Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
Bài Viết Của
Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP
CHẦU THÁNH THỂ TỐI THỨ NĂM TUẦN THÁNH - 2020
ĐÀNG THÁNH GIÁ THỨ SÁU TUẦN THÁNH - NĂM 2020
TÂM TÌNH CỦA NGƯỜI CÔNG GIÁO KHI MỪNG LỄ GIÁNG SINH
ĐÀNG THÁNH GIÁ THỨ SÁU TUẦN THÁNH – 2019 - ĐỒNG HÀNH VỚI CÁC GIA ĐÌNH GẶP KHÓ KHĂN
SỐNG NIỀM VUI TIN MỪNG (Những Bài Suy Niệm Chúa Nhật & Lễ Trọng MÙA VỌNG & GIÁNG SINH, MÙA CHAY & PHỤC SINH NĂM C
SỐNG NIỀM VUI TIN MỪNG (Những Bài Suy Niệm Chúa Nhật & Lễ Trọng MÙA THƯỜNG NIÊN  NĂM C
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 15 THƯỜNG NIÊN
CĂN TÍNH VÀ TINH THẦN CỦA NGƯỜI THỪA SAI
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 14 THƯỜNG NIÊN
THÓI KIÊU NGẠO VÀ ĐỊNH KIẾN ĐÃ CẢN TRỞ ƠN CỨU ĐỘ
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 13 THƯỜNG NIÊN
TIN THÌ ĐƯỢC CHỮA LÀNH VÀ ĐƯỢC SỐNG
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 12 THƯỜNG NIÊN
MUỐN CÓ ĐỨC TIN MẠNH, CẦN PHẢI THỬ THÁCH
HUYỀN NHIỆM SỰ SỐNG
HIỆN DIỆN ĐỂ TRỞ NÊN CHỨNG NHÂN (SINH NHẬT THÁNH GIOAN TẨY GIẢ)
SỨC MẠNH KỲ DIỆU CỦA HẠT GIỐNG
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 11 THƯỜNG NIÊN
TRÁI TIM ĐẦY XÓT THƯƠNG (LỄ THÁNH TÂM CHÚA GIÊSU)
CHÚA GIÊSU TRAO BAN SỰ SỐNG
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 09 THƯỜNG NIÊN
LINH ĐẠO CỦA THIÊN CHÚA LÀ TÌNH YÊU
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 08 THƯỜNG NIÊN
“HÃY LÀ CHỨNG NHÂN CỦA THẦY”
Suy Niệm CÁC NGÀY TRONG TUẦN 07 PHỤC SINH
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 2 PHỤC SINH
ĐỨC TIN LÀ MỘT ÂN BAN CỦA LÒNG THƯƠNG XÓT CHÚA
ĐÊM THÁNH – ĐÊM HY VỌNG
NGHỊCH LÝ CỦA THÁNH GIÁ (THỨ SÁU TUẦN THÁNH)
ĐỈNH CAO CỦA MẦU NHIỆM CỨU ĐỘ LÀ TÌNH YÊU (THỨ NĂM TUẦN THÁNH )
NHỮNG ĐỔI THAY ĐẾN NGỠ NGÀNG
TRỞ NÊN CÔNG CHÍNH NHỜ BIẾT THỰC THI Ý CHÚA
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 05 MÙA CHAY
MỤC NÁT ĐI ĐỂ TRỔ SINH DỒI DÀO BÔNG HẠT
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 04 MÙA CHAY
TIN THÌ ĐƯỢC SỐNG
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 03 MÙA CHAY
HÃY XEM LẠI LỐI SỐNG ĐẠO CỦA CHÚNG TA!
SUY NIỆM CÁC NGÀY TRONG TUẦN 02 MÙA CHAY
ĐƯỜNG LỐI CỦA THIÊN CHÚA VÀ TƯ TƯỞNG CỦA CON NGƯỜI
BÌNH AN ĐÍCH THỰC CỦA CHÚA

(Chúa Nhật VI Phục Sinh, năm C)

Jos.Vinc. Ngọc Biển

Trong cuộc sống, mỗi lần gặp nhau, chúng ta thường hay hỏi: “anh hay chị có bình an không?” Hay trước khi ra về, người ta cũng thường hay chúc nhau “về bình an nhé”... Khi lên đường khởi đầu một chuyến hành trình nào đó, ta cũng mong sao chuyến lữ hành của mình được bình an.

