Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
Bài Viết Của
Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.
NGƯỜI CON ÚT RA ĐI
ĐỨC KYTÔ PHỤC SINH
CHUYỆN MỘT NÀNG CÔNG NHÂN VIỆT NAM
NGƯỜI CHA ĐÍCH THẬT CÓ NGHĨA LÀ NHÂN HẬU VÀ QUẢNG ĐẠI
LẮNG NGHE
KHÔNG AI THÍCH NHẬN LỆNH
ĐỪNG LÀM MẤT MẶT NGƯỜI KHÁC
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (2)
LẮNG NGHE NHIỀU, PHÀN NÀN ÍT (1) - Bài 1
ĐỪNG PHÊ BÌNH, LÊN ÁN ĐỂ KHỎI BỊ LÊN ÁN (MT. 7,1-2)
TÌNH YÊU, MỘT NHU CẦU CĂN BẢN
CHÍNH NGÀI ĐÃ DẪN CON ĐI
HẠNH PHÚC GIA ĐÌNH
TIN LÀ THẦN DƯỢC
ANH HÙNG NGÃ NGỰA VÀ KHÚC QUANH CUỘC ĐỜI
MỤC VỤ CHO BỆNH NHÂN
KHÍCH LỆ : BÍ QUYẾT GIÁO DỤC CON TRẺ THÀNH CÔNG
QUÀ GIÁNG SINH NĂM NAY
SỐNG LÀ CHUẨN BỊ CHẾT
PHÚC CHO NGƯỜI ĐAU KHỔ
Tình Yêu và Phục Vụ
MÌNH VỚI TA TUY HAI MÀ MỘT. TA VỚI MÌNH TUY MỘT MÀ HAI
Giới Thiệu Bộ sách Tâm Lý Giáo Dục gồm 4 cuốn của Lm. Tiến sĩ Lê Văn Quảng.
NẾU TÔI KHÔNG THẤYTÔI KHÔNG TIN
GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - VÀ CON NGƯỜI NGÀY MAI (1)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (6)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (5)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (4)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (3) - NHỮNG PHƯƠNG CÁCH THÍCH HỢP ĐỂ ĐIỀU KHIỂN CON CÁI
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (2)
THIÊN CHỨC LÀM CHA MẸ (1)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (4)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (3)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH (2)
QUAN NIỆM VỀ PHÁI TÍNH
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (7)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (6).
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (5)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (4)
NHỮNG VẤN ĐỀ CỦA HÔN NHÂN (3)
BẰNG HÀNH ĐỘNG, KHÔNG BẰNG LỜI NÓI

   

- Bao nhiêu lần mẹ đã nói với các con rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn. Đi rửa ngay, cả ba đứa. Không được trở lại bàn cho đến khi đã rửa tay sạch sẽ.

Ba chiếc ghế được kéo lui. Cả ba đứa rời bàn trong khi bà mẹ tiếp tục cho đứa bé một tuổi ăn. 

“Bao nhiêu lần mẹ đã nói với các con”. Hàng ngàn lần bỡi hàng ngàn bố mẹ đã nói như thế trong một giọng điệu thất vọng. Câu nầy có mục đích diễn tả một sự chán nản thất vọng. Thật là vô ích nếu nó được dùng như một phương cách huấn luyện. Sự kiện cho thấy rằng chỉ nói mà thôi không phục vụ công việc giáo dục cách tốt đẹp được. Trẻ con học rất nhanh. Nói ít thường cho đứa trẻ thấy rằng hành động mới thích hợp cho những bất tuân của nó. Từ đó trở đi, đứa trẻ biết hành vi của nó như thế thì không được ổn. 

Tại sao 3 đứa trẻ tiếp tục trở lại bàn ăn mà không rửa tay? Mục đích ẩn dấu của chúng là gì? Cái gì sẽ xảy ra như một kết quả đương nhiên? Bà mẹ sẽ làm gì? Bà hồi hộp về chuyện đó?

Cả 3 đứa thấy rằng đứa bé nhất đang lôi kéo sự chú ý của mẹ. Thình lình bà để ý đến những bàn tay dơ. Bây giờ 3 đứa khác cũng được bà chú ý. Chúng đã chống lại một luật lệ và đã chiếm được một sự đáp trả. Bà mẹ đã chú ý đến bàn tay của chúng và phục vụ đúng mục đích của chúng. Thật là khùng mới đi rửa tay như chúng đã được bảo. Nếu vậy làm sao có thể làm cho bà mẹ bận rộn với chúng. 

Nếu bà mẹ thật sự muốn thay đổi hạnh kiểm của các đứa trẻ, bà phải hành động. Lời nói không có giá trị. Không trọng kính con trẻ, bà không thể quyết định điều chúng nó sẽ làm. Nhưng bà có thể quyết định điều bà sẽ làm. “Mẹ sẽ không ngồi vào bàn với các con khi các con có những bàn tay bẩn thỉu dơ dáy”. Và bà thu dọn các dĩa và không phục vụ thức ăn cho những ai có bàn tay bẩn thỉu. Lần thứ hai, bà mẹ thấy những bàn tay bẩn thỉu ở bàn ăn, bà không cần phải nói lý do bà không phục vụ thức ăn. Bây giờ tình hình được thay đổi. Con cái không còn có mẹ bận rộn với chúng nữa. Vậy, những bàn tay bẩn thỉu đó còn có mục đích gì bây giờ? 

