.:: Cong Giao Viet Nam ::.


Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
  Tủ Sách - Chủ Đề
  Suy Tư - Chiêm Niệm
  Văn Hóa - Xã Hội
  Y Tế - Giáo Dục
Mục Lục

Chương I: Linh Mục Đắc Lộ, vị sáng lập chữ quốc ngữ và xây dựng Thiên Chúa Giáo tại Việt Nam

Chương II: Phương Pháp Suy Luận Đông Tây

Chương III: Nhân Tính

Chương IV: Cứu Độ

Chương V: Tình Ái

Chương VI: Quan Niệm Về Một Nguyên Lý Siêu Việt

Chương VII: Niềm Tin Vào Một Ngôi Vị Thiên Chúa, Thượng Đế, Ông Trời

Chú thích và sách tham khảo

Nối kết
Văn Hóa - Văn Học
Tâm Linh - Tôn Giáo
Truyền Thông - Công Giáo
Tủ Sách Đàm Đạo Tôn Giáo
Tác giả: Lm. Jos Cao Phương Kỷ
CHƯƠNG VI: QUAN NIỆM VỀ MỘT NGUYÊN LÝ SIÊU VIỆT

Như đã trình bày trong phần Dẫn Nhập, cuộc hành trình tinh thần đi tìm Đấng Siêu Việt bắt đầu dò dẫm quan sát và suy tư từ nhân sinh, nhân tính của một con người có một địa vị, một chỗ đứng trong trời đất, rồi qua những ước vọng lớn lao của con người muốn được hưởng Thiên Ân Cứu Độ, nhờ căn nguyên và động lực của Tình Ái Vô Biên thúc đẩy, và vì trái tim xao xuyến của con người không bao giờ được an tâm, mãn nguyện cho đến khi gặp được Nguồn Suối Nước đầy tràn hạnh phúc, hoan lạc của chính” Đấng”, mà Bản Tính là Tình Ái. Như vậy, cuộc hành trình ấy đã đi từ cụ thể, hữu hình tới siêu việt, vô hình.

    Do đó, trong Chương Sáu này, ta sẽ bàn giải những ý niệm về Một Nguyên Lý Siêu Việt, là Nguyên Lý Tuyệt Đối của vũ trụ càn khôn. Về bên Tam giáo Đông Phương, sẽ lần lượt suy tư về những quan niệm siêu hình (ngày xưa gọi là “Hình Nhi Thượng Học”, tức là cái học thuộc về những lẽ vô hình, rất uyên áo cao viễn: coi Nho Giáo, q.I, trang 67), như: “ĐẠO” là gì, một ý niệm trừu tượng rất hay dùng trong Nho giáo, Lão giáo và Phật giáo, nhưng mỗi tông phái, triết học lại diễn giảng với những sắc thái khác biệt. Do đó, trong Đoạn I, ta tìm hiểu ý nghĩa “ĐẠO” của Nho Giáo. Đoạn II, “ĐẠO” của Lão-Trang. Đoạn III”ĐẠO”, “Thái Cực”, theo các môn phái Lý Học, Tâm Học, tức Đạo Học. Đoạn IV, sẽ bàn về Ý Thức Siêu Thoát trong Phật Giáo. Ngoài danh xưng “ĐẠO”, các triết gia còn dùng nhiều danh từ khác nữa để chỉ Nguyên Lý Tuyệt Đối, chẳng hạn như: Thái Cực, Vô Cực, Vô, Vô Danh, Chân Như.... Trong ba Đoạn trên, ta nhận thấy quan niệm về “ĐẠO”, về Một Nguyên Lý Tuyệt Đối, theo “Nhất Nguyên Luận”, nghĩa là “Vạn Vật Nhất Thể”, coi vũ trụ càn khôn là một khối duy nhất. Trong Chương bảy, ta sẽ bàn về Nguyên Lý Tuyệt Đối đó được mô tả, suy luận, theo triết lý về Ngôi Vị, Nhân Vị, hay Bản Vị, nghĩa là về Một Đấng Tối Cao, Siêu Việt, làm Chủ Tể, là Đấng Tạo Hóa, cai trị, xét xử, điều khiển muôn vật muôn loài. Đó là quan niệm về Một Đấng Thượng Đế, Chủ Tể vũ trụ, là Thiên, Thiên Chủ, Trời, Ông Trời… như ta thấy trong lịch sử tôn giáo ở Việt Nam, Trung Hoa. Cũng nên nhận định trước: Theo văn hóa, và triết lý Đông phương, vì ảnh hưởng của triết lý “Nhất Nguyên Luận”, “Nhất Quán”, tức là coi vũ trụ vạn vật là Một Toàn Thể, Một khối, nên mới có thuyết “Vạn Vật Nhất Thể”. Còn Thiên Chúa Giáo, chú trọng đến quan niệm Ngôi vị, Bản vị, hay Nhân vị, nên phân biệt Ngôi Vị Tuyệt Đối của Đấng Tạo Hóa, “KHÁC” với các “nhân vị” của loài thụ tạo, tuy rằng hết mọi vật mọi loài đều bởi Thiên Chúa mà ra. Đó là sự khác biệt căn bản giữa hai luồng tư tưởng, mặc dầu cả hai đều cố gắng tìm kiếm và suy tư để hiểu biết về Một Nguồn Gốc của vạn sự vạn vật.

ĐOẠN I.   QUAN NIỆM “ĐẠO” TRONG NHO GIÁO

Trong Đoạn I này, ta sẽ lần lượt trình bày những ýniệm về Đạo như:

A. Định nghĩa chung, Đạo là gì?

B. Nho Giáo phân biệt “ĐẠO” và “đạo”, khác nhau như

thế nào?

C. Đạo : nguồn gốc, bản thể và sinh hóa của Vũ Trụ.

D. Ngũ Hành, cơ cấu của vũ trụ.

E. Đạo : nguồn gốc sự biến hóa của Vũ Trụ

     Trước khi bàn đến các ý niệm trừu tượng, siêu hình của Nho Giáo về “ĐẠO”, ta nên giải nghĩa theo nguyên tự, theo nghĩa đen, nghĩa siêu hình, nghĩa bóng. Tại sao lại phân biệt “Đạo” và “đạo”?

A.   ĐỊNH NGHĨA CHUNG: ĐẠO LÀ GÌ?

     Danh từ “ĐẠO” (chữ hoa) hay “đạo” rất thông dụng trong ngôn ngữ Việt nam, nên cần truy tầm ý nghĩa căn do của chữ đó bởi đâu mà ra! Ta thường được nghe thấy chữ đó ghép với các danh từ khác như: Đạo Thiên Chúa, Đạo Công Giáo, Đạo Phật... hoặc Thiên Đạo, Địa Đạo, Nhân Đạo..; (viết theo lối chữ thường) như: đạo vợ chồng, đạo làm con, đạo làm người, đạo xử thế…, lãnh đạo, hướng đạo.., việc đạo, việc đời, việc đạo đức… Gần đây, trong Sách Lễ, phần Kinh Tạ Ơn, bản dịch mới (1991?), có câu: “Chúng con tạ ơn Cha mọi nơi mọi lúc, nhờ Chúa Giê-Su KiTô, Con yêu quí của Cha, thật là chính đáng, “phải đạo”, và sinh ơn cứu độ cho chúng con”. Vậy, “phải đạo”, nghĩa là làm sao?

    1.  Định Nghĩa về Chữ “ĐẠO” và “đạo”

    Theo nghĩa đen, chữ Hán-Việt “đạo”, có nghĩa là đường đi, hay đường lối cách thức, luật lệ, như: độc đạo (đường một chiều), hướng đạo, quĩ đạo... (Chú ý: chữ đạo, “đồng âm dị nghĩa”, vừa có nghĩa là "đường đi", vừa có nghĩa là “nói” như danh từ “đàm đạo”; ngoài ra, còn một nghĩa nữa là “trộm cướp” như “đạo tặc”, v.v.: trong Hán tự, mỗi ý nghĩa có một chữ viết khác, không giống tiếng Việt, vừa viết, vừa đọc âm là một chữ).

    Theo nghĩa bóng, nghĩa trừu tượng, siêu hình, nhưng chưa thật là huyền bí, thì chữ “đạo” chỉ đường hướng, chính sách, bổn phận, phận vụ, hay đặc tính, đặc điểm, đã ấn định riêng cho từng sự vật, từng con người trong vũ trụ. Chẳng hạn, theo Nho giáo, trong câu nói: “đạo làm con phải thảo kính cha mẹ” (chữ “đạo”, viết lối chữ thường, để phân biệt với chữ “ĐẠO”, chỉ Nguyên Lý Siêu Việt), thì chữ “đạo” là đường lối cư xử, là bổn phận phải làm, lý tưởng phải theo, lề luật phải giữ cho hợp với phận sự làm con đối với cha mẹ.

    Do đó, từ thế giới hữu hình, tương đối, gọi là"Hình Nhi Hạ Học", người ta “vượt” lên “Hình Nhi Thượng Học”, tức cõi huyền bí, rồi lý luận rằng: trên mọi vật, mọi loài, trên hết các “đạo” tương đối, phải có một “ĐẠO” (luôn viết chữ hoa) Phổ Biến, Tuyệt Đỉnh, bao trùm tất cả các “đạo” (viết chữ thường), và làm Mẫu Mực cho muôn loài. ĐẠO ấy rất huyền bí, vô hình, vô tượng, là Nguyên lý, Nguồn Gốc của vũ trụ, là Cơ Cấu, Là Đường Hướng Vận Chuyển, Biến Hóa, Điều Hòa của muôn vật muôn loài. Ta sẽ bàn luận thêm ở dưới (149).

    2.  Lai lịch về Ý Niệm “ĐẠO”

     Quan niệm “ĐẠO” phổ biến, tuyệt đối này được tất cả các tôn giáo, triết lý thời cổ cùng dùng, tuy mỗi môn phái giải thích khác nhau. Bởi vậy, Đức Khổng Phu Tử nói: “Sáng nghe Đạo, tối chết cũng đáng “ (triêu văn Đạo, tịch tử khả hỉ, Luận Ngữ 4:8). Phật giáo cũng dùng chữ ĐẠO để chỉ lúc được giác ngộ, đốn ngộ (sudden Enlightenment) là lúc được “kiến Đạo”(151).

    Theo Lịch sử triết học Trung Hoa, ta thấy môn phái của Dương Chu, Lão Tử, Trang Tử được gọi là “đạo gia” (taoist). Nhưng các vị danh nho như Chu Hi, Vương Dương Minh (Nho giáo) cũng gọi là “đạo gia”, vì phong trào phục hưng Khổng học của họ mang tên “Đạo Học”

    Các đạo gia của Nho Giáo như Hàn Dũ (768-824) và Lí Ngao (chết 844?) cho rằng việc truyền Chân Lý hay Đạo bắt đầu từ các Thánh Vương Nghiêu-Thuấn cho đến Khổng Tử, Mạnh Tử là chấm dứt. Sau đó, không ai hiểu đúng về Đạo, về Chân Lý Tuyệt Đối nữa! “Cái ta gọi là Đạo, không phải là cái Đạo của Lão Tử và Phật. Vua Nghiêu lấy Đạo truyền cho Vua Thuấn. Vua Thuấn truyền cho Vua Vũ (sáng lập nhà Hạ). Vua Vũ truyền cho Vua Văn, Vũ, Chu Công (ba người sáng lập nhà Chu). Văn, Vũ, Chu Công truyền cho Khổng Tử. Khổng Tử truyền cho Mạnh Tử”… Các đạo gia như Chu Hi lập ra phái Lý Học và Vương Dương Minh lập ra phái Tâm Học, cũng là tiếp tục ngành lý tưởng của Khổng Học, nhất là khuynh hướng thần bí của Mạnh Tử(152).

    Trái lại, các đạo gia của môn phái Lão-Trang lại muốn dành phần ưu thắng cho học thuyết của mình. Vì thế, Trang Tử cho rằng nho gia (Khổng Học) chỉ biết “lề lối chế độ” cụ thể, chứ không biết gì tới nguyên lý tiềm ẩn, còn đạo gia (Lão-Trang) thì biết"nguyên lý" chứ không biết lề lối chế độ. Nói cách khác, nho gia chỉ biết “ngành” của Đạo, chứ không biết phần "cội rễ" của Đạo; còn đạo gia thì biết căn bản chứ không biết ngành.

    Nói tóm lại, ý niệm về “Đạo”, là một cố gắng của các nho gia, đạo gia, thiền gia, đi tìm Một Chân lý độc nhất làm căn nguyên cho sự hiện hữu của vũ trụ mà họ tạm gọi là Đạo. Nhưng mỗi môn phái, triết thuyết chỉ bàn về một khía cạnh nào đó của Đạo mà thôi. Vì thế, nếu muốn hiểu biết ý niệm về Đạo một cách đầy đủ hơn, cần phải phối hợp các khái niệm lại để chúng bổ túc cho nhau. Mối ưu tư chung của các triết gia Đông Phương là tìm về một nguồn độc nhất của vạn sự vạn vật. Tư tưởng, triết lý chỉ đạo là “lẽ nhất quán” của vũ trụ, tức là Nhất Nguyên Luận (Monism). Do đó, có thể nói, triết lý Đông phương là những cố gắng suy tư để giải thích những quan niệm thống nhất như: “vạn vật nhất thể”, “thần nhân tương dữ”, “tam tài”… Muôn vật muôn loài chung qui chỉ có một mối mà thôi như lời phát biểu của Khổng Tử: “Thiên hạ lo gì nghĩ gì? Thiên hạ tuy có nhiều đường khác nhau, nhưng cũng về một mối, trăm điều lo nghĩ mà vẫn quay về một mối. Thiên hạ lo gì nghĩ gì? (Thiên hạ hà tư hà lự? Thiên hạ đồng qui nhi thù đồ, nhất trí nhi bách lự. Thiên hạ hà tư hà lự? Hệ từ hạ). (153).

B.   PHÂN BIỆT “ĐẠO” VÀ “đạo”

    Tất cả các triết gia thời cổ đều cố công đi tìm “ĐẠO”, tức Chân Lý Tuyệt Đối, như một cứu cánh cần vươn tới. Nhưng cách suy tư, diễn tả Chân lý đó rất khó khăn, và phức tạp, vì Thực Tại đó là Siêu Việt, thuộc “Hình Nhi Thượng”, vô hình, còn trí khôn loài thụ tạo, và ngôn từ thuộc loài tương đối. Do đó, cần phải nghiên cứu riêng từng môn phái đối với ý niệm Đạo, để giúp ta có một cái nhìn tổng quát và đầy đủ hơn về Chân Lý Tuyệt Đối đó.

    1.  Phân Biệt hai Ý Niệm về “ĐẠO” và “đạo”

    Các nho gia phân biệt hai ý niệm: một là “ĐẠO” (viết chữ hoa, trong Việt ngữ), để chỉ chính Nguyên Lý Thuần Nhất, từ đó phát sinh và biến hóa vạn sự vạn vật trong vũ trụ; hai là, “đạo” (viết chữ thường), trong “Dịch Truyện” để chỉ những cái “lý” rất phức tạp, chi phối từng loại, từng sự vật khác nhau trong vũ trụ. Mỗi loài có cái “lý”, hay cái “đạo” riêng của nó. Chẳng hạn, “đạo làm người”, nghĩa là gì? Hễ ai là người thì cũng có “đạo” ấy, tức là cái làm cho giống người, khác hẳn với các giống khác. Cho nên, “đạo làm người”, tức là các đặc tính, đặc điểm, bổn phận, nghĩa vụ, phận sự… tạo thành cấu kết nên một con người, một cá nhân cụ thể. Vậy, ý nghĩa của câu nói: “đạo làm người”, là nhắn nhủ ta hãy cư xử, hành động, tư tưởng cho thích hợp với địa vị, và bản tính của con người “linh ư vạn vật”, phải sống làm sao “cho ra cái giống người”! (Tú Xương).

    Ý niệm về “đạo” này đã được Đức Khổng Tử áp dụng vào luân lý, đạo đức, tức “Chính Danh Định Phận”. Theo học thuyết này, mỗi người phải ăn ở, cư xử cho thích hợp với danh xưng của chính mình. Chẳng hạn, câu nói: “đạo làm con”, phải phụng dưỡng cha mẹ. Vậy “đạo làm con” không được làm gì? Nếu là nguời con mà ngỗ nghịch, bất hiếu với cha mẹ, thì không còn xứng đáng gọi mình là “con” nữa, vì danh xưng “con”, phải kèm theo những bổn phận, nghĩa vụ của nó, danh nào, bổn phận nấy. Cũng thế, “đạo vợ-chồng”: nếu muốn xứng với danh hiệu đó, thì vợ chồng phải chung thuỷ với nhau, yêu thương, tôn trọng nhau… Trái lại, vợ hay chồng bất trung với nhau, lỗi bổn phận, thì không còn xứng đáng mang danh là vợ, là chồng nữa! (154).

    Ta có thể so sánh ý niệm “đạo” với ý niệm "cộng tướng" (universal) trong triết học Tây phương hay "biến hạng" (variables) trong công thức toán học hay Luận lý học tượng trưng (symbolic logic). Một biến hạng a, b, c,… thay thế cho một “loại” hay nhiều “loại” vật cụ thể, cùng có những đặc điểm, đặc tính như nhau. Cần nói thêm: ý niệm “đạo” theo Khổng Tử nghiêng về bổn phận luân lý, còn ý nghĩa chữ “đạo” trong “Dịch Truyện” mang tính chất trừu tượng, siêu hình hơn, như sẽ bàn ở dưới đây.

     2.  Ý Niệm “đạo” Dùng Trong Dịch Kinh

     Theo Lịch sử Triết Học Trung Hoa, Dịch Kinh vốn là sách dùng để bói toán. Sau này, các nho gia đã thêm vào một phần gọi là “Dịch Truyện”(Appendices) gồm những bài chú giải về nguồn gốc vũ trụ, siêu hình, và luân lý. Theo truyền thuyết, Dịch Kinh do Phục Hy hoặc Văn Vương lập ra.

Ở đây, không cần biết về bói toán như cát, hanh, lợi..., nhưng chỉ xét xem những “công thức” trong Dịch Kinh tượng trưng cho ý nghĩa gì. Chu Hi phân biệt hai loại: “Quẻ Đơn”, và “Quẻ Kép”. Quẻ đơn gồm có tám quẻ đơn, gọi là “bát quái”

“Quẻ Đơn” có ba gạch, mỗi gạch gọi là hào:

KIỀN   ĐOÀI   LY   CHẤN   TỐN   KHẢM   CẤN   KHÔN

“Quẻ Kép” gồm có sáu hào do sự phối hợp đắp đổi chồng nhau của hai Quẻ đơn mà thành ra (8x8) là 64 “quẻ sáu vạch”, tức là 384 hào.

