Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Nguyễn Hữu An
Bài Viết Của
Lm. Nguyễn Hữu An
NGƯỜI KHÁCH LẠ
TÊRÊXA AVILA – MỘT TÂM HỒN NHẠY CẢM
THÁNH TÊRÊXA BẬC THẦY TRONG NGHỆ THUẬT TRUYỀN GIÁO
BỀ TRONG, BỀ NGOÀI
Chọn lựa
GIÁO DÂN LÀM GỐC
NHỊP SỐNG KITÔ HỮU.
QUÊ NHÀ BẠC BẼO
HỘI NGHỊ UỶ BAN MỤC VỤ GIA ĐÌNH- HĐGMVN LẦN THỨ I.
"BÌNH AN CHO CÁC CON"
DẤU CHỈ PHỤC SINH
SAI LỖI VÀ XIN LỖI
MÁI ẤM NHÂN ÁI, ĐỒNG LÁC - NHA TRANG
“HÃY PHÁ NGÔI ĐỀN NÀY ĐI” (Ga 2,19)
BIẾT MÌNH ĐANG ĐI VỀ ĐÂU.
NHỮNG TÔNG ĐỒ NGƯỜI HỦI
TÌNH CON CHO BA
GIÁNG SINH CHIA SẺ.
GIÁNG SINH 2008 - NHÂN VỊ LÀ TRỌNG TÂM CỦA HOÀ BÌNH
ĐẤNG ĐẦY ƠN PHƯỚC
NGƯỜI PHU QUÉT LÁ
ĐƯỜNG VÀO CÕI LÒNG
CUỘC ĐỜI VÀ TIẾNG GỌI.
NHƯ NGỌN ĐÈN CHẦU
Hãy Dùng Thời Gian Để Yêu Thương
LỄ CÁC THÁNH TỬ ĐẠO VIỆT NAM: NIỀM TIN PHỤC SINH
SỐNG CHÂN THÀNH
Chiều rộng của Ơn Cứu Độ
LỄ RA MẮT CARITAS VIỆT NAM
YÊU CHÚA YÊU NGƯỜI.
GIÁO DỤC TRUYỀN THÔNG.
Đất nước còn quá nhiều “Vedan “
ĐƯỢC VÀ MẤT
HÃY DÙNG THỜI GIAN ĐỂ YÊU THƯƠNG

CN 33 A 

Thiên Chúa là Alpha và Omega, Ngài là Khởi Nguyên và là Tận Cùng. Điều ấy có thể diễn tả cách khác: Thiên Chúa là thời gian. Thiên Chúa là thời gian trong ý nghĩa Ngài là chủ thời gian. Thiên Chúa hiện hữu không phải trong thời gian mà là siêu thời gian vì ngàn năm đối với Chúa như một ngày. 

Chỉ còn 2 tuần lễ nữa là kết thúc thời gian Năm Phụng Vụ để rồi khởi đầu một chu kỳ Năm Phụng Vụ mới. Các bài đọc của các tuần Chúa Nhật này đều nói về việc trở lại của Chúa Giê-su trong ngày quang lâm. Lịch sử nhân loại đã mở đầu bằng sáng tạo thì sẽ kết thúc bằng tái tạo. 

Ngay từ ban đầu khi loài người sa ngã, Thiên Chúa đã muốn cứu chuộc loài. Ngài đã can thiệp nhiều lần vào lịch sử bằng những biến cố kỳ diệu, độc đáo được ghi trong Thánh Kinh. Thiên Chúa dùng lịch sử làm phương thế cứu chuộc, biến lịch sử loài người thành một Lịch Sử Thánh, một Lịch Sử Cứu Rỗi. 

Lịch Sử Cứu Rỗi gồm ba giai đoạn chính. Cựu Ước chuẩn bị Ơn Cứu Rỗi, Tân Ước thực hiện Ơn Cứu Rỗi. Thời Giáo Hội nối dài và phân phát ơn cứu rỗi. Sau ngày Quang Lâm của Chúa Ki-tô lịch sử sẽ được hoàn tất trong vinh quang Nước Trời. 

