Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
Bài Viết Của
Lm. Giuse Hoàng Kim Đại
CẦU NGUYỆN THEO KINH MÂN CÔI
Lectio Divina: Cầu Nguyện dưới ánh sáng Lời Chúa
Lm. Giuse Hoàng Kim Đại Góp ý với Đại Hội Dân Chúa
ĐỊA VỊ VÀ SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN
ĐỜI SỐNG CON NGƯỜI & CỦA ĂN NUÔI SỐNG
THIÊN CHÚA BA NGÔI
NHIỆM TÍCH THÁNH THỂ
LƯƠNG TÂM CON NGƯỜI
TÔN KÍNH THÁNH KINH
HẠNH PHÚC CON NGƯỜI
ĐỊA VỊ VÀ SỨ MỆNH CỦA NGƯỜI GIÁO DÂN
BẢN GÓP Ý LIÊN QUAN ĐẾN PHỤNG VỤ
BẢN GÓP Ý LIÊN QUAN ĐẾN PHỤNG VỤ

 

            KÍNH GỬI :  - Hội Đồng Giám Mục Việt Nam.

                                 - Toà Giám Mục Vĩnh Long. 

Con là linh mục Giuse Hoàng Kim Đại, phụ trách Họ đạo Chợ Lách, tỉnh Bến Tre, thuộc giáo phận Vĩnh Long, xin kính gửi đến Hội Đồng Giám Mục và Toà Giám Mục Vĩnh Long bản góp ý liên quan đến phụng vụ như sau :      

I- GIAN CUNG THÁNH :

       Gian cung thánh là nơi dành cho hàng giáo sĩ chủ toạ khi cử hành thánh lễ. Gian cung thánh không phải là sân khấu để trình diễn. Vì thế, nền của gian cung thánh không nên làm quá cao, xa cách giáo dân. 

       Khi cử hành thánh lễ, linh mục chủ toạ đứng sát bàn thờ (bàn Tiệc Thánh); còn giáo dân phải đứng, ngồi chung quanh bàn tiệc thánh, như các tông đồ và các môn đệ của Chúa Giêsu ngày xưa trong bữa tiệc ly. Nhưng ngày nay giáo dân quá đông, nên không thể ở sát bàn tiệc thánh, mà phải ở dưới hướng lên. 

       Đề nghị : Nền gian cung thánh làm cao hơn nền nhà thờ khoảng từ 40-60 cm, (tuỳ nhà thờ lớn hay nhỏ) và các bậc lên gian cung thánh phải bao quanh gian cung thánh, để ai cũng có thể lên gian cung thánh ở bất cứ vị trí nào; tránh sự ngăn cách giữa giáo sĩ và giáo dân. 

II- CÁC ẢNH TƯỢNG TRONG NHÀ THỜ :

       Ảnh tượng trong nhà thờ là để giúp các tín hữu tỏ lòng tôn th Chúa và tôn kính các thánh. Nhưng phải trình bày sao cho phù hợp với Hội Thánh theo quan điểm của công đồng Vaticanô II.  

       (1) TOÀ CHÍNH SAU BÀN THỜ :

       Chúa Giêsu là Đấng Cứu Độ và ban ơn cứu độ, Ngài là hiện thân của Thiên Chúa và Ngài đã chết và sống lại, nên phải trình bày Chúa Giêsu ở chính giữa, và hướng về mầu nhiệm Chúa sống lại.

Sau khi sống lại, Chúa Giêsu đã nói : “Phúc thay những người không thấy mà tin.” (Ga 20,29)

Hội Thánh cũng dạy rằng : “Chúa Kitô lên trời, nghĩa là nhân tính của Ngài vĩnh viễn đi vào thượng giới của Thiên Chúa. Từ nơi đó, Ngài sẽ trở lại. (Cv 1,11). Giữa Thăng Thiên và Tái Lâm, loài người không trông thấy Ngài được. (Cl 3,3)”  (Giáo lý Hội Thánh Công giáo số 665). Vì thế, Hội Thánh không làm tượng Chúa sống lại.

  Đề nghị : Đặt một thánh gía lớn không có tượng Chúa chịu chết. Thánh giá không có tượng Chúa nhắc nhở các tín hữu : Chúa Giêsu yêu thương nhân loại, Ngài không dừng lại ở sự chết, nhưng Ngài đã sống lại vinh hiển và đã lên trời; nghĩa là thân xác của Chúa đã được tôn vinh, chuyển sang trạng thái vô hình. ̣(Nguyện đường Đại chủng viện Xuân Bích Vinh Long trước năm 1975 đã trình bay như trên.)  

       (2) BÀN KÍNH THÁNH KINH VÀ THÁNH THỂ

       Trước Công đồng Vat II, Hội Thánh Công giáo chú trọng đặc biệt đến việc tôn kính Thánh Thể, còn Giáo hội Tin Lành lại chú ý đặc biệt đến việc tôn kính Thánh Kinh.

       Cả hai cách tôn kính đều đúng, nhưng chưa đầy đủ, vì thế Công đồng Vat II đã đưa ra một nhận định mới là:

“Hội Thánh luôn tôn kính Thánh Kinh như chính Thân thể Chúa, nhất là trong Phụng Vụ Thánh, Hội Thánh không ngừng lấy bánh ban sự sống từ bàn tiệc Lời Chúa cũng như từ bàn tiệc Mình Chúa Kitô để ban phát cho các tín hữu.” (Hiến Chế Mạc Khải số 21).

