đã xảy ra trước đó. Gioan Tẩy Giả đã làm phép rửa tội sông Jordan để chuẩn bị cho việc Đấng Messiah xuất hiện. Và Chúa Giêsu đã đến với ông để được ông rửa.

 

Khi Gioan rửa cho Chúa Giêsu, trời mở ra, và Thánh Thần Thiên Chúa đậu trên Ngài, trong lúc đó, tiếng vọng từ trời phán: “Đây là Con ta yêu dấu, rất đẹp lòng Ta.”

 

Tại sao Chúa Cha lại hài lòng với Con yêu dấu là Đức Giêsu? Ngài hài lòng với Đức Giêsu, vì đang được thanh tẩy trong Thánh Thần, Đức Giêsu đã hoàn tất ý của Cha ngài. Thánh Thần đây là Thánh Thần đang tới, Thánh Thần đã gửi Đức Giêsu tới để hoàn tất công việc cứu độ của Cha ngài, một công việc sẽ đòi hỏi Đức Giêsu phải dâng hiến chính thân mình như của lễ toàn thiêu. Điều gì làm biểu tượng cho phép rửa của Gioan Tẩy Giả, đó là cái chết cứu độ của Đức Giêsu đã đạt được trên Thập Giá – tha thứ mọi tội lỗi.

  

Phúc Âm Marcô tuyên bố rằng “Thánh Thần đưa Chúa Giêsu vào sa mạc” ở đó Satan đã cám dỗ Ngài. Những cám dỗ này dựa trên niềm tin của Chúa Giêsu để hoàn thành thánh ý cứu độ của Cha ngài. Thánh Mátthêu trong Phúc Âm của mình đã diễn tả nội dung của những thử thách này.

 

Chay tịnh 40 ngày, Chúa Giêsu đói bụng. Lợi dụng cơ hội này, tên cám dỗ đã nói với Chúa Giêsu: “Nếu ông là Con của Thiên Chúa, hãy biến những hòn đá này thành bánh đi.” Dĩ nhiên, nếu ông đích thị là Con của Thiên Chúa như Thiên Chúa nói về ông, thì mọi chuyện đều dễ dàng đối với ông, ngay cả việc biến đá thành bánh để ăn khi ông đói.     

 

Chúa Giêsu đã trả lời bằng cách trích dẫn một câu Thánh Kinh: “Người ta sống không nguyên bởi bánh, nhưng còn bởi mọi lời do miệng Thiên Chúa phán ra” (Đệ Nhị Luật 8:3). Như Ngôi Lời Nhập Thể, Chúa Giêsu, Con yêu dấu tràn đầy Thánh Thần của Cha, sống không nguyên bởi bánh, nhưng bởi trung thành tín thác vào lệnh truyền của Cha. Ngài không ngại thí mạng sống mình vì phần rỗi nhân loại.

 

Trong Mùa Chay, những người Công Giáo thực hành chay tịnh. Hành động chay tịnh này nhắc chúng ta rằng, cả chúng ta nữa, không sống nguyên bởi bánh, nhưng như những người con trai, con gái Chúa Cha, phải tin vào lời hằng sống của Cha, đó là, chúng ta phải trung thành với Chúa Giêsu, trong Người chúng ta có sự sống đời đời.

 

Tiếp đến Quỷ đưa Chúa Giêsu lên Giêrusalem, ở đó hắn đặt Ngài trên nóc đền thờ, và nói với Người rằng, nếu quả thật là Con Thiên Chúa, Người có thể gieo mình xuống, vì các thiên thần sẽ nâng đỡ và không để Ngài bị hại. Đầu tiên, điều này được coi như một cám dỗ vớ vẩn. Ma qủy được gì nếu hắn thành công ở đây? Satan cám dỗ Chúa Giêsu đánh bóng con người của mình. Mọi người sẽ trầm trồ về điều này. Người ta sẽ bị thôi miên bởi sự xuất hiện của Ngài.

 

Chúa Giêsu từ chối trở thành một siêu sao hay một người nổi tiếng. Ngài không dùng quyền năng siêu nhiên cho việc đánh bóng tự nhiên. Ngài nhắc nhở Satan rằng, như đã viết: “Ngươi đừng thử thách Chúa là Thiên Chúa ngươi” (Đệ Nhị Luật 6:16).

 

Thiên có có quyền để làm những việc lạ lùng, nhưng nó không cho phép Ngài dùng quyền năng Thiên Tính cho những mục đích cá nhân. Đó là lý do tại bên dưới bản tính và tình yêu của Ngài, một tình yêu không cho mình Ngài, nhưng cho con cái của Ngài.