Bà mẹ nhìn ra chiếc cữa sổ nhà bếp để xem cậu bé Vĩnh 8 tuổi, lớn nhất trong 4 đứa, đang nhắm cữa sổ của người bạn với chiếc súng liên thanh của nó.

- Vĩnh con ơi, lại đây mẹ muốn nói với con! 

Cậu bé hạ súng xuống và chạy tới mẹ, người đang mở cữa cho nó. Bà dẫn nó tới một chỗ trong vườn, đặt nó ngồi trên bục gỗ, còn bà ngồi trên chiếc ghế và nói:

- Con ơi, con biết rằng khi bố mẹ mua cho con chiếc súng nầy, bố mẹ đã nói với con về những nguy hiểm của nó. Bố mẹ đã thiết kế một phòng riêng để nó không làm hại ai, cũng không làm hư hỏng đồ vật. Có phải không?

Cậu bé nhìn mẹ với sự ngây thơ, mắt mở rộng, và cho một ấn tượng thích thú trong buổi hội ngộ, nhưng không trả lời.

- Con có biết rằng súng đó có thể làm bể kiếng cữa sổ của bà bạn bên cạnh không? Cậu bé nhướng mắt lên. Con thấy đó, có một sức mạnh với những viên đạn nầy. Nếu trúng ngay góc, cữa sổ sẽ bị bể. Con có muốn làm điều đó không? Cậu bé hạ mắt xuống. Con ơi, con biết rằng nếu con làm bể cữa sổ của người ta, con phải đền đó. Con có muốn điều đó xảy ra không? Cậu bé liếc nhìn mẹ nhưng vẫn không nói gì. Con không muốn đem súng xuống lầu dưới và chơi trong phòng mà bố mẹ đã làm sẵn cho con bắn súng sao? Mẹ nghĩ như vậy thì lịch sự biết bao.

Cậu bé gật đầu, lê bước, và nói:

- Con ra ngoài chơi.

- Tốt, nhưng con phải bỏ súng trong phòng.

- Vâng, vâng, cậu bé đáp lại với cái nhún vai. 

Một ít ngày sau, bà mẹ khám phá ra con mình bắn chai và lon ở dãy nhà gần đó. Bà mẹ gọi nó về để khuyến dạy. Bà mẹ lập lại những lời cảnh cáo. Bà mẹ lại nhắc nhở nó về những nguy hiểm của cây súng. Một lần nữa, sau khi nghe xong, nó bỏ cây súng trong phòng và chạy ra ngoài chơi trò chơi khác. 

Bà mẹ với quan niệm nên dùng lý luận với đứa trẻ, đã không tin rằng bà nên dùng hình phạt hoặc áp đặt đứa trẻ. Vì thế, bà không làm gì khác ngoại trừ lời nói. Nhiều cha mẹ đã nói quá nhiều. Đứa trẻ có mục đích đàng sau hành vi của nó, và vì thế không có ý định thay đổi. Nó cảm thấy quá nhàm và vô nhiễm. Nó trở thành “Mẹ Điếc”. Cái  điếc nầy bao gồm bất cứ ai muốn dùng lời như một phương tiện để hướng dẫn. Bố mẹ và thầy cô biết một số lớn trẻ con không muốn nghe một lời họ nói. Tuy nhiên, họ vẫn tiếp tục phương cách vô ích đó bằng cách tăng gấp bội những cố gắng vô dụng của họ.

Lời nói được xem là phương tiện của đối thoại. Tuy nhiên, trong tình thế xung khắc, đứa trẻ không muốn nghe, và lời nói trở nên khí giới. Không có gì có thể chuyển tới đứa trẻ bằng lời nói vào lúc xảy ra sự xung đột. Vào lúc đó, nó chỉ muốn làm ngơ giả điếc. Bất cứ gì được nói ra cho nó sẽ trở thành đối tượng cho những đáp lời của nó. Một trận chiến bằng lời xảy ra. Ngay cả đứa bé không nói gì đáp lại, nó cũng kháng cự và kháng cự trong hành động chứ không phải bằng ngôn từ. Cố ý kháng cự hoặc gây thiệt hại là những hình thức hành động thông thường nhất của đứa trẻ. 

Cậu bé Vĩnh có vẻ lắng nghe vì hành động đó có mục đích. Nó thật sự không nghe một lời nào cả. Nó không có ý thực hành những chỉ dạy nó nhận được. Tỏ ra lắng nghe là giá ít nhất phải trả để đạt cái đích của nó. Nếu bà mẹ thật sự quan sát và hiểu được cách diễn tả trên vẻ mặt của nó, bà sẽ thấy rằng nó đang đánh lừa bà. 

Nếu lý luận không kết quả và bà mẹ không tin vào sự trừng phạt, phải làm gì bây giờ? Bà mẹ có thể hành đông. Bà có thể lấy súng khỏi cậu bé và nói: “Mẹ lấy làm hối tiếc thấy con không thích tuân theo luật lệ. Con có thể có lại súng khi con tỏ ra tử tế”. Điều đó có thể làm một hoặc hai lần. Sau đó, chiếc súng nên lấy đi. Tuyệt đối không cần nói thêm điều gì nữa cả.

Lm.levanquang

 

Tác giả: Lm. Lê Văn Quảng Psy.D.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!