Ngày xưa, người Sêmít cũng có thói quen chào người sắp đi rằng: “ông; bà...hãy đi bình an” (x. 1 Sm 1,17; 20,42; 29,7). Ngày nay, người Arập cũng còn chào như vậy. Còn người Do thái thì rút gọn hơn khi nói: “Bình an” mà thôi.

Như vậy, hai chữ “bình an” là điều mà mọi người đều mong muốn. Tuy nhiên, mỗi người hiểu về bình an dưới những lăng kính khác nhau. Các tôn giáo cũng mặc cho nó một ý nghĩa riêng biệt theo giáo lý của tôn phái mình. Bình an mà hôm nay Đức Giêsu trao ban cho các môn đệ không phải là thứ bình an như người đời vẫn hiểu: “Thầy để lại bình an cho các con. Thầy ban cho các con bình an của Thầy, Thầy ban cho các con không như thế gian ban tặng”(Ga 14,27).

Vậy bình an theo kiểu thế gian ban tặng là gì? Và bình an của Đức Giêsu trao ban là sao? Chúng ta cùng nhau tìm hiểu:

 

Bình an theo lối hiểu của con người

Trong kinh nghiệm tự nhiên của con người, đói khát, mất quyền lực, thất bại, bất an hay sự chết là điều làm cho con người luôn sợ hãi và mất bình an. Đỉnh cao của nỗi sợ đó chính là sợ mất sự sống. Chính vì vậy, người ta đều mong muốn được an vui và hạnh phúc, tức là ơn bình an. Tuy nhiên, bình an mà Đức Giêsu trao ban cho các môn đệ là một thứ bình an đặc biệt. Đặc biệt vì không phải theo kiểu người đời, mà theo thánh ý Chúa.

Hằng ngày, chúng ta vẫn thường thấy tại các công trường hay những nơi xây dựng, người ta căng những băng rôn có nội dung như: “an toàn là trên hết”; “an toàn là bạn – tai nạn là thù”. Qua những biểu ngữ đó, người ta mong sao cho công việc lao động, xây dựng của họ được an toàn. Ở đây, bình an chính là không xảy ra tai nạn trong khi lao động.

Khi tham gia giao thông, chúng ta, ai ai cũng đều mong muốn không bị đụng xe, cướp giật, mong đi đến nơi về đến chốn an toàn. Ở đây, bình an là không có chuyện bất trắc xảy đến.

Rồi, trong cuộc sống, lúc còn trẻ, ai cũng mong muốn được đáp ứng những nhu cầu về tiền bạc, quần áo... khi lớn lên một chút thì mong được thi cử đỗ đạt, nghề nghệp ổn định, lấy vợ gả chồng được vừa ý. Khi đã ngoài 50 tuổi, ai chẳng muốn con cái ngoan hiền, ổn định. Và, khi đã đến tuổi xế bóng, cái tuổi chân yếu tay mềm, “thất thập cổ lai hy” thì lại mong con cái hiếu thảo, không phải tất bật lo toan những chuyện như: cơm - áo - gạo - tiền nữa. Cuối cùng, cuộc đời an nhàn thư thái là điều mà ai trong chúng ta lại không mơ về nó?.

 

Bình an của Đức Giêsu

Bài Tin Mừng hôm nay trình thuật lại cho chúng ta về phần cuối của cuộc diễn từ ly biệt giữa Đức Giêsu và các môn đệ. Trong lúc chuẩn bị Thầy trò chia tay nhau để Ngài lên đường chịu chết, chuộc tội cho thiên hạ. Vì thế, Đức Giêsu đã để lại cho các ông một gia sản quý giá hơn hết mọi thứ, đó chính là sự bình an. Ngài không nói: “Anh em hãy ở lại bình an”, mà nói: “Thầy để lại bình an cho anh em. Thầy ban cho anh em bình an của Thầy”.

Bình an của Đức Giêsu trao tặng cho các môn đệ không chỉ dừng lại ở việc an toàn về mặt thể xác, mà còn đi xa hơn để đạt được thứ bình an trong sâu thẳm trong tâm hồn. Bình an này hướng người ta về mầu nhiệm cách chung, nhiệm cục cứu độ.

