Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
65. CHÚA ƠI! CHÚA Ở ĐÂU RỒI?
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
ĐỪNG THƯƠNG HẠI (BÀI 2)

Thùy Vân 5 tuổi lên cơn sốt và có những triệu chứng khó nhận ra được ngay tức khắc. Cô bé rất yếu và được nằm lại trong nhà thương để họ nghiên cứu. Ngoài sự lo lắng, bà mẹ cảm thấy sắc diện có chút biến chứng xảy ra cho cô bé. Cô bé được chích thuốc và được chuyền máu. Mặc dầu nửa tỉnh nửa mê, cô bé vẫn khóc mỗi khi bị chích kim. Bà mẹ phàn nàn vì bà cảm thấy quá ác đối với một đứa bé đau ốm như vậy. Sự thương hại đối với cô bé lên cao. Sau khi khám nghiệm và thuốc thang thích hợp, cô bé từ từ bình phục và được phép về nhà. Sự hồi phục chậm. Bà mẹ cố gắng phục vụ cô bé. Bà không biết làm gì hơn để bù đắp cho cơn bệnh trầm trọng và lâu dài. Mỗi ngày cô bé càng khá hơn, nó đòi hỏi ngày càng thêm nhiều. Bà mẹ dần dần kiệt sức bỡi sự mất ngủ và bà bắt đầu gắt gỏng. Cuối cùng, một ngày kia, bà nổi trận lôi đình. Khủng hoảng và ngỡ ngaøng, coâ beù khoùc: “Taïi sao meï aùc ñoäc vôùi con nhö vaäy trong khi con quaù ñau?” Hoái haän, baø meï coá gaéng hôn ñeå chòu ñöïng vôùi con baø. 

Cô bé đã thấm được sự thương hại của người mẹ và bây giờ nó thương hại chính nó. Bà mẹ mang mặc cảm tội lỗi về việc gắt gỏng với con bà và trở lại phục tùng những đòi hỏi không thích đáng. Một vòng lẩn quẩn đã được thiết lập. 

Hầu hết chúng ta đều cảm thấy thương hại đốùi với những con trẻ khi chúng đau ốm. Dĩ nhiên, một đứa trẻ đau cần sự chú ý và sự cảm thông của chúng ta. Nó không thể tự nó lo lắng cho chính nó. Chúng ta phải giúp nó, nhưng phải làm với cặp mắt để ý đến thái độ chúng ta. Chúng ta phải ý thức về việc mở lối cho cám dỗ muốn thương hại đứa trẻ đau khổ. Đây là một phần của cuộc sống. Tốt nhất, chúng ta có thể thõa đáp những nhu cầu khi nó đau, giúp nó chịu đựng đau khổ và chỉ nó cách ứng phó với những khó khăn. Đứa trẻ đau cần sự giúp đỡ của chúng ta về sự dũng cảm, cần lòng tin của chúng ta vào sự can đảm của nó, sự cảm thông và sự thiện cảm của chúng ta nữa. Sự đau ốm rất ảnh hưởng trong việc dễ làm mất nghị lực, nó gây cho trẻ một ấn tượng là còn nhỏ và vô dụng. Sự thương hại làm nó càng mất đi sự can đảm, làm mất năng lực, làm mất sự tự kỷ. Thương hại ám chỉ một thái độ của kẻ trên. Nó không nâng đỡ sự can đảm. Bà mẹ khôn khéo tỏ ra nhã nhặn đối với con khi bà mạnh mẽ khước từ đối xử với con bà theo phương cách thương hại để giúp nó tiến. Thời kỳ phục hồi là thời kỳ khó nhất cho cả bà mẹ và đứa con. Nhưng điều đó có thể được làm dễ hơn nhiều cho cả hai nếu sự thiện cảm và can đảm thay thế sự thương hại và phục vụ không đúng cách. 

