Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Thy Khánh
Bài Viết Của
Thy Khánh
NĂM KHUNG TRỜI GIÁO DỤC DÀNH CHO TRẺ TỰ KỶ
Giới thiệu sách mới cho Ngành Giáo Dục Đặc Biệt.
Tác động trên cảm xúc để giúp trẻ chậm phát triển ổn định hành vi
NĂM KHUNG TRỜI GIÁO DỤC DÀNH CHO TRẺ TỰ KỶ

 

 I . NĂM KHUNG TRỜI GIÁO DỤC  

1./ Cho phép trẻ em “KHÁC” CHÚNG TA

2./ Cho phép trẻ em “SAI LẦM”

3./ Cho phép trẻ em diễn tả và trình bày xúc động

4./ Cho phép trẻ em trình bày những ước muốn, nguyện vọng, nhu cầu .

5./ Cho phép trẻ em từ chối , nói KHÔNG

                                         

II CÁI NHÌN VỀ TRẺ TỰ KỶ 

Chúng ta cần hiểu rõ:

-          Trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ là ai?

-          Có những khó khăn và vấn đề như thế nào?

Đối với trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ, 3 điểm cần lưu tâm, một cách đặc biệt, khi làm việc với những trẻ em nầy  

1./ Trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ

-          Không biết mình ở đâu, tất cả đều xa lạ.

-          Không có những điểm để bám víu. Cho nên , các em ở đâu cũng sợ, đi đâu cũng phân vân, lo ngại. Chính vì lý do nầy các em sống

-          Bít kín, không tiếp xúc trao đổi, không an tâm

-          Dễ bùng nổ, dễ trở thành bạo động 

2./ Trẻ em có nguy cơ Tự kỷ.

- Không biết mình là ai!

- Không ý thức được mình cần gì!

- Các em sống hoàn toàn trong một nỗi sợ hãi vô hình cứ ngày ngày đeo đuổi mình, như bóng theo hình  

3./ Trẻ em có nguy cơ Tự Kỷ cảm thấy mình

- Sống trong một vị trí tê liệt và bất động. Chính vì lý do nầy, trên bình diện hành vi, các em :

- Lăng xăng hiếu động, nghĩa là : 

- Không yên người, yên ổn và không cảm thấy an toàn ở bất cứ nơi đâu, trong bất cứ hoàn cảnh nào.

 

III ./ DẠY VÀ HỌC THEO PHƯƠNG PHÁP SƯ PHẠM MỞ CỦA LS.  VYGOSTKY   

-          Dạy bất cứ lúc nào

-          Dạy lúc trẻ em tĩnh thức, hoạt bát, sinh động

-          Dạy từ vùng tiếp cận hay vùng học tập của trẻ em tức điều trẻ em biết làm, chỉ thêm một yêu cầu nhỏ để kích thích khả năng phát triển của trẻ ( 3 Vùng sinh hoạt từ Lượng giá PEP 3 )  

-           Về vấn đề lăng xăng, với những trẻ em nầy “ Ngồi yên một chỗ “ đang thuộcc vùng xa lạ theo Vygostky- Một Nhà Giáo Dục  học người Nga , thế nên chỉ khởi đầu với những điều trẻ em thích và có khả năng làm trong phương pháp giáo dục  và dạy dỗ  

Mặt khác , dựa vào phương pháp của Winnicott, để làm việc với những trẻ em nầy:

 

Thứ nhất là Holding – Nâng đỡ đùm bọc ..

.- Tiếp xúc với 5 giác quan của trẻ .  

1./ tác động qua xúc giác. Các em cần được  Vuốt ve, xoa bóp, vỗ về …cho phép trẻ em chạy nhảy, leo tuột để khám phá  

2./  Khám phá với tai, mắt :Tạo điều kiện để kích thích tác động tai theo dõi bằng mắt mắt  … nhìn lên, xuống, phải trái… 

3./ Bắt chước làm theo cô Vỗ tay theo cô  

 4./ Dùng vật trung gian để giao tiếp.

 

Thứ hai là Handling:  Cư xử đãi ngộ.. có nghĩa là kính trọng tính chủ thể của trẻ em :

-          Không la nạt, ép buộc, lôi kéo …

-          Biết lắng nghe trẻ, tôn trọng trẻ nhất là quyển từ chối của trẻ em

-          Nương theo trẻ em, đi theo sở thích và sáng kiến của trẻ em thay vì áp đặt, bắt buộc  

Thứ ba là Object Presenting: giới thiệu những những gí có mặt trong môi trường  .. 