Đức Giêsu chính nội dung của bình an; hay nói cách khác: Ngài chính là nguồn bình an, Ngài ban cho các ông chính bình an của Ngài.

 

Sống đặc tính ơn bình an

Khi Đức Giêsu trao ban bình an cho các môn đệ, Ngài cũng muốn mời gọi mỗi người chúng ta sống đặc tính của ơn bình an. Đặc tính đó là đón nhận chính nguồn ơn cứu độ và đi vào sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa là nguồn cội của bình an.

Sống trong đặc tính ơn bình an của Chúa còn là ở lại trong sự quan phòng của Ngài: “...Thầy bảo cho anh em biết: đừng lo cho mạng sống: lấy gì mà ăn; cũng đừng lo cho thân thể: lấy gì mà mặc [...] Hãy xem chim trời: chúng không gieo, không gặt, không thu tích vào kho; thế mà Cha anh em trên trời vẫn nuôi chúng. Anh em lại chẳng quý giá hơn chúng sao? Hỏi có ai trong anh em có thể nhờ lo lắng mà kéo dài đời mình thêm được dù chỉ một gang không? ...” (Mt 6, 25-29).

Tiếp theo, đặc tính của ơn bình an mang tính siêu việt, quy hướng về Quê Trời: "Anh em đừng tích trữ cho mình những kho tàng dưới đất, nơi mối mọt làm hư nát, nơi kẻ trộm khoét vách và lấy đi. Nhưng hãy tích trữ cho mình những kho tàng trên trời, nơi mối mọt không làm hư nát, nơi trộm cắp không đào ngạch và lấy đi được” (Mt 6, 19-21).

Cuối cùng, đặc tính này mời gọi chúng ta yêu thương nhau. Khi đã có Chúa là nguồn bình an. Có Chúa là tất cả, chúng ta cũng phải biết yêu thương nhau và sống đức công bằng. Hành vi này đã được Dakêu cảm nghiệm và diễn tả thật sâu sắc. Chuyện kể rằng: một hôm, Đức Giêsu vào thăm nhà một người thu thuế tên là Dakêu. Ngài ở lại đó dùng bữa chung với gia đình ông. Sự hiện diện của Ngài làm ông rất cảm động. Những cử chỉ của Đức Giêsu được kể là một sự chúc bình an cho gia đình ông. Được ơn bình an đó, ông Dakêu tự nhiên không những cảm mến Đức Giêsu, mà còn cảm thấy có trách nhiệm yêu thương đồng bào mình. Để cụ thể hoá lòng thương yêu đó, ông thưa với Đức Giêsu rằng: "Này đây, phân nửa tài sản của tôi, tôi xin phân phát cho người nghèo. Và nếu tôi đã làm hại ai cái gì, tôi xin đền gấp bốn" (Lc 19,8).

Như vậy, bình an mà Đức Giêsu ban tặng cho các môn đệ chính là bình an nội tâm. Bình an tuyệt đối. Bình an vượt xa lối hiểu của con người.

Đón nhận sự bình an của Chúa cũng chính là đón nhận chính Chúa, bởi vì Chúa là nguồn bình an (x. Ga 4,8,16; Rm 16,20).

Sống đặc tính của ơn bình an cũng chính là đi vào sự hiệp thông trọn vẹn với Thiên Chúa và tin tưởng phó thác vào Ngài. Và, khi đã có Chúa trong cuộc đời thì cũng phải biết đem Chúa đến cho người khác bằng những cử chỉ yêu thương, thân thiện và sống đức công bằng.

Mong sao lời chào chúc bình an trong mỗi thánh lễ: “Bình an của Chúa ở cùng anh chị em” luôn ngự trị trong tâm hồn mỗi chúng ta, để tâm hồn chúng ta luôn được bình an và được hưởng ơn cứu độ.

Lạy Chúa, Chúa là nguồn bình an, xin ban bình an của Chúa xuống trên chúng con như xưa kia Chúa đã trao ban cho các môn đệ. Xin cho con được sống ơn bình an đó một cách sâu xa, để tận sâu thẳm tâm hồn, chúng con an vui hạnh phúc vì có bình an của Chúa ở cùng. Amen.

 

Tác giả: Jos. Vinc. Ngọc Biển, SSP

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!