KIỀN          KHÔN

Mỗi “quẻ đơn”, mỗi “quẻ kép”, mỗi “hào” được coi là những “công thức”' và mỗi “công thức” biểu tượng cho một “đạo” hoặc nhiều “đạo”. Người ta cũng giả thiết rằng: những lời bàn, lời giải của các triết gia về 64 quẻ kép và 384 hào là biểu thị cho tất cả các “đạo” ở trong vũ trụ. Chẳng hạn, quẻ KIỀN và các hào của nó biểu thị cái “đạo” của các loài, các vật “mạnh”, trong vũ trụ. Do đó, vật nào, loài nào có đủ điều kiện về “mạnh”, thì được xếp loại vào trong “công thức” tượng trưng cho “Kiền”. Trái lại, quẻ kép và hào của “KHÔN” đều biểu thị cho “đạo” của các loài, các vật có điều kiện “thuận”. Bởi vậy, người xưa cho rằng, nếu muốn biết “đạo” của người chồng phải thế nào, thì coi xem quẻ Kiền trong Dịch Kinh nói gì; trái lại, nều muốn biết “đạo” của người vợ thì coi quẻ Khôn.(155). ( Chú ý: ý niệm “đạo” đã được Trình Di và Chu Hi suy diễn để làm thành ý niệm “lý” trong thuyết “LÝ HỌC”, như sẽ bàn sau).

C.   ĐẠO: NGUỒN GỐC, BẢN THỂ, SINH HÓA CỦA VŨ TRỤ

    Nếu trong vũ trụ này, loài nào, vật nào cũng đều có cái “đạo” của nó, thì xét về mặt toàn thể thống nhất của , vũ trụ, ta nhận thấy cái “đạo” bao trùm của tất cả các “đạo”, chính là “ĐẠO” Đơn Nhất, Thuần Nhất, Tuyệt Đối, phát sinh và biến hóa mọi vật mọi loài. ĐẠO này làm Mẫu Mực Tối Thượng cho sự vận hành, cho “đường hướng” của toàn thể vũ trụ.

     1. ĐẠO và ÂM-DƯƠNG: SINH HÓA CỦA VŨ TRỤ

     Trong Hệ từ (Dịch truyện III) có câu: “Một DƯƠNG một ÂM: gọi là ĐẠO” (Nhất Dương nhất Âm vị chi Đạo). Câu này có ý nghĩa triết lý, siêu hình như thế nào? ĐẠO là Nguyên Lý linh diệu, huyền bí vô cùng, ta không thể hiểu được rõ chân tính, chân tướng, hay bản thể của ĐẠO ấy. Nhưng ta có thể quan sát sự biến hóa, sinh thành của vạn vật mà biết được cách thức hành động của Đạo ấy biểu lộ ra trong thiên nhiên như thế nào. Muốn sản xuất một vật gì thì cần phải có “động tác”, tức năng lực phát sinh ra nó, đồng thời lại phải có “chất liệu” để tạo ra nó. Một bên là hành động, là “động”, bên kia là thụ động, là “tĩnh”. Động-Tĩnh đi liền nhau, khác nhau nhưng đối đáp, tương đối, điều hòa với nhau, hợp tác với nhau. Yếu tố chủ động và mạnh đó là DƯƠNG, yếu tố thụ động và thuận đó là ÂM. Trên bình diện siêu hình, Âm-Dương tức là Luật Tương Đối, Điều Hòa, TrungHòa của ĐẠO. Cho nên, Đạo của vũ trụ khởi đầu bởi sự biến hóa của hai cái Tương Đối đó. Nên chú ý: chữ Âm và Dương không có ý nghĩa tự tại, tuyệt đối, tức là một vật không nhất định luôn luôn là Âm, hay là Dương, nhưng nó thay đổi tùy sự tuơng đối, tương quan với các vật khác. Chẳng hạn, bà hoàng hậu là “Âm” tương đối với vua là “Dương”; nhưng bà lại là “Dương” khi so sánh bà là mẹ sinh ra hoàng tử; vì thế, biểu hiệu của bà là con chim đậu phía Nam, mùa của Dương, hạ chí. Hoàng đế là “Dương “đối với dân, nhưng là “Âm” đối với “Thái Cực” (Thái Nhất). Nếu nhìn vào hình của Thái Cực (ở chính giữa), ta thấy một hình tròn chia làm hai phần bằng nhau, phần trắng chỉ Dương, phần đen chỉ Âm, nhưng trong phía Âm có một “chấm trắng”, và trong phần Dương có một “chấm đen”. Chấm trắng đó có nghĩa là: trong Âm đã chứa đựng “mầm mống” của Dương và chấm đen đó nghĩa là: trong Dương đã chứa sẵn “mầm mống” của Âm (coi hình Thái Cực và bát quái).

    Nói tóm lại, những danh từ Âm, Dương, khởi đầu theo nghĩa đen để chỉ sáng-tối, nam-nữ, trống-mái, đực-cái…, nhưng về sau dùng trong “Hình nhi thượng học” (siêu hình học) những chữ đó đã đổi sang ý nghĩa trừu tượng ám chỉ các lực lượng tương phản, tương đối nhau. Trong Dịch Kinh, biểu tượng cho Dương là một gạch liền (___), và Âm là gạch đứt

(_ _). Cặp Âm-Dương đó (_ _ và ___) đã phối hợp mà làm ra “bát quái”, tức tám” quẻ ba đơn”, (mỗi quẻ ba gạch), và 64 “quẻ sáu kép”, (mỗi quẻ sáu gạch), cả thảy là 384 hào (gạch), tức là những “đạo”, những thế lực vô hình chi phối sự vận chuyển trong vũ trụ (156).

     2.  LÝ THÁI CỰC Là Gì?

     Trong Hệ từ (Dịch Kinh) cũng có câu: “Đạo Dịch có Thái Cực, Thái Cực sinh ra hai nghi, hai nghi sinh ra bốn tượng, bốn tượng sinh ra tám quẻ (Dịch hữu Thái Cực, thị sinh lưỡng nghi, lưỡng nghi sinh tứ tượng, tứ tượng sinh bát quái). Tất cả các danh từ trong câu trên đây đều có ý nghĩa siêu hình biểu thị Luật Điều Hòa, Tương Đối mà ta suy diễn được trong cách thức biến hóa, sinh thành của vũ trụ. Đối chiếu với câu trên thì ĐẠO là (LÝ) THÁI CỰC, và Âm-Dương là Lưỡng Nghi...

     Bởi vậy, ĐẠO hay (LÝ) Thái Cực vô cùng huyền bí, tâm trí con người không thể hiểu được bản thể linh diệu vô biên đó, nhưng có thể quan sát cái động thể của ĐẠO (Lý Thái Cực) để biết các sự vật sinh thành, biến hóa làm sao. Nho gia chỉ chú trọng nghiên cứu cái động thể mà thôi! Ta thấy vạn vật luôn sinh hóa, biến đổi không ngừng: đó là ý nghĩa của chữ DỊCH (Dịch là biến đổi) và biến hóa theo Luật Tương Đối, tức Luật Âm-Dương. Âm-Dương theo lẽ Điều Hòa mà sinh ra Ngũ Hành là Thuỷ, Hỏa, Kim, Mộc, Thổ. Những danh từ này cũng phải hiểu theo nghĩa siêu hình, ám chỉ “đạo”, lực lượng vô hình đối đáp nhau để phát sinh vạn vật và lôi kéo vạn vật biến chuyển một cách điều hòa, trung hòa. Nói tóm lại, theo nho gia, mọi sự mọi loài hiện hữu đều do ĐẠO mà ra và đều có cùng một nguồn gốc là ĐẠO. Đó cũng là ý nghĩa của thuyết: “Vạn Vật Nhất Thể”.

D.   NGŨ HÀNH: CẤU TRÚC CỦA VŨ TRỤ.

     Như ta đã thấy ở trên, các nho gia đã dùng triết lý Âm-Dương điều hòa theo Luật Tương Đối để chứng minh cho thuyết “Vạn Vật Nhất Thể”, vạn sự vạn vật đều bởi một nguồn gốc là “ĐẠO” mà ra. Các nho gia còn tìm phương thức để giải nghĩa cái cấu trúc của vũ trụ được xếp đặt và vận chuyển như thế nào. Đó là thuyết về “NGŨ HÀNH”' sau đó, mới cắt nghĩa sự liên đới giữa thiên đạo, nhân đạo, và địa đạo để chứng minh cho thuyết “Thần-Nhân Tương Dữ”, “Tam Tài”, “Hồng Phạm”, “Cửu Trù”, “Mục đích luận”, “Duy cơ luận”,…

     1.  Thuyết “Ngũ Hành” là gì?

     Quan niệm về “Ngũ Hành”, là thiên thứ nhất trong “Cửu Trù”. Ngũ Hành gồm có: thứ nhất là Thuỷ, nhì là Hỏa, ba là Mộc, bốn là Kim, năm là Thổ. (Tính chất của) Thuỷ là ướt và xuống. Hỏa là cháy và lên. Mộc là cong và thẳng. Kim là nhường và đổi. Thổ là gieo giống, gặt hái.

     Như trên đã trình bày về thuyết Âm-Dương, các triết gia đi từ những quan sát các vật cụ thể, các hiện tượng thiên nhiên như: sáng-tối, ngày-đêm, nóng-lạnh, giống đực-giống cái, nam-nữ,… để rút ra những ý niệm trừu tượng, siêu hình, tức là nói theo kiểu ngày xưa, từ “Hình nhi hạ học” vượt lên “Hình nhi thượng học”. Quan niệm về Ngũ Hành cũng vậy. Khởi đầu, Ngũ Hành chỉ những chất như nước, lửa, gỗ, kim loại, đất… cấu kết nên thế giới, vũ trụ này. Nhưng theo lý luận siêu hình học, Ngũ Hành ám chỉ những thế lực điều khiển sự vận chuyển, biến hóa của lịch sử nhân loại, và là nền tảng của các triết thuyết như: “Vạn vật nhất thể”, “Thần-Nhân tương dữ”, v.v.

     Chữ “Hành” nghĩa là “làm”, hoạt động, nên ngũ hành, theo nghĩa đen là năm hoạt động hay năm tác nhân (agents). Người ta cũng gọi là “Ngũ Đức”, năm thế lực. Về phương diện nguyên liệu, chất liệu, Ngũ Hành là năm yếu tố cấu thành vũ trụ. Do đó, chữ “hành” lại có nghĩa là “yếu tố” (element), trong đó Hành Thổ ở giữa (Trung Cung) là căn cơ và cũng là cùng đích của muôn vật. Ngũ Hành là năm yếu tố cộng thêm yếu tố cốc (lúa) là sáu yếu tố cần thiết cho sự sống. Vì thế, vị quân vương và mọi người phải chăm lo khai thác, mở mang kinh tế, nông nghiệp và kỹ nghệ, thì dân mới no, mới giầu, nước mới mạnh được. Về phương diện không gian, Ngũ Hành chiếm năm vị trí chính yếu là: Đông, Tây, Nam, Bắc, Trung. Về thời gian, Ngũ Hành biểu thị năm thời đại khác nhau, năm mùa khác nhau, bốn mùa “biến thiên” bên ngoài và một mùa “hằng cửu” bên trong vừa là mùa hoàng kim khởi thuỷ, vừa là mùa Hạnh Phúc lý tưởng lúc chung cuộc.

     Về phương diện siêu hình, Ngũ Hành gồm một Trung Điểm bên trong và “tứ tượng” bên ngoài, tức là gồm cả huyền cơ về bản thể, về nguyên lý hằng cửu, tức lý Thái Cực ở bên trong, và bốn hiện tượng, tức dịch lý biến thiên ở bên ngoài. Tứ tượng là bốn hiện tượng, trạng thái biến đổi của một bản thể bất biến. Do đó, theo nghĩa siêu hình huyền bí, chữ “Hành” phải hiểu là “đạo”, là” diễn biến” (processus) của một nặng lực trung tâm phát ra tứ phía đồng thời thay hình đổi dạng khác nhau tùy chỗ. Cách thức biến đổi đó khi thì có tính chất chảy, uyển chuyển, lúc thì cứng rắn, nóng nảy. Hành “Thổ” ở giữa, vì tính chất mầu mỡ của đất để sinh sản hoa mầu, nên tượng trưng cho năng lực sáng tạo của Thiên, của Nguyên Lý Tuyệt Đối. Do đó, vạn sự vạn vật, mọi biến thiên trong vũ trụ, chung cuộc đều bởi một “ĐẠO” mà ra, để chứng minh cho thuyết “Vạn vật nhất thể”(157).

     Theo lý luận siêu hình, “ĐẠO” đó đã biến ra “Ngũ Cung”, trong âm nhạc cổ truyền. Thiên (ĐẠO) xướng dấu nhạc, và Địa đáp lại bằng tiếng “cồng”' và tiếng cồng đó vang dội ra bốn phương, thành ra bốn cung, rồi tiếng cồng và bốn cung hợp nên Ngũ Cung, tất cả đều phát xuất từ một “Đạo” mà ra. (158).

     Chú ý: Trung Hoa lấy tứ Linh (bốn con vật thiêng) là: Long, Li, Qui, Phượng, để tượng trưng cho tứ tượng.

     2.  Liên Đới giữa Thiên-Đạo, Nhân-Đạo, Địa-Đạo

     Từ cách thức cấu trúc của vũ trụ, tức cách xếp đặt và vận chuyển của Ngũ Hành, các triết gia suy diễn ra sự liên đới giữa Thiên-Đạo, Nhân-Đạo, và Địa-Đạo, để lập ra các thuyết sau đây:

     a) Thần-Nhân tương dữ (Trời và người có quan hệ với nhau). Theo thuyết này thì đời sống con người mật thiết lên hệ với thiên nhiên và nhất là Thiên Lý, Thiên Mệnh, tức Đấng Tạo Hóa. Thuyết này cũng được hai thuyết khác hỗ trợ là Mục đích luận (teleology), và Duy cơ luận (mechanistic).

    b) Mục Đích Luận. Thuyết này chủ trương vạn sự vạn vật, và mọi biến cố, hiện tượng trong vũ trụ đều đã được xếp đặt theo một mục đích, một ý hướng nào đó, do bàn tay sáng tạo và chỉ vẽ của một Đấng Thượng Trí siêu phàm nên vũ trụ mới có trật tự, hòa hợp. Vả lại, vũ trụ này được tạo dựng với mục đích là phục vụ con người. Do đó, nếu con người–đặc biệt vị quân vương được coi là đại diện cho dân nước–không tuân giữ Thiên Mệnh, tức Mệnh Lệnh của Trời, hay xử sự trái với Thiên Lý, Thiên Đạo, thì sẽ gây nên các tai họa trong thiên nhiên như lụt lội, bão táp, mất mùa. Đấy là những lời cảnh giác nhà vua phải sửa sang lại việc cai trị cho hợp với Thiên Mệnh.

     c) Duy Cơ Luận. Thuyết này coi vũ trụ là một guồng máy, trong đó mỗi vật, mỗi loài là một bộ phận. Vì vũ trụ là một toàn thể, một khối, nên mỗi bộ phận đều liên quan đến nhau. Khi một bộ phận hư hỏng thì cũng liên lụy, cũng gây tai hại cho các bộ phận khác nữa.

     d) Hồng Phạm Cửu Trù, Nguyệt Lệnh. Trong tinh thần hòa hợp Thiên Đạo, địa đạo, và nhân đạo, người xưa đã đặt ra những qui tắc về luân lý đạo đức, về cách cai trị dân nước cho các bậc quân vương được gọi là “thiên tử”, hầu đem lại hạnh phúc, an hòa cho toàn dân. Những qui tắc đạo đức đó được giải thích trong chương HỒNG PHẠM rút ra từ Thư Kinh (Sử ký, phần V, quyển IV). Hồng Phạm nghĩa là “khuôn lớn”, là mẫu mực cao cả mà các vị quân vương phải noi theo trong việc cai trị dân nước. Đó là Hiến Chương nền tảng dạy các vị quân vương cách thức thay Thiên (Trời) để trị dân. Theo truyền thuyết, Võ Vương vì muốn biết rõ phương pháp trị dân cho hợp với Thiên Mệnh, nên đến hỏi ý kiến Cơ Tử. Cơ Tử tâu vua: vì vua biết cách trị thuỷ, nên Trời ban cho vua Hồng Phạm Cửu Trù. Và Cơ Tử lần lượt giảng giải chín thiên Hồng Phạm cho vua Võ, sáng lập ra nhà Hạ (khoảng 2205, trước Chúa Cứu Thế giáng trần). Hồng Phạm Cửu Trù được xếp theo Lạc Thư, như sẽ trình bày ở dưới.

     Hồng Phạm chia ra “CỬU TRÙ” (Nine Categories), tức là chín phạm trù ghi chép những đức tính và những việc vị quân vương phải theo để hòa hợp với thiên nhiên diễn ra trong không gian và thời gian. Trong chín thiên, thì thiên 5 là quan trọng nhất vì giảng giải về đức độ của vị quân vương; 4 thiên truớc bàn về cách thế để đạt tới đức độ toàn thiện; 4 thiên sau bàn về phương pháp giữ gìn đức độ ấy. Ta nên biết: ý niệm về Ngũ Hành được trình bày trong thiên một của Hồng Phạm Cửu Trù xếp theo Lạc Thư .(159).

     Ngoài Hồng Phạm, tập tài liệu ngắn, nhưng được coi là cổ nhất của triết lý Trung Hoa, còn có “NGUYỆT LỆNH” tìm thấy trong tác phẩm “Lã Thị Xuân Thu” vào cuối thế kỉ thứ ba trước Chúa Cứu Thế giáng trần. Về sau được đưa vào sách Lễ Kí. Đặt tên là Nguyệt Lệnh, vì là cuốn lịch ghi những bổn phận mà vua và dân phải làm hàng tháng để giữ mối giao hảo, hoà hợp với thiên nhiên, theo thời gian và không gian.

     e) HÀ ĐỒ, LẠC THƯ, TÒA MINH ĐƯỜNG là gì? Như ta đã thấy các triết gia dùng những vật cụ thể như các hiện tượng thiên nhiên đối đáp thay thế nhau để suy tư và rút ra những lý thuyết về siêu hình, về nguồn gốc, về cơ cấu của vũ trụ. Các triết gia thời xưa cũng thích dùng những con Số và gán cho chúng những ý nghĩa siêu hình, ma thuật (magic), kết thành những hình đồ dùng để cắt nghĩa về sự vận chuyển của vũ trụ như ta sẽ thấy trong Hà Đồ, Lạc Thư, nhà Minh Đường. Có thể nói: đó là hình ảnh, bản đồ về Thế Giới, làm biểu tượng cho vũ trụ quan của người thời xưa.

