Trang Chủ Hòa Bình là kết quả của Công Lý và Tình Liên Đới (Is 32,17; Gc 3,18; Srs 39) - Peace As The Fruit Of Justice and Solidarity Quà tặng Tin Mừng
Lm. Vinh Sơn, scj
Bài Viết Của
Lm. Vinh Sơn, scj
TIẾNG GỌI
ĐẾN MÀ XEM
KHIÊM CUNG PHÓ THÁC
TÂM TÌNH TRONG HOANG ĐỊA
VƯƠNG QUỐC TÌNH YÊU
TRINH NỮ KHÔN NGOAN VÀ TRINH NỮ KHỜ DẠI
CHIẾC GHẾ DANH DỰ
ĐIỀU RĂN LỚN NHẤT
HÃY RA ĐI
CỦA THIÊN CHÚA TRẢ CHO THIÊN CHÚA
VƯỜN NHO
MÂN CÔI – KINH SUY NIỆM PHÚC ÂM (Lễ Mân Côi)
ĐI LÀM VƯỜN NHO
SỬA LỖI HUYNH ĐỆ
ĐƯỜNG THÁNH GIÁ
SỨC MẠNH LÒNG TIN CỦA DÂN NGỌAI
XIN GIƠ TAY NÂNG ĐỠ CON TRONG PHONG BA
TÌM KIẾM KHO TÀNG – VIÊN NGỌC: NƯỚC TRỜI
BA DỤ NGÔN - HÌNH ẢNH KIẾP NHÂN SINH
HẠT GIỐNG VÀ ĐẤT TRỒNG
THÁNH THỂ-TÌNH YÊU DÂNG HIẾN
THIÊN CHÚA TÌNH YÊU
THÁNH THẦN XIN NGỰ XUỐNG
VỀ QUÊ TRỜI
AI YÊU HÃY GIỮ LẤY LỜI...
CON ĐƯỜNG…
ĐƯỜNG EMMAU
LÒNG CHÚA THƯƠNG XÓT
TRONG ÁNH SÁNG PHỤC SINH
PHÚT LINH THIÊNG BÊN THẬP GIÁ
SỰ SỐNG : RA KHỎI MỒ
CHÚA MỞ MẮT NGƯỜI MÙ…
BÓNG MÁT CUỘC ĐỜI
BƯỚC VÀO MÙA CHAY THÁNH
ĐỪNG LO LẮNG
Thông báo Tuyển sinh cho Chương trình Cử Nhân Thần Học (S.T.B) Cao Học Thần Học (S.T.L) trong năm học 2017 -2018 tại Học Viện Công Giáo Việt Nam
HÃY THEO THẦY
GIUSE – TUẤN KIỆT – CÔNG CHÍNH
GIOAN TẨY GIẢ
SÁM HỐI – SỬA ĐƯỜNG
BA CHA CON

 

Chúa Nhật VI Mùa Chay C

Gs 5,9a.10-12; 2Cr 5,17-21; Lc 15,1-3.11-32

Một nhà truyền giáo trên một đảo ngạc nhiên khi nhìn thấy một phụ nữ mang một nắm cát ướt bước vào túp lều của ông.

- Ông biết đây là gì không ?

- Nó giống như cát

- Ông có biết tại sao tôi mang nó vào đây không ?

- Không, tôi không thể tưởng tượng được tại sao. 

- Đây là tội tôi. Tội tôi không thể đếm được như cát biển. Làm thế nào tôi có thể được tha thứ tất cả ?

