Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
TRÁNH PHÊ BÌNH – CHÚ TRỌNG ƯU ĐIỂM HƠN LÀ KHUYẾT ĐIỂM (BÀI 01)

 

Thông thường thì con người thích phê bình người khác hơn là tán dương vì ai cũng muốn cho thấy mình có một cái gì hơn người khác. Chúng ta có thể thấy được điều đó qua phương cách chúng ta giáo dục con trẻ. Để tỏ ra là những con người có hiểu biết hơn, khôn ngoan hơn, kinh nghiệm hơn, chúng ta thích chú trọng đến những sai lỗi của con trẻ để sửa dạy hơn là chú trọng đến những ưu điểm để khuyến khích. Nhưng đó là một phương cách không thích hợp cho việc giáo dục của chúng ta.

Kỳ Vũ, 8 tuổi, vừa viết xong lá thư cảm ơn cho bà nó. Mẹ nó bảo muốn coi thử. Một cách miễn cưỡng, nó đưa thư cho bà mẹ coi. “Ô, Kỳ Vũ! Hãy coi lối viết văn kỳ cụïc của con. Sao con lại viết chữ xiên xẹo vậy ? Có mấy chữ con viết sai chính tả. Con không thể gởi một bức thư lộn xộn như vậy cho bà con!” Bà mẹ viết ra những chữ sai và bảo cậu bé viết lại bức thư. 

Nhưng càng viết cậu bé càng sai nhiều hơn. Bỏ hết trang giấy nầy đến trang giấy khác, sau cùng cậu bé bật khóc và ném bút xuống. “Con không thể viết đúng được nữa”, nó hét lên. Bà mẹ ra lệnh: “Thôi đủ rồi. Con đi làm việc khác trong vòng nửa tiếng đồng hồ, rồi trở lại viết.” 

Sự nhấn mạnh đến các lỗi lầm là một đại họa. Cậu bé thích thú viết lá thư cho bà và bà nó cũng sẽ sung sướng với lá thư của nó. Nhưng bây giờ nó đâm ra ghét lá thư. Khi bà mẹ tập trung sự chú ý vào những sai lỗi, bà đã làm cậu bé đổi hướng từ cái tích cực sang cái tiêu cực. Nó trở thành sợ làm điều sai lỗi. Sự sợ đó dày vò nó đến nỗi càng làm càng nhiều lỗi. Nó thạät sự thất đảm và đó là một đại họa cho nó. 

Khi chúng ta để ý đến những lầm lỗi, chúng ta làm cho những con trẻ chúng ta mất hết tinh thần. Chúng ta không thể xây dựng trên những khuyết điểm mà phải xây dựng trên những ưu điểm.

Kỳ Vũ đã gặt hái được nhiều biết bao nếu bà mẹ biết ca tụng tư tưởng của nó muốn viết thư cho bà nó. Lẽ ra, bà nên nhấn mạnh đến phương diện tích cực và cho nó một sự thích thú. Nó có khuynh hướng muốn làm nhiều điều cần có đầu óc suy nghĩ. Bà mẹ nên tìm những mẫu viết thư hay, giới thiệu cho nó, và khuyến khích nó với những lời lẽ: “Mẹ thấy con đã viết một lá thư hay. Rất tốt. Con hãy cố gắng làm như vậy!” Cậu bé tất nhiên cảm thấy được khích lệ, nên sẽ thích thú và cố gắng làm tốt hơn với sự tự tin vào khả năng của nó. Bà mẹ không nên quá để ý vào việc viết sai chính tả. Sự ước muốn liên hệ, đối thoại là điều quan trọng lúc nầy. Không nên quá đòi hỏi nơi một đứa trẻ.

Chúng ta mất nhiều thời giờ với con trẻ, canh chừng để xem chúng có làm điều gì sai lỗi và lập tức chúng ta nhảy vào để cứu chúng. Hệ thống huấn luyện con trẻ chúng ta xem ra dựa trên tư tưởng nầy là: chúng phải được huấn luyện ra khỏi lỗi lầm và đi vào nhân đức. Chúng ta sống trong nỗi lo sợ rằng con trẻ chúng ta sẽ lớn lên xấu, học thói xấu, phát triển những cử chỉ thái độ không mấy tốt đẹp. Chúng ta canh chừng chúng và cố gắng ngăn ngừa khỏi những sai lỗi. Một cách thức như thế cho thấy thiếu niềm tin vào con trẻ chúng ta. Điều đó gây xúc phạm và làm chúng mất can đảm. Với sự nhấn mạnh trên những tiêu cực, làm sao chúng ta có thể mong đợi đứa trẻ cảm thấy có đủ năng lực để tiến tới sự hoàn thành một công việc gì được?

Khi được sửa sai tức khắc, đứa trẻ không những cảm thấy nó luôn sai lỗi mà con trở nên sợ sệt về việc làm sai lỗi đó. Sự sợ như thế đưa đến việc không muốn làm bất cứ một chuyện gì vì sợ có thể làm sai lầm. Sự sợ ám ảnh nó đến nỗi làm mất khả năng hoàn thành công việc. Nó sẽ bị ấn tượng nầy là: “ngoại trừ mình hoàn toàn, mình sẽ không có giá trị gì.” Tuy nhiên, toàn vẹn là một điều không thể có được. Và cố gắng để được toàn vẹn ít dẫn tới sự thăng tiến mà thường chỉ dẫn tới sự đầu hàng trong thất vọng. 

Tất cả chúng ta đều sai lỗi. Nhiều lần chúng ta  ngay cả không biết rằng hành động đó là một sai lỗi cho đến khi chúng ta làm xong và nhìn thấy những kết quả xảy ra. Thỉnh thoảng chúng ta ngay cả phải làm những lầm lỗi để khám phá ra rằng đó là một sai lầm. Chúng ta phải có can đảm nhận là mình bất toàn và cũng cho phép con trẻ chúng ta trở thành bất toàn. Chỉ trong cách thế đó, chúng ta mới lớn lên, tiến lên, và hoàn thành công việc. Con trẻ chúng ta sẽ có can đảm và cố gắng học hành hơn nếu chúng ta bớt chú trọng đến những sai lỗi và chú ý đến những gì tích cực hơn. Làm một lầm lỗi thì không quan trọng cho bằng điều chúng ta cần làm để cải thiện ngay sau khi chúng ta nhận thức được.

lm.lêvănquảng

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!