     Ta không chú ý đến những truyền thuyết hoang đường, hay những con vật thiêng như con rùa, con rồng, hoặc các con Số ma thuật, v.v. Nhưng chỉ chú trọng vào ý nghĩa tượng trưng tiềm tàng ở bên trong các hình ảnh đó, để hiểu biết xem người xưa quan niệm thế nào về vũ trụ, và nhất là về Một Đấng Hóa Công tạo dựng và an bài vạn sự vạn vật.

     HÀ ĐỒ, LẠC THƯ,  là gì?

     Hà là sông, Đồ là họa đồ, bản đồ; do đó, Hà Đồ là “Họa Đồ của con Sông”. Sông nào? Đó là sông Lạc, một sông nhánh của sông Hoàng Hà, nơi phát xuất nền văn minh cổ của Trung Quốc, có thủ đô cổ tên là Lạc Dương, đời nhà Chu (1122 B.C). Chữ Thư, nghĩa là sách, bản văn, bản chép (ngày nay, "đồ thư" nghĩa là thư viện). Cho nên Lạc Thư là bản văn của sông Lạc. Có truyền thuyết cho rằng: vua Phục Hi đi chơi dọc sông, thấy có con "long-mã"(mình ngựa đầu rồng) nổi lên, trên lưng có bức đồ. Phục Hi theo đó mà vẽ ra "Hà đồ"; còn Vua Vũ có công trị thuỷ, nên được Trời sai một con rùa nổi lên mặt sông Lạc, mu rùa có hình vẽ về vũ trụ. Vũ vương theo đó làm ra "Lạc Thư”.

     Theo các nhà khảo cổ thì Hà Đồ, Lạc Thư, cùng với Cửu Đỉnh của vua Vũ mai một đi, không còn ai để ý tới nữa, sau khi triều đại nhà vua đã mất. Mãi tới đời nhà Tống, thế kỉ 12, thì lại thấy Hà Đồ Lạc Thư tái xuất. Nhưng các triết gia Trung Hoa cũng không ngưỡng mộ gì Hà Đồ Lạc Thư của nhà Tống. Dầu sao, đối với các học giả và dân chúng, họ chỉ quan tâm đến ý nghĩa về những con số dùng để biểu tượng, hình dung về cách xếp đặt, và cách xoay vần của vũ tru.

     Bởi vậy, ta tìm thấy ý nghĩa gì về vũ trụ qua cách xếp đặt những con số trong HÀ ĐỒ của nhà Tống? (coi:trang 475), ta thấy các chấm tròn trắng chỉ Dương, số lẻ, các chấm tròn đen chỉ Âm, số chẵn. Mười số đầu xếp hình Thập Tự, số 5 và 10 ở chính giữa. Đó là cách xếp đặt của Nguyệt Lệnh và thiên một của Hồng Phạm, tức Ngũ Hành, những con số là biểu tượng ám chỉ Ngũ Hành, Phương hướng và các Mùa. Số 1, 2, 3, 4, 5 (vòng trong); và 6, 7, 8, 9, 10, (vòng ngoài). Nếu hai số của mỗi cánh trừ cho nhau như: 6-1=5; 9-4=5; 7-2=5; 8-3=5, ta đều có số 5. Cách xếp đặt, xoay vần đó chứng tỏ sư điều hòa, cân đối của hiện tượng thiên nhiên trong trời đất! Chú ý: Hà Đồ gần với " Tiên Thiên Bát Quái" của Phục Hi, lập ra Bát Quái (quẻ ba đơn). Hình này xếp đặt các quẻ đơn rất cân đối về Âm-Dương. Còn Lạc Thư lại giống cách xếp đặt của "Hậu Thiên Bát Quái" của Văn vương, sáng lập nhà Chu(1185-1135 B.C). Văn vương cũng chế ra “quẻ sáu gạch”, và lập “Nhà Minh Đường”, như sẽ bàn ở dưới đây.

     LẠC THƯ (coi: trang 478), ta thấy 9 con số đầu xếp hình vuông ma thuật (ở giữa là số 5). (Tây phương gọi là hình vuông Saturn (Thần Nông), tức Chronos ăn thịt các con). Hình này chỉ diễn biến trong thời gian. Có thể lấy các số lẻ xếp thành Thập Tự hi- lạp, kết với các số chẵn xếp thành Thập Tự Thánh Andreas (Thập Tự chéo). Nếu trừ con số 5 ở giữa là con số khởi sự cho việc xoay vần, thì mỗi đường xuyên tâm đều là số 10 (8+2; 3+7; 4+6; 9+1). Con số 10 là số hoàn toàn, là tổng số của thật tại. Trời ban cho Lạc Thư (nhờ con rùa)một hình bản đồ Thế giới chia Trái Đất (hình vuông) thành chín Miền (chín ô vuông). Theo truyền thuyết, vua Vũ đã đi chu du khắp Thế Giới để phân chia và cai trị. Nhưng sau này, các vị quân vương không cần đi xa, nhưng chỉ cần đi quanh quẩn, vòng quanh  nhà MINH ĐƯỜNG cũng có thể điều hòa không gian, thời gian, và xếp đặt thời tiết, phương hướng. Tòa nhà Minh Đường có mái tròn lợp rơm, nền hình vuông: đó là hình ảnh về Thế Giới.  Nhà Minh Đường có loại 5 gian, và loại 9 gian. Bởi vậy, hằng năm, các vị thiên tử diễn lại “tấn tuồng vũ trụ” như: Mùa Xuân, ngự cung Thanh Dương, phía Đông, áo mão, cờ xí xanh. Mùa Hạ, ngự cung Minh Đường, phía Nam, áo mão, cờ xí đỏ. Sau hạ chí, ngự trung cung, Thái Miếu, Thái Thất, áo mão, cờ xí vàng. Mùa Thu, ngự cung Tổng chương, phía Tây, áo mão, cờ xí trắng. Mùa Đông, ngự cung Huyền Đường, phía Bắc, áo mão, cờ xí đen(coi:trang 480)

     g) Ý Nghĩa Những Con SỐ. Người thời xưa hay dùng những con số và gán cho chúng những ý nghĩa tượng trưng như: Số chẵn là Âm; số lẻ là Dương. Số 2: biểu hiệu của trái Đất và hình vuông. Số 3: biểu hiệu Trời và hình tròn. Số 10: chỉ sự hoàn toàn. Số 5: chỉ sự phối hợp Âm-Dương, vì là tổng số của 2 (Đất)+3 (Trời). Do đó số 5 chỉ nhiều đức tính như: Ngũ vị, Ngũ phúc, Ngũ tạng, Ngũ Hành, Ngũ Đế… Đặc biệt số 5 chỉ con người, vì là nơi (locus) phối hợp của Trời 3, và Đất 2. Nho giáo có Ngũ đế, Phật giáo có Lục Tổ, Lão giáo có Bát tiên. Số 9: con số huyền bí như 9x9 chỉ Dương và Trời; ngày 9 tháng 9 âm lịch là ngày lành nhất; 9 gian nhà Minh Đường; 9 Đỉnh, Cửu Đỉnh; Cửu Trù. Số 100: nghĩa là “nhiều thứ” như: Bách tử (trăm con) hoặc số 1000, chỉ nhiều lắm như: Thiên Thu (đời đời kiếp kiếp).

     Nói tóm lại, những con Số, những biểu tượng, những hình đồ như Âm-Dương, Ngũ Hành, nhà Minh Đường, Hà Đồ, Lạc Thư… đều mang một ý nghĩa tiềm ẩn, trừu tượng, siêu hình biểu lộ sự cố công của con người muốn đi tìm Nguyên Lý Tuyệt Đối, tức Thiên Mệnh, theo câu của Dịch Kinh: “THỂ duy nhất, DỤNG vạn thù”, tức là chỉ có một Bản Thể làm Nguyên Lý, nhưng được biểu lộ ra bên ngoài, trong vũ trụ, bằng nhiều công dụng, nhiều cách thức(160).

E.   NGUỒN GỐC SỰ BIẾN HÓA CỦA VŨ TRỤ

     Như trên đã trình bày, Lý Thái Cực là huyền bí, thuần nhất, tuyệt đối, ta không thể biết cái "chân thể", chân tướng được. Nhưng ta có thể thấy cái “động thể”của “Đạo” (Thái Cực) đó, khi Đạo biểu lộ ra bằng hành động theo Luật Tương Đối, Điều Hòa “Âm-Dương”, để phát sinh vạn sự vạn vật. Chính Đạo đó, thì “bất biến”, mà lại là nguồn gốc cho mọi sự sinh động, biến hóa trong vũ trụ này!

     1.  Ý Nghĩa chữ “DỊCH”

    Vì chủ truơng sự Biến Hóa, nên các nho gia chú ý đến khía cạnh “động thể” của Đạo, tức khía cạnh dịch lý biến thiên. Trên phương diện này, cuốn DỊCH KINH là nền tảng triết lý giải thích tất cả những hiện tượng luôn luôn xuất hiện và biến dịch trong vũ trụ này.

     Những “hào”, tức những nét “gạch” trong Dịch Kinh đều có ý nghĩa tượng trưng ám chỉ sự biến hóa thành muôn hình vạn trạng, không ngừng trong vũ trụ. Khởi đầu là sự giao động của cặp tương đối: ÂM (gạch đứt _ _ ) và DƯƠNG (gạch liền __), rồi cứ thế đắp đổi nhau phối hợp điều hòa mà làm ra 8 “quẻ ba đơn”, 64 “quẻ sáu kép”, tức 384 "hào".

     Cách thức xếp đặt các quẻ (quái từ) cũng giúp ta thấy ý nghĩa của sự biến hóa của cặp Âm-Dương. Nên nhớ: Âm hay Dương, không có đặc tính nhất định, tự tại, tuyệt đối, nhưng ý nghĩa biến đổi tuỳ theo công dụng, tùy sự đối đáp tương đối với các vật khác. Do đó, không có sự vật nào là hoàn toàn Âm, hay hoàn toàn Dương. Bởi vậy, hễ Thái-Dương, thì bắt đầu  giảm xuống Thiểu-Dương để trở về Thái-Âm, chẳng hạn, mặt trời (ngày) lúc chính ngọ là cực điểm, thì sau đó bắt đầu trở về chiều tối, về đêm. Khi tới nửa đêm, tức Thái -Âm thì lại quay về ban sáng, Thiểu-Âm, rồi ban trưa, tức Thái-Dương. Cứ xoay vần, vận chuyển mãi mãi như thế theo vòng tròn. Do đó, theo triết lý của Dịch Kinh, thì vũ trụ này tiến hóa không ngừng. Chỉ có một luật của Đạo không hề thay đổi, đó là Luật Phản Phục (Reversal), nghĩa là Luật đó luôn luôn giữ sự Điều Hòa, Trung Hòa:”không thái quá, cũng chớ bất cập”. Đó cũng là Đạo “thường hằng bất biến”. Bởi vậy, nếu muốn sống hạnh phúc, và xã hội an vui, thì con người cũng phải noi theo Luật Trung Hòa của “Đạo”, trong việc tu thân và tiếp nhân xử thế.

    2.  Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái là gì?

    Hai hình này cũng minh chứng cho tư tưởng “DỊCH”. Nhìn cách xếp đặt, phân chia ra hai phần Âm-Dương, và các quẻ Âm-Dương đối đáp nhau, ta sẽ thấy ý niệm về “dịch lý biến thiên” nổi bật lên. Theo truyền thuyết, hình Tiên Thiên Bát Quái, do Phục Hi, vị sáng chế ra Bát Quái (quẻ ba gạch), xếp đặt một cách cân đối lạ lùng. Hình này gần với cách xếp đặt của Hà Đồ. Còn Lạc Thư lại tương quan với Hậu Thiên Bát Quái. Cách xếp đặt của Hậu Thiên Bát Quái khác với Tiên Thiên Bát Quái. Theo truyền thuyết,  Văn Vuơng nhà Chu sáng chế ra Hậu Thiên Bát Quái. Văn vương cũng lập ra “Quẻ sáu gạch”, và xây “Tòa nhà Minh Đường”. Nhìn vào Hình của Hậu Thiên Bát Quái, ta thấy đường vận chuyển, tức “Hành” (như Ngũ Hành) của Thái Nhất hay Thái cực ở Trung Cung (Số 5), theo lộ trình này: mỗi lần Thái Nhất đặt xong vị trí cho 4 “quẻ ba đơn”, thì lại về ngự ở Trung Cung: (1) Khảm, (2) Khôn, (3) Chấn, (4) Tốn, về qua Trung Cung (5), rồi tiến sang (6) Kiền, (7) Đoài, (8) Cấn, (9) Li, rồi trở về Trung Cung (10,5). Do đó, ta cách xếp đặt thứ tự các Quẻ như trên, đã tạo nên “hình vuông ma thuật” (161).

     Nói tóm lại, hai  Tiên Thiên Bát Quái và Hậu Thiên Bát Quái, với cách xếp đặt tương đối của cặp Âm-Dương và các Quẻ, cốt yếu minh chứng sự Biến Hóa của vạn sự vạn vật thuộc loài tương đối. Vì thế, truyền thuyết cho rằng: Hà Đồ biểu thị cái “Chân Thể” của Âm-Dương trong Hậu Thiên Bát Quái (Hà Đồ vi Hậu Thiên Âm-Dương chi THỂ), còn Lạc Thư biểu lộ cái “Công Dụng” của Âm-Dương trong Tiên Thiên Bát Quái (Lạc Thư vi Tiên Thiên Âm-Dương chi DỤNG).

TOÁT LƯỢC MẤY ĐẶC ĐIỂM

     1. Chữ Đạo hay đạo thông dụng trong ngôn ngữ Việt-Hoa, theo nghĩa nguyên tự, nghĩa đen, tức là đường đi.

     2. Theo nghĩa bóng, nghĩa siêu hình, Nho Gia phân biệt: ĐẠO (chữ hoa) chỉ Nguyên Lý Tuyệt Đối, vô hình vô tượng, siêu việt, nguồn gốc của vũ trụ càn khôn; ĐẠO cũng chỉ “đường hướng” của Nguyên Lý đó, bao trùm và làm mẫu mực cho vạn sự vạn vật. Còn “đạo” (chữ thường), chỉ bổn phận, nghĩa vụ luân lý, hay đặc tính của mỗi vật mỗi loài như: “đạo” làm con, phải thảo kính cha mẹ. Ngoài ra, trong Dịch Truyện, mỗi hào, mỗi quẻ được kể là một “đạo”, một “công thức”, tượng trưng cho một vật nào đó.

     3. Nguyên Lý Tuyệt Đối ĐẠO, xét về “Thể” (Chân Thể, Bản Thể) tức là “Tĩnh Thể”, thì vượt trên hết mọi loài tương đối, nên không thể suy tư, diễn tả bằng ngôn từ được. Nhưng trí khôn có thể biết được “động thể” của Đạo, khi biểu lộ ra bên ngoài bằng hành động tương đối, điều hòa, gọi là Âm-Dương.

     4. Theo nghĩa siêu hình, Âm hay Dương không phải chỉ một sự vật nhất định là Âm hoặc là Dương, nhưng để chỉ Luật Tương đối, Điều hòa trong vũ trụ luôn biến đổi: khi một vật ở vị thế “Thái-Dương”, thì bắt đầu chuyển sang “ Thái-Âm " hoặc khi tới “Thái-Âm ”, thì lại trở về “Thái-Dương ", cứ xoay vần như thế mãi. Trong Âm đã có “mầm mống” Dương, và trong Dương đã có “mầm mống” Âm. Nhờ Luật điều hòa Âm-Dương mà vạn sự vạn vật được nẩy nở sinh sản.

     5. Nho gia chủ trương thuyết “Vạn Vật Nhất Thể”, cũng là “Nhất Nguyên Luận”, vì cho rằng vạn sự vạn vật đều do một nguồn gốc là Đạo mà sinh ra, theo Luật Tương Đối, Điều Hòa của Âm-Dương. Đạo cũng gọi là Thái Nhất hay Thái Cực.

     6. Các triết gia thích dùng những hình ảnh, họa đồ, con số.. như: Hà Đồ, Lạc Thư, Ngũ Hành, Hồng Phạm Cửu Trù, Nguyệt Lệnh, nhà Minh Đường… để diễn tả cái cấu trúc, cách bố trí Điều Hòa, Hòa Hợp của vũ trụ, theo Luật Trung Hòa, “đừng thái quá, chớ bất cập”.

     7. Do đó, nếu muốn sống hạnh phúc, an cư lạc nghiệp, thì con người phải bắt chước, noi theo Luật Trung Hòa. Hòa Hợp của ĐẠO. Vì thế mới có thuyết “Thần Nhân tương dữ”, và các thuyết như: Mục đích luận, Duy cơ luận, ...

     8. Ngũ Hành, theo nghĩa siêu hình, để chỉ những “đạo”, những thế lực vô hình điều khiển sự vận chuyển xoay vần của vũ trụ, một cách điều hòa. Nguyên Lý Tuyệt Đối, chính là ĐẠO (Thái Cực)phát sinh ra các hiện tượng, các mùa trong trời đất.

     9. Hồng Phạm Cửu Trù, Nguyệt Lệnh là những luật lệ. mệnh lệnh của Trời ban cho các bậc đế vương phải tuân giữ, để thay Trời cai trị và đem lại an cư lạc nghiệp cho dân chúng. Nếu làm trái Thiên Mệnh, thì các tai họa sẽ xẩy tới.

     10. Nho giáo chủ trương triết lý “Dịch”, nghĩa là vũ trụ vạn vật luôn biến hóa.  ĐẠO (THÁI CỰC) thì “thường hằng bất biến”, mà lại là nguồn gốc của mọi “biến hóa”, sinh động trong vũ trụ. Bởi vì, khi “động thể” của Đạo biểu lộ ra bên ngoài bằng hành động, theo luật Âm-Dương điều hòa, thì muôn vật muôn loài được sinh hóa.

     11. Nho gia chú trọng về mặt “động thể”, tức biến hóa của Đạo (Thái Nhất, Thái Cực), nên dùng những hình đồ hay biểu tượng như Tiên Thiên Bát Quái, Hậu Thiên Bát Quái, Ngũ Hành..., để diễn tả tư tuởng về biến hóa: “dịch lý biến thiên”.

ĐOẠN II.   QUAN NIỆM “ĐẠO” CỦA LÃO-TRANG

     Như đã trình bày ở trên, các bậc danh nho từ Khổng Tử, Mạnh Tử... đến Chu Hi, Vương Dương Minh..., đều dùng chữ “Đạo” để chỉ “Thái Cực” (Thái Nhất). Lão Tử, Trang Tử… thuộc Lão Giáo cũng dùng danh từ “Đạo” để chỉ Nguyên Lý thuần nhất của vũ trụ, nhưng hai ý niệm về “Đạo” có phần khác nhau.