Đức Giê-su là trung tâm của Lịch Sử Cứu Rỗi, nơi Ngài, Ơn Cứu Rỗi không còn là lời hứa mà đã trở thành hiện thực. Đức Giê-su còn là tận đích của Lịch Sử Cứu Rỗi, vì tất cả lịch sử quy hướng về Ngài. Ngài là hồng ân tuyệt hảo Thiên Chúa ban cho nhân loại. Trong Ngài loài người đạt tới sự sống viên mãn. 

Như vậy có hai lịch sử song hành: lịch sử trần thế và Lịch Sử Cứu Rỗi. 

Lịch sử trần thế là lịch sử các dân tộc, các triều đại, các nền văn minh với các định chế xã hội, các biến cố chính trị, các tiến bộ kỹ thuật. Đây là mặt nổi có thể quan sát được. 

Lịch Sử Cứu Rỗi là lịch sử sinh hoạt siêu nhiên, thánh hóa các tâm hồn nhờ ân sủng và tác động của Thánh Thần. Lịch sử này đang khai diễn âm thầm dưới chiều sâu trong các tâm hồn theo nhịp của ân sủng. Đây là mặt chìm mà chỉ có Đức Tin mới nhận ra. Như vậy Đức Tin giúp chúng ta nhận ra có một lịch sử thánh xuyên qua lịch sử trần thế, bao trùm thấm nhập lịch sử trần thế. Nhờ đó lịch sử loài người có một ý nghĩa. Từ đỉnh cao của vĩnh cửu, Thiên Chúa đang từng bước hướng dẫn loài người đến Ơn Cứu Rỗi chung cuộc. 

Khi lịch sử chấm dứt là lúc Đức Giê-su trở lại thu hợp toàn thể loài người và toàn thể vũ trụ để mọi người và mọi sự được hoàn tất trong Ngài. 

Ngày Đức Giê-su trở lại, ngày quang lâm, tái lâm được gọi bằng nhiều tên: Ngày cuối cùng (Ga 6, 39; 11, 24; 12, 48), Ngày của Chúa (1 Cr 3, 13; 5, 5), Ngày Chúa đến (1 Cr 1, 8), Ngày của Đức Ki-tô (Pr 1, 10; 2, 16), Ngày viếng thăm (1 Pr 2, 12), Ngày xét xử (1 Ga 4, 17). Chính Đức Giê-su đã nhiều lần nói đến Ngày Tái Lâm này (Mt 24, 30; 25, 31; 26, 64; Mc 8, 38; 14, 62; Lc 17, 24; Ga 6, 39-40).  

Không ai biết Ngày Quang Lâm bao giờ sẽ đến, kể cả Đức Giê-su về mặt nhân tính (Mt 24, 36). Ngày đó đến bất ngờ "như kẻ trộm trong đêm tối" (1 Tx 5, 1-3). Theo nhiều dụ ngôn, Chúa đến giữa lúc không ai nghĩ tới, đối với từng cá nhân cũng như đối với toàn thể nhân loại (Mt 24, 37; 37, 44; Mc 13, 33-37; Lc 17, 22-37; 21, 35) 

Ngày tận cùng của thời gian, Đức Giê-su tái lâm biểu dương quyền năng và vinh quang của Ngài. Sẽ có một cuộc phán xét chung. Rất nhiều dụ ngôn trong Tin Mừng theo Thánh Mát-thêu ám chỉ ngày phán xét chung này: cỏ lùng trong ruộng lúa (Mt 13, 37-43), phân loại cá sau mẻ lưới (Mt 15, 39-49), chủ đòi gia nhân tính sổ (Mt 18, 23-35), thợ làm vườn nho cuối ngày trả công (Mt 20, 1-16), mười trinh nữ đi dự tiệc cưới (Mt 25, 1-13). Ngày ấy các dân thiên hạ được thâu họp lại trước mặt Ngài hết thảy. Tất cả mọi người không phân biệt màu da, chủng tộc ngôn ngữ, văn hóa, tôn giáo... đều được triệu tập trước mặt Người. Lúc ấy Người sẽ phân biệt kẻ lành kẻ dữ. Cuộc phán xét của Thiên Chúa sẽ không diễn ra theo cách thức của các tòa án trần gian: tố cáo, biện minh, đối chiếu, bằng chứng... Nhưng đây là một sự soi sáng từ bên trong. Trong ánh sáng của Thiên Chúa mỗi người sẽ thấy rõ những giá trị các hành vi của mình, cách mình đối xử với Thiên Chúa và với tha nhân. 

