Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
65. CHÚA ƠI! CHÚA Ở ĐÂU RỒI?
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - BÀI 1


 

Chúng ta cần lắng nghe nhiều trước khi chúng ta mở miệng có những lời phàn nàn. Và đây là một câu chuyện thật:

Truyện bà mẹ "hư" và những đứa con “thành đạt”

Câu chuyện của bà sẽ còn được thiên hạ bàn luận nhiều với những ý kiến khác nhau.

 Chúng ta từng biết đến một phụ nữ Ấn Độ kết hôn với cả 5 anh em trai của một gia đình và họ đã sống hạnh phúc. Nhiều người biết chuyện đó cho rằng: có lẽ bởi phong tục tập quán mà 5 anh em người Ấn Độ đó mới có thể lấy chung một người phụ nữ làm vợ mà họ vẫn cảm thấy hạnh phúc.

Nhưng câu chuyện tôi sẽ kể dưới đây cho bạn đọc là một câu chuyện ở Việt Nam. Câu chuyện về một người đàn bà có quan hệ với ba người đàn ông và có với mỗi người đàn ông một đứa con. Nhưng suốt cuộc đời của mình, bà đã sống trong sự nguyền rủa của nhiều người. Và trong con mắt của nhiều người, bà chỉ là một người đàn bà lăng loàn và đôi khi bị kết tội như một con điếm.

Người đàn ông thứ nhất

Đấy là một người đàn bà làm nghề buôn bán vặt. Hằng ngày, bà đạp xe từ ngoại ô vào thành phố buôn bán. Một đêm, trên đường về nhà, bà bị cảm lạnh. Bà gục ngã trên hè phố trong một đêm mưa lạnh. Nếu không có ai biết bà nằm trên hè phố, chắc bà không thể nào sống được. Một người đàn ông đi qua thấy bà và đã đưa bà về nhà mình chăm sóc.

Trong thâm tâm bà, người đàn ông đó là ân nhân của mình, người đã sinh ra mình lần nữa. Sau lần được cứu sống đó, thỉnh thoảng bà ghé thăm và giúp ông dọn dẹp nhà cửa. Đấy là một người đàn ông có vợ ở quê. Qua nhiều lần tiếp xúc, bà có tình cảm với ông này. Nhưng ông đã ý tứ để không lấn sâu vào chuyện tình cảm với bà. Ông chỉ nghĩ rằng nếu ông có quan hệ quá mức bình thường với bà thì bà sẽ nghĩ ông là kẻ lấy cớ để lợi dụng bà.

Nhưng rồi, trong ngôi nhà nhỏ bé, một người đàn ông và một người đàn bà cũng khó lòng giữ được giới hạn. Bà đã dâng hiến cho người đàn ông đó. Khi biết mình có thai, bà đã lẳng lặng bỏ đi. Bà không muốn ông biết rằng cái thai đang lớn dần chính là đứa con của ông. Bởi nếu bà cho ông biết điều đó thì bà có thể mang lại bất hạnh cho người đàn ông đã cứu bà và chuyện đó sẽ làm tan vỡ gia đình ông. Bà cũng không đang tâm làm cho người đàn bà khác, vợ người đàn ông ân nhân của mình, phải gánh chịu đau khổ và bất hạnh.

Người đàn ông thứ hai

Sau khi đứa con ra đời mà gia đình không biết ai là cha của đứa bé, bà đã phải sống ê chề trong sự xa lánh, ruồng bỏ của gia đình và làng xóm. Có một nghìn câu chuyện thêu dệt về bà. Họ cho rằng bà lên thành phố để ngày ngày bán thân. Bà chỉ biết chịu đựng âm thầm. Nhưng rồi đến một ngày, không chịu đựng được những lời thị phi nữa, bà bỏ lên thành phố. Bà thuê một phòng trọ nhỏ và hằng ngày đi buôn bán vặt nuôi con.