     Các đạo gia (Lão Giáo) cho rằng nho gia chỉ biết “lề lối chế độ” cụ thể, chứ không biết gì tới Nguyên Lý tiềm ẩn. Vả lại, các nho gia chú trọng về phương diện “động thể” của Đạo biểu lộ ra ngoài vũ trụ, còn phần “chân thể”, bản thể, thì không đề cập tới vì cho rằng quá cao siêu, mầu nhiệm, không thể hiểu được!

     Trong Lịch Sử Triết Học Trung Quốc, môn phái gọi là “Danh gia” (School of Names) phân biệt: một là “Hình nhi hạ học”, tức là nghiên cứu, học hỏi về những sự vật “dưới hình tượng”, nghĩa là những vật cụ thể mà giác quan có thể cảm giác, có thể tưởng tượng được, như vũ trụ hiện ta đang thấy bây giờ. Đó là thế giới tương đối ta có thể quan sát, diễn tả, suy nghĩ và “đặt tên” cho mỗi vật như: mặt trời, cái bàn, cái ghế… Đó là thế giới “Hữu Danh”. Cũng thuộc về thế giới này, kể cả những ý niệm trừu tượng như cộng tướng (Universals), và các tư tưởng mà trí khôn loài người có thể suy luận ra được. Tuy các ý niệm không có hình tượng, nhưng vẫn thuộc thế giới “Hữu Danh”, vì ta vẫn có thể đặt tên cho mỗi ý niệm đó, chẳng hạn: lòng từ bi, đức bác ái, sự tàn ác... Trái lại, đối với chân lý thuộc “Hình nhi thượng học”, nghĩa là “ở trên hình tượng”, tức là thuộc thế giới tuyệt đối, vượt lên trên khả năng của lý trí nhân loại, thì ta không thể suy tư, không thể dùng danh từ, hay ý tưởng gì mà diển tả được. Không thể lấy những danh từ, tư tưởng do kinh nghiệm về thế giới hữu danh, hữu hình, “tương đối”, mà áp dụng cho thế giới tuyệt đối được. Đó là quan niệm “Đạo”, siêu việt, huyền bí của Lão Tử. Sau đây, ta sẽ bàn về những điểm như: Đạo là “Vô Danh”, là “Vô”, là “ Một”, là” Thường”, Đạo và Đức là gì?

A.   ĐẠO LÀ VÔ DANH

     ĐẠO của Lão-Trang là “VÔ DANH”. Đối với Lão Tử, ĐẠO là một Nguyên Lý thuần nhất, “huyền bí trên mọi huyền bí”, nên không thể dùng một ý tưởng hay một danh từ nào mượn ở thế giới tương đối, hữu hình này, để diễn tả cái Tuyệt Đối, vì thuộc thế giới khác, siêu việt. Ngay việc dùng chữ “ĐẠO” để tạm gọi Nguyên Lý đó, thì cũng là điều gượng gạo, “bất đắc dĩ” mà thôi. Đó chỉ là kiểu “nói xuông”, không giống như khi ta dùng danh từ cái “bàn” để chỉ một đồ vật là cái bàn. Bởi vậy, mới có kiểu nói: ĐẠO là “Vô danh”, vì nếu Đạo có tên gọi như mọi vật khác, thì Đạo không còn là Đạo nữa! Tại sao? Vì Đạo thuộc “Tuyệt Đối”, vô cùng KHÁC với vạn sự vạn vật trong thế giới tương đối, hữu hình này. Tuy là “Vô Danh”, nhưng Đạo là nguồn gốc phát sinh mọi vật mọi loài “hữu danh”. Đạo luôn hằng cửu, không bao giờ mất. Dưới đây là nguyên bản lời phát biểu về Đạo của Lão Tử, trong những dòng chữ đầu của sách “Đạo Đức Kinh”:

1. Đạo khả đạo, phi thường Đạo

2. Danh khả danh, phi thường Danh

3. Vô Danh, thiên hạ chi thủy

4. Hữu danh, vạn vật chi mẫu

 GIẢI NGHĨA:

     1. Đạo khả đạo, phi thường Đạo: “Đạo” mà có thể dùng “lời nói” để “nói “ ra được, thì không còn là Đạo Tuyệt Đối, "thường hằng bất biến", không hề thay đổi nữa! ( chú ý: ở đây, Lão Tử “chơi chữ”: chữ Đạo thứ nhất ám chỉ Nguyên Lý Tuyệt Đối, chữ “đạo” thứ hai có nghĩa là lời nói (như đàm đạo, huấn đạo...chữ "Đạo", đồng âm dị nghĩa). Tại sao? Vì Đạo là Tuyệt Đối, nên vượt lên trên hết mọi loài thụ tạo, tức là loài tương đối. Do đó, ta không thể dùng những tên gọi thông thường của những loài thụ tạo, tương đối, để gọi  Tuyệt Đối được, vì làm như vậy là hạ giá  Tuyệt Đối xuống hàng  tương đối. Mặt khác, ta cũng không thể nói được “chân thể” của Đạo là gì. Bởi vì, nếu nói Đạo là “sống”, thì sống tất nhiên có “chết”, theo lẽ tương đối đi theo nhau. Như vậy, Đạo cũng “chết” nữa hay sao? Nếu nói Đạo là lớn lao, thì lớn tất nhiên có nhỏ, tương đối đi theo. Vậy Đạo lớn bao nhiêu, nhỏ bao nhiêu, rất khó mà biết được! Cho nên, Đạo Tuyệt Đối thì không thể dùng lời nói ra được, và trí khôn hạn hẹp của loài người cũng không thể suy tưởng được!(162).

      2. Danh khả danh, phi thường Danh: Tất cả những vật, những loài trong thế giới tương đối này đều có một tên gọi để chỉ vật ấy như: ngọn núi, cái bàn, cái ghế... Những danh từ đó không thể dùng để chỉ Nguyên Lý Thường Hằng Bất Biến, vì Tuyệt Đối, vượt trên mọi loài tương đối. Như vậy, tại sao còn dùng danh từ “Đạo” để gọi Nguyên Lý Tuyệt Đối ? Đúng lý ra, ngay cả chữ “Đạo” cũng không được dùng. Nhưng nếu bất đắc dĩ phải dùng, thì nên hiểu rằng: đó là việc bất xứng, và bị “cưỡng ép” mà thôi!

      3. Vô Danh, thiên hạ chi thủy: vì mọi vật, mọi loài thuộc thế giới tương đối, nên đều có tên gọi. Đạo không phải là một sự vật thuộc loài tương đối, nên Đạo là “Vô Danh”. Từ buổi nguyên sơ, khi vũ trụ còn là một khối hỗn mang, mờ mịt, mông lung, thì Đạo đã có rồi. Đạo vốn hằng có trước sự xuất hiện của loài tương đối, trước mọi hình thể, mọi danh xưng và mọi tiếng nói. Tuy Đạo Tuyệt Đối là “Vô Danh”, nhưng lại là nguyên thuỷ sinh ra mọi loài tương đối, “hữu danh”.

     4. Hữu danh, vạn vật chi mẫu: Bởi vậy, tuy Đạo Tuyệt Đối là “Vô Danh”, “Vô Hình, Vô Tượng”, nhưng lại là “đầu”, là căn nguyên sinh ra các loài “hữu danh”, “hữu hình”. Khi những loài thụ tạo xuất hiện, thì mỗi loài mỗi vật đều có hình, có tên gọi, theo luật tương đối, nghĩa là: nếu nói được một, tất có hai, một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vận vật, hình hình sắc sắc, thiên hình vạn trạng... Đạo chính là “Mẹ” của muôn loài tương đối, hữu danh vậy!(163).

B.   ĐẠO LÀ “VÔ”

    Các đạo gia Đông phương thích dùng phương pháp suy luận "phủ định" (via negativa) như: Vô, Vô-Vô, Không-Không… để biểu lộ tính chất siêu việt, tuyệt đối, huyền bí của Nguyên Lý Tuyệt Đối, tức Thái Cực, hay Đạo.

    1.  Cõi Tuyệt Đối và Thế giới Tương Đối

     Trước hết, có một cõi siêu việt, vô thinh, vô hình, vô sắc..., theo “Hình nhi thuợng học”. Đó là một thế giới tuyệt đối, không thể dùng một danh từ nào để diễn tả, vì vượt trên mọi ý niệm, tưởng tượng, suy tư của loài thụ tạo, thuộc thế giới tương đối, theo “Hình nhi hạ học”, vì có hình sắc, có đối đãi nhau như: sáng-tối, nóng-lạnh,… có-không, tốt-xấu, thiện-ác…, trong-ngoài, trên-dưới, tĩnh-động… Thế giới tương đối này cũng gọi là Nhị Nguyên Luận (dualism) vì hai yếu tố đối đáp, tương quan với nhau, hễ có nóng thì đối lại là lạnh.

     Tuyệt Đối phải vượt lên trên tất cả các cặp tương đối nhị nguyên đó, tức là phải vượt ra ngoài mọi hiện tượng, mọi cảm giác ở ngoại giới, lại cũng cần loại bỏ mọi ý thức, suy tưởng, vì những giao động ước muốn đó cũng là những hiện tượng của tinh thần trong nội giới. Không thể dùng lý trí mà so sánh hay tìm hiểu Tuyệt Đối được, nhưng chỉ có thể biết bằng cảm nghiệm riêng, bằng cách hiện thật nơi bản thân. Đó gọi là kinh nghiệm thần bí (mystic).

     ĐẠO vốn Vĩnh Cửu, vì vượt không-thời gian, lại Tuyệt Đối Siêu Việt, không thể diễn tả được, nhưng là Nguyên Thuỷ sinh ra vạn sự vạn vật, vạn hữu. Vì thế, Lão Tử “tạm gọi” Tuyệt Đối là ĐẠO, hay “VÔ” như trong chương 40, sách Đạo-Đức-Kinh:

     “ Muôn vật trong trời đất sinh ra từ cái Có, cái có sinh ra từ Không” (Thiên hạ vạn vật sinh ư Hữu, hữu sinh ư VÔ)”. “hữu sinh ư VÔ” hay “hữu sinh ư ĐẠO”, cũng giống nhau.

     2.  “VÔ” là “ĐẠO”

     “ĐẠO là VÔ”, chữ VÔ ở đây, không có nghĩa là: hoàn toàn trống rỗng, là “không có gì hết”, là “vô thần” hay “chết là hết”… Nếu “Vô”là “không có gì hết” (Nothing) thì làm sao sinh ra vạn sự vạn vật được? Bởi vậy, phải hiểu ý nghĩa chữ “VÔ” ở đây cũng giống như ý nghĩa chữ “VÔ DANH”. Vì ĐẠO là huyền bí vô cùng, siêu việt tuyệt đối, nên lý trí không thể hiểu biết hay dùng chữ nào thuộc tương đối mà đặt tên được! Do đó, để bảo toàn tính chất tuyệt đối của ĐẠO, nên các đạo gia “tạm gọi” là “VÔ”. Nói là “tạm gọi”, vì đúng lý ra, ngay những chữ như “Đạo” và “Vô” cũng không được dùng nữa, vì tất cả đều thuộc thế giới tương đối. Nếu nói “vô” (không) thì lại đối đáp với “hữu” (có). Thực ra, ĐẠO vượt lên trên cả “có” lẫn “không” (thuộc loài tương đối). Như ý nghĩa câu nói: “ĐẠO ẩn mà chưa lộ hình, đó gọi là VÔ vậy” (Đạo ẩn nhi vị hình, cố vị chi Vô). Tóm lại, nếu các triết gia thích dùng cách phủ định để chỉ Chân Lý Tuyệt Đối là “VÔ”, thì muốn nói trong thế giới thụ tạo, tuơng đối này chẳng có (vô) vật nào, chữ nào, ý tưởng nào xứng đáng để diễn tả về ĐẠO, dầu cố gắng tới đâu, cũng “không” hiểu biết được ĐẠO. Do đó, chữ “VÔ” ở đây phải hiểu là “không có vật tương đối” nào có thể sánh ví, chứ không phải là “không có Nguyên Lý Tuyệt Đối”, là “vô Thần”, như một số người lầm tưởng (164).

    3.  THỂ (TĨNH) và DỤNG (ĐỘNG) là gì?

     Khi nói đến ĐẠO, các đạo gia, nhất là Lão Tử luôn ám chỉ hai ý nghĩa hay hai phương diện của Đạo ấy: một mặt là phần “Thể" hay “Tĩnh”, và mặt khác là phần “Dụng” hay “Động”. Phần “Thể” hay “Tĩnh” thuộc Hình Nhi Thượng, ta không thể biết được bản thể huyền bí của Đạo như thế nào. Do đó, tạm dùng chữ “Vô”, theo nghĩa câu “Vô Danh thiên địa chi thuỷ”: từ đầu hết (vô thuỷ) đến lúc trời đất xuất hiện, tạm gọi là “Vô”, vì trong thời kỳ mông lung đó, không có ý niệm, hình ảnh, hay danh từ nào mà diễn tả. Nhưng khi phần “Dụng” hay “Động” của Đạo chợt phát hiện, thì vạn sự vạn vật bắt đầu “có” mặt trong thế giới hữu hình, và sinh sôi nẩy nở, chia ra các thứ loại, theo nghĩa câu: “Hữu danh vạn vật chi mẫu”.

      Bởi vậy, “có” với “không”, “vô” với “hữu”, để chỉ hai phương diện của Một Thực Thể Thuần Nhất, Tuyệt Đối là Đạo mà thôi! “Thiên hạ muôn vật trong trời đất sinh ra tự cái “có”, cái “có” sinh ra tự cái “Không”, “có” và “không” đều xuất phát tự cái lớn lao “Vô Cực”, cái “sâu kín khôn lường”, cái mà ta gọi là mầu nhiệm (Huyền) trên hết mọi mầu nhiệm, đó là ĐẠO. Trong Đạo Đức Kinh, chương 1 có câu: “Hai cái ấy (có-không) đều do một nơi sinh ra mà tên khác nhau, đều bảo là sâu kín mờ mịt. Sâu kín lại càng sâu kín thêm, ấy là cửa phát ra mọi biến hóa khôn lường của sự vật” (Thử lưỡng giả, đồng xuất nhi dị danh, đồng vị chi Huyền, Huyền chi hựu Huyền, chúng diệu chi môn).

     “Tuy chia ra “có” và “không”, “Thể” và “Dụng” để làm đối tượng cho hai môn học: Triết lý Siêu hình và Khoa học Thực nghiệm, nhưng hai cái cùng do một nguồn gốc “ĐẠO” mà phát sinh ra. Ta biết: Lão Tử nhấn mạnh đến phần “Thể” của Đạo, tức “VÔ”, tức “Tĩnh”, siêu hình, huyền bí; còn Khổng Tử thì chú trọng đến phần “Dụng”, tức “Động” của Đạo. Nhưng Tĩnh là gốc của Động, vì thế Lão Tử chăm lo phần gốc mà coi nhẹ cái ngọn.” (165).

     4.  “VÔ VI” là gì?

     Để giải nghĩa sự quan trọng của Vô, Lão Tử dùng nhiều cách sánh ví để minh chứng sự lợi ích của cái “không”. Trong chuơng XI, đại ý viết: Bánh xe, nhờ chỗ “trống không” ở giữa, mới xuyên qua được cái trục, nhờ thế mà xe lăn được. Chén bát “có rỗng” ở giữa mới chứa đựng được. Nhà “có trống” mới dùng làm chỗ để ở được. Do ba ví dụ trên mà suy diễn ra, mọi đồ vật như báng xe lăn, chén bát, nhà, có thể dùng được đều nhờ ở chỗ “trống không”. ĐẠO là VÔ, vô hình vô tượng, thế mà trời đất vạn vật đều bởi ĐẠO mà ra: “Hữu sinh ư Vô”. Cái “không” của ĐẠO có một cái “Dụng” rất lớn lao.

     Đối với Lão Tử, ĐẠO là VÔ, nghĩa là Thanh Tịnh “VÔ VI”, như “không làm” gì cả, nhưng kỳ thực không có gì mà không do cái làm của nó mà ra (Vô Vi nhi vô bất vi). ĐẠO chí Tĩnh mà cũng chí Động. Đạo “Vô Vi”, “bất tranh”, không làm, không tranh giành, vậy mà không có gì tranh được nó hay thắng được nó (bất tranh nhi thiện thắng). Một hình ảnh làm ví dụ: Cái quả lắc của đồng hồ chạy đều đặn từ phải qua trái rồi lại từ trái qua phải, không thái quá, không bất cập, không ở luôn một bên, là nhờ có trục “vô hình” ở giữa giữ quân bình. Đường vô hình này tượng trưng cho “ĐẠO”, tức “Trung Đạo”, tuy không thấy chuyển động gì cả (chí Tĩnh), không làm gì (Vô Vi), nhưng kỳ thực nó là động cơ của tất cả mọi biến động, vì nó giữ sự quân bình, TRUNG HÒA cho hai lực lượng đối chọi nhau Âm-Dương được điều hòa qua đi, trở lại. Vì thế gọi: “ĐẠO”  “không làm gì”, nhưng thực ra không cái gì là "Nó" không làm (coi: chương 37, Đạo Đức Kinh:"Đạo thường vô vi nhi vô bất vi"). ĐẠO sáng tạo ra vạn vật và phú bẩm cho mỗi vật các đức tính tự nhiên. Do đó, tuy ĐẠO không làm, nhưng để cho mỗi vật làm theo khả năng bẩm sinh, cách hồn nhiên,(như trẻ con), không gượng ép, giả tạo, giả hình, nhân tạo(166).

C.   ĐẠO LÀ MỘT

    Tư tưởng Lão Trang là một triết thuyết biến hoá, vì thế đã dùng các con số để cho ta thấy rõ sự tiến triển của vũ trụ. Như các nho gia, Lão Tử, Trang Tử đều chủ trương vũ trụ vạn vật được sinh ra bởi Một Nguồn Gốc, tức là ĐẠO. Chính cái “động thể” của ĐẠO đã phát sinh ra vũ trụ.