Thúy Vân 3 tuổi rất sung sướng vui hưởng chiếc võng đu đưa mới của nó. Kim Trang 5 tuổi, một đứa trẻ láng giềng chạy sang từ nhà nó, bắt cô bé Thúy Vân ra khỏi chiếc võng đu để rồi chiếm ngay chiếc võng đu đó. Thúy Vân đứng dậy, phết đít cô Kim Trang một cái, và chạy tới chiếc võng đu khác. Bà mẹ nhìn theo từ chiếc cửa sổ nhà bếp. Thúy Vân ngồi vào chiếc đu khác chưa được bao lâu thì Kim Trang bỏ cái kia và lại đòi cái võng của Thúy Vân đang đu. Có tiếng vọng lên. Bà mẹ của Kim Trang chạy qua và nói với cả hai. Bà khích lệ Kim Trang chọn cái nào nó thích, đăït nó vào trong đó và băùt đầu đu đưa. Cô bé Kim Trang đổi ý. Cô muốn cái kia. Mẹ nó thuyết phục Thúy Vân đổi cho nó, đoạn đu đưa chiếc võng của Kim Trang và rồi Thúy Vân. “Cháu có thể tự đu đưa,” cô bé Th. Vân nói. Không bao lâu sau đó, cô bé Kim Trang một lần nữa lại đòi đổi chỗ. Mẹ nó lại phải thuyết phục. Không chịu đựng được nữa, bà mẹ Thúy Vân nhập cuộc: “Tại sao chị cứ phải theo ý cô bé suốt như vậy.” “Nó quá nhỏ, tôi không bao giờ từ chối điều gì. Tôi không bao giờ có thể bổ túc cho nó cho những khởi đầu mất mát nó có trong cuộc đời.” “Khởi đầu mất mát có ngĩa là gì?” Mẹ Kim Trang quay sang và thì thào: “Ô, nó là đứa con ngoại hôn.” Bà mẹ của Kim Trang xem mình như là một anh hùng quảng đại, người đến để cứu một đứa trẻ hoàn toàn bất hạnh và bất hợp pháp. Tuy nhiên trong đầu óc bà, tình yêu và sự trao ban trong thế giới nầy không thể bù đắp cho sự mất mát to lớn, là nguồn động lực bên trong đã tạo nên hành vi của cô bé. 

Bà mẹ của Kim Trang có một cái nhìn hoàn toàn không thực tế. Sự thương hại của bà không giúp được gì cho cô bé mà chỉ tạo ra một kết quả không mấy tốt đẹp. Quan niệm của bà, một người mẹ nuôi, đã ảnh hưởng cách xử thế của bà cũng như ảnh hưởng đến cô bé mà bà đã nuôi. Cô bé Kim Trang quá hư hỏng đến nỗi không thể làm được một sự đóng góp xây dựng nào. Nếu không có một sự ý thức, cô bé cũng vậy, bị ảnh hưởng bỡi quan niệm và thái độ sống của bà cho rằng: tôi bất hạnh, thế giới phải đền bù điều đó cho tôi. 

Thương hại là một cái bẩy cho những cha mẹ nuôi. Đó là một tai họa. Một đứa con nuôi không có chướng ngại để khuất phục hơn những đứa trẻ khác, ngoại trừ bố mẹ nuôi cung cấp những chướng ngại qua việc thương hại sai lầm nầy. Đứa trẻ trong năm đầu tiên không thể phân biệt giữa thành phần trong gia đình bằng việc con nuôi hay con đẻ. Sự ý thức về những người chung quanh nó giống với ý thức của một đứa trẻ được sinh ra trong gia đình. Vì lợi ích của sự thích nghi đối với đời sống, nó không bao giờ có một vị thế đặc biệt. Những đứa trẻ xem mình là đặc biệt trong một cách thế nào đó tậu lấy những giá trị sai lầm và phát triển những mong đợi sai lầm đó. Đứa con nuôi cần có sự kính trọng và chăm sóc giống như đứa con đẻ. 

Một bà mẹ có hai đứa con nuôi, khi chúng lớn lên, chúng được cho biết rằng chúng được nhận làm con nuôi bằng cách lưu ý điều đó cách rất tự nhiên. Khi chúng muốn biết rõ điều đó có nghĩa là gì, bà nói rõ rằng thỉnh thoảng có người không có khả năng nuôi con, trái lại có người có khả năng nuôi con nhưng lại không có con, như thế không tốt sao cho đứa bé có thể thay đổi vị thế của nó. Và rồi, một sự thảo luận chính thức về cách thức giải quyết một số những vấn đề khó khăn, sẽ loại bỏ được những trục trặc còn lại. Bấy giờ những đứa con nuôi được chấp nhận nếu bố mẹ hai bên đồng ý. 

LM. Lê văn Quảng.

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!