Thiên Chúa là Alpha và Omega. Thánh Gio-an còn định nghĩa Thiên Chúa là tình yêu (1 Ga 4, 16). Thiên Chúa là thời gian và cũng là tình yêu. Như thế thời gian và tình yêu song hành là một. 

Tôi sống trong Thiên Chúa là sống để yêu và sống trong thời gian là yêu để sống. Thời gian không có tình yêu sẽ trở thành lạnh lùng buồn tẻ. Tình yêu ý nghĩa hóa và thắp hồn cho thời gian. Bởi đó những người đang yêu là những người đang sống trong thời gian với đầy ắp niếm vui hạnh phúc. Những người biết yêu là biết nhìn thời gian như vàng ngọc. Ai sống trong Thiên Chúa là người phải biết yêu quí thời gian Chúa ban. 

Các bài đọc Chúa Nhật 33 Thường Niên kêu mời chúng ta suy niệm về giá trị của thời gian và lao động. Sách Châm Ngôn mô tả người đàn bà lý tưởng. Bà ăn ở được lòng chồng con, xây dựng gia đình bằng đôi tay cần mẫn, tháo vát và chăm chỉ. Thánh Phao-lô trong thư gởi giáo đoàn Thê-xa-lô-ni-ca đã đề cập đến giá trị của thời giờ. Trong giáo đoàn có người lo sợ là ngày tận thế sắp đến, họ sợ hãi đến độ không muốn làm gì cả. Thánh nhân đã cảnh tỉnh: Hãy làm việc, đừng ngũ mê. Hãy biết trân trọng thời gian Chúa ban. Với bài phúc âm, Chúa Giê-su nói đến giá trị của thời giờ, công việc và tài năng. Thiên Chúa khi ban sự sống thì đồng thời cũng ban phương tiện sinh sống như thời giờ, tài năng, như "nén bạc Chúa trao".

Thiên Chúa ban tài năng thì chúng ta có trách nhiệm phải biết dùng tài năng ấy để sinh lợi cho mình và cho người khác. Kẻ lười biếng sẽ được gọi là tôi tớ bất hảo; còn người tôi tớ chăm chỉ làm việc, sinh lợi các nén bạc thì được gọi là lương hảo. Tiêu chuẩn căn bản mà Chúa xét xử đó là tình yêu. Dấu chỉ chúng ta yêu mến Chúa đó là tình yêu chúng ta thực thi đối với anh chị em mình. 

Thiên Chúa là thời gian và cũng là tình yêu. Chúng ta quý trọng thời gian, dùng thời gian để làm việc trong tình yêu, yêu Chúa và yêu người. Ai yêu thương là kẻ được Thiên Chúa sinh ra và người ấy biết Thiên Chúa. Thời gian quý giá như vàng ngọc. Bởi vậy: 

Dùng thời gian để suy nghĩ, đó là nguồn sức mạnh.

Dùng thời gian để đọc, đó là nền tảng sự khôn ngoa.n

Dùng thời gian để tìm hiểu, đó là cơ hội để giúp người khác.

Dùng thời gian để cười, đó là âm nhạc của tâm hồn.

Dùng thời gian để ước mơ, đó là kiến tạo những gì thuộc về tương lai

Dùng thời gian để thinh lặng, đó là cơ hội để gặp Chúa.

Dùng thời gian để yêu và được yêu, đó là món quà vĩ đại nhất của Thiên Chúa.

Dùng thời gian để cầu nguyện, đó là sức mạnh vĩ đại nhất trên trái đất này. 

Nguyện xin Thiên Chúa là Chúa của Thời Gian, là Vua của Tình Yêu giúp chúng con biết dùng thời gian để dấn thân phục vụ trong tình yêu. 

Lm Giuse Nguyễn Hữu An

Tác giả: Lm. Nguyễn Hữu An

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!