    Trong Đạo Đức Kinh, chương 42, viết: “Đạo sinh Một, Một sinh hai, hai sinh ba, ba sinh vạn vật. Trong vạn vật, không vật nào mà không cõng Âm và bồng Dương. Nhân chỗ xung nhau mà hòa với nhau” (Đạo sinh Nhất, Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật. Vạn vật phụ Âm nhi bão Dương. Xung khí dĩ vi hòa). Câu: “Đạo sinh Nhất”, cũng giống như câu: “Hữu sinh ư Vô”. Đạo là VÔ, và từ “VÔ” phát hiện ra Hữu, tức là cái Thể Thuần Nhất của Đạo. Rồi từ Thể Thuần Nhất của Đạo phát sinh ra nhị, tức là hai khí Âm-Dương. Cũng có thể Lão Tử đã mượn ý tưởng biến hóa trong Dịch Kinh: “Thái Cực sinh lưỡng nghi”, để diễn tả ý nghĩa câu: “Nhất sinh nhị”. Hai cái mâu thuẫn, nhưng bổ túc cho nhau, luôn tiềm ẩn ở trong mỗi vật. Xung đột, nhưng không tiêu diệt lẫn nhau được là nhờ “Nguyên Lý Thứ Ba” (vô hình) điều hòa hai nguyên lý kia. Nhờ số ba đó mà vạn vật mới thành hình, vì thế nói: “Tam sinh vạn vật”. (Chú ý: số 3, chỉ Trời, theo triết học Đông Phương, thuyết Tam Nguyên do Nhất Nguyên mà ra, vì số Ba (3) đây chỉ sự “trở về” số Một, tức trở lại cái Nguyên Lý Đầu Tiên của vũ trụ, theo Luật Phản-Phục, sẽ bàn ở đoạn sau).

D.   ĐẠO LÀ THƯỜNG

    Chữ “Thường”, có nghĩa là “thường hằng bất biến”, không thay đổi, vẫn thường xẩy ra như vậy. Muôn vật muôn loài sinh sinh hóa hóa, luôn biến đổi, nhưng chính ĐẠO thì không hề thay đổi. Trái nghĩa với “thường” là biến đổi. Do đó, “Thường” tức là vĩnh cửu. Trong các luật vĩnh cửu của Đạo thường xẩy ra, không bao giờ thay đổi, thì có Luật Phản-Phục (reversal) là lớn lao hơn cả.

    1.  Luật Phản-Phục

    Phản Phục là trở về, trở lại, như trong chương 40: “Trở về, là cái động của Đạo” (Phản giả Đạo chi động)  và chương 16: “Tất cả đều phải trở về gốc của nó” (các phục quy kỳ căn). Luật Phản-Phục, trở lại, nghĩa là Đạo thường luôn giữ mực Trung Hòa, Trung Đạo, Quân Bình, không thiên vị, không thiên lệch bên nào. Hễ Dương biến đổi đến chỗ cực thịnh (Duơng Cực), thì phải trở về Âm. Hễ Âm biến hóa đến chỗ cực thịnh (Âm Cực), thì phải trở lại Dương, và cứ thế mãi, tương tự như hình quả lắc con thoi của chiếc đồng hồ.

    Vì Đạo luôn luôn (Thường) giữ mực Trung Hòa, Quân Bình cho muôn vật, nên có những thành ngữ như:" Bĩ cực, Thái lai"; "Không ai giầu ba họ, không ai khó ba đời"; "Vật cùng tắc phản, Vật cực tắc biến"...

    Nói tóm lại, theo Lão Tử, vạn vật đều chuyển động theo hai chiều ngược nhau: Ra đi, Trở về. Do đó, vạn vật bởi Đạo mà sinh ra, rồi lại trở về với Đạo. Chương 16, Lão Tử viết: “ Vạn vật cùng đều sinh ra (Đạo sinh Nhất, Nhất sinh nhị, nhị sinh tam, tam sinh vạn vật), ta lại thấy nó trở về gốc. Ôi! Mọi vật trùng trùng đều trở về cội rễ của nó (Vạn vật tịnh tác, ngô dĩ quan phục. Phù vật vân vân, các phục quy kỳ căn).(167).

    2.  ĐẠO như Mẹ

    Để diễn tả ý tưởng Đạo là nguồn gốc sinh ra vạn vật, Lão tử dùng hình ảnh “Mẹ”. Chương 25, ông viết: “Có thể lấy làm “Mẹ thiên hạ”, ta không biết tên là gì, đặt tên chữ là Đạo, gượng ép gọi tên là Lớn Lao (Khả dĩ vi thiên hạ Mẫu, ngô bất tri kỳ danh, tự chi viết Đạo, cưỡng vị chi danh viết Đại)”. Chương 52: “Trời đất có một nguồn gốc, đó là Mẹ của trời đất (Thiên hạ hữu thuỷ, dĩ vi thiên hạ Mẫu)”. Chương 20: “Riêng ta khác với người mà quý Mẹ sữa (Ngã độc dị ư nhân nhi quý tự Mẫu)”.

    Chương 52, Ông viết: “Thiên hạ có nguồn gốc dùng làm Mẹ của thiên hạ. Hễ giữ được Mẹ thì biết được con. Đã biết được con trở về với Mẹ: thân đến chết không nguy. (Thiên hạ hữu thuỷ, dĩ vi thiên hạ Mẫu. Ký đắc kỳ Mẫu, dĩ tri kỳ tử. Ký tri kỳ tử, phục thủ kỳ Mẫu: một thân bất đãi)”. Lão Tử sánh ví Đạo như Mẹ. Đạo là Mẹ của vạn vật, nghĩa là vạn vật bởi Đạo mà ra. “Đã biết được con, trở về với Mẹ”. “Con” ở đây ám chỉ vạn vật. Do đó, sau khi nghiên cứu học hỏi về khoa học, vật lý, hóa học, v.v. một cách cùng tận rồi, thì con người lại “trở về” với Mẹ, tức Đạo (phục thủ kỳ Mẫu).

     “Cũng như văn minh vật chất mà đến mức cùng tột rồi, bèn sẽ xoay về tinh thần. Bởi vậy, mới có người bảo rằng cái học nguyên tử ngày nay của Tây Phương “trở lại” gặp gỡ với Huyền Học (Đạo Học) của Đông Phương. Vấn đề đồng nhất của Tâm và Vật, Vật chất và Tinh thần... trước những phát minh về nguyên tử lực, không còn phải là một vấn đề siêu hình nan giải nữa! Cái kiếp số con người, cũng như của vạn vật là sớm muộn phải “trở về với Đạo” (các phục quy kỳ Căn)”. (168).

     Tóm lại, Lão Tử coi Nguyên Lý Âm là tượng trưng cho Đạo, nguồn gốc tiềm ẩn của vũ trụ. Do đó, Đạo được gọi là Mẹ Nhiệm Mầu (Huyền Tẫn).

E.   ĐẠO VÀ ĐỨC

     Lão Tử phân biệt ý nghĩa của chữ Đức: Theo nghĩa thông thường, “đức” là nhân đức như nhân, nghĩa, lễ, trí, tín trong luân lý Khổng-Mạnh. Trong triết lý của Lão-Trang, “Đức” mang một ý nghĩa siêu hình để chỉ năng lực, quyền lực vô biên của Đạo. “Đức” là cái mà mỗi loài mỗi vật nhận được của Đạo ban cho.

     Trang Tử trong thiên Thiên Địa đã giải thích rõ chữ “Đức” của Lão Tử: “Thuở thái sơ của Trời Đất thì đã có cái Vô. Cái Vô ấy không có tên và là nơi phát sinh ra cái Một, nhưng cái Một ấy cũng chưa có hình. Khi vạn vật “được cái Một ấy”, cái đó gọi là Đức” (Thái sơ hữu Vô, Vô hữu Vô Danh. Nhất chi sơ khởi, hữu Nhất nhi vị hình. Vật đắc (Nhất) dĩ sinh, vị chi Đức). Câu “Nhất chi sở khởi” của Trang Tử cũng giống như câu “Đạo sinh Nhất” của Lão Tử, nghĩa là Đạo (Vô) là chỗ phát sinh ra cái Một. Đức là chỗ mà (“vật đắc dĩ sinh”) vật nhận được, tự đắc, tự mình đã nhận được của Đạo, của Đấng Tạo Hóa. Do đó, “Đức” chính là những năng khiếu tự nhiên mà Đạo, hay Hóa Công phú bẩm cho con người hay cho mỗi vật. Đạo và Đức cũng là Một, tuy danh từ khác nhau. Đức là cái Đạo biểu lộ nơi mỗi người mỗi vật.

     Chương 51, Lão Tử viết: “Đạo sinh ra vạn vật, Đức nuôi dưỡng vạn vật, chủng loại tạo hình, hoàn cảnh liễu kết nên vạn vật” (Đạo sinh chi, Đức súc chi, vật hình chi, thể thành chi). Nếu giải nghĩa theo như trên, thì Đức ám chỉ cái Động hữu hình của Đạo, và Đức bắt nguồn nơi Đạo, vì Đức là Năng Lực Vô Biên của Đạo, Nguồn Gốc của vạn vật. Chính cái Đức (cái Năng Lực)của Đạo sinh ra muôn loài. Cái Đức của “Vô Vi”, của “bất ngôn chi giáo”, của “bất tranh nhi thiện thắng”, tức là cái Đức theo Đạo Trời.

     Nói tóm lại, vạn vật nhờ Đạo mà có (sinh ra), và cái mà mỗi vật đang có, là cái Đức do Đạo thông ban cho. Đạo là Vô, nghĩa là “Tĩnh”, nhưng cái Đức của Đạo, tức “Động Thể” của Đạo là nguồn sống tiềm ẩn ban cho vạn vật được sinh ra lớn lên. Đạo và Đức luôn theo nhau. Lão Tử còn viết: “Đạo sinh vạn vật, Đức nuôi vạn vật, cấp dưỡng, nuôi nấng, đùm bọc, bồi sức, dưỡng nuôi, che chở vạn vật (Đạo sinh chi, Đức súc chi, trường chi, dục chi, đình chi, độc chi, dưỡng chi, phúc chi)”. (169).

TOÁT LƯỢC MẤY ĐẶC ĐIỂM:

     1. Nho gia chú trọng về phần “Động Thể” của Đạo, còn Đạo gia( Lão giáo) nhấn mạnh phần “Tĩnh Thể”, tức Chân thể, vô hình của Đạo.

     2. Do đó, đạo gia phân biệt: Tuyệt Đối và tương đối. Đạo thuộc Tuyệt Đối, Siêu Việt, nghĩa là vượt lên trên hết mọi loài thụ tạo, tương đối, nên lý trí không thể dùng tưởng tượng, hình ảnh hay danh từ nào để diễn tả được. Vả lại, các triết gia Đông Phương thích dùng đường lối phủ định (via negativa) như “vô”, “vô danh”, “vô cực”, "hư vô"… để làm nổi bật tính chất Tuyệt Đối lên, nghĩa là "không có" nơi loài tương đối.

     3. Bởi vậy, ý nghĩa thật của chữ “Vô Danh”, “Vô”, không phải là “không có gì hết”, “vô thần”, “chết là hết”, không có Nguyên Lý Tuyệt Đối…, nhưng là: không có sự vật tương đối nào trên đời này có thể diễn tả Nguyên Lý đó một cách thấu triệt được!

     4. Các triết gia Đông Phương chia ra: “Hình Nhi Hạ Học”, là nghiên cứu về loài thụ tạo, tương đối, hữu hình, “hữu danh” còn Nguyên Lý Tuyệt Đối, hay Thái Nhất, Thái Cực, vì thuộc “Hình Nhi Thượng Học”, nghĩa là vượt trên các loài tương đối, nên “tạm gọi” là “Vô”, “Vô Danh”, “Vô Cực”… Nói là “tạm gọi”, vì đúng lý ra, cả việc dùng những chữ “Vô”, “Vô Danh”… cũng không xứng đáng nữa!

     5. Cũng phân biệt hai phương diện: Thể (Tĩnh) và Dụng (Động) của Nguyên Lý Tuyệt Đối, tức Đạo. Thể (Tĩnh) là Bản Thể, là “Chân Thể” huyền bí, siêu việt vô cùng, không thể hiểu biết được. Nhưng khi Đạo biểu lộ ra bằng “Động Thể”, thì muôn vật được tạo thành, xuất hiện trong vũ trụ. Lão Tử chú trọng đặc biệt về “Tĩnh”, còn Khổng Tử nhấn mạnh về “Động”.

     6. Do đó, các đạo gia, như Lão Tử, Trang Tử suy nghĩ về những phẩm tính siêu việt, siêu hình của Đạo như: “Vô Danh”, “Vô Vi”, “Một (Thuần Nhất), “Thường (Thường Hằng Bất Biến), “Mẹ” (thiên hạ)…

     7. VÔ VI, không có nghĩa là “không làm gì”, nhưng là làm một cách điều hòa, không thái quá không bất cập, theo Luật Trung Hòa, một cách hồn nhiên, đơn sơ, bộc phát, không giả tạo.

     8. Đạo là Thuần Nhất, là “Một”, nhưng khi biểu lộ ra bên ngoài vũ trụ, thì theo Luật Trung Hòa, Quân Bình có Âm-Dương hòa hợp (không tiêu diệt nhau) để phát sinh vạn sự vạn vật trong vũ trụ: hết mọi loài, mọi vật đều bởi “Một” (Đạo) mà ra.

     9. Mọi loài mọi vật luôn thay đổi, nhưng Đạo là “Thường Hằng Bất Biến”, nghĩa là theo Luật Trung Hòa, Quân Bình, không thái quá, chớ bất cập, bĩ cực, thái lai… và theo Luật Phản-Phục, tức “ra đi, trở về”, cứ thế mãi, không thay đổi.

     10. Đạo được sánh ví như “Mẹ”, vì là nguồn gốc sinh ra vạn sự vạn vật, nuôi dưỡng, che chở… Mẹ sinh ra con, rồi con trở về cùng Một Mẹ.

     11. Theo Lão Tử, “ĐỨC” chỉ Quyền Lực, Năng Lực vô biên của ĐẠO. “ĐỨC” là cách ĐẠO biểu lộ Quyền Năng cho vạn sự vạn vật. Do đó, ĐỨC là năng khiếu tự nhiên mà Trời (Đạo) phú bẩm cho con người. Nói cách khác, cái mà loài thụ tạo đang có, tức là cái được lãnh nhận do Trời ban cho: cái đó gọi là Đức.

ĐOẠN III.   Ý THỨC SIÊU VIỆT THEO PHÁI LÝ HỌC VÀ TÂM HỌC

     Phong trào gọi là “Đạo Học” được thịnh hành bắt đầu từ thời Trung Cổ, vào đời nhà Tống (960-1127). Các triết gia là những nho gia muốn phục hưng Khổng Giáo, nhưng họ cũng là những người rất thông thạo, và sùng mộ học thuyết của Lão-Trang và Thiền Học. Do đó, trong Lịch Sử Triết Học Trung Quốc mới có tên là Đạo Học, và đạo học gia. Nhà cự phách trong phong trào là triết gia Chu Hi (1130-1200). Ông đã chú giải toàn bộ Tứ Thư Ngũ Kinh, dùng làm sách giáo khoa cho các kỳ thi tuyển nhân tài cho quốc gia tại các nước như Trung Hoa, Việt Nam, Nhật Bản, Đại Hàn trong thời gian gần 600 năm. Bởi vậy, có thể nói: quan niệm, tư tưởng về Nguyên Lý Tuyệt Đối, về vũ trụ quan, về luân lý đạo đức của ông đã ảnh hưởng rất lớn đến cách suy nghĩ của các sĩ phu, trí thức của Đông Phương. Chu Hi lãnh đạo môn phái gọi là Lý Học.

     Một đạo học gia danh tiếng khác là Vương Dương Minh (1472-1529) đời nhà Minh. Đương thời, ông là một nho gia, văn võ kiêm toàn, và một nhà chính trị khôn khéo. Ông chủ trương phái Tâm Học.

     Đặc điểm chung cho môn phái Lý Học (Chu Hi) và Tâm Học (Vương Dương Minh) là cả hai đều chịu ảnh hưởng của Thiền Học và Lão-Trang. Trước khi lập thuyết mới, cả hai đã nghiên cứu về Phật Học. Tuy nhiên các ông đã chủ trương những quan niệm về triết lý, về nhân sinh, về xã hội khác với một số môn phái của Phật Học, chẳng hạn, Chu Hi viết:"Họ Thích(Phật gia) nói "không"(vô), chẳng phải là chẳng đúng, nhưng ở trong "không" phải có "Lý". Nếu chỉ nói ta là "không", mà không biết có "Lý" thật, thì (học thuyết đó) còn dùng vào việc gì? Ví như hồ nước trong veo, lạnh lẽo, suốt tới đáy. Xem qua thì như không có nước; có người sẽ bảo hồ này là "không". Không đưa tay mà dò để biết lạnh hay ấm thì không biết có nước ở trong hồ. Cái nhìn của nhà Phật chính là như vậy"(Ngữ loại , quyển 126)....Theo Chu Hi, khi Phật gia cho thế giới hữu hình là "không", thì không phải họ hoàn toàn sai, vì mọi vật trong vũ trụ hữu hình đều biến chuyển và "Vô Thường". Nhưng cũng có "Lý"nữa, "Lý" là thường tại, vĩnh cửu, bất biến.Theo nghĩa đó, thì vũ trụ không phải là "không". Phật gia không biết "Lý" là có thật, vì họ có cái nhìn trừu tượng, giống như người không nhìn thấy nước trong hồ, vì nước không có mầu sắc.

    Một đặc tính khác chung cho phong trào Đạo Học là: quan niệm về “THIÊN”, về “THƯỢNG ĐẾ, dần dà mất tính cách “Ngôi Vị”, như thời xưa trong Kinh Thi, trong các lời giảng dạy của Đức Khổng Tử, hay các thánh hiền. Trong Lý Học và Tâm Học, “Nguyên Lý Tuyệt Đối” trở thành trừu tượng, huyền bí. Siêu việt tính (transcendence) của Nguyên Lý đó lu mờ, tức không nhấn mạnh đến sự Tuyệt Đối, “vượt” lên trên hết mọi loài thụ tạo tương đối: Tuyệt Đối KHÁC tương đối. Trong khi đó, các triết gia đề cao Nội Tại tính (Immanence) của Nguyên Lý đó tiềm ẩn trong thiên nhiên, xã hội và con người. Do đó, Nguyên Lý Tuyệt Đối không còn là cái gì siêu phàm, vượt quá sức tưởng tượng của con người, nhưng rất gần, và phối kết với người, với vạn vật thành một khối duy nhất. Vì thế mới có những thành ngữ, và quan niệm thuộc Nhất Nguyên Luận như: “Tam Tài” (Thiên-Địa-Nhân), “Vạn vật Nhất Thể”, “kiến Tính thành Phật”.

A.   LÝ HỌC CỦA CHU HI

    Vào thời Trung cổ, đời nhà Tống, các đạo học gia đã suy nghĩ và giải nghĩa các Kinh, Truyện… để lập thành những học thuyết về đạo lý, tâm tính của con người, và nguồn gốc của vũ trụ, sự tương quan giữa vũ trụ và con người. Khởi xướng phong trào có Chu Đôn Di (1017-1073) đồng thời với Trương Tái (1020-1076). Hai môn đệ của Chu Đôn Di là Trình Hạo (1032-1085) và Trình Di (1033-1107). Chu Hi chịu ảnh hưởng của Trình Di, và lập ra phái Lý Học. Sau này, đời nhà Minh, Vương Thủ Nhân, tức Vương Dương Minh (1472-1528),  theo học thuyết của Lục Cửu Uyên (1139-1192), tức môn phái của Trình Hạo, để lập ra học thuyết khác là Tâm Học. Duới đây, sẽ bàn về Lý Học của Chu Hi, gồm những điểm như: Lý, Khí, Thái Cực, Vô Cực, Nguồn gốc của vũ trụ.

