Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
GHEN (4)

 

KHUẤT PHỤC SỰ GHEN TƯƠNG CỦA CHÚNG TA 

Đối với một người bình thường rất quan trọng để biết: chúng ta có thể làm được gì cho sự thích nghi riêng của chúng ta nếu một người đau khổ từ khuynh hướng ghen tương. Thấu hiểu triệt để những khuynh hướng riêng của chúng ta, có thể giúp chúng ta rất nhiều. Chắc hẳn khi cảm xúc xen vào, sự thấu hiểu thì khó khăn và sự thay đổi cũng như vậy. Bao lâu chúng ta biện minh cho hành vi chúng ta dựa trên căn bản cảm giác và cảm xúc, chúng ta loại trừ lý trí như một yếu tố đủ. Cảm xúc củng cố thái độ một cách mạnh mẽ đến nỗi không có một ảnh hưởng nào khác xem ra thành công. Đó là lý do tại sao khó để khắc phục sự ghen tương trong chính chúng ta. 

Tại sao chúng ta loại bỏ lý trí? Sự xử dụng lý trí có ngăn cản cảm xúc không? Một phần vì đó là đặc nét của cảm xúc để xuất hiện hoặc biến mất mà không cần lý trí và lý luận. Vì thế, chúng ta bị thuyết phục tin rằng chúng ta khó có thể ảnh hưởng chúng. Nhưng thật ra, chúng ta có thể thay đổi chúng bằng lý luận với chúng ta. Niềm tin: cảm xúc không thể điều khiển và rằng chúng mạnh hơn lý trí là một phần của văn hóa chúng ta đã có từ hàng ngàn năm. Bảo rằng xác thịt thì yếu hơn lý trí thì không đúng nhưng xác thịt không thể làm gì mà tinh thần không cho phép. Sau cảm xúc mạnh không thể lý luân đuợc gì, nhưng có thể chế ngự được cảm xúc nếu chúng ta can đảm đủ để chấp nhận ý nghĩa và sự ám chỉ của chúng, những khuynh hướng và đối tượng của chúng. 

Nếu chúng ta ghen, khó có thể để chấp nhận rằng chúng ta đã hành động sai. Chúng ta có thể làm một sự chấp nhận như thế mà vẫn cảm thấy rằng ý hướng chúng ta là tốt. Có phải chúng ta muốn chiếm sự chú ý hơn sao? Có phải chúng ta muốn gây áp lực và quyền hành? Chúng ta muốn xúc phạm? Hoặc biện minh sự thất bại trong hôn nhân? Chỉ khi chúng ta chấp nhận hoàn toàn trách nhiệm cho ý huớng và cho cảm xúc, chúng ta mới có thể giúp chúng ta. Đàn bà ghen ông chồng đi thăm bà mẹ của ông, sự ghen tương đó cho thấy rằng bà không quan tâm mẹ chồng mà cũng không quan tâm chồng nhưng quan tâm chính bà, địa vị bà, giá trị bà. Bằng ghen tương bà cố gắng tỏ cho chồng thấy răng ông không thể quên nàng, rằng ông không được phép lo cho ai hơn nàng, và nếu chàng không chú ý đến nàng trong cách thế mà nàng muốn, chàng phải đổ hết thời gian và năng lực để cãi nhau với nàng, và nếu chàng không phù hợp với những ước muốn của nàng, chàng phải chịu đau khổ.

 Cách thế có hiệu quả nhất để khuất phục cảm giác chống đối là nhận thấy mục đích mà chúng ta tạo và giữ lấy cho mục đích ấy.Nếu chúng ta hiểu và chân thành chấp nhận những mục đích cũa chúng ta, chúng ta khám phá ra rằng quả thật chúng ta là chủ thể của những cảm xúc đó đối với cái xấu cũng như cái tốt. Sự thấu triệt để thực hiện lại càng khó hơn. Chúng ta sẵn sàng chấp nhận những yếu tố tâm lý đã gây nên cảm xúc, sự nghi ngờ về chính mình và người khác, cảm giác không-tự-đủ, sự cạnh tranh với người cùng phái,  những điều nầy được nhận thấy một cách dễ dàng. Kiến thức nầy giúp rất ít bao lâu chúng ta chỉ chấp nhận những sự kiện nầy mà không chịu đi sâu thêm nữa. Điều đó là đúng nhưng tôi có thể làm gì? Việc thấu triệt những mục đích của chúng ta liên hệ tới những động lực tâm lý hoàn toàn khác nhau. Sự nhận thức rằng chúng ta tạo nên sự ghen tương để thống trị, điều đó sẽ làm suy yếu cảm xúc chúng ta để rồi nó không thể được dùng như một lý do thích hợp để biện minh cho hành động của chúng ta nữa.

 

SỰ THĂNG TIẾN BẮT ĐẦU VỚI CHÍNH MÌNH

Sự ghen bắt đầu chu kỳ ác độc. Khi nó xâm nhập vào sự liên hệ hôn nhân, tình trạng xung khắc khởi lên. Thay vì nhận thấy rằng sự ghen tương của người phối ngẫu là một vấn đề chung của cả hai, mỗi người quay sang chống người kia và muốn người kia giải quyết vấn đề xung khắc. Mỗi người tỏ ra muốn cộng tác nếu người kia không tạo khó khăn. Tuy nhiên, bao lâu mỗi người đều đòi hỏi người kia thay đổi trước thì không có hy vọng thăng tiến. Nó chỉ là một sự tranh đấu cho thế thượng phong, một sự đọ sức để xem ai là người nhượng bộ trước. Vì không ai muốn nhượng bộ nên cả hai đều thất vọng, và sự lạc quan suy giảm làm tăng thêm cường độ tấn công của họ và thuyết phục họ rằng không có gì có thể được cứu ngoại trừ danh tiếng của mỗi người. Vậy cả hai đều bị kẹt trong cuộc chiến mà họ phải trả giá một cách rất đáng thương cho cái mà họ chỉ được hưởng trong một ít phút. Và rồi, họ vẫn không biết được họ có thể làm được những gì để giải quyết cho vấn đề rắc rối của họ. 

