Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Anmai, C.Ss.R.
Bài Viết Của
Lm. Anmai, C.Ss.R.
NGHÈO!
BỒN PHẬN VÀ TRÁCH NHIỆM
Bề ngoài
TÌNH LIÊN ĐỚI!
TIỀN NHIỀU ĐỂ LÀM GÌ?
ĐỪNG KHINH KHI CHÚA
TA TÌM GÌ TRONG CUỘC SỐNG?
Sài Gòn: Hoa & Lệ
NHỮNG CUỘC TRỞ VỀ ĐẦY NƯỚC MẮT!
Phó tế Phêrô Nguyễn Thanh Phong: “ANH EM Ở LẠI LÀM LINH MỤC, MÌNH VỀ NHÀ CHA TRƯỚC NHÉ!”.
TỪ THIỆN ƠI! SAO CAY ĐẮNG QUÁ!
LẶNG VÀ ... LẮNG
Linh mục và lời mời gọi nên thánh
KẾ HOẠCH NHỎ : ĐÔI ĐIỀU SUY NGHĨ
ĐÂY LÀ CHIÊN THIÊN CHÚA
MỘT THOÁNG THĂM ĐỨC MẸ DÒNG SÔNG MÊKÔNG
THANH TẨY VÀ SỐNG THEO THÁNH Ý
CHUYỆN KHÓ NGHĨ
ÁNH SÁNG GIÊSU
MẸ THIÊN CHÚA - MẸ CHÚNG TA
BA NGỌN NẾN LUNG LINH
ÁNH SÁNG ĐÃ ĐẾN THẾ GIAN
CHỈ SỐ LÀM NHÓI LÒNG NGƯỜI !
MẠNH SỨC ĐỂ ĐẠT ĐƯỢC NƯỚC TRỜI
NGƯỜI NGHÈO MÃI KHÓC
TINH TUYỀN
SỐNG TRONG LẮNG ĐỌNG ĐỂ GẶP CHÚA
ĐỨC MARIA SỐNG TÂM TÌNH MÙA VỌNG
TỈNH ĐỂ CHỜ
LÒNG BAO DUNG
GIÊSU - CÓ PHẢI LÀ VUA CỦA ĐỜI TA
NIỀM TIN VÀ LỜI ĐÁP
TỰ HỦY
MONG MANH QUÁ !
TIN VÀO ĐỜI SAU
TẬT THƯƠNG NGUYỀN
HAI ÁNH MẮT - MỘT TẤM LÒNG
HÃY GÓP PHẦN MÌNH
NÀY LÀ DÒNG DÕI NHỮNG NGƯỜI TÌM CHÚA
CHẾT KHÔNG ĐỢI TUỔI
SỐNG MẦU NHIỆM TÌNH YÊU BA NGÔI

Chúa nhật XII TN A – Chúa Ba Ngôi

Xh 34, 4b-6.8-9; 2 Cr 13, 11-13; Ga 3, 16-18

“Hãy đi khắp muôn dân, thâu tập các môn đệ, làm phép rửa cho họ” (Mt 28,19). Lời mời gọi, tâm tình, nguyện ước của Chúa Giêsu trước khi Ngài trở về cùng Cha.

Nhân danh Cha và con và Thánh Thần để làm phép rửa cho muôn dân chứ không phải là nhân danh một ngôi vị nào đó. Qua lời mạc khải đó, Hội Thánh được mời gọi Thiên Chúa là một Thiên Chúa Ba Ngôi. Thiên Chúa Ba Ngôi là mầu nhiệm đức tin theo nghĩa chặt chẽ : thực vậy, nếu không có Thiên Chúa mặc khải, chúng ta không biết gì về Ba Ngôi, trước việc nhập thể của Con Thiên Chúa và sứ mạng của Chúa Thánh Thần.

Đối với một số tôn giáo, Thượng Đế được coi là Cha theo một nghĩa rộng, nhưng dân Israel gọi Thiên Chúa là Cha xét như Người là Đấng Tạo Hóa (Đnl 32, 6 ; Ml 2, 10), vì đã giao ước và ban lề luật cho Israel (Xh 4,22), là Cha của vua Israel, Cha của người nghèo, của cô nhi, quả phụ (2 Sm 7, 14 ; Tv 68, 5-6). Thiên Chúa trước hết là cội nguồn và là Đấng uy quyền siêu việt, đồng thời, Người cũng là Đấng nhân hậu yêu thương chăm sóc mọi con cái. Lòng trìu mến này của Thiên Chúa như của bậc cha mẹ có thể được diễn tả qua hình ảnh Kinh Thánh về tình mẫu tử (Is 66, 13 ; Tv 131, 2), làm rõ nét hơn mối thâm tình giữa Thiên Chúa và thụ tạo. Như vậy, tính cách làm Cha của Thiên Chúa liên hệ đến tính siêu việt còn tính cách làm mẹ diễn tả tính nội tại nhiều hơn. Tuy nhiên, mặc dù có sự tương tự giữa Thiên Chúa và Cha mẹ nhân loại, Thiên Chúa vượt trên sự phân biệt nam nữ. Người không là nam mà cũng không là nữ.