    1.  “LÝ” là gì?

     Danh từ Hán-Việt “lý” (lẽ) rất thông dụng trong ngôn ngữ hằng ngày như: lý lẽ, lý trí, phi lý, vô lý, v.v. Các triết gia cũng thường lấy những chữ thông dụng, nhưng mặc cho chúng những ý nghĩa đặc biệt, trừu tượng, tùy theo quan niệm riêng của học thuyết. Do đó, khi nghiên cứu các triết thuyết, ta cần phải tìm hiểu ý nghĩa đặc biệt mà triết gia gán cho danh từ đó.

     Vậy “LÝ” là gì? Đối với Chu Hi, mỗi loài, mỗi vật, tự nhiên hay nhân tạo trong vũ trụ đều có cái “lý” của nó. Chẳng hạn, người có cái “lý” của người, cây có cái “lý” của cây, bàn có cái “lý” của bàn, ghế có cái “lý” của ghế... Bởi vậy, “lý” chính là cái làm cho vật này là vật này và khác với vật khác. Cho nên, “lý” chính là bản thể của vật đó. Cái “lý” của con người là cái làm cho con người có một bản tính riêng biệt khác với các loài, các vật khác. Do đó, “lý” là quan niệm trừu tượng, siêu hình mà triết học thời xưa gọi là “Hình Nhi Thượng Học", vì nó vượt trên các hình ảnh, vì nó là phần vô hình của vật hữu hình. Cái “lý” chính là cái “cực”, cái rất mực, cái cực điểm cao sâu nhất của một sự vật (Theo nguyên tự, “cực”, chỉ ngọn cao nhất của nóc nhà). (170).

    2.  “THÁI CỰC” là gì? “VÔ CỰC” là gì?

     Nếu mỗi sự mỗi vật đều có cái “lý” của nó, thì vũ trụ gồm các hữu thể vô hình và hữu hình, xét về mặt toàn thể, toàn khối duy nhất, cũng phải có cái “lý” của nó. Bởi vậy, cái “ lý”, vĩ đại, rộng lớn bao trùm và tổng hợp hết thảy các “lý” khác, được gọi là “THÁI CỰC”. Do đó, Thái Cực chính là “Thiên Lý” hay Lý của Trời, là Đạo Nhân Ái, tức là lòng thương người biến thành một Nguyên Lý Sinh Lực của vũ trụ.

     Theo Chu Đôn Di và Chu Hi “VÔ CỰC” cũng là “THÁI CỰC” (Thái cực đồ thuyết:Vô Cực nhi Thái Cực). Câu nói này đã gây khó khăn trong việc giải thích, và tranh luận sôi nổi giữa Lục Cửu Uyên và Chu Hi. Theo cách giải thích của Chu Hi, thì “Vô Cực” nghĩa là không có phương sở, không có hình trạng, không động, không tĩnh…, vô thanh, vô khứu, ở ngoài tất cả những cái mà ta có thể tưởng tượng ra được. Do đó, Vô Cực cũng là Thái Cực, nghĩa là Vô Cực không phải là hư vô hoàn toàn, nhưng là Thái Cực, tức là chính cái “Tự Tại, Vô Thuỷ, Vô Chung, Bất Sinh, Bất Diệt”.  Vô Cực và Thái Cực là một Thể.

     THÁI CỰC không có hình trạng, vô phương sở, vô thanh khứu, vậy mà là Căn Nguyên của vạn vật, là Nguyên Lý của mọi biến đổi trong vũ trụ. Thái Cực là Nguyên Lý Tuyệt Đối, nhưng không tách biệt khỏi thế giới tương đối, tức là Tuyệt Đối là nguồn gốc của tương đối, của loài thụ tạo. Do đó, theo Chu Hi thì muôn sự muôn loài, các hiện tượng trong vũ trụ đều do một Nguyên Lý toàn diện bao trùm vạn sự vạn vật. Chữ “THÁI CỰC” chỉ khía cạnh Siêu Việt (Transcendence) của Nguyên Lý Tuyệt Đối, còn”VÔ CỰC” là nói đến phương diện Nội Tại (Immanence) của Nguyên Lý Tuyệt Đối. Vì thế, Nguyên Lý Tuyệt Đối, một trật “vượt” trên sự biến hóa của loài thụ tạo, nhưng đồng thời cũng tiềm ẩn “nội tại” ở trong sự biến hóa của vạn sự vạn vật. Do đó, “Vô” với “Hữu” không phải là hai thể khác nhau, nhưng chỉ về một chân thể của Lý Thái Cực mà thôi!

     Một vấn nạn được đặt ra: Làm thế nào một Nguyên Lý Tuyệt Đối, tức Thái Cực lại có thể vừa “vượt” trên vạn vật, vừa hoàn toàn “ở trong” mỗi vật? Nguyên Lý Tuyệt Đối có bị chia ra nhiều phần không? Chu Hi trả lời: Thái Cực không bị phân chia, nhưng vẫn giữ được sự toàn vẹn, duy nhất như trong Ngữ Lục chương 94 viết: “Mỗi cá thể tiếp nhận lấy Thái Cực một cách toàn vẹn, không bị phân cắt, giống như mặt trăng sáng ở trên trời, dầu phản chiếu xuống muôn vàn sông hồ, đâu đâu cũng nhìn thấy, nhưng không vì thế mà nói rằng mặt trăng bị chia cắt”. (171)

    3. “KHÍ” là gì?

     Theo Chu Hi, “Lý” thuộc về Hình Nhi Thượng, tức là vô hình, trừu tượng; mỗi sự vật thiên nhiên hay nhân tạo, mỗi người đều có cái “lý” của nó. Vả lại, “Lý” thuộc thế giới mông lung vô hình vô tượng. Cho nên, nếu muốn có hình tượng, muốn hiện thực, hiện hữu trên thế giới này thì “lý” cần đầu thai vào “Khí”, mới phát sinh ra con người hay sự vật cụ thể được. “Khí” thuộc thế giới vật thể của Hình Nhi Hạ. Trong thực tế, lý và khí phải đi đôi với nhau thì sự vật hay con người mới hiện hữu được. Lý là cái gốc, cái bản thể của sự vật, còn khí là vật dụng, là khí cụ, dụng cụ để làm nên sự vật. (172).

     Về phần nhân loại, theo cách giải nghĩa của Chu Hi, thì đã là người, bất cứ ai cũng có cái “lý” của con người. Nhưng cái “khí” bẩm sinh thì mỗi người lại khác nhau, vì chia ra nhiều thứ như: thanh, trọc, hậu, bạc (trong, đục, dày, mỏng). Cũng vì “khí” khác nhau, nên thành ra mới có người tốt, người xấu, kẻ thông minh, đứa ngu đần… Bởi vậy, cái “lý” trong con người lúc nào cũng tốt, nhưng nếu có gì xấu là thuộc phần “khí”, tức phần vật thể.

     Trong vấn đề tu thân luyện tánh, tính tốt, xấu trong khí chất là do bẩm sinh mà có, vì khi sinh ra đời, mỗi người thụ bẩm tài năng, tính tình khác nhau, nhưng có thể dùng “nhân lực”, ý chí mà tu dưỡng, sửa đổi để xấu trở nên tốt được. Muốn được thế, cần có lòng “Chuyên Chú, Kính Cẩn” đối với Thiện Căn trong cái “lý” của con người, rồi cố gắng học tập, tu sửa, bồi đắp, gọi là “cách vật trí tri”, để tiến tới chỗ Thiện Toàn. (173).

    4.  Nguồn Gốc của Vũ Trụ

     Chu Hi dựa theo thuyết của Chu Đôn Di trong cuốn “Thái Cực đồ thuyết”, để suy luận một cách siêu hình về Nguồn Gốc của vũ trụ. Trước hết, nên biết rằng: Nguyên Lý Tuyệt Đối của vũ trụ là Thái Cực, hay nói theo phương pháp phủ định là Vô Cực, (vì không thể dùng chữ gì mà gọi Nguyên Lý đó được). Nguyên Lý đó là tối thượng, vô cùng, vô hạn, làm nguồn gốc phát sinh vạn sự vạn vật.

     Trong cuốn “Toàn Thư, quyển 49, Ông giải nghĩa: Lý Thái Cực hay Vô Cực thuộc Hình Nhi Thượng, tức là vượt không gian và thời gian, vô hình tượng, vượt trên sự động-tĩnh. Trong Lý Thái Cực Tuyệt Đối đó, bao hàm cái “lý” về sự động và cái “lý” về sự tĩnh, vì Lý Thái Cực là tổng hợp toàn thể các “lý” trong vũ trụ. Nhưng chỉ một mình cái “lý” của sự động, thì cũng không tự nó mà động được, một mình cái “lý” của sự tĩnh thì cũng không tĩnh được. Cho nên, cái “lý” động và cái “lý” tĩnh cần phải “nhập thể” (physical endowment) vào với “khí”, thì “lý” động, mới động, “lý” tĩnh, mới tĩnh được. Khí động đó gọi là Dương, còn khí tĩnh đó gọi là Âm.

     Bởi vậy, theo Chu Hi, có hai yếu tố căn bản trong vũ trụ học của Trung Hoa. Ông viết: “Dương động, Âm tĩnh. Thái Cực thì không động, không tĩnh, nhưng Lý Thái Cực bao gồm cái “lý” của động và cái “lý” của tĩnh. Hai “lý” động, tĩnh cũng vô hình, nhưng trở thành rõ ràng biểu lộ ra khi thấy Dương động và Âm tĩnh. Cái “lý” tựa trên Âm, Dương, cũng giống như người ngồi trên lưng ngựa”.

     Hỗ tương ảnh hưởng của Âm-Dương sinh ra Ngũ Hành, và từ Ngũ Hành (được hiểu là những “đạo”, tức tác động của biến dịch) phối hợp với Âm-Dương điều hòa, nên sinh ra quẻ Kiền (Dương, nam) và quẻ Khôn (Âm, nữ), rồi từ sự phối kết Kiền-Khôn (nam-nữ), mà sinh ra vạn vật hữu hình: “Dương động là sự dụng tác của Thái Cực, Âm tĩnh là tập thể của Thái Cực. Dương động thì biến hóa ra; Âm tĩnh thì đông hợp lại. Bởi sự biến, sự hợp ấy mà sinh ra Ngũ Hành: thủy, hỏa, mộc, kim, thổ... Ngũ hành hợp lại làm một là Âm Dương. Âm Dương hợp lại làm một là Thái Cực. Thái Cực vốn là Vô Cực”(174).

B.   TÂM HỌC CỦA VƯƠNG DƯƠNG MINH

     Phong trào Tâm Học được đề xướng do Lục Cửu Uyên (1139-1193), người đồng thời với Chu Hi. Ba thế kỉ sau, Tâm Học lại được Vương Dương Minh (1472-1529) khai triển, quảng diễn và truyền bá. Sau đây sẽ lần lượt trình bày những điểm như:

1. Khác biệt giữa Lý Học và Tâm Học như thế nào?

2. “Tâm” ở đâu?

3. Tâm là gì?

4. Trí Lương Tri là gì?

5. Tuyệt Đối và Đạo Nhân.

6. Vạn vật Nhất Thể là gì?

     1.  Khác Biệt giữa Lý Học và Tâm Học

     Lý Học và Tâm Học khác nhau từ chỗ khởi điểm của suy luận triết lý. Khởi điểm suy luận của Lý Học là vũ trụ chung quanh ta và ở ngoài ta. Còn Tâm Học thì khởi sự tự trong ta, trong tâm trí, trong tâm hồn ta. Theo Lý Học của Chu Hi, nhờ nghiên cứu, quan sát vũ trụ, và thế giới bên ngoài, nên ta khám phá ra Nguyên Lý Tuyệt Đối, Đạo của trời đất và những định luật về Âm-Dương Điều Hòa, Trung Hòa. Càng học biết nhiều, càng mở mang trí tuệ thì càng nhận thấy sự Tuyệt Đối, Siêu Việt của Chân Lý. Đó là ý nghĩa của câu trong sách Trung Dung đã được Chu Hi giải thích: “Cách vật, trí tri”, tức là học hỏi tường tận về các vật trong vũ trụ để cho sự hiểu biết được sâu rộng, và tìm ra căn do của vạn vật, cũng là tìm về Nguyên Lý Tuyệt Đối, tìm về Lý Thái Cực.

     Trái lại, Lục Cửu Uyên và Vương Dương Minh cho việc tu luyện của Chu Hi căn cứ vào sự nghiên cứu các sự vật ở ngoài vũ trụ, và việc mở mang kiến thức là công việc dành riêng cho người thức giả mà thôi, còn người kém học thức, kém suy luận thì khó trở nên bậc thánh hiền. Do đó, Vương Duơng Minh đã đề nghị một phương pháp tu dưỡng tính tình căn cứ vào việc tìm hiểu cái “Lương Tri”, hay Lương Năng, Lương Tâm, biết phân biệt lành-dữ, tốt-xấu, ở ngay trong tâm trí của con người. Chính cái “Lương Tri” ở trong tâm trí con người cần được sửa sang, bồi bổ để ta tiến lên chỗ Toàn Thiện Toàn Mỹ. Bởi vậy, muốn đạt tới Chân Lý Tuyệt Đối, ta không cần nghiên cứu, tìm kiếm ở bên ngoài vũ trụ, nhưng chỉ lo chỉnh đốn lại “Lương Tri”, Lương Tâm” cho ngay thẳng là đủ rồi! Vì lý luận như thế, nên Vương Dương Minh đã giải nghĩa một cách khác câu “Cách vật trí tri”. Theo ông, chữ “cách vật” không có nghĩa là “nghiên cứu tuờng tận các sự vật ở ngoài vũ trụ”, nhưng là sửa sang lại sự vật cho ngay chính, tức là khi Lương Tâm biết phân biệt: điều “phải”, điều “tốt”, thì làm, điều “trái”, điều “xấu”, thì tránh. Nhờ vậy, có thể “trí tri”, tức là mở mang sự hiểu biết của “Lương Tri” ngày càng lớn rộng. Cho nên, việc phát triển “Trí Lương Tri” để trở nên thánh hiền, thì ai ai cũng có thể làm được, miễn là có thành tâm, thiện ý. (175).

     Tuy cùng tôn sùng Khổng Tử và Mạnh Tử, nhưng Chu Hi và Vương Dương Minh, và các môn đệ của hai ông đã có những điểm dị biệt khá lớn, khiến cho cuộc tranh luận kéo dài mãi cho tới ngày nay. Theo Chu Hi, thì có hai thế giới: một thế giới siêu hình, trừu tượng gồm những “lý”, vẫn có từ thủa đời đời, và một thế giới hữu hình, cụ thể. Trái lại, Vương Dương Minh không chấp nhận thế giới “lý” riêng biệt, trừu tượng của Chu Hi.

     2.  “TÂM” ở đâu?

     Vương Dương Minh, một thời, cũng đã tôn sùng Lý Học của Chu Hi. Theo tương truyền, ông đã chăm chú tập trung tư tưởng để nghiên cứu tường tận cái “lý” của cây tre, nhưng suốt bảy ngày bảy đêm, ông không tìm ra được chân lý gì cả! Bởi vậy, ông đã thất vọng và từ bỏ môn phái Lý Học để đi tìm một con đường mới.

     Khi ông đang sống cơ cực trong lúc bị đầy ải ở trạm Long Trường, một hôm, nửa đêm, ông chợt “tỉnh ngộ” và tìm ra được ý nghĩa của câu “cách vật trí tri”. Ông linh cảm rằng: Chân Lý Tuyệt Đối, hay Lý Thái Cực, không cần tìm ở vũ trụ bên ngoài, nhưng chính là ở trong bản ngã con người, ngay trong tâm tính, tâm linh con người.

     Do đó, theo họ Vương, “vũ trụ này là một toàn thể tâm linh và trong đó chỉ có một thế giới mà thôi! Đó là thế giới hiện hữu, cụ thể mà chúng ta tự kinh nghiệm được”. Như vậy, Vương Dương Minh chỉ công nhận có một thế giới là thế giới Tâm Linh mà thôi! Ngoài Tâm Linh ra, không có sự vật gì khác nữa, không công nhận thế giới “lý” riêng biệt của Chu Hi. (176).

     3.  “TÂM” là gì?

     Trước hết, nên tìm hiểu ý nghĩa chữ TÂM trong môn phái Tâm Học. Theo nguyên tự, chữ tâm (                     ) vừa vẽ ra hình trái tim, vừa giống hình ngọn lửa đang bốc cháy. Trong sách Ngữ Lục III, họ Vương đã định nghĩa rõ chữ Tâm: “Tâm không phải là một khối huyết nhục. Chính chỗ tri giác là Tâm. Như tai mắt biết nghe, biết trông, tay chân biết đau biết mỏi, cái tri giác ấy là Tâm vậy”. Do đó, ở đây Tâm không có nghĩa là quả tim bằng thịt, nhưng mang một ý nghĩa về tâm lý, tâm hồn, tâm linh, siêu hình. Tâm là tri giác, là sự cảm biết, hay Ý thức, Tâm thức (Consciousness), hay Tâm linh (Spirituality). Tâm của con người là phần thiêng liêng, sáng suốt, vạn lý vạn sự đều căn bản ở đó cả. Phần linh thiêng, ý thức đó, chính là Thiên Lý, là Lương Tâm.

     Lục Cửu Uyên đã cho Tâm đồng nghĩa với “Lý” của Chu Hi: Tâm là Lý (Thái Cực). Vương Dương Minh viết: “Tâm tức là Đạo, Đạo là Trời, biết Tâm thì biết Đạo và biết Trời (Tâm tức Đạo, Đạo tức Thiên, tri Tâm tắc tri Đạo, tri Thiên). Học giả cần biết thực rõ Đạo ấy, rồi cứ theo cái Tâm của mình mà thể nhận lấy, không phải mượn sự tìm ở ngoài mới được” (Ngữ lục I).

     Thiên Lý là bản thể của Tâm, nghĩa là cái của Trời phú cho. Tính với Tâm là một, vì Tính là bản tính tự nhiên, hồn nhiên của ta do Trời ban cho. Tính (    ) là bản tính nhân loại và bản tính mọi loài. “Thiên Mệnh vị chi tính” (Tính gọi là Thiên Mệnh, vì do Trời phú cho).

