|
|
Bài Viết Của Gioan Lê Quang Vinh
|
THÁNH LỄ TẠ ƠN MỪNG KIM CƯƠNG LINH MỤC VÀ THƯỢNG THỌ BÁCH NIÊN CHA CÔ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI SSS.
Vào lúc 9 giờ sáng nay 16/01/2016, Đức Cha Anphong Nguyễn Hữu Long, Giám Mục Phụ tá Giáo phận Hưng Hóa, đã dâng Thánh Lễ tạ ơn mừng Kim Cương 70 Năm Linh Mục và Thượng Thọ Bách Niên Cha Cố Phêrô Nguyễn Châu Hải tại nhà thờ Khiết Tâm giáo phận Sàigòn (trụ sở Dòng Thánh Thể Việt Nam). |
|
PHỎNG VẤN CHA VINHSƠN PHẠM TRUNG THÀNH DỊP LỄ KIM CƯƠNG CHA CỐ PHÊRÔ NGUYỄN CHÂU HẢI
Ngày 16 tháng 1 năm 2016 sắp tới, Tỉnh Dòng Thánh Thể Việt Nam và linh tông, huyết tộc Cha Cố Phêrô Nguyễn Châu Hải sẽ dâng Thánh Lễ tạ ơn, mừng Cha Cố dịp Kim Cương Linh Mục (70 năm Linh Mục, 1946-2016), và Bách Niên Thượng Thọ (100 tuổi, 1916 – 2016).Đây là dịp trọng đại, đặc biệt và cực kỳ hiếm hoi trong Giáo Hội, nhất là Giáo Hội tại Việt Nam. Thật là một hồng ân Chúa ban riêng cho Cha Cố Phêrô, cho nhà Dòng, linh tông huyết tộc của Cha Cố, cũng như cho các Giáo phận mà ngài đã phục vụ: Bùi Chu, Quy nhơn và Đà nẵng. Trong dịp này, chúng tôi rất muốn xin được phỏng vấn ngài để cống hiến cho quý độc giả về cuộc đời độc đáo, đầy hồng ân của Cha Cố. Nhưng vì Cha Cố đã cao niên, việc trả lời phỏng vấn đối với ngài đã có phần khó khăn, nên chúng tôi xin phép phỏng vấn Cha Vinhsơn Phạm Trung Thành, nguyên Giám Tỉnh Dòng Chúa Cứu Thế Việt Nam, là người cháu thân yêu của Cha Cố, vị đại diện linh tông huyết tộc đồng tổ chức đại lễ này cho Cha Cố Phêrô. |
|
NGÀY ĐẠI HỘI GIAO LƯU GIỚI TRẺ HẠT TÂY BẮC PHÚ THỌ
Cuối tháng 7 và đầu tháng 8 năm nay, Giáo phận Hưng Hóa có những biến cố đặc
biệt: mừng Bổn Mạng Anphong Đức Cha phụ tá, họp mặt giao lưu và học hỏi giới
giáo chức, phong trào thiếu nhi, giới truyền thông và giới trẻ. Trong bầu khí rộn ràng cuối hạ đầu thu đó, Giáo hạt Tây Bắc Phú Thọ tưng bừng tổ
chức đại hội Giao lưu Giới trẻ thuộc 13 Giáo xứ trong Hạt. Trong không khí chớm
lạnh với những cơn mưa ngâu dai dẳng vùng Tây Bắc, gần 700 bạn trẻ đã tụ họp,
tươi vui rộn ràng và thánh thiện với những âm thanh và màu sắc đầy thu hút. Đây là ngày Giao lưu Giới Trẻ lần thứ 2 tại Hạt Tây Bắc Phú thọ. Chương trình
được Quý Cha ban Tổ chức sắp xếp rất sinh động và đầy sức thu hút. Những bản
Thánh ca, vũ điệu, xen lẫn tiếng hát Xoan nổi tiếng làm cho bầu khí vô cùng rộn
ràng.
|
|
Nhớ Đức Cha Nicôla, vị Giám Mục kiên trung
Đức Cha Nicôla vừa mới ra đi. Những năm tháng khó khăn, đau khổ rồi cũng đã trôi
qua, và như Lời Kinh Thánh, bây giờ "Linh hồn những người công chính ở trong tay
Chúa, và đau khổ sự chết không làm gì được các ngài" (Kn. 3,1). Ngài đã gắn liền đời Giám Mục của mình với hai giáo phận Sàigòn và Phan Thiết.