 

Bên trong những sa ngã của chúng ta là ước muốn để trở thành một ai đó. Chúng ta muốn trở thành quan trọng, để những người khác phải kính nể, tôn sùng mình, và để nghĩ rằng chúng ta là những người cao cả. Mùa Chay là thời gian trong đó, chúng ta tìm cách đặt con người ảo tưởng của mình vào cõi chết. Chúng ta được thúc đẩy săn sóc, quan tâm đến người khác – một cách đặc biệt, những người nghèo và những người đang cần sự giúp đỡ của chúng ta. Làm thế, chúng ta biến đổi chúng ta thành giống như Chúa, vì chúng ta đã yêu như Chúa yêu.  

 

Chúng ta chết đi cho vợ chồng, con cái, cháu chắt, và những người thân yêu, hàng xóm, láng giềng, và bạn hữu – ngay cả những kẻ mà chúng ta cho là thù nghịch. Đó chính là ý muốn Chúa Cha đối với chúng ta.

 

Sau cùng, Quỷ đem Chúa Giêsu lên một ngọn núi cao và chỉ cho Ngài mọi vương quốc thế gian và những vinh quang của nó. Nó nói: “Tất cả thứ này tôi sẽ cho ông, nếu ông sấp mình thờ lạy tôi”.

 

Những vương quốc thế gian, với những quyền lực trái đất và sự sang trọng, những sự giầu sang và đặc quyền đều thuộc về Satan. Chiến thắng vẻ vang nhất trong trường hợp này nếu Satan đạt được là Chúa Giêsu, Con Thiên Chúa đã sấp mình thờ lạy hắn, bởi vì ngay từ ban đầu hắn đã tỏ ra ghen tỵ vì hắn không bằng Thiên Chúa.

 

Chúa Giêsu đã trải qua những lừa dối của Satan. Ngài ra lệnh cho hắn phải lui ra ngay lập tức, bằng cách trưng dẫn Thánh Kinh: “Ngươi phải thờ lạy Chúa là Thiên Chúa, và chỉ phụng sự một mình Ngài thôi” (Đệ Nhị Luật 6:13). Chúa Giêsu chỉ thờ phượng một mình Cha Ngài, và, trong tình yêu Thánh Thần đã ngự xuống trên Ngài trong lúc chịu phép rửa, sẽ vâng phục và phụng sự Chúa Cha mà thôi – mặc dù đến chết trên Thập Giá. Qua sự chết và phục sinh của Ngài, Chúa Giêsu đã thiết lập một vương quốc, không phải là vương quốc trần thế sẽ sụp đổ, nhưng một vương quốc thiên đàng trường tồn muôn thuở. 

 

Thánh Phaolô xác tín rằng “tình yêu tiền của là cội rễ của mọi sự dữ,” và rằng những kẻ kiếm tìm nó gieo mình “vào sự hủy diệt và tiêu vong” (1 Timôthê 6:9-10). Đúng thế, thế giới này đầy rẫy những kẻ tin rằng sự giầu sang sẽ đem lại cho chúng hạnh phúc, và họ đã sa vào cạm bẫy của Satan. Trong khi tôn thờ sự hào nhoáng của thế gian, họ trở nên mù lòa trước ánh sáng của đời sống vĩnh cửu trong Chúa Giêsu Kitô, Đấng đã trở nên nghèo khó để chúng ta được trở thành giầu có” (x. 2 Côrinthô 8:9).

 

Trong Mùa Chay chúng ta hãy rũ bỏ sự dối trá, vinh quang trần thế của thế giới này và tìm kiếm sự giầu có chân thật mà chúng ta chỉ tìm được nơi Đức Giêsu – một lời hứa của đời sống vĩnh cửu trong vương quốc muôn đời của Thiên Chúa”.

 

Thư gửi người Do Thái nhắc nhở chúng ta “rằng chúng ta có một vị thượng tế cao cả, Ngài đã đi qua các tầng trời, Đức Giêsu, Con Thiên Chúa”. Trong khi trên mặt đất, giống như chúng ta, Ngài đã chịu cám dỗ trong mọi sự “ngoại trừ tội lỗi”. Vì thế, trong những ngày Mùa Chay, “chúng ta hãy tin tưởng đến gần với ngai tòa ân phúc, để chúng ta có thể lãnh nhận được lòng thương xót và tìm được ân sủng giúp chúng ta khi cần thiết” (Do Thái 4:14-16). 

 

 

Lm. Thomas G. Weiandy, OFM, Cap.

Cựu thành viên trong Ủy Ban Thần Học Thế Giới của Vatican. Tác giả của những tác phẩm thần học, bao gồm: Jesus Becoming Jesus: A Theological Interpretation of the Gospel of John: The Book of Glory and the Passion and Resurrection Narratives.

 

 

Tác giả: Tiến Sĩ Tâm Lý Trần Mỹ Duyệt

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!