- Bà hãy đưa cát đó ra bãi biển và chất thành một ít cát. Rồi ngồi nhìn xem những cơn sóng ập tới, chắc chắn sẽ cuốn đi tất cả. Đó là cách Chúa thực hiện sự tha thứ của Ngài. Lòng nhân từ của Chúa bao la như đại dương. Hãy thành thật hối lỗi và Chúa sẽ tha thứ

Hãy thành thật hối lỗi và Chúa sẽ tha thứ, như Chúa Giêsu đã khẳng định qua hình ảnh người cha đón tiếp người con tội lỗi bỏ nhà ra đi đã trở về thú tội với cha và được cha đón tiếp nồng hậu qua dụ ngôn người con hoang đàng, hay còn gọi dụ ngôn ba cha con vì ba nhân vật trong dụ ngôn: Cha, con cả và con thứ hoang đàng hoặc gọi là dụ ngôn người cha nhân hậu làm nổi bật trái tim của người cha: Một trái tim nhân hậu, bao dung tha thứ và tràn đầy yêu thương.

Chúng ta chú ý đến thái độ của người cha khi thấy bóng con trở về, ông “chạy ra”là hành động diễn tả tình cảm của người cha, tình yêu bền bỉ trước sau như một của ông đối với đứa con hoang đàng đã bỏ đi cùng với tài sản được phân chia. Gặp được con, ông “hôn lấy hôn để”: Nụ hôn chào đón, nhưng cũng là nụ hôn bày tỏ sự tha thứ (x. 2 Sm 14,33). Ông ra lệnh cho các đầy tớ mang “áo đẹp nhất cho cậu” dịch sát là “chiếc áo thứ nhất”, tức là áo hạng nhất. Như thế, người cha không xử với người con như anh ta yêu cầu “như người làm công”, nhưng như một người thượng khách được tôn kính. “Xỏ nhẫn… xỏ dép”: Nhẫn là dấu chỉ quyền bính (St 41,42; Et 3,10; 8,2); dép là dấu chỉ một con người tự do, phục hồi quyền làm con. Rồi ra lệnh mở tiệc linh đình: biểu lộ niềm vui chia sẻ tất cả mọi người khi con trở về trong tình yêu của ông.

Người con cả thấy cha mở tiệc đón người em tội lỗi trở về thì giận dữ lẩm bẩm… động từ "lẩm bẩm", trong ngôn ngữ của Kinh Thánh là động từ mà chúng ta thường gặp trong các sách Xuất Hành, Dân Số, và Đệ Nhị luật đề cập đến thái độ kêu ca than trách của dân đối với Thiên Chúa luôn yêu thương và bao bọc chở che: 40 năm dân Israel lang thang trong sa mạc, và thường xuyên nổi loạn chống lại Thiên Chúa: diễn tả thái độ của dân Do Thái phản đối ơn Chúa, khước từ sự cứu độ của Ngài. Đây cũng là thái độ mà người Biệt phái và luật sĩ có đối với Chúa Giêsu, lẩm bẩm chỉ trích Chúa Giêsu giao du nói chuyện và ăn uống với người tội lỗi, bọn thu thuế, đĩ điếm… (x. Lc 5,1-2; Mc 2,16…).

Ngày nay người ta còn chú ý đến cách giải thích hiện đại: người con cả chỉ người lành, và người con hoang đàng chỉ tội nhân. Kẻ lành không hiểu được thái độ Chúa đối với tội nhân sau khi họ đã ăn năn trở lại.Trong cuốn Au Gré de Sa Grâce, linh mục André Louf có đề cập đến không những kẻ tội lỗi cứng lòng (pécheurs endurcis) mà còn những người ngay chính (justes endurcis) cũng cứng lòng nữa. Người con hoang đàng là hình ảnh của những người tội lỗi, còn người anh cả có thể là hình ảnh của những người ngay chính cứng lòng. Người tự coi mình công chính, đạo đức mà cứng lòng và tự mãn thì thật khó mà sám hối, trở về. Anh thấy mình làm mọi sự đều đúng, đều tốt đẹp và đạo đức. Vì tự biết mình là người tốt nên dễ dàng phê phán những người khác. Một khi chúng ta đã mang trong mình tự mãn vì nghĩ rằng Thiên Chúa đang ngự trị trong đời sống của mình, ganh tị với ơn tha thứ của Thiên Chúa dành cho người khác…

Trong Tin Mừng của thánh Luca chúng ta thấy, từ các dụ ngôn: Đồng tiền bị mất được tìm thấy, Con chiên lạc, người con đi hoang đến những sự kiện và con người thật như: người phụ nữ ngoại tình, Dakêu trên cây sung, tất cả làm nổi bật nội dung: những người tội lỗi, lầm lạc, hư mất được gặp Chúa với lòng bao dung và thương xót, được thứ tha tội lỗi.Thiên Chúa tha thứ cho người tội lỗi chỉ cần một điều kiện: thành tâm trở về.