Ngài làm Giám Mục phụ tá Sàigòn ít lâu thì được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản
giáo phận Phan Thiết rồi Giám Mục Chính Tòa Phan Thiết. Những năm 1990, ngài lại
được Tòa Thánh bổ nhiệm làm Giám quản giáo phận Sàigòn trong thời buổi khó khăn
nhất.
|
|
ĐƯỜNG HỘI THÁNH ĐI LÀ ĐƯỜNG PHÓ THÁC
Chúng ta cùng cầu nguyện cho Đức Cha Anphong và các vị mục tử tại Việt Nam luôn đầy niềm vui và tinh thần phó thác, để các ngài can đảm bước tiếp cuộc hành trình quá nhiều vất vả, quá nhiều chông gai khi dẫn đường cho dân Chúa và đi tìm kiếm những con chiên đang đi lạc. |
|
PHỎNG VẤN ĐỨC CHA AN-PHONG NGUYỄN HỮU LONG - TÂN GIÁM MỤC PHỤ TÁ GIÁO PHẬN HƯNG HOÁ
Đây thật là một giáo phận rộng lớn, bao gồm 9 tỉnh phía Tây Bắc và 1/6 thủ đô Hà Nội. Giáo phận hiện có 71 linh mục, trong đó 5 cha hưu, 5 cha du học, chỉ còn 61 cha làm mục vụ cho hơn 200.000 giáo dân. Giáo xứ Mường Tè xa nhất, cách tòa giám mục 750 cây số. Cha Nguyễn Trung Thoại, chánh văn phòng tòa giám mục, mỗi tuần phải đi và về 900 cây số để làm mục vụ tại Sơn La. Một cha cho biết giáo phận cần thêm 100 linh mục mới đáp ứng đủ nhu cầu. Địa bàn giáo phận rộng lớn, đồi núi chập chùng, giao thông hiểm trở, nên các linh mục thật vất vả trong việc mục vụ. Lo cho người có đạo chưa xong, thì công cuộc truyền giáo càng là một thách đố, nhất là tại đây có nhiều sắc tộc mà ít người biết đến tên gọi như Dao, Sán Chay, Khờ Mú, Hà Nhì, La Chí, Phù Lá, Sán Chỉ, Bố Y... |
|
CON CÁI HỘI THÁNH GIỮA LÒNG THẾ GIỚI
Hơn một trăm năm đã đi qua kể từ ngày vị Giáo Hoàng lỗi lạc, Đức Lêô XIII, ban hành Thông điệp Tân Sự. Trong thời gian ấy, biết bao nhiêu văn kiện Toà Thánh đã nhắc lại, khai triển, bổ túc cho các ý tưởng từ Thông điệp ấy. Vậy mà thực tế thì chưa được như Hội Thánh mong muốn. |
|
CON CÁI MẸ TRÀ KIỆU
Ngày đầu tháng Hoa của Mẹ, Giáo phận Đà nẵng đã quây quần chung quanh Đức Tổng Giám mục Leopoldo Girelli, Đại diện Tòa Thánh, Đức Giám Mục Chính toà Đà nẵng Giuse Châu Ngọc Tri, một số các Giám mục Việt nam, cử hành Thánh Lễ mừng 50 năm thành lập giáo phận. |
|
CHÚNG TA ĐÃ CÓ ĐỨC GIÁO HOÀNG
Nhờ những tiến bộ kỹ thuật mà con người bây giờ được chiêm ngưỡng những điều huy hoàng lộng lẫy cũng như sự uy nghi và cảm động của Thánh Đô Vatican ngày có Đức Tân Giáo Hoàng. Chưa bao giờ trước đây trong lịch sử, con người có thể ngồi ở nhà mà quan sát những diễn biến ở Toà Thánh như đêm qua. Chưa bao giờ niềm vui lớn lao được chia sẻ qua mạng xã hội khi người ta ở xa nhau mà lại giống y như họ ngồi bên nhau trong một căn phòng. Vâng, chưa bao giờ… |
|
NHỮNG LÀN KHÓI ĐEN VÀ CHÚ CHIM CÂU
Ống khói trên nguyện đường Sistine, Vẫn lặng lẽ chờ tin vui từ trong Mật viện,
|
|
ĐỨC THÁNH CHA THOÁI VỊ, NHÌN TỪ HỌC THUYẾT XÃ HỘI CÔNG GIÁO
Tôi đã muốn viết lên cảm xúc của mình ngay trong giờ cuối cùng của Đức Thánh Cha trên ngai toà Thánh Phêrô, nhưng quả thật, như một linh mục trẻ từ Đà nẵng nhắn tin, tôi thấy “nghèn nghẹn”. Và bây giờ, chúng ta cùng nhìn sự kiện này dưới ánh sáng Học Thuyết Xã Hội Công giáo để suy tư chúng ta phù hợp với giáo huấn của Hội Thánh. |
|
VỀ SỰ THOÁI VỊ CỦA CÁC ĐỨC GIÁO HOÀNG
“Do uy lực của nhiệm vụ, Ngài có quyền thông thường tối cao, sung mãn, trực tiếp và phổ quát trong Giáo Hội, và Ngài luôn luôn có thể tự do hành xử quyền ấy” (Giáo Luật 1983, điều 331). Nhưng Chúa Giêsu và Hội Thánh Người không quy định rằng Đức Giáo Hoàng không thể thoái vị. Và Giáo Luật còn định liệu một vị Giáo Hoàng có thể từ chức. Bộ Giáo Luật 1983 viết: “Nếu xảy ra trường hợp Đức Thánh Cha từ chức, thì để được hữu hiệu, sự từ chức phải được tự do và được bày tỏ cách hợp thức nhưng không cần được ai chấp nhận”. (Điều 332, triệt 2). |
|
Ngụ ngôn thời bấn loạn (kỳ 32)
Con mèo nhỏ có tên là Truth rong chơi vào bìa rừng gặp con chó sói. Truth và chó sói nói chuyện với nhau ra chiều tâm đắc. Trời sập tối, Truth nói “Em phải về nhà, sợ chủ mong”. Chó sói cười vang: “Thời đại khoa học kỹ thuật này mà còn tin có người, có chủ sao, ôi mê tín dị đoan. Tôi chưa thấy con người nên không tin là trên đời này có sinh vật gọi là con người”. |
|
BỒ CÂU VÀ CON RẮN
Khi đứng xa xa quan sát một vật gì, thường chúng ta không thể thấy các chi tiết và có thể hiểu không chính xác. Người ta thường dùng hình ảnh đó để nhắc nhau thận trọng khi phê phán nhận định các vấn đề. |
|
THỦ DÂM CÓ TỘI HAY KHÔNG?