Một trong những đòi hỏi căn bản cho sự giải quyết một vấn đề là sự nhận biết: đâu là mấu chốt để người ta có thể bắt đầu. Không có căn bản nào khác cho hành động thành công và hữu hiệu mà người ta có thể tìm thấy. Đối diện với bất cứ vấn đề hôn nhân nào, câu hỏi dẫn đến sự giải quyết có tính cách xây dựng là: tôi có thể làm gì được? Bằng cố gắng chân thành để khám phá mỗi người có thể đóng góp gì, và đó là cánh cữa có thể mở một lối thoát cho một tình trạng rối loạn và vô vọng. 

Tìm ra câu trả lời không thể loại bỏ sự thiếu thoải mái và buồn chán nhưng nó thường dẫn đến một tình trạng ít phức tạp và cuối cùng dẫn đến một giải đáp thõa mãn mà lúc đầu xem ra không có thể. Nhiều người đòi hỏi một sự giải quyết hoàn toàn cho một vấn đề chưa chín mùi đối với bất cứ một kết luận thõa đáng nào. Chậm nhưng chắc, nó thường là cách dẫn tới sự cộng tác và thõa mãn. 

Những ghi chú nầy thuộc vấn đề hôn nhân. Chúng ta đã chọn sự ghen tương như là một ví dụ soi sáng bản chất của sự đụng chạm xung đột với nhau. Bắt đầu sự tranh cãi về tình yêu, người ghen tương có thể là người đáng thương hại nhất, vì thế người kia còn có cơ hội trước khi họ cũng trở thành đáng thương như vậy. Người ta không thể làm gì sao? 

Trước nhất, người ta nên cố gáng hiểu tình trạng khó khăn của người bạn:  tại sao nó lại ghen? Và người ta đã làm gì để thêm vào sự ghen tương đó một cách vô ích? Có phải người vợ không cho người chồng những dấu hiệu của sự tận hiến của nàng hay là cô đã khêu gợi dậy cảm giác bất an trong chàng? Có phải nàng đã thuyết phục chàng một cách luống công rằng chàng thì tốt đủ? 

Làm cách nào chúng ta có thể ngăn cản chúng ta khỏi trở nên ghen? Nếu chúng ta thật sự ý thức và nóng lòng giữ sự an bình và sự hài hòa hôn nhân, chúng ta nên canh chừng bất cứ dấu hiệu thù ghét nào trong chúng ta. Bất cứ cảm xúc thù hận nào chúng ta cảm thấy nên cảnh giác. Cái gì đang ở trong chúng ta? Chúng ta có khám phá ra sự mất tự tin, một sự bi quan đang bao trùm làm hao mòn sự can đảm không? Bấy giờ nguy hiểm và sự huỷ diệt nằm trước mặt. Chúng ta đừng nên điên khùng: nguồn gốc sự giận dữ của chúng ta xem ra là bên ngoài nhưng lại nằm trong chúng ta. Bây giờ là lúc để xem chúng ta đang đi về đâu? Tại sao chúng ta nghi ngờ về chúng ta? Tại sao chúng ta không tìm một lối đi lên thay vì gây cảm xúc đi xuống? Chúng ta cần cảm xúc nhưng là những cảm xúc hăng say nhiệt tình, hy vọng, hăng hái, lạc quan, và thiện cảm. Chúng ta nên canh chừng bất cứ sự hận thù nào chúng ta cảm thấy. 

Trong lúc đi tìm một đường lối tốt hơn cho chúng ta, chúng ta chuẩn bị một lối thăng tiến. Tình trạng xung khắc là một triệu chứng của ghen tương. Chúng ta không thể chữa trị mà không tấn công sự xấu căn bản đang nằm bên dưới. Chúng ta không thể mong thay đổi cảm xúc chúng ta mà không thay đổi thái độ chúng ta đối với cuộc đời, quan niệm về chúng ta, và phương cách chúng ta dùng. Mỗi xung khắc là một trắc nghiệm tình bạn hữu con người chúng ta, trắc nghiệm sở thích về xã hội của chúng ta. Nếu chúng ta thất đảm, nếu chúng ta thù ghét, và mất cảm giác thuộc về, những xung khắc có thể dẫn đến tai họa. Nếu khác, những xung khắc có thể kích thích một sự thăng tiến và tiến hóa, làm tăng sự khôn ngoan chúng ta và kinh nghiệm chúng ta, làm sản sinh sự tốt đẹp hơn trong kỷ thuật sống và nâng niềm tự tin. Mỗi tình trạng xung khắc được giải quyết cách thích hợp là một bước tiến tới. Nó mặc khải những khuyết điểm trong việc nuôi dưỡng chúng ta, những giới hạn của việc xã hội hóa của chúng ta. Chỉ người nhát mới chạy trốn xung khắc. Đối với người can đảm, vấn đề có đó để được giải quyết, chúng ta hãy chấp nhận sự thử thách nầy để tiến tới. Chúng ta hãy học đòi hỏi ít và sống tốt hơn để cùng nhau hạnh phúc hơn.

  

Lm. Lê văn Quảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!