    Theo cách định nghĩa và giải thích của Vương Dương Minh và phái Tâm Học, thì ta có thể hiểu chữ Tâm đồng nghĩa với nhiều ý niệm siêu hình, triết lý khác. Chẳng hạn, Tâm là Lương Tâm, là Thiên Lý, là Tâm Linh, là tâm tính, tức là phần linh thiêng sáng suốt nhất, “chiêu minh linh giác”, trong bản tính con người(177).

     Hơn nữa, Tâm được đồng hóa với Đạo, với Thiên, vì biết được Tâm, thì cũng biết được Đạo, biết được Thiên, thì biết được Lý Thái Cực. Cho nên, khi họ Vương đồng hóa Tâm với Đạo, với Thiên Lý, tức là ông đã tiến một bước xa hơn vào Bản Thể sâu thẳm của vũ trụ, chính là Tuyệt Đối, là Chân Ngã. Do đó, Bản Thể của Tâm, tức là Thiên Lý, là Chân Ngã.

    4.  Trí Lương Tri là gì?

     Vương Dương Minh coi Bản Thể của Tâm, chính là Thiên Lý, là Thiên, là Thiên Mệnh. Đó cũng là Chân Ngã làm chủ cho thân xác mọi người. Còn Chân Ngã thì ta sống, mất Chân Ngã thì chết. Trong đời sống tâm linh, tu đức, nếu muốn sống hạnh phúc cả hồn xác, thì phải bồi dưỡng cho Chân Ngã luôn luôn giữ được sự tinh tuyền, sáng láng “chiêu minh linh giác” của Bản thể. Phải giữ cho Chân Ngã, tức “Trí Lương Tri” luôn trong sáng như gương để phân biệt điều tốt, điều xấu rõ ràng: tốt thì làm, xấu thì tránh.

     Trong Phụ Lục III, ông viết: “Cái Bản Thể của Tâm là Thiên Lý, cái “chiêu minh linh giác” của Thiên Lý gọi là Lương Tri” (Tâm chi Bản Thể tức Thiên Lý giả, Thiên Lý chi chiêu minh linh giác sở vị Lương Tri giả). Do đó, Lương Tri, Lương Tâm là Thiên Lý, tức là cái của Trời phú cho, nên nó là thiện, là tốt, sánh ví như ánh sáng mặt trời trong không gian. Ban đêm hay ngồi vào bóng tối, ta tưởng ánh sáng mặt trời không chiếu nữa, nhưng sự thực khí nóng và ánh sáng vẫn tỏa sáng không ngừng. Dầu có che lấp thế nào cũng không dập tắt được ánh sáng và sức nóng của mặt trời.

     Một vấn nạn gay go nhất trong triết lý được nêu lên: Nếu Tâm là Thiên Lý, là Thiên, thì tại sao lại có sự ác? Theo họ Vương giải thích, sự ác không thể từ Thiên Lý, từ Lương Tri phát ra, nhưng do nhân dục, tức tình tư dục sinh ra như lòng hiếu tài ham sắc, hiếu danh lợi, ghen ghét, giận hờn, v.v. Những tình vị kỷ, tư dục đó như mây mù che lấp hoặc làm vẩn đục Lương Tri, Lương Tâm, nhưng không thể tiêu diệt cái Thiên Lý ở trong ta được.

     Bởi vậy, phép tu dưỡng của thánh hiền dạy ta phải cố gắng phá bỏ cái “giả ngã” ngăn cản, hoặc che lấp cái Tâm trong sáng, cũng cần tẩy rửa tâm trí khỏi tình tư dục khấy động để cho cái “Chân Ngã”, tức phần Thiên Lý, Tuyệt Đối trong ta được phát hiện rực rỡ. Các đạo học gia thích sánh ví Trí Lương Tri, Lương Tâm như “Viên Ngọc” bị vẩn đục vì bùn đất bám vào, nên cần phải được rửa sạch để vẻ sáng láng của nó tỏ hiện. (178).

    5.  Tâm và Đạo Nhân Ái

     Đức Nhân Ái là căn bản nhất trong Nho Giáo, vì là đức tính đứng đầu các đức hạnh khác, đến nỗi nếu thiếu lòng Nhân Ái thì không còn phải là con người nữa! Do đó, chữ “bất nhân” vừa có nghĩa là cư xử một cách tàn ác, vừa có ý chỉ kẻ ăn ở “bất nhân” thì không còn phải là giống người nữa!

     Các đạo học gia, chịu ảnh hưởng của họ Vương và họ Chu đã nâng đức Nhân Ái lên bậc siêu hình, tức là đồng hóa Đạo Nhân với Bản Thể, với Bản Tâm là Thực Thể Tuyệt Đối. Đạo Nhân chính là Nguồn Gốc phát sinh con người và vạn sự vạn vật. Bởi vậy, chẳng những Đạo Nhân ngự trị trong Tâm Trí của con người, nhưng cũng tiềm tàng trong vũ trụ nữa.

     Theo chiều ngang, lòng Nhân Ái là đức tính cần thiết trong việc giao tế xã hội giữa người với người. Nó là căn bản và tiêu chuẩn để đặt định những giới răn về luân lý, đạo đức. Theo chiều dọc, Đạo Nhân giúp con người liên lạc và nối kết với vũ trụ bao la: từ tiểu vũ trụ (microcosm), tức tiểu ngã, vươn ra đại vũ trụ (macrocosm), tức Đại Ngã.

     Hơn nữa, các đạo học gia cũng tìm thấy một sức sống mãnh liệt, một sự sáng tạo phong phú tiềm tàng trong vũ trụ. Nguồn sinh lực và sáng tạo vô tận đó, chính là Đạo Nhân, tương tự như lòng nhân ái nơi con người là đầu mối của mọi hoạt động và mọi sáng kiến. Do đó, theo các đạo học gia, khi suy nghĩ về Tâm của con người và về Đạo Nhân, thì ta khám phá ra Tình Yêu Tuyệt Đối. Đạo Nhân cũng là “Lý”, là” Thái Cực”, là “Chân Ngã”. Đạo Nhân là “lý do tồn tại” (raison d'être) cắt nghĩa sự hợp nhất giữa Trời và người: “Thần nhân tương dữ”, hay “Thiên nhân hợp nhất”.

     Tóm lại, Đạo Nhân chứng tỏ phẩm giá cao quí của con người “linh ư vạn vật”. Do đó, Đạo Nhân ở trong con người, nhưng lớn hơn con người, ở trong vũ trụ, nhưng lớn hơn vũ trụ này. Đạo Nhân là Tuyệt Đối(179).

    6.  “Vạn Vật Nhất Thể”, hay “Lẽ Nhất Quán” là gì?

     Vương Dương Minh đồng hóa Tâm Trí con người với Thiên Lý, với Đạo, với Lý Thái Cực, cho nên coi Tâm Trí con người là “nơi gặp gỡ” (locus) của Trời và vạn sự vận vật: Tuyệt Đối và con người hợp nhất nơi Tâm con người. Do đó, trong Ngữ Lục I, ông viết: “Ngoài Tâm ra, không có Lý, ngoài Tâm không có sự” (Tâm ngoại vô Lý, Tâm ngoại vô sự). “Vạn sự vạn vật đều bởi Thiên Lý mà ra, nó quán thông tất cả làm một, không có trong ngoài khác nhau. Cái Lý ấy gọi là Đạo, là Trời, là Tính, là Tâm, cái danh khác nhau, nhưng cái thực là một. Bởi vậy, Vương Dương Minh đem tất cả cái học thuật vào cái Tâm”.

     Đối với họ Vương, biết được hiểu được Tâm, tức là biết được hiểu được Thiên Lý, được Đạo, được vũ trụ. Do đó, học thuyết của ông chú trọng vào thuyết “Vạn Vật Nhất Thể” và “Lẽ Nhất Quán” (Nhất dĩ quán chi) là căn bản. Bởi vậy, Vũ trụ quan và Nhân sinh quan là một chứ không phải hai ngành khác nhau. Bởi vì, thông hiểu những điều bí nhiệm trong bản thân, tâm hồn ta, thì cũng hiểu được lẽ nhiệm mầu của trời đất. “Người ta là một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ là Trời Đất và cả hai là Một”.

     Vương Dương Minh cũng giải thích cái Lẽ Nhất Quán trong Tâm Học của ông khác với quan niệm về “Tâm” của Thiền Học. Thiền Học cũng gọi Thực Tại Tuyệt Đối là Vô Tâm (theo kiểu phủ định) hay Bản Tâm. Nhưng họ Vương phân biệt Tâm Học của Nho Giáo và Thiền Học của Phật Giáo, trong sách Văn Lục IV, như sau: “Cái học của thánh nhân (nho gia) không có người không có ta, không có trong, không có ngoài, cho trời đất vạn vật làm một, để làm Tâm; cái học của Thiền Tông thì khởi ở sự tự tư tự lợi mà chưa khỏi phân ra trong-ngoài: đó là chỗ khác nhau vậy. Nay những người học về Tâm Tính mà ra ngoài cái nhân luân và bỏ các sự vật, thì thật là Thiền Học; nếu chưa ra ngoài nhân luân, không bỏ các sự vật, mà chuyên lấy tồn tâm dưỡng tính làm cốt, thì chính là cái học tinh nhất của thánh môn (nho giáo)”. (180).

TOÁT LƯỢC MẤY ĐẶC ĐIỂM

     1. Phong trào “Đạo Học” khởi sự từ thời Trung cổ, muốn phục hưng và giải thích lại Nho Học. Các nho gia nổi tiếng như Chu Hi chủ trương phái Lý Học, và Vương Dương Minh phái Tâm Học. Tuy theo Nho Học, nhưng các vị đó cũng tinh thông Lão Học và Phật Học.

     2. Đặc điểm chung cho phong trào Đạo Học là: quan niệm về “Thiên”, về “Thượng Đế”, dần dần mất tính cách “Ngôi Vị” như thời xưa. Nguyên Lý Tuyệt Đối trở thành trừu tượng, huyền bí. Các triết gia chú trọng vào sự “nội tại” của Nguyên Lý đó tiềm ẩn trong vũ trụ, trong mọi người, mọi vật, vì ảnh hưởng của thuyết “Nhất Nguyên Luận”. Do đó, phát sinh những thành ngữ, những thuyết như: "Tam Tài ", "Vạn Vật Nhất Thể "…

     3. Một đặc điểm khác là: vì nghiên cứu và tinh thông về Phật Học, nên các đạo gia như Chu Hi, Vương Dương Minh giải thích và bình phẩm về Phật giáo một cách sâu xa hơn nhiều tông phái khác.

     4. Chu Hi và môn phái Lý Học phân biệt hai thế giới: một thế giới trừu tượng, vô hình, siêu việt gọi là “lý”. Bất kỳ sự gì vật gì, người nào cũng có cái “lý” của nó: “lý” là cái làm cho vật này là chính nó và khác mọi vật khác. Nếu mỗi vật đều có cái “lý” của nó, thì trên hết mọi “lý” phải có cái “LÝ” rộng lớn vô biên, bao trùm tất cả: cái đó gọi là Lý Thái Cực, hay Vô Cực.

     5. Nhưng thế giới “lý” là vô hình, vô tượng, trừu tượng,  nếu muốn có vật cụ thể, hay con người cụ thể, thì “lý” đó phải “đầu thai” vào “khí”, tức là vật thể, khí chất, dụng cụ để làm nên vật cụ thể.

      6. Do đó, đối với con người, phần “lý”,  thuộc bản thể, thì tốt, nhưng phần “khí”, thuộc vật thể, khí chất thì có khí tốt và khí xấu. Bởi vậy, nếu có gì xấu trong con người là thuộc về “khí”, như tình tư dục. Trong phép tu dưỡng, ta có thể dùng ý chí để sửa chữa cho xấu trở nên tốt được.

      7. Áp dụng thuyết Lý Học để giải thích về Nguồn Gốc của vũ trụ, Chu Hi chủ trương: chính Lý Thái Cực, hay Vô Cực là Nguyên Lý Tuyệt Đối thì không Động, không Tĩnh, nhưng là Nguồn Gốc phát sinh sự biến hóa của vạn sự vạn vật. Lý Thái Cực bao gồm tất cả các “lý”, kể cả cái “lý” của Động và cái “lý” của Tĩnh. Những “lý” này cũng vô hình, trừu tượng, cho nên “lý” của sự Động mà không động, “lý” Tĩnh mà không tĩnh! Nó chỉ xuất hiện là Động khi “dựa” trên Dương, và Tĩnh khi “dựa” vào Âm. Rồi từ khí Âm-Dương hòa hợp sinh ra Ngũ hành, và vạn sự vạn vật.

       8. Phái Tâm Học của Vương Dương Minh không công nhận sự phân chia thành hai thế giới riêng biệt: thế giới “lý” vô hình và thế giới cụ thể, nhưng chủ trương chỉ có một thế giới ở trong tâm trí, trong tâm hồn, trong lương tâm mỗi người. Do đó, muốn tìm hiểu chân lý, không cần nghiên cứu những sự vật bên ngoài, nhưng cần tu sửa tâm trí cho ngay thẳng, biết theo điều phải và tránh điều xấu.

       9. Chữ “Tâm”, không có nghĩa là khối huyết nhục, nhưng là tâm hồn, tâm trí,  ý thức, tâm thức hay tâm linh. Chữ Tâm đồng nghĩa với nhiều quan niệm về siêu hình như: Tâm là lương tâm, là tâm linh, tức là phần linh thiêng sáng suốt nhất trong bản tính con người. Tâm cũng được đồng hóa với Thiên, với Đạo, với Thiên Lý, với Chân Ngã.

     10. Vương Dương Minh coi Bản thể của Tâm là Thiên Lý; cái vẻ sáng láng, tốt lành của Thiên Lý gọi là Lương Tri, hay Lương Tâm. Do đó, trong việc tu dưỡng, cần bồi bổ, giữ gìn cho Trí Lương Tri được sáng láng, tinh tuyền, biết phân biệt Phải-Trái, Tốt-Xấu. Tốt thì theo, Xấu thì tránh. Cũng cần tu sửa, kiềm chế tình tư dục làm mờ ám Lương tri trong sáng.

     11. Ngoài ra, khi suy nghĩ về ý nghĩa chữ Tâm, về Trí Lương tri, thì các đạo học gia đã đồng hoá đạo Nhân Ái của Nho Giáo với Bản Thể, Bản Tâm, tức là Thực Tại Tuyệt Đối. Đạo Nhân Ái chính là Tình Yêu Tuyệt Đối. Đạo Nhân Ái là nguồn gốc phát sinh và biến hóa mọi loài. Đạo Nhân Ái tiềm ẩn trong vũ trụ và ngự trị trong Tâm Trí của con người, nâng cao phẩm giá, giúp con người kết hợp với Trời: “Thần nhân tương dữ”.

     12. Vì chỉ công nhận có một thế giới, nên Vương Dương Minh đồng hóa Tâm Trí con người với Thiên Lý, với Đạo, với Lý Thái Cực và coi Tâm Trí, Lương Tâm con người là "nơi gặp gỡ " của Trời và vạn sự vạn vật. Đối với họ Vương, biết được Tâm, tức là hiểu được Thiên Lý, được Đạo, được vũ trụ. Ông chú trọng vào thuyết “Vạn vật nhất thể”, và “lẽ Nhất quán”. Do đó, vũ trụ quan và nhân sinh quan là một, chứ không phải hai ngành khác nhau.

ĐOẠN IV.   Ý THỨC SIÊU THOÁT TRONG PHẬT GIÁO

    Những khó khăn và những ngộ nhận

Các nhà nghiên cứu về Phật Học, Phật Giáo đều nhận thấy sự khó khăn khi sưu tầm tài liệu để học hỏi, hay tu luyện, vì nhiều lý do, như đã trình bày trong các đoạn ở trên:

       1. Đức Phật Tổ giữ thái độ “im lặng” không đề cập đến giáo thuyết về sự “có” hay “không có” một Đấng Thượng Đế, như dân chúng Ân Độ thời bấy giờ vẫn tin tưởng, hoặc Ngài không trả lời những câu hỏi của môn đệ về số phận của họ sau khi chết, do đó, sau này các  đệ tử của Đức Phật được tự do tranh cãi về các vấn đề siêu hình, triết lý, thần linh... tùy theo môn phái của mình, ai cũng cho cách giải thích của mình là gần với chủ thuyết của Đức Phật.Theo "Lịch sử Triết Học Ấn Độ” Phật Học được xếp vào môn phái chống lại “uy quyền của Vệ đà (Vedas) như Nastika, Carvaka, Bauddha, Jaina(181).

      2. Kinh Điển nhà Phật quá bao la, rộng lớn, lại được hoàn toàn tự do giải thích những lời Phật dạy, theo trình độ sự hiểu biết của mình; vả lại, từ ngàn xưa tới nay, không có một cơ quan chính thống nào được dành quyền chú giải, nên ngay khi Đức Phật vừa nhập diệt không bao lâu, thì các đệ tử đã chia ra nhiều môn phái khác nhau. Trong lịch sử Phật Học, hai Môn Phái chính là: Tiểu Thừa và Đại Thừa, (như đã trình bày ở đoạn trên).

    3.Vì sự sai biệt giữa giáo thuyết và thực hành, nên các nhà nghiên cứu đã phân biệt Phật Giáo và Phật Học, nghĩa là theo lời giảng dạy của Phật Tổ thì chính Ngài không nhận mình có quyền ban ơn giáng phước hay độ trì ai cả, Ngài chỉ đưa ra những tôn chỉ để ai muốn được giải thoát khỏi phiền não, đau khổ thì “noi gương, bắt chước” mà “Tự Độ” lấy cho mình. Nhưng trong thực tế, thực hành, như “Phật Giáo ở Việt Nam”, hay ở Trung Hoa, Nhật Bản,... người ta thờ Phật như một vị thần thánh, khấn bái để xin ân… giống như bất cứ tôn giáo nào khác.Vả lại, Đức Phật và các vị Thiền Sư dùng phương pháp “Upaya”, nghĩa là “tùy thời cơ, tùy hoàn cảnh, tùy trình độ hiểu biết của dân chúng mà diễn giảng, bằng nhiều cách khác nhau. Do đó, cùng một Chân lý mà giải nghĩa khác nhau.”

     4.Khi Đạo Phật truyền bá sang Trung Hoa, Việt Nam thì đã hòa đồng với Đạo Khổng, nhất là Đạo Lão để làm ra “tam giáo đồng nguyên”, nghĩa là các tín đồ, đặc biệt các văn nhân, nho sĩ, đạo sĩ đều dùng chung các danh từ như: Đạo, Vô, Phật Tính, Tam Tài, Vạn Vật Nhất Thể... Một khi du nhập vào các nước Trung Hoa, Việt Nam thì cũng biến hóa theo phong tục tập quán, tín ngưỡng của dân gian các nước ấy, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam, Phật Học nguyên thủy từ Ân độ qua, đã phối hợp với Đạo thờ Trời, và Đạo Hiếu của dân Việt. Do đó, Phật Giáo ở Việt Nam mang một sắc thái riêng biệt, không giống Phật Giáo các nước Tích Lan, Thái Lan, hay Miến Điện.