Những chứng từ về tính cách làm Cha của Thiên Chúa trong Tân Ước thì mạnh hơn nhiều. Đức Giêsu gọi Thiên Chúa là Cha không phải chỉ với tư cách Người là Đấng Tạo Hóa, nhưng theo một nghĩa hết sức cá vị : Thiên Chúa là Cha của Người Con duy nhất (Mt 11, 27).

Từ cơ sở Kinh thánh này, lời tuyên xưng của các tông đồ về Đức Giêsu Kitô là "Ngôi Lời của Thiên Chúa" trong Tin Mừng Gioan (Ga 1, 1), là hình ảnh của Thiên Chúa vô hình (Cl 1, 15), là "phản ánh huy hoàng, là hình ảnh của bản thể Thiên Chúa" (Dt 1, 3). Công đồng chung thứ nhất Ni-xê-a năm 325, khẳng định rằng Chúa Con "đồng bản thể" với Chúa Cha. Công đồng Con-tan-ti-nô-pô-li năm 381 xác định chi tiết hơn Đức Kitô là "Con Một Thiên Chúa sinh bởi Chúa Cha từ trước muôn đời, ánh sáng bởi ánh sáng, Thiên Chúa thật bởi Thiên Chúa thật, được sinh ra chứ không phải được tạo thành, đồng bản thể với Chúa Cha".

Chúa Thánh Thần, mặc dù đã hoạt động ngay từ lúc khởi đầu công cuộc sáng tạo và qua các ngôn sứ trong Cựu Ước, đã được Đức Kitô cử đến cách đặc biệt, như ta đọc thấy trong các chương 14-16 của Tin Mừng Gioan. Từ dữ kiện này trong Tân Ước, đây như một tín điều rằng "Chúa Thánh Thần được mặc khải như một ngôi vị khác", trong tương quan với Đức Giêsu và với Chúa Cha. Nguồn gốc vĩnh cửu của Chúa Thánh Thần được mặc khải trong sứ mạng (việc sai đến) trần thế của Người, trong kế hoạch cứu độ. Công đồng Con-tan-ti-nô-pô-li khẳng định thiên tính của Chúa Thánh Thần, vì Người cùng được phụng thờ và tôn vinh như Thiên Chúa. Công đồng Tô-lê-đô (năm 638) cũng khẳng định "Chúa Cha là nguồn gốc và khởi thủy của tất cả thiên tính (của Chúa Con và Chúa Thánh Thần). Công đồng Tô-lê-đô thứ XI (năm 675) khẳng định Chúa Thánh Thần là Thần khí của cả Chúa Cha và Chúa Con (Filioque).

Filioque (Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha và Chúa Con), trưng dẫn công đồng Flo-ren-xê năm 1438 trình bày công thức đức tin của Giáo Hội Công giáo Rô-ma về điểm này. Sách Giáo lý nhìn nhận rằng từ ngữ đó không có trong kinh tin kính của công đồng Con-tan-ti-nô-pô-pô-li năm 381 và đã dần dần được đưa vào trong phụng vụ và thần học tây phương. Từ Filioque xuất hiện lần đầu trong phụng vụ ở thế kỷ VIII.

Các Giáo Hội đông phương không tuyên xưng Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha "và Chúa Con". Trên thực tế, việc Giáo Hội tây phương thêm từ Filioque (và Chúa Con) vào kinh tin kính làm cho các Giáo Hội chính thống rất khó chịu và bực bội vì cảm thấy họ bị áp đặt cách đơn phương. Sách Giáo lý giải thích rằng Giáo Hội đông phương cũng tin rằng Chúa Thánh Thần phát xuất từ Chúa Cha qua Chúa Con, đồng thời gợi ý rằng hai truyền thống đông và tây, nếu không quá cứng nhắc, đều có thể bổ sung cho nhau cách chính đáng và không phương hại đến sự đồng nhất đức tin về cùng một thực tại mầu nhiệm được hai bên cùng tuyên xưng.