Cuộc sống của bà có lúc tưởng rơi xuống vực sâu và không bao giờ có thể thoát lên được. Nhiều lúc vì đau khổ và tuyệt vọng, bà đã định gặp người đàn ông ngày trước và nói  về đứa con trai. Nhưng rồi nghĩ đến những phiền phức có thể mang đến cho ân nhân của mình, bà đã âm thầm chịu đựng. Trong lúc trống rỗng và chán nản, bà gặp người đàn ông thứ hai, đến với bà cũng chỉ vì thấy mẹ con bà sống quá cô đơn và buồn bã. Ông đến và giúp đỡ bà những gì có thể, coi bà như một người bạn. Họ đi lại với nhau trong một thời gian dài.

Nhưng rồi nỗi cô đơn, trống trải đã chiến thắng bà. Bà đã dâng hiến cho người đàn ông thứ hai trong đời. Rồi bà lại mang thai. Khi biết điều đó, bà thực sự sợ hãi. Bà định tìm cách phá bỏ cái thai. Nhưng bà đã không làm được điều đó. Bà tự nhủ rằng dù bị mọi người coi là xấu xa và bẩn thỉu đến đâu, bà cũng không được phép giết chết một sinh linh.

Sau nhiều ngày suy nghĩ, bà quyết định rời bỏ nơi mình và đứa con đầu lòng đang ở trọ. Một buổi sáng, bà thu vén đồ đạc chất lên chiếc xe đạp đã quá cũ cùng đứa con trai ba tuổi và ra đi. Người đàn ông thứ hai đã đi tìm bà. Ông linh cảm bà đang mang thai một đứa con của ông. Nhưng ông không thể nào tìm thấy bà và đứa con sẽ ra đời trong tương lai của mình.

Người đàn ông thứ ba

Khi đứa con thứ hai tròn một tuổi thì nó mắc một chứng bệnh hiểm nghèo. Các bác sĩ thông báo cho bà biết rằng, nếu không phẫu thuật kịp thời thì đứa bé không thể sống được. Nhưng chi phí cho ca phẫu thuật quá lớn mà có lẽ cả trong mơ, bà cũng không thể nào tưởng tượng ra được. Bà đi lang thang trong thành phố ban đêm với nỗi tuyệt vọng sẽ phải lìa xa đứa con của mình.

Có bác sĩ đã hỏi bà về bố của đứa bé. Bà đã lắc đầu và khóc. Người bác sĩ như hiểu nỗi buồn ẩn khuất của bà nhưng vẫn nói bà hãy đi tìm bố đứa bé và ông ấy phải có trách nhiệm cứu đứa con của mình. Nhưng bà không đến gặp bố của đứa con thứ hai bé bỏng. Bà không muốn làm người đàn ông ấy phải khó xử. Hơn nữa, bà biết người đàn ông đó cũng khó lòng có được số tiền cho ca phẫu thuật. Và một điều đặc biệt nữa, chính bà là người tự nguyện dâng hiến cho những người đàn ông đó và bà không muốn họ khó xử hay gặp những chuyện phiền phức vì bà.

Nhưng rồi, nỗi đau đớn và sợ hãi phải mất đứa con gái bé bỏng đã thôi thúc bà. Bà đã lang thang suốt mấy ngày quỳ xin những người bà gặp trên phố hãy cứu con gái bà. Rất nhiều người thương cảm tình cảnh của bà, nhưng họ cũng chỉ giúp được bà một chút nhỏ theo khả năng của họ. Nhưng kỳ lạ thay, cuối cùng tình yêu con và sự đau khổ của bà đã được thần phật biết tới. Một người đàn ông ngồi uống cà phê trước công sở đã lắng nghe câu chuyện của bà và nhận lời giúp. Ông hẹn bà ba ngày sau lại quán cà phê đó.

Ba ngày sau, bà đến quán cà phê theo lời dặn cho dù không mấy tin có người sẽ giúp bà khoản tiền lớn như vậy. Khi bà đến, người đàn ông đã ngồi đó. Ông đưa cho bà một chiếc túi và nói trong đó là số tiền theo yêu cầu của bệnh viện để phẫu thuật cho con gái bà. Bà òa khóc. Bà dập đầu xuống đất vái lạy người đàn ông. Bà hỏi nhà ông ở đâu để bà đến tạ lễ. Người đàn ông đó chỉ mỉm cười và nói cứ đến quán cà phê đó là gặp ông nếu cần giúp đỡ gì. Sau ca phẫu thuật, con gái bà được cứu sống. Khi đứa con gái đã trở lại cuộc sống bình thường, bà quyết định đưa bé đến để cảm ơn người đàn ông đó.

