Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Hữu An
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Hữu An
NGƯỜI KHÁCH LẠ
TÊRÊXA AVILA – MỘT TÂM HỒN NHẠY CẢM
THÁNH TÊRÊXA BẬC THẦY TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỀN GIÁO
BỀ TRONG, BỀ NGOÀI
Chọn lựa
GIÁO DÂN LÀM GỐC
NHỊP SỐNG KITÔ HỮU.
QUÊ NHÀ BẠC BẼO
HỘI NGHỊ UỶ BAN MỤC VỤ GIA ĐÌNH- HĐGMVN LẦN THỨ I.
"BÌNH AN CHO CÁC CON"
DẤU CHỈ PHỤC SINH
SAI LỖI VÀ XIN LỖI
MÁI ẤM NHÂN ÁI, ĐỒNG LÁC - NHA TRANG
“HÃY PHÁ NGÔI ĐỀN NÀY ĐI” (Ga 2,19)
BIẾT MÌNH ĐANG ĐI VỀ ĐÂU.
NHỮNG TÔNG ĐỒ NGƯỜI HỦI
TÌNH CON CHO BA
GIÁNG SINH CHIA SẺ.
GIÁNG SINH 2008 - NHÂN VỊ LÀ TRỌNG TÂM CỦA HOÀ BÌNH
ĐẤNG ĐẦY ƠN PHƯỚC
NGƯỜI PHU QUÉT LÁ
ĐƯỜNG VÀO CÕI LÒNG
CUỘC ĐỜI VÀ TIẾNG GỌI.
NHƯ NGỌN ĐÈN CHẦU
Hãy Dùng Thời Gian Để Yêu Thương
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM: NIỀM TIN PHỤC SINH
SỐNG CHÂN THÀNH
Chiều rộng của Ơn Cứu Độ
LỄ RA MẮT CARITAS VIỆT NAM
YÊU CHÚA YÊU NGƯỜI.
GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG.
Đất nước còn quá nhiều “Vedan “
ĐƯỢC VÀ MẤT
MÁI ẤM NHÂN ÁI, ĐỒNG LÁC - NHA TRANG

Chúng tôi đi hơn 300km, dự lễ khấn dòng MTG Nha trang. Ghé thăm Mái Ấm Nhân Aí thuộc Thôn Thống Nhất, Xã Cam Phước Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa.  Đây là cơ sở nuôi dạy trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi, trẻ khuyết tật, trẻ có hoàn cảnh thương tâm. Các Nữ tu thuộc Dòng Mến Thánh Giá Nha Trang điều hành.

Từ Thị trấn Ba Ngòi rẽ vào Phú Nhơn 7 km, Mái ấm Nhân Ái ẩn khuất giữa cánh đồng lúa ngát một màu xanh. Địa danh Đồng Lác nghe thật lạ tai. Giáo xứ Đồng Lác có 12.000 giáo dân. Miền quê êm đềm, ruộng đồng trù phú mênh mông. Một dãy núi dài bao bọc xóm đạo gần như toàn tòng. Mái ấm cách Nhà thờ một cánh đồng lúa xanh mướt.  

Mái ấm được thành lập năm 1995. Khi các Nữ tu đến miền đất này giúp giáo xứ, nhận thấy nhiều trẻ em có hoàn cảnh đáng thương  cần được trợ giúp nuôi dạy. Các em mồ côi, bị bỏ rơi, tàn tật, các em có hoàn cảnh khó khăn như cha mẹ ly hôn phải lang thang kiếm sống. Tình thương của người mẹ hiền như động lực thúc đẩy các Nữ tu đi tìm và đem về. Quy tụ lại thành lớp để chăm sóc nuôi dạy. Làm sao cho các em được ăn học, được vui chơi ? Làm sao cho cuộc sống các em được ổn định, có chổ ăn chỗ nghĩ, làm sao để các em có tương lai ? Những thao thức, những trăn trở đi vào tâm tư, quyện vào những lời kinh nguyện hàng ngày của các Nữ tu. Chúa đã thương và chúc lành. Mái ấm hình thành theo ước nguyện. 