Thật thế, Chúa phán qua Ngôn sứ Isaia: “Tội các ngươi dầu có đỏ như son, cũng ra trắng như tuyết, có thắm tựa vải điều, cũng hóa trắng như bông” (Is 1,18),  Dù tội lỗi chúng ta có nhiều nhưng tình thương của Chúa còn nặng hơn gấp bội. Ngài hằng chờ đợi để tha thứ, miễn là chúng ta thực lòng hồi tâm sám hối và quyết tâm quay về.

Cho nên, con trở về, cha tha thứ vui mừng như Chúa Giêsu đã khẳng định: “Trên trời sẽ vui mừng vì một người tội lỗi hối cải hơn là vì chín mươi chín người công chính không cần hối cải”. Chúa Giêsu đã làm sáng tỏ tâm tình của Thiên Chúa Cha, trước người con quay về mà các Ngôn sứ Mikha và ngôn sứ Giêrêmia đã tiên tri về tình Chúa như tình Cha mà những người cùng thời đại của các ông khó có thể hiểu hết được. Ngôn sứ Mikha nói: “Có Thiên Chúa nào như Ngài lại vui mừng khi ban ơn tha thứ” (Mk 7,18),còn Ngôn sứ Giêrêmia nói tâm tình của Giavê: “Ta không muốn kẻ gian ác phải chết, nhưng muốn nó ăn năn sám hối để được sống” (Ed 18,23). Những lời Ngôn sứ này được rõ nét trong giáo huấn tình yêu của Chúa Kitô.

Chính tình yêu được chuộc bằng máu Con Thiên Chúa như sau này thánh Phaolô đã xác tín: “Đức Kitô đã chết vì chúng ta, ngay khi chúng ta còn là người tội lỗi. Đó là bằng chứng Thiên Chúa yêu thương chúng ta” (Rm 5,7).

Mùa chay - hành trình thiêng liêng: hãy sám hối làm cuộc trở về với Cha - Thiên Chúa giàu lòng xót thương:

  • Sám hối là trở về với tình Chúa, với tình anh em như người con thứ hoang đàng trở về với gia đình, với Cha.

  • Sám hối là trở lại với tình yêu, niềm vui và sự sống như người con cả có nhu cầu khám phá vàsống lại tình yêu Cha.

Thiên Chúa là cha đang giang tay đón chờ con trở về, như ngôn sứ Hôsê đã cảm nghiệm: Chúa vẫn trung thành tiếp tục thương yêu người bất trung, vì Ngài sẽ chữa chúng khỏi tội bất trung, sẽ yêu thương chúng hết tình (x. Os 15,5)

Xin nâng chúng con đứng lên trong niềm vui vì tin rằng tình Cha lớn hơn tội chúng con vạn bội. Ước gì những vấp ngã khiến chúng con lớn lên, thấy mình mong manh, thấy Cha rộng lượng. Ước gì sau mỗi lần được Cha tha thứ, chúng con lại thấy mình hiền hoà hơn với tha nhân (Trích trong ‘Manna’).


 

           Lm. Vinh Sơn, Sài Gòn 05/03/2016


 

Tác giả: Lm. Vinh Sơn, scj

Nguyện xin THIÊN CHÚA chúc phúc và trả công bội hậu cho hết thảy những ai đang nỗ lực "chắp cánh" cho Quê hương và GHVN bay lên!