Hôm đó bà chọn bộ quần áo lành lặn nhất. Bà muốn ăn mặc sạch sẽ nhất để tỏ lòng tôn trọng người đã cứu con mình. Khi bà xuất hiện cùng đứa con gái một tuổi trước người đàn ông ngồi uống cà phê, bà chào nhưng ông không nhận ra bà. Ông không bao giờ nghĩ người đàn bà hốc hác, quần áo nhàu nhĩ với gương mặt tuyệt vọng quỳ trước mình mấy tháng trước lại là một thiếu phụ có gương mặt đẹp và buồn đang đứng trước mặt mình.

Sau lần  gặp gỡ đó, thỉnh thoảng bà lại mang đứa con gái đến chào ông. Dần dần họ trở nên thân quen và có thể cởi mở nói chuyện với người đàn ông. Nhiều lần, ông bày tỏ ý muốn đến thăm nơi mẹ con bà ở. Bà từ chối vì không dám để bất cứ ai đến nơi mẹ con bà ở trọ. Nhưng vào một buổi tối, khi bà và hai đứa con đang ăn tối vui vẻ thì ông xuất hiện. Bà vô cùng lúng túng.

Sau lần đến thăm đột ngột ấy, người đàn ông thỉnh thoảng đến thăm bà và lúc nào cũng mang quà cho hai đứa trẻ. Một tối đến thăm bà, khi ông chuẩn bị về thì trời nổi giông và mưa lớn. Chỉ trong chớp mắt, cái ngõ nhỏ nơi bà và hai đứa con ở trọ đã ngập nước. Chỉ một lúc sau, nước tràn vào căn phòng trọ của bà. Mọi người phải ngồi trên giường. Mưa như trút nước và ông không thể nào về được.

Lúc đó, toàn bộ khu phố cũng mất điện vì mưa bão. Bà đắp chăn cho hai đứa trẻ ngủ và ngồi nói chuyện với ông. Và đêm ấy, một điều không báo trước đã xảy đến với bà. Bà đã không dám cưỡng lại tình cảm bùng cháy của người đàn ông. Bà mang ơn người đàn ông ấy mãi mãi. Hơn thế, bà thực sự xúc động trước những gì mà người đàn ông đó đối xử với mẹ con bà. Và đó cũng là đêm đứa con thứ ba của bà hình thành.

Nhưng đến một ngày, bà và hai đứa con cùng cái thai trong bụng bỏ thành phố ra đi. Bà thấy mình là một người tội lỗi. Bà nghĩ mình không thể tội lỗi thêm nữa. Và từ đó đến hơn 20 năm sau, bà không trở lại thành phố.

Cuộc gặp mặt kỳ lạ

Vào một buổi tối, ba đứa con của bà quyết định nói chuyện với mẹ. Lúc đó, người con trai cả của bà vừa nhận bằng tiến sĩ, người con gái đã là thạc sĩ và cô con gái út vừa đậu cử nhân. Ba anh em họ quyết định hỏi mẹ ai là bố của mình. Cả ba người con cũng nhận ra rằng: họ chỉ là những anh chị em cùng mẹ khác cha.

Nghe các con hỏi vậy, bà đã khóc. Bà nói với các con mình rằng, bà là một người mẹ xấu xa, rằng nếu các con biết rõ câu chuyện về sự ra đời của chúng thì chúng sẽ không còn kính trọng mẹ như trước nữa. Nhưng bà bất ngờ và xúc động khi các con nói rằng với cách bà đã sống, đã kiếm cơm nuôi họ và đã âm thầm hy sinh cho họ học hành trong những năm tháng vô cùng đói khổ thì họ có sống cả đời cũng không trả được một phần công lao và tình yêu của bà.