Mạc khải về Thiên Chúa Ba Ngôi không chỉ là sự bổ sung vào ý niệm chung về Thiên Chúa. Sẽ không đủ nếu chỉ thêm thắt vào ý niệm về Thiên Chúa của các tôn giáo khác. Mặc khải về Chúa Con và Chúa Thánh Thần để từ đó khám phá ra Thiên Chúa của Đức Giêsu Kitô. So với tôn giáo độc thần của Do Thái mà một Chúa Ba Ngôi là sự hoàn thành, ý niệm Chúa Ba Ngôi của người Kitô hữu là cả một cuộc cách mạng trong sự hiểu biết về Thiên Chúa.

 

Ba Ngôi Thiên Chúa ở trong nhau, hướng về nhau và cùng xây dựng một ngôi nhà bằng vật liệu của tình yêu thương, sự hiệp nhất, sự chia sẻ. Sự hiệp nhất, tình yêu thương, sự chia sẻ chính là nền tảng của Ba Ngôi Thiên Chúa. Thiên Chúa mời gọi mọi người loan báo tình yêu thương, sự hiệp nhất cho nhân loại và mong ước, mời gọi mọi người rao truyền tình yêu thương, sự hiệp nhất đó.

 

Hội Thánh loan báo Phúc Âm, Tin Mừng của Đức Kitô vì hạnh phúc con người, và Hội Thánh làm cho con người sống các bí tích mà Đức Kitô đã truyền lại, đặc biệt và ngay từ đầu, Hội Thánh làm cho con người sống bí tích Thánh Tẩy. Hội Thánh hiện hữu là thế, nghĩa là như một cộng đồng của những ai, nam cũng như nữ, chấp nhận tình yêu Chúa Cha và liều mình sống đời sống của Ngài.

 

Nhiều lần nhiều lúc chúng ta nghĩ, chúng ta cho lời nói của Hội Thánh có tầm quan trọng (sự can thiệp của Đức Thánh Cha, các tuyên bố của các Giám mục) hơn là việc làm của Hội Thánh, và chúng ta có cảm tưởng Hội Thánh là một tổ chức để nói, một bà già rất đáng kính nói hơi nhiều. Nếu suy nghĩ như vậy thì ta cần phải xem lại vai trò, sứ mạng của Hội Thánh. Hội Thánh nên nói nữa, nên rao giảng hơn nữa về một Thiên Chúa Ba Ngôi nhưng hơn hết, trước hết Hội Thánh phải làm thế nào để nói lại với loài người vẻ đẹp của lời dạy của Chúa Giêsu, và giúp họ thay lòng đổi dạ.

 

Trong chân lý sâu thẳm của mình, trước hết Giáo Hội hành động, và khi suy nghĩ đến hành động của mình, Hội Thánh nói và khám phá ra những gì Giáo Hội đã làm. Như thế Hội Thánh kiểm tra lại sự thật của hành động mình, và cắt nghĩa giá trị của hành động ấy.

  

Trang Tin mừng khá vắn vỏi mà chúng ta vừa nghe Thánh Gioan thuật lại : “Thiên Chúa yêu thế gian đến nỗi đã ban Con Một, để ai tin vào Con của Người thì khỏi phải chết, nhưng được sống muôn đời. Quả vậy, Thiên Chúa sai Con của Người đến thế gian, không phải để lên án thế gian, nhưng là để thế gian, nhờ Con của Người, mà được cứu độ. Ai tin vào Con của Người, thì không bị lên án; nhưng kẻ không tin, thì bị lên án rồi, vì đã không tin vào danh của Con Một Thiên Chúa”. Đơn giản chỉ là thế, tin và yêu để được cứu độ. Tin Thiên Chúa Cha yêu thế gian, ban Con Một, ban Thánh Thần Tình Yêu của Thiên Chúa đến thế gian.

 

Hội Thánh làm phép rửa nhân danh Ba Ngôn Thiên Chúa. Hành động huyền nhiệm cho phép con người nhận ra mình được Cha yêu thương và được hợp nhất với Chúa Giêsu, nhờ ơn sức mạnh của Thánh Thần của Chúa Giêsu..., được trở nên chứng nhân của tình yêu phổ quát của Cha. Chúng ta luôn phải tái khám phá ra vẻ đẹp và sự quan trọng của phép Rửa mà chúng ta đã lãnh nhận.

 

Tái khám phá ra vẻ đẹp và tầm quan trọng của phép Rửa đó là khám phá lại tình yêu, sự hiệp nhất, sự thông chia của tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa. Phép Rửa, lời loan báo của chúng ta có hồn hay không hệ tại ở chính đời sống của kitô hữu chúng ta.

 

Nguyện xin tình yêu, sự hiệp nhất, sự thông chia của Ba Ngôi Thiên Chúa đến và ở lại với chúng ta để ngày mỗi ngày chúng ta sống, chúng ta loan truyền tình yêu Ba Ngôi Thiên Chúa cho nhân loại.

 

Tác giả: Lm. Anmai, C.Ss.R.

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!