Có điều đáng lo ngại là trên Facebook thỉnh thoảng các bạn đặt ra những câu hỏi liên quan đến đức tin và luân lý, rồi ai muốn trả lời thì cứ việc tự nhiên viết ra mà không cần dựa vào Huấn quyền hay Giáo lý. Chính vì thế mà thỉnh thoảng có những câu trả lời theo ý riêng, ngược hẳn với Giáo lý Công giáo và trái với Huấn quyền Hội Thánh. |
|
Chúa Yêsu, nhà Truyền thông vĩ đại nhất
Vinh quang của Thiên Chúa cốt tại việc biểu lộ và truyền thông sự tốt lành của Thiên Chúa (GLCG 294). Truyền thông điều thiện hảo nhờ Đức Yêsu Kitô (GLCG 947). Truyền thông phải quân bình chính đáng giữa công ích và quyền lợi cá nhân (GLCG 2492). Xã hội có quyền biết những thông tin dựa trên sự thật, tự do, công bằng và tình liên đới (GLCG 2494). Mọi người phải dùng truyền thông để truyền bá những gì lành mạnh (GLCG 2495). Tố giác các nhà nước độc tài, xuyên tạc sự thật có hệ thống, thống trị dư luận bằng truyền thông, kết án với lý do “trọng tội về tư tưởng” (GLCG 2499). |
|
ĐỀN THÁNH ĐỨC MẸ LỮ HÀNH TAM KỲ
Rất có thể đây cũng là một cái gì đấy độc đáo mà chúng ta nói cho vui là “không đụng hàng”, bởi vì tất cả những nơi thánh trong Giáo Hội thì đều mang những danh hiệu đã từng nổi tiếng; Trái lại công trình này đã được khởi sự thật âm thầm bé nhỏ, đất đây là đất của nhà thờ, của giáo xứ, chúng tôi đã phải tự lo liệu mọi sự. Và rất may là thân phận người lữ hành của chúng ta có Đức Mẹ, cũng đã là một người lữ hành ở trần gian như chúng ta với biết bao nhiêu vất vả trong làng quê Nagiarét, cũng như theo chân Chúa đi rao giảng Tin Mừng. |
|
NGỤ NGÔN THỜI BẤN LOẠN (Kỳ 31)
|
|
CHÚA ĐƯA CON ĐẾN DÒNG NƯỚC TRONG LÀNH
Có lẽ chưa bao giờ trong lịch sử Giáo Hội Công Giáo Việt nam, dân Chúa đặt nhiều vấn đề về các mục tử như trong hiện tại. Đó là tín hiệu trưởng thành của người tín hữu giáo dân Việt nam, nhưng cũng đồng thời là nỗi xót xa cho các thành phần dân Chúa, đồng thời phản ánh một thứ xã hội đã gây nên quá nhiều vấn đề về mọi mặt. |
|
DƯỠNG PHỤ ĐẤNG CỨU THẾ
Khi nói đến cha nuôi hay mẹ nuôi, người ta thường nghĩ rằng tình cảm đối với con cái sẽ không sâu đậm tha thiết bằng tình cha mẹ ruột. Thế nhưng nghĩ như thế có thể chưa hẳn là đúng với rất nhiều trường hợp cha nuôi, con nuôi. Nếu có những cha mẹ ruột không thương yêu con mình sinh ra, thì lịch sử đã chứng minh không biết bao nhiêu người cha nuôi, mẹ nuôi thương con mình hơn cả con ruột. Nhất là khi một người đã hy sinh đời mình cho lý tưởng, không có gia đình riêng, thì tình thương họ dành cho con nuôi thì vô cùng mãnh liệt. |
|
[1] 1
2
3
4
5
6
7
8
9
10 [1/11] |
|