Chỉ đến khi đó, bà mới đủ bình tĩnh để kể lại câu chuyện cuộc đời bà, và nói bà sẽ tìm lại bố cho cả ba đứa con. Bởi trong lòng bà, họ thực sự là những người đàn ông tốt, những người đã giúp đỡ bà thực sự. Còn những gì bà dâng hiến cho họ hoàn toàn là từ sự tự nguyện và thương yêu của bà.

Bà đã tìm lại ba người đàn ông đó. Cả ba người cũng đã già. Bà nói với từng người rằng đứa con chung của họ muốn gặp bố đẻ của nó. Bà hẹn cả ba người cùng một ngày. Bà muốn công khai sự thật. Và ba người đàn ông đã đến. Họ đã sững sờ và xúc động không cầm được nước mắt khi biết họ có một đứa con và con họ là những người được học hành, dạy dỗ tử tế bởi một người đàn bà mà trong cái nhìn của xã hội là kẻ lăng loàn và không còn phẩm hạnh.

Đấy là một cuộc hội ngộ kỳ lạ trên thế gian này. Và không ai bảo ai, cả ba người đàn ông đã đến trước bà. Họ nói với bà rằng họ mang ơn bà vì bà đã giữ gìn giọt máu của họ và nuôi dạy chúng thành người có ích cho xã hội. Còn những đứa con riêng của bà vô cùng hạnh phúc khi được gặp bố đẻ của mình. Cũng kể từ ngày đó, ba anh em họ thương yêu nhau nhiều hơn.

Câu chuyện tôi kể, rất nhiều người ở một thành phố miền trung biết rất rõ nhiều năm nay. Có không ít người trước kia nhìn bà bằng con mắt khinh bỉ thì nay đã thay đổi. Họ chia sẻ với bà nhiều hơn và cũng có người vẫn giữ nguyên cách nhìn của họ về con người bà. Cá nhân tôi kính trọng bà bởi bà đã vượt qua bao điều đau đớn, tủi nhục và ê chề để nuôi các con thành người có ích. Câu chuyện của bà sẽ còn được thiên hạ bàn luận nhiều với những ý kiến khác nhau. Nhưng với riêng mình, bà thấy hạnh phúc bởi những đứa con của bà đã biết hành xử với cuộc đời này một cách nhân ái nhất.

Hầu như mọi người cố gắng bắt người khác đi theo cách suy nghĩ của họ, họ nghĩ rằng chính họ cần phải nói nhiều và người khác cần phải nghe họ. Nhưng họ đã lầm. Họ cần phải làm ngược lại. Hãy để những người khác nói ra và chúng ta cần phải lắng nghe để hiểu nhiều về những chuyện họ và vấn đề của họ hơn. Vì thế, hãy hỏi họ những câu hỏi. Và hãy để họ nói cho bạn nghe. Nếu bạn bất đồng với họ, bạn có thể bị cám dỗ cắt ngang, nhưng đừng làm thế vì rất nguy hiểm. Họ không chú ý tới bạn khi họ còn nhiều tư tưởng họ mong muốn diễn tả. Hãy lắng nghe kiên nhẫn và với tinh thần cởi mở. Hãy thành thật về điều ấy. Hãy khuyến khích họ bày tỏ ý tưởng họ đầy đủ.

Cách thức nầy có thành công trong thương trường không? Chúng ta hãy xem. Đây là câu chuyện của một đại diện thương trường, người bị ép buộc xử dụng cách thức đó.

Một trong những hãng xe hơi lớn nhất ở nuớc Mỹ đang điều đình cho giao kèo 1 năm với những xí nghiệp bọc ghế xe. Ba xí nghiệp quan trọng làm nên những mẫu hàng. Những xí nghiệp nầy đã được kiểm tra bỡi những người trong ban giám đốc của hãng xe hơi, và ghi chú đã được gởi đến cho mỗi xí nghiệp nói rằng vào một ngày chắc chắn nào đó, một đại diện từ mỗi xí nghiệp sẽ được cho cơ hội để làm một thỉnh nguyện cuối cùng cho hợp đồng. 

