.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương I/I. Hai Mươi Ba Cộng Đoàn Hội Dòng Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương II/I. Diễn Tiến Một Ơn Gọi Đi Tu Dòng Mến Thánh Giá

Chương III/I. Vài Hàng Tiểu Sử Giám Mục Lambert de La Motte

Chương IV/I. Năm 1670, Năm Thành Lập Dòng Mến Thánh Giá

Chương V/I. Đặc Sủng hay Đoàn Sủng Ơn Gọi Cao Quí “Mến Thánh Giá”

Chương VI/I. Những Chặng Đường Mền Thánh Giá Việt Nam

Chương VII/I. Một Thí Dụ Về Sinh Hoạt Của Nữ Tu Mến Thánh Giá Việt Nam

Chương VIII/I. Một Báo Cáo Tổng Kết Điển Hình

Phần Hai : Giới Thiệu Từng Hội Dòng

Chương X/II. Giáo Tình Huế

Chương XI/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương XII/II. Giáo Tỉnh Sàigòn

Chương Kết Luận

Một Số Tài Liệu Tham Khảo

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
“Mến Thánh Giá” (1670-2008)
Tác giả: Gs. Đỗ Hữu Nghiêm
CHƯƠNG IV/I. NĂM 1670, NĂM THÀNH LẬP DÒNG MẾN THÁNH GIÁ

Ngài đến thủ đô nước Xiêm la là Juthia ngày 22/8/1662. Phải đợi bảy năm sau, ngài mới có thể đến thăm mục vụ Việt Nam, từ ngày 30/8/1669 đến 14/3/1670 và làm việc tại Đàng ngoài, với ba công trình quan trọng tại Việt Nam được chú ý và có ý nghĩa nhất cho việc xây dựng Giáo Hội tại Việt Nam là:

1. Truyền chức linh mục cho 7 thầy giảng vào tháng 1/1670.

2. Triệu tập Công Đồng Dinh Hiến ngày 4/2/1670

3. Thành lập dòng tu Việt Nam đầu tiên là Dòng Mến Thánh Giá ngày lễ tro 19/2/1670

Cả ba công trình đều là những dự án định chế cơ bản lớn lao đầu tiên để xây dựng, tổ chức và phát triển công cuộc truyền giáo, thành lập giáo hội địa phương ở Việt Nam

Ngài đến Việt Nam với mấy vị đồng thừa sai. Tất cả họ đếu xuất thân từ Pháp, sau một thời gian ngắn ngủi cư ngụ tại Xiêm La, họ không biết tiếng địa phương. Muốn tiếp xúc với dân chúng, Lambert de la Motte quan tâm đầu tiên là kiếm một vài người trong xứ có thể bắt đầu chuyển dịch lời họ nói và về sau giúp họ làm mục vụ. Hầu như tự nhiên họ cố trước hết là tiếp xúc với các phụ nữ. Các thừa sai làm điều đó khá khó khăn trong một xã hội có nhiều truyền thống lâu đời là « nam nữ thụ thụ bất thân ».

Giám mục Lambert de la Motte đã hình thành một dự án đào tạo các thiếu nữ tận hiến, sống tập thể, tuyên khấn như các nữ tu, và có thể dùng thời gian của họ phục vụ công tác xã hội truyền giáo trong Giáo Hội theo một bản luật uyển chuyển, trưc thuộc Đấng Bản Quyền địa phương.

Hình Thành Một Linh Đạo Việt Nam 

1/. Trong số những người gặp Giám Mục de la Motte ở Marseille năm 1660 và cùng đi Viễn Ðông với ngài, linh mục Deydier là một trong những người chia sẻ sâu đặm linh đạo của ngài. Linh mục đã cùng Giám Mục Lambert sống theo luật «Hội Dòng Những Người Yêu Mến Thánh Giá » (La Congrégation des Amateurs de la Croix) mà Giám mục muốn lập cho toàn thể các nhà truyền giáo hải ngoại. Sau này, khi Giám mục F. Pallu lãnh sứ mệnh về Roma trình báo và thảo luận với Toà Thánh, dự án lập dòng này đã không được chấp nhận.

Nhưng ý muốn lập một tu hội như vậy cũng cho thấy rõ linh đạoGiám mục Lambert muốn đặt cho mình. Linh đạo này có ba nền tảng: lòng yêu tha nhân, tinh thần cầu nguyện và đời sống khổ hạnh theo gương con đường thập giá của Chúa. Chính trên ba nền tảng này mà Giám mục Lambert đã lập nên một công trình vừa độc đáo, vừa phong phú, phù hợp với nếp sống văn hóa Việt Nam và nhiều nước Á Đông khác.

Ðó là việc ngài lập Dòng Các Người Nữ Mến Thánh Giá (Les Amantes de la Croix). Dòng tu ấy là kết quả cuộc gặp gỡ, hay đúng hơn, tổng hợp một lý tưởng cao cả về đời sống tu trì mà ngài vẫn hoài bão từ nhiều năm nay với một ý chí dấn thân triệt để của một nhóm phụ nữ Ðàng Ngoài, muốn dâng mình cho Chúa, mà chưa ai đã có thể tìm ra một mẫu mực.

Linh mục Deydier rất chú ý đến đời sống đạo trong các cộng đoàn. Ngài để ý đến tài nguyên truyền giáo của chi em phụ nữ Việt Nam. Vào cuối năm 1669, đầu năm 1670, Linh mục giới thiệu một nhóm khoảng 30 phụ nữ Việt Nam, trinh nữ có, góa phụ có, đã quen sống với một nếp sống khổ hạnh. Các chị muốn xin Giám mục một bản luật để sống chung thành cộng đoàn. Giám mục Lambert thấy ngay đây là ý Chúa Quan Phòng nhiệm mầu thúc đẩy. Giám mục liền biên một thơ luân lưu gởi các thiếu nữ đã làm lời khấn trinh khiết và đang sống chung từ nhiều năm nay, bày tỏ nỗi vui mừng và hứa bày cho họ một lối sồng làm đẹp lòng Chúa và vinh danh Ngài.  

Giám Mục Lambert muốn áp dụng những nguyên tắc tu trì cao nhất lúc dó ở Âu Châu với ba khuynh hướng linh đạo chiêm niệm, truyền giáo và khổ hạnh vào môi trường Việt Nam. Chính nơi đây, giáo hội đã và đang bị nhiều bắt bớ, cấm cản. Ngài đặc biệt nhấn mạnh đến linh đạo Thánh Gíá của ngài. Giám mục viết:

Mục đích của dòng tu này là tuyên hứa đặc biệt suy gẫm mỗi ngày về những thương khó Chúa Giêsu Kytô đã chịu và coi đó như một phương tiện thích ứng nhất để hiểu biết Chúa hơn và yêu mến Chúa hơn.”

Cuối tháng 3/1672, ngài trở về Xiêm La. Ngài đã thực hiện một số công việc quan trọng, trong đó có việc thành lập Hội Dòng Mến Thánh Giá tại Juthia với bản luật như ở Việt Nam.

Dòng Mến Thánh Giá phát triển và tăng trưởng không ngừng. Nhưng lịch sử hình thành và phát triển của Hội Dòng cho thấy rằng các nữ tu Mến Thánh Gía Việt-nam đã trải qua một đêm dài khủng khiếp

Tác giả Gs. Đỗ Hữu Nghiêm

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!