       Thật vậy, Thánh Kinh và Thánh thể là 2 món quà của Chúa ban cho các tín hữu trên con đường tiến vào Nước Trời. Mỗi khi cử hành thánh lễ, Hội Thánh bồi dưỡng các tín hữu bằng bàn tiệc Lời Chúa và bàn tiệc Thánh Thể.  ̣

Đề nghị :

       a) Phía dưới thánh giá sau bàn thờ là 2 bàn kính : Bàn kính Thánh Kinh và bàn kính Thánh Thể đặt ngang nhau. (Nguyện đường Đại chủng viện Xuân Bích Vĩnh Long trước 1975 và Nhà thờ Chánh tòa Vĩnh Long hiên nay đã trinh bày như trên.)       

Cách trình bày này nhắc các tín hữu mỗi khi vào nhà thờ hãy tin thật Chúa Giêsu đang hiện diện thật sự qua Thánh Kinh và Thánh thể. Chúa Giêsu đã nói : “Thầy ở cùng anh em mọi ngày cho đến tận thế.” (Mt 28,20)       

b) Trong thánh lễ, sau khi vị chủ tế đọc lời nguyện nhập lễ, người được phân công đọc Thánh Kinh tiến lên đứng trước bàn thờ, đợi chủ tế trao Sách Bài Đọc lấy từ bàn kính Thánh Kinh và chỉ cho họ bài phải đọc. Người này tiến đến giảng đài đọc bài một, rồi bài hai; sau bài Tin Mừng và bài giảng, chủ tế đưa Sách Bài Đọc trở về bàn kính Thánh Kinh để mọi người nhìn thấy và tôn kính.

(Mình Thánh Chúa nhiều hay ít đều là Mình Chúa; Lời Chúa trọn bộ hay từng phần đều là Lời Chúa). 

       (3) THÁNH GIÁ CÓ TƯỢNG CHÚA CHỊU NẠN :

       Theo Quy chế sách lễ Rôma năm 2000, thì trên hoặc gần bàn thờ đặt thánh gía có tượng Chúa chịu đóng đinh, để nhắc cho các tín hữu cuộc thương khó cứu độ của Chúa. Bởi vì khi cử hành thánh lễ là Hội Thánh tưởng niệm và tái diễn mầu nhiệm Chúa Giêsu chết và sống lại; đồng thời trông chờ Ngài lại đến trong vinh quang.

       Đề nghị : Đặt trên (hoặc bên cạnh) bàn thờ một Thánh gía có tượng Chúa chịu đóng đinh, cao khoảng 20-30 cm, vừa đủ để giáo dân có thể xem thấy. 

       (4) HAI TOÀ BÊN CẠNH :

Mẹ Maria và thánh cả Giuse là 2 vị cộng tác trổi vượt vào chương trình cứu độ của Thiên Chúa, nên được tôn kính đặc biệt trong các nhà thờ theo truyền thồng của Hội thánh xưa nay.

Đề nghị :

       a- Tòa cạnh phía bên Nữ    : Đặt tượng Đức Mẹ bồng Chúa Giêsu.

       b- Toà cạnh phía bên Nam : Đặt tượng thánh cả Giuse không bồng con.

       c- Cũng có thể đổi lại         : Tượng thánh Giuse bồng Chúa Giêsu, và tượng Đức Mẹ thì không.

(Nếu đặt cả hai tượng Đức Mẹ và thánh Giuse đều bồng con, thì đã khẳng định : Đức Mẹ có nhiều con, và Ngài không đồng trinh trọn đới, hoàn toàn trái ngược với t1n điều của Hội Thánh Công giáo.)

       (5) CHẶNG ĐÀNG THÁNH GIÁ :

       Từ thời Trung cổ đến Công đồng Vat II, Hội thánh dừng lại việc suy niệm cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu trên thập giá, qua 14 chặng đàng thánh giá. Nhưng từ sau Công đồng Vat II, Hội thánh đã nhấn mạnh đến việc rao giảng và suy niệm Mầu nhiệm Chúa Giêsu chết và sống lại.

Đề nghị :

a)    Các chặng đàng thánh giá nên đặt thứ tự theo chiều quay của kim đồng hồ.

b)    Thánh giá không có tượng Chúa chịu chết ở chính giữa toà chính sau bàn thờ, có thể hiểu là chặng thứ 15, trình bày Chúa Giêsu đã sống lại vinh hiển. Cách trình bày như trên, nhắc nhở các tín hữu khi đến nhà thờ hăy hướng về và suy niệm suy niệm Mầu nhiệm Chúa Giêsu chết và sống lại. Thật vậy, Chúa Giêsu chết và sống lại chỉ là một mầu nhiệm, không nên tách rời.   

       (6) TƯỢNG CÁC THÁNH :

Lòng tôn kính các thánh là cần thiết, nhưng không nên đặt tượng các thánh thường xuyên trong nhà thờ.

Đề nghị : Khi đến ngày lễ kính vị thánh nào thì nên đưa tượng hoặc ảnh vị thánh ấy ra bàn kính bên cạnh gian cung thánh, để nhắc nhở giáo dân tôn kính vị thánh. Sau lễ kính thì cất tượng thánh, để mọi người luôn hướng về Chúa Giêsu, Đấng Cứu Thế Duy Nhất, Ngài đã chết và sống lại vinh hiển.

 

                                                            Chợ Lách, ngày 01-10-2006

                                                                     Lm. Giuse Hoàng Kim Đại

Tác giả: Lm. Giuse Hoàng Kim Đại

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!