G.B.R. một đại diện của một xí nghiệp sản xuất đến với cổ họng bị đau trầm trọng. Khi đến phiên tôi gặp ban giám đốc trong buổi họp mặt, ông R. đã nói trong lớp chúng tôi, tôi đã mất tiếng. Tôi có thể thì thầm một cách khó khăn. Tôi được hướng dẫn vào trong một phòng, và tôi mặt đối mặt với người kỷ sư về ngành dệt, người điều hành việc mua bán và giám đốc của hãng xe. Tôi đứng lên và cố gắng nói nhưng tôi không thể nói được. Họ ngồi chung quanh bàn, vì thế tôi viết trên một mảnh giấy: Các bạn thân mến, tôi đã mất tiếng. Tôi không nói được.

Tôi sẽ nói thay cho anh, ông giám đốc nói. Ông đã làm. Ông đã trưng bày những mẫu hàng của tôi và ca ngợi những ưu điểm. Một cuộc bàn cãi sống động nổi lên về phẩm chất của những món hàng của tôi. Và ông giám đốc, từ lúc nói thay cho tôi, lấy vị thế của tôi trong suốt buổi thảo luận. Sự tham dự của tôi gồm có mỉm cười, gật đầu và một ít cử điệu.

Và kết quả của buổi hội thảo độc đáo đó là tôi đã được thưởng cho một hợp đồng trên nửa triệu yards của lượng vải để may ghế xe với giá thành 1 triệu 600 ngàn đôla, mối đặt hàng lớn nhất mà tôi đã từng đạt được.

Tôi biết tôi sẽ mất hợp đồng đó nếu tôi đã không tắt tiếng vì tôi đã có tư tưởng sai về toàn cảnh tôi cần thương lượng. Tôi đã khám phá ra hoàn toàn ngẫu nhiên thỉnh thoảng hãy để cho kẻ khác nói thay cho chúng ta thì thật là phong phú biết mấy.

Hãy để cho người khác nói, giúp ích rất nhiều cho hoàn cảnh gia đình cũng như công việc. Liên quan giữa Barbara Wilson với con gái bà Laurie đang trở nên xấu đi rất nhanh. Laurie một đứa trẻ im lặng tính tìnhh bất thường đã trở thành một đứa trẻ vị thành niên không cộng tác và đôi khi nổi loạn. Bà mẹ thuyết phục, doạ nạt và phạt cô bé nhưng tất cả đều vô ích.

Một ngày kia, bà chia sẻ trong lớp chúng tôi: Tôi chỉ có đầu hàng. Laurie không nghe lời tôi và đã rời nhà đi thăm bạn bè của nó trước khi hoàn tất những công việc căn bản của nó. Khi nó về nhà, tôi sắp la mắng nó như hàng ngàn lần khác, nhưng tôi không có sức để làm điều đó. Tôi chỉ nhìn nó và nói cách buồn bã: Tại sao, Laurie, tại sao?

Laurie nhận ra sức khỏe tôi và trong một giọng nhẹ nhàng hỏi: Má thật sự muốn biết phải không? Tôi gật đầu và Laurie đã nói cho tôi. Lúc đầu cách do dự và rồi tất cả đều tuôn ra. Tôi đã không bao giờ lắng nghe nó. Tôi luôn luôn bảo nó làm cái nầy cái kia. Khi nó muốn nói cho tôi tư tưởng của nó, cảm giác suy nghĩ của nó, tôi cắt dứt với nhiều lệnh truyền hơn. Tôi bắt đầu nhận thấy rằng nó cần tôi, không như là một bà chủ nhưng như là một người bạn tâm tình, một lối thoát cho những lẫn lộn của nó khi nó lớn lên. Và tất cả điều mà tôi đã làm là nói trong khi tôi nên lắng nghe. Tôi chưa bao giờ nghe nó.

Từ ngày đó trở đi, tôi để nó nói điều nó muốn. Nó nói cho tôi những điều trong đầu nó và tương quan giữa chúng tôi thăng tiến đáng kể. Và nó trở thành một con người cộng tác.

(còn tiếp)

 

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!