Nữ tu Anê Nguyễn Thị Bảo Quyên phụ trách Mái ấm cho chúng tôi biết, hiện nay Mái ấm đã đón nhận 70 em mồ côi, 8 cụ già neo đơn. Chúng tôi đến thăm ban chiều, có hơn 30 bé mẫu giáo chào đón vui nhộn. Các em học sinh đang đi học về, ngoan và lễ phép. Nơi đây, các em được ăn uống đầy đủ dưỡng chất. Các Y, Bác Sĩ  đến khám sức khoẻ định kỳ. Các em được đến trường phổ thông khi đến tuổi. Những em thiểu năng được các Nữ tu dạy kèm tại cơ sở. Các em được học giáo lý, học chữ, học đàn Organ, học cắm hoa… Sau các giờ học đều có giờ chơi, các em vui nhộn chơi bóng rỗ, cầu lông, nhảy dây, bắn bi, chạy nhảy nô đùa. Có những em học hết chương trình cấp III, được các Nữ tu giúp đỡ học tiếp lên cao đẳng, trung cấp. Mùa hè các em từ 13 đến 16 tuổi được gởi đi học nghề, học thêm nghề đan lát, thêu, may. Từ đó, khi đủ tuổi, khá tay nghề, các em có công ăn việc làm sẽ hoà nhập với cộng đồng và khởi đầu một cuộc sống mới trưởng thành tự lập. 

Nhìn các em hạnh phúc vui tươi, tôi thấy Mái ấm là một gia đình. 8 Nữ tu như những mẹ hiền chăm sóc tận tuỵ đàn con đông đảo. Có 7 em đang học cấp III, 18 em học cấp II, 21 em học cấp I, 3 em thiểu năng tâm thần, và thêm mấy người mẹ lỡ lầm cùng các con nhỏ, tất cả làm nên một gia đình thật đặc biệt. Ban tối cả nhà quy tụ bên đài Đức Mẹ đọc kinh lần chuỗi. Sáng sớm khi chuông Nhà thờ đỗ, cả nhà thức dậy cùng đi lễ. Chan hoà tình thương, ấm áp lòng đạo đức, gia đình mái ấm đang đào tạo những con người nhân nghĩa.  

Qua 14 năm hoạt động, Mái ấm đã giúp rất nhiều em trưởng thành để vào đời. 12 em đã có nghề nghiệp trở về giúp gia đình, 1 em đã là thợ kỷ thuật và là kế toán Cơ sở Sông Mây, 2 em đang học đông y, 1 em người dân tộc Êđê đang là Tập sinh năm 1 dòng MTG Nha trang, 4 em đang học tại Trường Cao Đẳng TW II Nha Trang, 2 em đang theo học tại Trường Cao Đẳng Sư Phạm Lớp Trung cấp Mầm non, Bình Thuận.  

Ngoài công việc chăm sóc Mái ấm, các Nữ tu còn giúp đỡ cho 25 gia đình người cùi của 3 làng dân tộc Rắclây. Giúp học bổng cho các em Dân tộc. Hơn 150 gia đình anh em Dân tộc nghèo sống dưới triền núi cũng được các Nữ tu tận tình nâng đỡ. Hàng tháng họ được giúp gạo, mì gói, áo quần. Mỗi tuần Các Nữ tu chở nước tinh khiết đến cho họ đựoc dùng nước sạch.

Công việc bác ái thật bề bộn. Việc nhà thờ cũng chu toàn tươm tất. Các Nữ tu đảm trách ca đoàn, dạy giáo lý, các lớp ơn gọi. Việc nhà thờ nâng đỡ việc bác ái. 