    Ngoài ra, một số ngộ nhận, hiểu lầm đã gây khó khăn trong việc đàm luận, thông cảm giữa Phật Giáo và các tôn giáo khác, chẳng hạn khi các thiền sư dùng các danh từ theo phương pháp phủ định như: Vô, Phật Tính, Vô ngã, Vô tâm..., thì một số người lại hiểu theo nghĩa tích cực, “Vô”, nghĩa là không có gì hết. Kỳ thực, theo đương lối suy luận “phủ định (via negativa), “Vô” đây là “Vô Tuyệt Đối”, nghĩa là không có sự vật nào trong loài tương đối có thể sánh ví được, vì ngôn ngữ loài người không thể diễn tả đầy đủ được; do đó, nếu cho rằng có thể diễn tả một cách tương xứng được, thì Tuyệt Đối không còn là Tuyệt Đối nữa!

    Bởi vậy, ý thức được những khó khăn, những tế nhị nhậy cảm, dễ gây xúc động, bất bình, nên trong đoạn này, chỉ xin giới hạn việc tìm hiểu về Ý Thức Siêu Thoát, trong môn phái Phật Học Đại Thừa, đặc biệt là các môn phái Thiền Tông.

   A. KINH NGHIỆM TÔN GIÁO

      Trong đời sống tâm linh, tu đức của Phật giáo, dầu người ta không thấy nhắc đến tên “Thiên, Thiên Chủ, Thượng Đế”..., nhưng không phải vì thế mà ta không tìm thấy những dấu tích về những yếu tố Siêu Việt, Siêu Thoát ẩn tàng trong Kinh điển và trong đời sống của giới tu hành và đạo hữu. Có thể nói, Đạo Phật là một cố gắng vĩ đại của con người đi tìm Siêu Thoát cho chính bản thân mình. Thật vậy, Phật Thích Ca và các thiện nam tín nữ đã khởi sự đi tìm con đường Siêu Thoát, từ kinh nghiệm tôn giáo của bản thân và đời sống để cố gắng vươn lên cõi Siêu Thoát. Từ kinh nghiệm đau khổ của đời người, của thế giới “Vô Thường”, Đức Phật đã dạy chúng sinh  phải chống lại cái “tạm thời, vô thường” để vươn lên một trạng thái nào “Khác”, “thường hằng bất biến”, có thể đem lại sự thỏa mãn bình an cho tâm hồn: chính là Niết Bàn. Bởi vậy, có thể nói, Phật Giáo là một nỗ lực của nhân loại đi tìm sự Giải Thoát cho cuộc sống hiện tại trầm luân tạm thời, đau khổ này. Nếu cho rằng: “Niết Bàn ở đây và bây giờ”,  thì nó cũng phải “khác” cái hiện thời đầy nước mắt này! Do đó, có thể nói: những kinh nghiệm tôn giáo này đi từ “thực nghiệm” (empirical) để tìm ra những nguyên nhân sinh ra đau khổ của cái “giả ngã”, (cái ngã giả dối), để tiến lên cái “Chân Ngã Siêu Thoát”. Nói tóm lại, Đạo Phật khởi sự đi tìm Chân Lý từ kinh nghiệm sống, nhất là từ cuộc đời đau khổ, để vươn lên “Ý thức hệ” (conceptualisation); từ hình ảnh vượt lên ý tưởng trừu tượng; từ thực hành sống vị tha, từ bi để tới ý niệm Giải Thoát, Chân Như, Phật Tính, Đại Ngã. (182)

B. NHỮNG DANH TỪ VÀ Ý NIỆM CÓ Ý NGHĨA SIÊU THOÁT

      Trong Kinh Điển nhà Phật, có rất nhiều danh từ ám chỉ đến sự Siêu Thoát, giúp ta vươn lên khỏi cuộc đời “vô thường”, đau khổ:

    a. Danh từ có ý nghĩa Siêu Thoát

    Danh từ “Vô”, dịch bởi chữ “Sunyata”, diễn tả triết lý căn bản trong Phật Giáo Đại Thừa, rút ra từ Kinh Bát Nhã Balamật (Prajnaparamita Sutra). Ý nghĩa của chữ “Vô” này là phủ nhận việc coi vạn sự vạn vật là "tuyệt đối", vì mọi sự trên thế giới này chỉ là “tương đối” và chúng không phải là sự Hiện Hữu Tối Hậu (Ultimate Existence). Không coi thế giới tương đối này là hoàn toàn hư vô, trống rỗng, nhưng từ chối thế giới “vô thường” này, nơi con người sống và chết, là Thực Tại Chung Cục.

    Vì “Vô”, nghĩa là vượt lên trên mọi sự mọi loài “tương đối”, nên mới có thành ngữ “Chân Không Diệu Hữu”, nghĩa là cái “Không” chân thật, lại là cái “Có” tuyệt diệu. Do đó, chữ “Vô” dùng để chỉ “Bát Nhã” (Prajna), hoặc “Niết Bàn” (Nirvana). Và nhập “Niết Bàn”, không có nghĩa là tiêu diệt hoàn toàn linh hồn, nhưng là nhìn thấy rõ bản thể thật của con người và của vạn sự vạn vật: "Kiến tính, thành Phật". Khi dùng kiểu diễn tả “phủ định” (via negativa) thì gọi là “Vô”, nhưng nếu nói theo cách “khẳng định” (via positiva) thì dùng danh từ “Chân Như”, hay "Như Như" (Tathata, Suchness), tức là sự Hiện Hữu Tối Hậu, “thường hằng bất biến” (lúc nào cũng như thế), vĩnh cửu, tuyệt đối, bao quát vạn sự vạn vật. " Trung-Đạo-Luận hay Bình-Đẳng-Luận là phương pháp để vượt thế giới hiện tượng sai biệt mà đi vào Bản Thể Tuyệt Đối và Giải Thoát"(183)

    b.  Kinh nghiệm thần thánh hóa

    Theo  Kinh Điển, thì Phật Thích Ca không tự nhận là một vị thần có quyền ban ân giáng phước, nhưng sau này, vì cảm phục mộ mến những giáo thuyết cao siêu của Ngài, nên người ta đã dần dần tôn phong Ngài là bậc thần thánh (deification). Một số thiện nam tín nữ cầu khẩn, tế tự, dâng lễ vật… để xin ơn, phù hộ, chữa bệnh... Hiện tượng thần thánh hóa này,  ngày nay, vẫn có  môn phái phản đối, vì theo họ, không đúng như ý của Phật Tổ. Nhưng sự kiện “thần thánh hóa” Đức Phật, chính là một nỗ lực đi tìm sự Siêu Việt trong đời sống tâm linh của Phật tử, vì cảm nghiệm thấy Đức Thích Ca Mâu Ni là một Siêu Nhân, “khác” với hết thảy chúng sinh còn đang chìm đắm trong đau khổ; hơn nữa, Ngài đã thành “Phật”. Ngài đã tìm ra con đường Giải Thoát, nên Ngài phải “Khác” với các vị Bồ Tát, khác với các thiên thể như devas hay apsaras. Vả lại, Ngài có “tha lực” (other power, tariki), nghĩa là có quyền lực cứu giúp người họan nạn, như các vị thần thánh .Khuynh hướng “thần thánh hóa” Đức Phật còn được biểu lộ trong cách xây đắp các bức tượng thật vĩ đại như ở Vũng Tàu, Việt nam; tại đền Bayon Angkor Thom, Campuchia có tạc những đầu Phật thật lớn lao và Bodhisattva Avalokiteshvara được coi là Đức Phật cao cả nhất, là Chúa của vũ trụ. Đó là những biểu tượng nói lên lòng khát vọng hướng về Siêu Việt, muốn Phật “khác”  với chúng sinh còn trong vòng Luân hồi, Nghiệp báo.

     Bồ Tát Quan Âm (Bodhisattva Avalokiteshvara, Kuan Yin, Kannon) được người Trung hoa, Việt Nam sùng kính như một vị Nữ Thần giầu lòng từ bi. Phật Adiđà (Buddha Amitabha) là một vị Thần có “Tha Lực”, có quyền cứu nhân độ thế, hoàn toàn “Khác” hẳn với các vị thần thánh, Bồ Tát khác. Chính ý niệm về sự “Khác”, về “tha lực”, khiến các nhà nghiên cứu Phật học giải thích theo ý nghĩa về kinh nghiệm siêu việt trong Phật Giáo.

    Nói tóm lại, ta nhận thấy các thiện nam tín nữ đã cảm nghiệm được “quyền lực khác biệt trổi vượt” của Đức Phật AdiĐà, đặc biệt trong các môn phái thuộc Đại Thừa, tại Trung Hoa, Nhật Bản và Việt Nam. Đó là dấu hiệu tốt để có thể đàm luận, đối thoại với các tôn giáo khác, về ý niệm Siêu Việt, hữu ngã, hữu vị. Ta cũng đã tìm hiểu cách diễn tả về kinh nghiệm siêu thoát bằng phương pháp phủ định, để tránh những ngộ nhận, hiểu lầm đã tạo ra những mâu thuẫn, đối kháng như: lạc quan/bi quan, vô thần/hữu thần. Nhờ có sự nhận định đúng đắn về những điểm tương đồng cũng như dị biệt, ta mới có thể trao đổi, học hỏi, tương kính, để xích lại gần nhau hơn. (184)

ĐÀM ĐẠO VẠN VẬT NHẤT THỂ

    Tư tưởng Đông Phuơng dựa trên nguyên lý “Nhất Nguyên Lưỡng Cực Động” (Polarisable Dynamic Monism). “Nhất Nguyên”, vì vũ trụ này đều phát sinh bởi một nguồn gốc, gọi là Thái Nhất hay Thái Cực. Xét về động thể, khi phát hiện ra bên ngoài thì thành Âm-Dương, luỡng cực, nhưng cũng bởi một Nguyên lý mà ra. Âm-Dương không hoàn toàn cách biệt thành “Nhị-Nguyên” (dualism), nhưng luôn luôn biến động từ cực này sang cực kia, theo luật quân bình phục hồi. Vì thế, Âm-Dương tuy mâu thuẫn với nhau nhưng không tiêu diệt được nhau mà lại hòa hợp với nhau để tồn tại: “Hai mà Một, Một mà Hai”.

    Do đó, tư tưởng Đông Phương thiên về lẽ “Nhất Quán”, tức là sự đồng nhất, tổng hợp của vũ trụ thành một khối duy nhất. Âm-Dương giằng co nhau vì như có một nguyên lý “thứ ba” ở bên trên để giữ sự quân bình; vì thế, nguyên lý thứ ba này gọi là “Tam Nguyên”: Tam Nguyên cũng chính là Nhất Nguyên vậy! Vì tư tưởng Nhất Nguyên này mà ta thường thấy phát biểu những thành ngữ như: “thiên địa vạn vật nhất thể”, “thần nhân tương dữ”, “thiên nhân hợp nhất”, “tam tài” (thiên-địa-nhân), “thiên tính tại nhân tâm”.

    Những thành ngữ trên diễn tả sự liên đới của Tuyệt Đối với Tương Đối, của Siêu Việt Tính (Transcendence) với Nội Tại Tính (Immanence). Như ta đã thấy, chính Tâm Trí con người là nơi gặp gỡ của Tuyệt Đối. Nếu Tuyệt Đối là Chân-Thiện-Mỹ Tuyệt Đối thì Tâm Trí con người cũng được tham dự một phần nào vào sự Tuyệt Đối cao cả đó. Chu Đôn Di và Chu Hi còn dùng hình ảnh “mặt trăng” ở trên trời và muôn nghìn “mặt trăng” khác trong sông hồ, để cắt nghĩa sự Tuyệt Đối ngự trị trọn vẹn trong vạn vật.

    Quan niệm Tuyệt Đối gặp gỡ Tương Đối cũng thường được phát biểu trong kinh nghiệm thần bí kết hiệp (mystical union). Các nhà thần bí trong Thiên Chúa Giáo như Teilhard de Chardin, trong cuốn “Cảnh vực Thần Linh” (Le Milieu divin) có đoạn viết như sau: “Thiên Chúa hiển hiện (tự mặc khải) ở mọi nơi… như là “cảnh vật phổ quát bao la bát ngát”, chỉ vì Thiên Chúa là “Cực Điểm” mà mọi tạo vật phải qui tụ về đó... Nhưng cảnh vực thần linh có bao la bát ngát tới đâu, thì thật sự vẫn phải có một “Tâm Điểm”. Đấng Tạo Hóa, đặc biệt là Chúa Cứu Thế đã thấm nhập vào mọi sự. Thánh Bảo Lộc (Phaolô), một vị Tông đồ cũng là một nhà thần bí đã viết: “Nếu tôi sống, thì không phải là tôi, mà là chính Chúa Cứu Thế sống trong tôi” (Thư gửi Galatia, II,20). Trong các sách tu đức, Thiên Chúa Giáo thường dùng những kiểu nói như: “kết hiệp với Chúa”, “con người là hình ảnh Chúa” (Sáng thế kí: 1:27).

    Những khác biệt

    Khi so sánh quan niệm về sự kết hiệp, gặp gỡ giữa Tuyệt Đối và Tương Đối, nghĩa là giữa Thượng Đế và nhân loại, ta vẫn thấy những điểm khác biệt giữa Thiên Chúa Giáo và các đạo giáo Đông phương:

    Thiên Chúa Giáo luôn đề cao sự Siêu Việt của Thiên Chúa trên mọi loài tương đối, tức vạn sự vạn vật. Thần học Thiên Chúa Giáo rất chú trọng đến đặc tính “Ngôi Vị” (personal) của Đấng Tối Cao, luôn luôn “KHÁC” với mọi loài mọi vật. Nếu mất đặc tính “Ngôi Vị” này thì niềm tin đã rơi vào một hình thức “phiếm thần” (pantheism), nghĩa là coi mọi người, mọi vật, cây cỏ, sông núi, v.v. đều là thần cả. Dầu công nhận có Chúa hiện diện nơi Tâm Hồn của các vị thánh nhân, hay hiện hữu để bảo toàn vạn vật, nhưng Chúa vẫn là Đấng Siêu Việt, “Khác Biệt”, không thể hòa đồng, lẫn lộn với loài thụ sinh được! Teilhard de Chardin đã cảnh cáo khuynh hướng phiếm thần này, vì đề cao quá mức những giá trị nhân bản, đặt con người ngang hàng với Đấng Tạo Hóa. Nhà khoa học kiêm triết gia Teilhard de Chardin, đã đề cập đến bốn ý niệm hướng đạo tư tưởng về vũ trụ quan, như sau:

“Tôi tin vũ trụ này đang biến hóa.”

“Tôi tin sự biến hóa tiến về Thần Linh.”

“Tôi tin Thần Linh kết liễu, hoàn tất nơi Thiên Chúa Ngôi Vị.”

“Tôi tin Ngôi Vị Tối Cao, chính là Đấng Cứu Thế phổ quát. (Cảnh vực Thần Linh)”. (185)

    Trong lịch sử triết học Đông phương, ta thấy từ đời tiền-Khổng giáo, quan niệm về một Đấng Thượng Đế, hay Thiên, nhấn mạnh đặc tính “ngôi vị”, và “siêu việt” (transcendent) hơn là đặc tính “nội tại” (immanent) hiện diện nơi tạo vật. Ca dao có câu: “Ông Trời có mắt”, nghĩa là “Ông Trời”, tuy gần gũi với con người, nhưng vẫn “Khác” với con người và còn có quyền xét xử con người.

    Từ đời Hán, thuyết Tam Tài (Thiên-Địa-Nhân) xuất hiện, các nho gia đã nhấn mạnh đến đặc tính “nội tại” (immanent) hơn là đặc tính “siêu việt” (transcendent). Thượng Đế hay Thiên nay cũng được gọi là Thiên-Địa (Trời-Đất). Đáng lẽ nhân loại phải đội ơn Trời đã ban cho những tài năng, trí tuệ thông minh để hợp tác với Trời mà khai thác, mở mang vũ trụ, thì nay con người lại tự coi mình như ngang hàng với Trời. Do đó, đặc tính ngôi vị siêu việt của Trời dần dần lu mờ đi, trong khi ý niệm về “Đất” được đề cao hơn. (186)

    Theo cách giải thích về ý niệm “tự hóa” (tự biến hóa) của Trang Tử trong Nam Hoa Kinh, thì ý tưởng về một “Ông Trời” siêu việt biến mất, chỉ còn những cái thuộc về “Đất” mà thôi. Với hai chữ “tự hóa”, Trang tử không thừa nhận có một “Đấng Tạo Hóa”, đứng ngoài và là Chủ tể vạn vật càn khôn, nhưng lại cho rằng: ở mỗi vật, từ vật cực nhỏ đến vật cực lớn đều có sức “tự sinh, tự hóa” ở bên trong, vì thế, mỗi vật đều có “Đạo” ở bên trong cả. Nói một cách khác, con người, với sức “tự sinh, tự hóa”, có thể được xem như một đấng “tiểu tạo hóa”, hay “tiểu hóa công”. Do đó, trong thiên “Tề vật luận” mới nói rằng: “Trời-Đất cùng ta đồng sinh, vạn vật cùng ta đồng nhất (Thiên Địa dữ ngã tịnh sinh, vạn vật dữ ngã đồng nhất). Vạn vật đồng nhất thể (pantheism) đó là danh từ tổng quát để chỉ vũ trụ quan của Trang tử.

    Các nhà đạo học như Chu Hy, Dương Minh chịu ảnh hưởng sâu đậm của Phật Giáo qua trung gian của Lão giáo. Tuy không theo Phật giáo, nhưng các đạo gia đã nghiên cứu và mượn tư tưởng Phật học của phái Thiên Thai, để biện minh cho những quan niệm về nhân sinh quan và vũ trụ quan của họ.

    Nói tóm lại, mặc dầu đề cao nhân bản với những khả năng, tiềm lực phong phú của con người trong lãnh vực tư tưởng triết lý, và khoa học như ngày nay, nhưng nhân loại vẫn cần hướng thượng, nghĩa là duy trì khía cạnh “Siêu Việt” trong con người. Thiếu chiều cao siêu việt, theo triết gia Karl Jaspers, con người sẽ đâm ra hoài nghi hoặc rơi vào những dị đoan mê tín, hoặc những ảo vọng hão huyền, ma thuật. (187)

Tác giả Lm. Jos Cao Phương Kỷ

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!