Có nghĩa là giúp trẻ em từng bước đi lên bắt đầu từ vùng tự lập, nghĩa là từ những gì trẻ đã làm, biết làm, thậm chí những điều mà chúng ta đánh giá là tiêu cực như lăng xăng, hay lặp đi lặp lại suốt ngày một cử chỉ …

 

III./  VUI CHƠI VẬN ĐỘNG  

Chính vì những lý do trên đây Vui chơi- Vận động ( Tâm vận động ) để giúp trẻ em từ từ mở rộng con người của mình ra trong 3 chiều hướng sau đây: 

1./ Trong phòng Tâm Vận Động, trẻ em có thể CHỌN LỰA theo ý mình: điều trẻ thích , việc trẻ muốn làm, dụng cụ để chơi… 

Sau một thời gian, khi có phép chọn lựa như vậy, trẻ em sẽ cảm thấy mình có thể sống , có thể thở! Có thể được tôn trọng khi bước vào phòng Tâm Vận động   

2./ Khi vui chơi trẻ em có thể làm những điều tạo VUI THÍCH, HỨNG THÚ cho mình

Nhờ đó dần dần trẻ em sẽ ý thức về mình:

“ Tôi là một con người có giá trị - có khả năng – có những nhu cầu và sáng kiến “ 

3./ Được vui chơi, trẻ em có nguy cơ Tự kỷ có thể làm, không ở trong một tình trạng chờ đợi, bị ép buộc hay là cấm đáon. Trái lại , trẻ em có thể THẤY, NGHE, LÀM, CHẠY , NHẢY, NÚP, CHE GIẤU… 

Với cách làm nầy, dần dần trẻ em trở nên CHỦ ĐỘNG, không còn bị động, Trước khi tiếp xúc với bao nhiêu người khác, trẻ em có thể bắt đầu tiếp xúc với dụng cụ, vật liệu.  

Nói tóm lại, nếu với những sinh hoạt vui chơi, trẻ em từ từ có thể :

-          Biết chọn lựa

-          Biết diễn tả vui thích và hứng thú

-          Biết làm bất cứ một cái gì … với thân thể của chính mình

Chúng ta đã bước vững chắc, trên con đường giúp trẻ em trở thành “ MỘT CHỦ THỂ “ biết mình và có khả năng tiếp xúc, diễn đạt và trao đổi  

Trong tiếng Anh,  các sinh viên thuộc ngành sư phạm  thường sử dụng một công thức như sau :

 

P =  px5 

P lớn là Pedagogy , sư phạm

P nhỏ p1 = play - pleasure : chơi, vui thích

2. p2 = Permission: có phép , được phép, cho phép

3. p3 = power: có thể , có khả năng

4. p4 = potency: có quyền lực, có ảnh hưởng , hữu hiệu

5. p5 = productivity: có thành quảm, sản xuất và sáng tạo

 

IV./  TẦM QUAN TRỌNG CỦA NGÀNH SƯ PHẠM GIÁO DỤC ĐẶC BIỆT  

Điều đáng chúng ta quan tâm là ngành Sư Phạm giáo dục đặc biệt đã khám phá “ MỘT SỰ THẬT MỚI”! – Cách học của các em có những nét riêng biệt, đặc thù , đôc đáo, cần được nghiên cứu, phát hiện. 

Dạy không phải là từ trên, từ ngoài”đổ “xuống,” rót” vào cho đầy ! 

Khi một trẻ em thất bại, không tiến bộ, chưa hẳn vì nó dốt, nó lười biếng, hay vì dòng họ nó là như vậy!.

Ngày hôm nay,  khi một vấn đề xảy đến cho một trẻ em, chính người giáo viên phải bắt đầu đặt lại vấn đề: 

-          Tôi đã dạy làm sao?

-          Lối nhìn của tôi về em ấy đã tạo nên những ảnh hưởng gì?

-          Quan hệ tình cảm đóng vai trò như thế nào?

-          Ngôn ngữ tôi sử dụng có thích hợp với “ kế hoạch học tập “ của trẻ em ấy không? 

Không “ NHÌN MÌNH” một cách thành tâm và khiêm cung hay chúng ta tự tôn phong cho mình là người “ có mọi chân lý”! 

Và phía bên kia chính là các trẻ em “ có bổn phận” tuân hành, vâng lời” dựa cột mà nghe” hay tệ hại hơn nữa là chúng ta dùng roi đòn để giáo dục ! thì liệu phương pháp giảng dạy của chúng ta sẽ đạt kết quả đến mức độ nào?! 

Câu trả lời chân thành về vấn nạn trên sẽ dành cho chính các  bạn là những người ĐỒNG CẢM VÀ ĐỒNG HÀNH trong vai trò  giúp trẻ em Tự Kỷ phát triển  

Võ Thị Khoái

Trường Chuyên Biệt GIA ĐỊNH

 

Tài liệu nguồn:

1./ Nguyễn Văn Thành TRẺ EM TỰ KỶ( Autistic Children) – Phương thức giáo dục

NXB Tôn giáo 2006 

2./ Nguyễn Văn Thành – TRẺ EM CHẬM PHÁT TRIỂN – Phương thức giáo dục và dạy dỗ

Lausanne Thụy Sĩ 2007

3./ Nguyễn Văn Thành – ĐỒNG CẢM ĐỂ ĐỒNG HÀNH

Tử sách Tình Người – Lausanne Thụy Sĩ 2003

4./ Nguyễn Văn Thành – NGUYỄN TRÃI VÀ VẤN ĐỀ GIÁO DỤC CON CÁI

Tủ sách Tình Người – Lausanne , 2001

 

Khoa Giáo dục đặc biệt – Đại Học Sư Phạm Hà Nội - Tuần Lễ 25 .07 đến 31.07.2009

Tác giả: Thy Khánh

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!