Chăm lo cho gia đình Mái ấm, lại thêm nhiều công việc xã hội. Để có kinh phí hoạt động trong những năm qua, Dì Quyên cho biết cộng đoàn cùng với các em lao động. Làm ruộng 7 sào lúa 3 vụ. Cơ sở Sông mây, gia công sản phẩm từ mây tre lá góp thêm thu nhập. Cơ sở tạo thêm công ăn việc làm cho người nghèo trong vùng. Máy lọc nước tinh khiết Thiên Thảo, phục vụ cho dân trong địa phương cũng đem lại chút ít lợi tức. Chi phí cho mọi sinh hoạt phần lớn nhờ công sức lao động tự làm ra của cả cộng đoàn. Các ân nhân cũng thương giúp đỡ nên Mái ấm đã đem lại nhiều lợi ích cho người nghèo. “Tiếng lành đồn xa”, nhiều nơi tìm đến gởi các em bất hạnh. Các bệnh viện gọi đến nhận bé mới sinh vừa bị mẹ bỏ rơi. Các người mẹ trẻ lầm lỡ cũng tìm đến để dưỡng thai rồi sinh nở “mẹ tròn con vuông” trong tình thương của các Nữ tu.

Trong khuôn viên Mái ấm với diện tích  6000m2  chỉ có mấy dãy nhà đơn sơ đã xuống cấp. Dì Quyên đang ước mơ có thêm những phòng ngũ phòng học cho các em. Dì tâm sự rằng, con nhỏ mình lo một, con lớn mình phải lo mười. Lo cho các em từ cái ăn cái cái mặc đến chuyện học hành rồi lo cho các em vào đời để có một tương lai. Những nổi lo của người mẹ mang đậm dấu ấn một tấm lòng chan chứa tình mẫu tử. Nghe nổi lòng yêu thương ấy, tôi nhớ một câu nói của Trịnh Công Sơn. Khi được hỏi rằng: “điều gì là cốt yếu trong cuộc đời của một con người?”, nhạc sĩ Trịnh Công Sơn, một nhạc sĩ viết rất nhiều về tình yêu và thân phận con người, đã trả lời: “điều cốt yếu trong cuộc đời của một con người là tấm lòng và sống có một tấm lòng”.

Giữa cuộc đời hôm nay, Tình Yêu Giêsu thể hiện nơi bóng dáng các Nữ tu đang gặp gỡ bao người đói rách nghèo hèn, đang chăm sóc các trẻ em bất hạnh. Đem yêu thương đến với các tâm hồn đau khổ, đem niềm tin và hy vọng đến những ai thất vọng chán chường, đem hạnh phúc an vui đến cho những ai bơ vơ lạc lõng. Như thế, Sống đạo là sống yêu thương phục vụ. Sống đạo là đi theo con đường Chúa Giêsu đã đi, sống như Chúa đã sống. Tu là cõi phúc đúng nghĩa nhất như Chúa Giêsu đã nói: “Ai muốn theo Thầy, hãy từ bỏ mình và vác thập giá hàng ngày mà theo Thầy”. Khi kêu gọi các môn đệ Chúa không hứa một cõi phúc an nhàn cho bản thân. Theo tâm tình của Chúa Giêsu, sống đời tu là từ bỏ mình, vác thập giá, là thái độ dấn thân trên mọi nẻo đường phục vụ. Sống đạo là sống theo Chúa Kitô, sống như Chúa đã sống, làm người và sống giữa mọi người để yêu thương mọi người, đồng bàn chia sẽ bánh ăn với những người nghèo khó (x.Lc 15,1-2), chia sẽ gánh nặng của anh em (x.Mt 11,28-30), chữa lành những thương đau, phục sinh thể xác và tâm hồn con người. 

Công việc bác ái xã hội chẳng phải là việc nhẹ nhàng. Gian nan vất vả xuôi ngược để lo toan cho người kém may mắn. Ai cũng chọn việc nhẹ nhàng thì gian khổ sẽ dành phần ai? ( Một đời người một rừng cây, Ns Trần long Ẩn). Chọn việc bác ái giúp người là chọn phần gian khổ với cả trái tim và tình yêu Chúa Kitô. 

Chia tay Mái ấm nhân ái, chúng tôi ước mong các ân nhân xa gần quãng đại trợ giúp đỡ để những công việc nhân ái của các Nữ tu góp thêm tình yêu Giêsu cho cuộc đời hôm nay. 

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

 

Sự giúp đỡ xin liên hệ:

Nữ tu Anê Bảo Quyên

Cộng đoàn MTG Phú nhơn

Cam Phước Đông, Cam Ranh, Khánh Hòa.

ĐT: 0583.997.220

 

Tác giả: Lm. Nguyễn Hữu An

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!